Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 16: Như Lai thọ lượng

23/10/201015:56(Xem: 6333)
Phẩm 16: Như Lai thọ lượng

PHẨM 16

NHƯ LAI THỌ LƯỢNG

Như ở trước đã nói Trí vô sưkhông lệ thuộc thời gian, không giới hạn trong không gian. Tuy Phật nói tất cảhội chúng đều nghe, nhưng chưa hiểu hết, nên giờ đây Phật mới nói tuổi thọ củaPhật không thể tính kể. Tuổi thọ của Phật đây không phải tuổi thọ của PhậtThích-ca tám mươi tuổi thị tịch, mà là tuổi thọ của Phật pháp thân.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, Phật bảocác Bồ-tát và tất cả đại chúng:

- Các thiện nam tử! Các ôngphải tin hiểu lời nói chắc thật của Như Lai.

Lại bảo các đại chúng:

- Các ông phải tin hiểu lờinói chắc thật của Như Lai.

Lại bảocác đại chúng:

- Cácông phải tin hiểu lời nói chắc thật của Như Lai.

Lúc đó,đại chúng Bồ-tát, ngài Di-lặc làm đầu, chấp tay bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật.

Ba phenbạch như thế rồi lại nói:

- Cúimong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật.

GIẢNG:

Tại sao Phật bảo tới ba lần làphải tin hiểu lời nói chắc thật của Như Lai? Vì điều Phật nói là một lẽ thật,nhưng lẽ thật quá tầm tin hiểu của con người. Nên Phật lặp lại nhiều lần để chomọi người chú ý lắng nghe.

Ba lần Phật bảo phải tin hiểulời Phật nói. Đáp lại ba lần các vị Bồ-tát hứa sẽ tin lời Phật. Sau Phật mớinói.

CHÁNH VĂN:

2.- Bấy giờ, đức Thế Tônbiết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng:

- Các ông lóng nghe! Sức bímật thần thông của Như Lai, tất cả trong đời, trời, người và a-tu-la đều chorằng nay đức Thích-ca Mâu-ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-dachẳng bao xa, ngồi nơi đạo tràng, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nhưng,thiện nam tử! Thiệt ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô lượng vô biên trăm nghìnmuôn ức na-do-tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõitam thiên đại thiên, giả sử có người nghiền làm vi trần qua phương Đông, cáchnăm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, điqua phía Đông như thế cho đến hết vi trần đó.

Các thiện nam tử! Ý ôngnghĩ sao? Các thế giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?

Di-lặc Bồ-tát thảy, đềubạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Các thế giới đóvô lượng vô biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm lực biếtđến được. Tất cả Thanh văn, Duyên giác dùng trí vô lậu, chẳng có thể suy nghĩbiết được hạng số đó. Chúng con trụ bậc bất thoái, ở trong việc này cũng chẳngthông đạt.

Thế Tôn! Các thế giới nhưthế, nhiều vô lượng vô biên.

GIẢNG:

Đại đa số người nghĩ rằng:Phật thành Phật, theo sử ghi Thái tử Sĩ-đạt-ta từ cung vua Tịnh Phạn xuất giatu hành thành Phật dưới cội bồ-đề. Chớ không ai tin rằng Phật thành Phật từ vôlượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp rồi. Phật Thích-ca thành đạo dưới cội bồ-đề là căncứ trên sự tướng tu hành. Vì mọi người quên Trí vô sư sẵn có nơi mình, bây giờnhờ tu, phá sạch vô minh phiền não, Trí vô sư hiển hiện gọi là thành Phật. Vìvậy mà nói tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật. Nếu căn cứ trên Thể tánh, thìTrí vô sư đã sẵn có nơi mỗi người từ bao giờ, không hạn cuộc bởi thời gian. Vìvậy mà nói tất cả chúng sanh đều đã thành Phật. Với tâm phàm phu, chúng ta nghenói tất cả chúng sanh ai cũng sẽ thành Phật, thì chấp nhận và hi vọng, cố gắngtu để sau này thành Phật. Còn nói tất cả chúng sanh đã thành Phật thì nghi vấn:Mọi người ai cũng còn phàm phu, tham sân si dẫy đầy, đụng chạm gây phiền nãocho nhau không ít, mà nói đã thành Phật, làm sao tin? Bây giờ tôi ví dụ như mặttrăng đã có sẵn từ bao giờ. Nếu người ở trong vòng quay của quả đất thì thấymặt trăng khi mọc khi lặn, khi khuyết khi tròn, khi có khi không. Nếu người rakhỏi vòng quay của quả đất thì thấy mặt trăng là mặt trăng, không còn có hiệntượng trăng mọc, trăng lặn, trăng tròn, trăng khuyết... Cũng vậy, Trí vô sư cósẵn từ thuở nào không tối không sáng, nhưng vì vô minh phiền não phủ che, ngườilúc mê lúc giác nên thấy có tối có sáng. Khi hết vô minh phiền não, Trí vô sưhằng hiển hiện, thì không còn nói tối nói sáng nữa.

