Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 3: Thí dụ

23/10/201015:31(Xem: 6441)
Phẩm 3: Thí dụ

PHẨM 3

THÍ DỤ

Trong kinh Pháp Hoa có tất cả bảy dụ tại sao chỉ riêng phẩm này lấy tênlà Thí Dụ, còn những phẩm khác cũng dụ mà không để tên Thí Dụ? Kinh Pháp Hoa,phẩm Phương Tiện nói lên bản hoài của chư Phật ra đời, cốt làm sao cho tất cảchúng sanh đều được khai, thị, ngộ, nhập Tri kiến Phật của chính mình, hay nóicách khác là nhận ra và hằng sống với Tánh giác của chính mình. Nhưng khi chưPhật ra đời không nói thẳng bản hoài đó vì căn cơ chúng sanh chưa kham thọnhận, nên Phật phương tiện nói Ngũ thừa, Tam thừa, sau cùng mới nói Phật thừa.Trong phẩm này, đức Phật đã dùng những ví dụ để làm sáng tỏ thêm chỗ cứu kính,để hiển bày những phương tiện mà Ngài đã dẫn dắt chỉ là tạm thời. Nhờ vậy đãgiúp cho hàng trung căn dễ dàng nhận ra đâu là mục tiêu chính mà Phật muốn chỉ.Cho nên phẩm này lấy tên là Thí Dụ.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ ngài Xá-lợi-phất hớn hở vui mừng, liềnđứng dậy chấp tay chiêm ngưỡng dung nhan của đức Phật mà bạch Phật rằng:

- Nay con theo đức Thế Tôn nghe được tiếng pháp này,trong lòng hớn hở được điều chưa từng có. Vì sao? Con xưa theo Phật nghe phápnhư thế này, thấy các vị Bồ-tát được thọ ký thành Phật, mà chúng con chẳng đượcdự việc đó, tự rất cảm