CHÁNH VĂN:

3.- Bấy giờ, Phật bảo cácchúng đại Bồ-tát:

- Các thiện nam tử! Nay tasẽ tuyên nói rành rõ cho các ông. Các thế giới đó, hoặc dính vi trần hoặc chẳngdính, đều nghiền cả làm vi trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫnlại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từđó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo hóa, cũng ở trong trămnghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác, dắt dẫn lợi ích chúng sanh.

Các thiện nam tử! Nơi chặnggiữa đó ta nói Phật Nhiên Đăng v.v... và lại có các đức Phật nhập Niết-bàn, nhưthế đều là dùng phương tiện để phân biệt.

Các thiện nam tử! Nếu cóchúng sanh nào đến chỗ ta, ta dùng Phật nhãn quan sát: tín, v.v... các căn lợiđộn của chúng, tùy theo chỗ đáng độ, nơi nơi tự nói văn tự chẳng đồng, niên kỷhoặc lớn, hoặc nhỏ, cũng lại hiện nói sẽ nhập Niết-bàn, lại dùng các trí phươngtiện nói pháp vi diệu, có thể làm cho chúng sanh phát lòng vui mừng.

Các thiện nam tử! Như Laithấy những chúng sanh ưa nói pháp Tiểu thừa, đức mỏng tội nặng. Phật vì ngườiđó nói: Ta lúc trẻ xuất gia được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nhưng thiệt,từ ta thành Phật nhẫn lại, lâu xa dường ấy, chỉ dùng phương tiện giáo hóa chúngsanh, khiến vào Phật đạo, nên nói như thế.

GIẢNG:

Trên Phậtdùng ví dụ: Nghiền nát trăm ngàn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi tam thiên đạithiên thành vi trần, cứ một vi trần tính là một kiếp. Phật nói từ khi Phậtthành đạo tới nay lâu hơn số kiếp tính bằng vi trần nghiền nát, và Phật ở cõiTa-bà cùng các cõi nước khác giáo hóa làm lợi ích chúng sanh cũng lâu như thế.Vậy tuổi thọ của Phật là bao nhiêu? Không thể nghĩ bàn tính đếm được. Thời gianlà ý niệm của con người căn cứ trên hình tướng; quả đất quay một vòng quanh nó,phía hướng ra mặt trời có ánh sáng gọi là ngày, phía không có ánh sáng gọi làđêm, một lần sáng một lần tối qui định là một ngày đêm. Quả đất quay quanh mặttrời tính là một năm... Nếu định tinh lớn thì vòng quay lâu, mà vòng quay lâuthì ngày tháng năm cũng lâu. Như vậy thời gian không có cố định, tùy theo sựvận hành của vũ trụ mà thấy dài ngắn khác nhau. Thế nên, cái gì vượt ngoài sựvận hành của vũ trụ, thì không có hạn định thời gian. Cũng vậy, Trí vô sư khônghình tướng, không sanh diệt, không lệ thuộc sự vận hành của vũ trụ, vì vậykhông có hạn định thời gian. Nên nói tuổi thọ của Phật dài lâu nhiều hơn số vitrần của vô số thế giới được nghiền nát ra.

Mọi người ai cũng có Trí vô sưvới tuổi thọ lâu dài không thể tính đếm, mà chúng ta lại không biết quên đi,chỉ biết sống với thân tứ đại tạm bợ tuổi thọ cao lắm chừng tám chín chục năm,nên rồi buồn than khóc lóc bởi mạng sống quá ngắn ngủi. Nếu chúng ta khéo nhậnvà sống với Tri kiến Phật tuổi thọ không thể tính đếm thì cười hoài, vì khôngthấy mình già, không thấy mình chết, lúc nào nó cũng như vậy thôi. Nhưng vìchúng ta chưa biết sống với Tri kiến Phật của mình, nên phẩm này Phật mới nóithọ lượng của Như Lai, để cho mọi người thấy: Nếu nhập được Tri kiến Phật, thìchúng ta sống không có hạn lượng tuổi tác thời gian là bao nhiêu năm. Nó lạitrùm khắp cả không gian, nên đối với thân tứ đại này, thấy nó như hạt cát giữasa mạc, sự chết sống không có nghĩa lý gì. Chừng đó mới chợt thấy rằng ngay nơithân tứ đại nhỏ bé sanh diệt này, có một cái không hạn lượng không sanh khôngdiệt.

Sở dĩ nói Phật là Vua thầythuốc, vì nếu có một thầy thuốc trị lành bệnh và kéo dài tuổi thọ cho một bệnhnhân hấp hối từ tám mươi tuổi tới chín mươi tuổi, thì thầy thuốc đó coi như đạitài. Nhưng đức Phật dạy cho chúng ta tu để thể nhập Tri kiến Phật, tuổi thọkhông thể tính đếm được, như vậy Ngài không phải Vua thầy thuốc là gì? Điều nàykhông thể dùng thứcmà hiểu, nên không thể tin, chỉ tu và thể nhập mớicó thể tin lời Phật nói: “nơi chặng giữa đó ta nói có Phật Nhiên Đăng v.v... vàlại có đức Phật nhập Niết-bàn...” đó là đứng trên hình tướng của thân tứ đại mànói, nên thấy có gần có xa khác nhau, nếu căn cứ trên Pháp thân thì Phật khôngcó sanh không có diệt. Tùy theo trình độ, người ưa những cái nhỏ thì Phật nóichuyện gần như: Phật xuất gia, tu thành Phật rồi ra giáo hóa. Vậy các ông hãyráng tu cho hết vô minh phiền não rồi cũng thành Phật như Ngài. Đối với ngườicăn cơ cao thì nói: Các ông cũng như ta đều có sẵn Phật tánh từ vô lượng kiếp,nếu hằng sống với Phật tánh thì thành Phật. Đó là sống được với kinh Pháp Hoa.

Đại sư TríKhải tụng kinh Pháp Hoa, Ngài tụng luôn hai mươi mốt ngày, một hôm tụng tớiphẩm Dược Vương Bồ-tát thì Ngài nhập Pháp Hoa tam-muội, Ngài thấy Phật đangthuyết pháp cho hội chúng nghe ở hội Linh Sơn trên núi Kỳ-xà-quật. Tôi có mộtlần qua Ấn Độ đến đó mà không thấy Phật và chúng Tăng, chỉ thấy còn một nềnthất trên một hòn đá thôi. Như vậy qua Ấn Độ tìm Phật hay nhập chánh định đểtìm Phật? Tâm an định thì thấy được Phật sống dài lâu vô lượng vô biên kiếp,còn đang nói pháp vang như sấm cả bầu trời. Nếu tâm còn loạn động dù qua đến ẤnĐộ, chỉ thấy cảnh hoang tàn đổ nát chớ không thấy Phật đâu nữa! Nếu nhận đượclý này mới thấy lý kinh cao siêu, bằng không chỉ thấy kinh nói cái gì huyềnhoặc. Như vậy nói Phật đản sanh, Phật niết-bàn là dùng phương tiện mà nói, chớmỗi đức Phật đều thể nhập Pháp thân thì không có sanh không có diệt.

CHÁNH VĂN:

4.- Các thiện nam tử! Kinhđiển của đức Như Lai nói ra, đều vì độ thoát chúng sanh, hoặc nói thân mình,hoặc nói thân người, hoặc chỉ thân mình, hoặc chỉ thân người, hoặc chỉ việcmình, hoặc chỉ việc người. Các lời nói ấy đều thiệt chẳng dối.

Vì sao? Vì đức Như Lai đúngnhư thật thấy biết tướng của tam giới, không có sanh tử, hoặc thoái, hoặc xuất,cũng không ở đời và diệt độ, chẳng phải thật, chẳng phải hư, chẳng phải như,chẳng phải dị, chẳng phải như ba cõi mà thấy nơi ba cõi. Các việc như thế NhưLai thấy rõ, không có sai lầm.

Bởi các chúng sanh có cácmón tánh, các món dục, các món hạnh, các món nhớ tưởng phân biệt muốn làm chosanh các căn lành, nên dùng bao nhiêu nhân duyên, thí dụ ngôn từ, các cách nóipháp, chỗ làm Phật sự, chưa từng tạm bỏ. Như thế, từ ta thành Phật nhẫn lại,thật là lâu xa, thọ mạng vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, thường còn chẳng mất.

Cácthiện nam tử! Ta xưa tu hành đạo Bồ-tát, cảm thành thọ mạng, nay vẫn chưa hết,lại còn hơn số trên, nhưng nay chẳng phải thiệt diệt độ, mà bèn xướng nói sẽdiệt độ. Đức Như Lai dùng phương tiện đó, giáo hóa chúng sanh.

Vì sao?Vì nếu Phật ở lâu nơi đời, thời người đức mỏng, chẳng trồng cội lành, nghèocùng hèn hạ, ham ưanăm món dục, savào trong lưới nhớ tưởng vọng kiến. Nếu thấy đức Như Lai thường còn chẳng mất,bèn sanh lòng buông lung nhàm trễ, chẳng có thể sanh ra ý tưởng khó gặp gỡ cùnglòng cung kính, cho nên đức Như Lai dùng phương tiện nói rằng: “Tỳ-kheo phảibiết, các đức Phật ra đời khó có thể gặp gỡ.”

Vì sao? Những người đứcmỏng, trải qua trăm nghìn muôn ức kiếp, hoặc có người thấy Phật, hoặc ngườichẳng thấy, do việc này, nên ta nói rằng: “Tỳ-kheo! Đức Như Lai khó có thể đượcthấy.”

Các chúng sanh đó nghe lờinhư thế, ắt sẽ sanh ý tưởng khó gặp gỡ, ôm lòng luyến mộ khát ngưỡng nơi Phật,bèn trồng cội lành, cho nên đức Như Lai dầu chẳng diệt mà nói diệt độ.

Lại thiện nam tử! Phươngpháp của các đức Như Lai đều như thế, vì độ chúng sanh đều thiệt chẳng dối.

GIẢNG:

Ở đây đức Phật chỉ rõ rằng:Phật nói pháp, có khi vì độ chúng sanh mà căn cứ vào thân tứ đại của mình, hoặccăn cứ trên thân người khác, hoặc chỉ việc của mình, hoặc chỉ việc của người,mà phương tiện chỉ bày cho người thấy được lẽ thật. Chỗ thấy của Phật là tướngcủa tam giới không cósanh tử, hoặc thoái hoặc xuất, cũng không ở đời vàdiệt độ, chẳng phải thật chẳng phải hư, chẳng phải như chẳng phải dị, chẳngphải như ba cõi mà thấy nơi ba cõi. Tại sao thấy tam giới không có sanh tử?Vì các pháp hữu vi do duyên hợp tạm có; có thì gọi là sanh, hư hoại thì gọi làtử. Ví dụ như cái đồng hồ, khi các bộ phận ráp lại, máy chạy kim quay kêu tíchtắc thì gọi thành cái đồng hồ. Khi các bộ phận hư, máy không chạy kim khôngquay, thì nói đồng hồ chết. Nếu mở từng bộ phận của đồng hồ ra, thì đồng hồkhông có sanh không có tử, sanh tử là căn cứ trên duyên hợp hay tan. Nếu căn cứtrên thân tứ đại của con người, khi duyên tan, đất, nước, gió, lửa rã, thì nóingười chết. Bấy giờ, tóc, lông, móng, xương... trở về đất; máu, mồ hôi, nướcmiếng... trở về nước; hơi ấm trở về lửa; hơi thở trở về gió. Bốn đại chưa từngchết mà cũng chưa từng sống, bốn đại là bốn đại. Khi duyên hợp đủ thì có sanh,có hoạt động thì gọi là sống. Khi duyên tan nó lặng yên thì gọi là chết.

Với trí tuệ nhìn qua bốn đại,thấy bốn đại chưa có chết sống, huống nữa là ngay nơi thân này có cái khônghình tướng, hằng thanh tịnh sáng suốt làm sao có chết sống? Chúng ta thấy rõ tứđại nơi mình không có sanh tử, thì biết rõ Tri kiến Phật nơi mình cũng không cósanh diệt. Nếu tứ đại nơi mình không có sống chết, thì tứ đại bên ngoài có sốngchết hay không? Thay hình biến dạng là do duyên hợp rồi tan, tan rồi hợp. Thấycó hợp tan, còn mất, là thấy theo duyên. Chớ tứ đại vẫn là tứ đại. Vậy, nhìntất cả vạn vật trên vũ trụ này, Tự thể nó vốn không có sanh tử, sanh tử chẳngqua chỉ là giả tướng thôi. Nếu chúng ta biết nhìn thẳng vào Tự thể của vạn vậtnhư Phật đã nhìn, thì thấy tam giới không có sanh tử, không thoái không xuất...chẳng phải như ba cõi mà tạm thấy là ba cõi. Và tứ đại không phải là ta mà thấycó thân ta, rồi thấy có sống có chết. Nếu thấy đúng lẽ thật thì nó đâu có sanhdiệt.

Sở dĩ đức Phật nói pháp dùngnhân duyên thí dụ..., chẳng qua tùy theo tâm bệnh của chúng sanh mà nói, chớNgài thì sống vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, từ trước tới giờ đâu từng sanhđâu từng diệt. Nhưng Ngài cũng tạm xướng lên rằng “ta sắp vào Niết-bàn”, để chonhững chúng sanh có bệnh buông lung nhàm trễ lo tu hành. Và đối với những chúngsanh đời sau phước mỏng nghiệp dày, có bệnh khinh lờn, thì Ngài nói “khó gặpđược Phật” để họ khởi tâm tôn quí khởi lòng khao khát, nương theo kinh điển mànỗ lực tu hành. Chớ Phật có bao giờ diệt độ đâu?

CHÁNH VĂN:

5.- Vínhư vị lương y, trí huệ sáng suốt, khéo luyện phương thuốc trị các bệnh. Ngườiđó nhiều con cái, hoặc mười, hai mươi nhẫn đến số trăm, do có sự duyên đến nướcxa khác. Sau lúc đó các người con uống thuốc độc khác, thuốc phát muộn loạn,lăn lộn trên đất.

Bấy giờ, người cha từ nướcxa trở về nhà. Các con uống thuốc độc, hoặc người mất bổn tâm, hoặc chẳng mất,xa thấy cha về, đều rất vui mừng, quì lạy hỏi thăm: “An lành về an ổn, chúngcon ngu si, lầm uống thuốc độc, xin cứu lành cho, lại ban thọ mạng cho chúngcon.”

Cha thấy các con khổ nãonhư thế, y theo các kinh phương, tìm cỏ thuốc tốt, mùi sắc vị ngon, thảy đềuđầy đủ. Đâm nghiền hòa hiệp, đưa bảo các con uống mà nói rằng: “Thuốc đại lươngdược này mùi sắc vị ngon, thảy đều đầy đủ, các con nên uống, mau trừ khổ não,không còn lại có các bệnh hoạn.”

Trong các con, những ngườichẳng thất tâm, thấy thuốc lương dược ấy, sắc hương đều tốt liền bèn uống đó,bệnh trừ hết được lành mạnh. Ngoài ra những người thất tâm, thấy cha về, dầucũng vui mừng, hỏi thăm, cầu xin trị bệnh, song trao thuốc cho mà không chịuuống.

Vì sao?Vì hơi độc đã thâm nhập làm mất bổn tâm, nơi thuốc tốt thơm đẹp này mà cho làkhông ngon. Người cha nghĩ rằng: “Người con này đáng thương, bị trúng độc, tâmđều điên đảo, dầu thấy ta về, mừng cầu xin cứu lành, nhưng thuốc tốt như thế,mà chẳng chịu uống, nay ta bày chước phương tiện, khiến chúng uống thuốc này.”

Nghĩ thế rồi liền bảo rằng:“Các con phải biết, ta nay già suy, giờ chết đã đến, thuốc ‘lương dược’ tốt nàynay để ở đây các con nên lấy uống, chớ lo không lành.” Bảo thế, rồi lại đếnnước khác, sai sứ về nói: “Cha các ngươi đã chết.”

Bấy giờ, các con nghe chachết, lòng rất sầu khổ mà nghĩ rằng: “Nếu cha ta còn, thương xót chúng ta, cóthể được cứu hộ, hôm nay bỏ ta xa chết ở nước khác.” Tự nghĩ mình nay côi cút,không có chỗ cậy nhờ, lòng thường bi cảm, tâm bèn tỉnh ngộ, biết thuốc này, sắchương vị ngon, liền lấy uống đó, bệnh độc đều lành. Người cha nghe các con đềuđã lành mạnh, liền trở về cho các con đều thấy.

Các thiện nam tử! Ý ôngnghĩ sao? Vả có người nào có thể nói ông lương y đó mắc tội hư dối chăng?

- ThưaThế Tôn, không thể được!

Phậtnói:

- Tacũng như thế, từ khi thành Phật đến nay đã vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ứcna-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, vì chúng sanh dùng sức phương tiện nói: “sẽ diệt độ”,cũng không ai có thể đúng như pháp mà nói ta có lỗi hư dối.

Khi đó,đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

6.-

Từ ta thành Phật lại
Trải qua các kiếp số
Vô lượng trăm nghìn muôn
A-tăng-kỳ ức năm
Thường nói pháp giáo hóa
Vô số ức chúng sanh
Khiến vào nơi Phật đạo
Đến nay vô lượng kiếp
Vì độ chúng sanh vậy
Phương tiện hiện Niết-bàn
Mà thiệt chẳng diệt độ
Thường trụ đây nói pháp.
Ta thường ở nơi đây
Dùng các sức thần thông
Khiến chúng sanh điên đảo
Dầu gần mà chẳng thấy
Chúng thấy ta diệt độ
Rộng cúng dường xá-lợi
Thảy đều hoài luyến mộ
Mà sanh lòng khát ngưỡng,
Chúng sanh đã tín phục
Ngay thiệt ý dịu hòa
Một lòng muốn thấy Phật
Chẳng tự tiếc thân mạng
Giờ ta cùng chúng Tăng
Đều ra khỏi Linh Thứu
Ta nói với chúng sanh
Thường ở đây chẳng diệt
Vì dùng sức phương tiện
Hiện có diệt chẳng diệt.
Nước khác có chúng sanh
Lòng cung kính tín nhạo
Ta lại ở trong đó
Vì nói pháp Vô thượng
Ông chẳng nghe việc đó
Chỉ nói ta diệt độ.
Ta thấy các chúng sanh
Chìm ở trong khổ não
Nên chẳng vì hiện thân
Cho kia sanh khát ngưỡng
Nhân tâm kia luyến mộ
Hiện ra vì nói pháp
Sức thần thông như thế
Ở trong vô số kiếp
Thường tại núi Linh Thứu
Và các trụ xứ khác.
Chúng sanh thấy tận kiếp
Lúc lửa lớn thiêu đốt
Cõi ta đây an ổn
Trời người thường đông vầy
Vườn rừng các nhà gác
Những món báu trang nghiêm
Cây báu nhiều bông trái
Chỗ chúng sanh vui chơi
Các trời đánh trống trời
Thường trỗi những kỹ nhạc
Rưới bông mạn-đà-la
Rải Phật và đại chúng
Tịnh độ ta chẳng hư
Mà chúng thấy cháy rã
Lo sợ các khổ não
Như thế đều đầy dẫy
Các chúng sanh tội đó
Vì nhân duyên nghiệp dữ
Quá a-tăng-kỳ kiếp
Chẳng nghe tên Tam Bảo.
Người nhu hòa ngay thiệt
Có tu các công đức
Thời đều thấy thân ta
Ở tại đây nói pháp.
Hoặc lúc vì chúng này
Nói Phật thọ vô lượng,
Người lâu mới thấy Phật
Vì nói Phật khó gặp.
Trí lực ta như thế
Huệ quang soi vô lượng
Thọ mạng vô số kiếp
Tu hành lâu cảm được.
Các ông người có trí
Chớ ở đây sanh nghi
Nên dứt khiến hết hẳn
Lời Phật thiệt không dối.
Như lương y chước khéo
Vì để trị cuồng tử
Thiệt còn mà nói chết
Không thể nói hư dối.
Ta là cha trong đời
Cứu các người đau khổ
Vì phàm phu điên đảo
Thiệt còn mà nói diệt,
Vì cớ thường thấy ta
Mà sanh lòng kiêu tứ
Buông lung ham ngũ dục
Sa vào trong đường dữ
Ta thường biết chúng sanh
Hành đạo chẳng hành đạo
Tùy chỗ đáng được độ
Vì nói các món pháp
Hằng tự nghĩ thế này:
Lấy gì cho chúng sanh
Được vào huệ Vô thượng
Mau thành tựu thân Phật.

GIẢNG:

Sau đây là Phật đưa ví dụ: Mộtthầy thuốc giỏi có duyên sự đi xa, ở nhà những đứa con ông uống nhầm thuốc, bịnhiễm độc nên phát cuồng điên. Khi ông trở về, con ông tuy bệnh nhưng cũng mừngvà biết ông là thầy thuốc, nên xin thuốc giải độc. Ông chế ra những liều thuốchay quí để giải cứu các con. Những người con bị nhiễm độc nhẹ, ông đưa thuốcuống liền thì khỏi bệnh, còn những người con nhiễm độc nặng, không chịu uốngnên bệnh không lành. Ông mới dùng phương tiện nói, ông có việc phải đi xa,thuốc để ở nhà, các con tùy tiện lấy đó mà uống. Và khi đi xa, ông nhắn tin vềlà ông đã chết. Những người con nghe tin cha đã chết, không còn ỷ lại, bèn lấythuốc uống và được khỏi bệnh.

Ông cha là vị lương y, dụ chođức Phật. Những đứa con bị nhiễm độc ít dụ cho những bậc thượng căn như ngàiXá-lợi-phất, ngài Mục-kiền-liên... là những vị bị vô minh ái kiến phủ che mỏng.Khi Phật nói pháp giáo hóa, liền tin nhận tu hành và phá sạch vô minh phiềnnão, giải thoát mọi khổ đau. Còn những đứa con bị nhiễm độc nhiều dụ cho hạngchúng sanh hạ căn bị vô minh phiền não phủ che dầy, tuy nghe Phật nói pháp giáohóa mà chưa đủ lòng tin, vẫn còn bị quay cuồng trong vòng vô minh phiền não.Mãi đến khi Phật niết-bàn rồi, kinh điển Phật còn để lại, mới chịu nghiên cứuđọc tụng và ứng dụng tu hành, khả dĩ hết vô minh phiền não, tâm thanh tịnh thìPhật hiện tiền.

Vậy thử xét lại, chúng ta lànhững đứa con cuồng loạn hay tỉnh táo? Nếu chúng ta tỉnh táo thì đã hết khổ từlâu rồi. Vì chúng ta cuồng loạn quên mất Bản tâm nên trôi lăn mãi cho tới ngàynay, bây giờ gặp pháp Phật để lại, ráng lo tu để hết khổ và được giải thoát.Như vậy, hiện tướng Phật niết-bàn là vì lòng từ bi, khiến cho chúng sanh đemlời Phật dạy ra ứng dụng tu hành. Chúng ta đã có thuốc hay, chỉ biết khen màkhông uống, đó là lỗi tại chúng ta, để rồi cũng cuồng loạn cũng chạy ngược chạyxuôi. Vậy xin mời quí vị uống đi, thật tình uống đi, đừng khen hoài mà khônguống thì không hết bệnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]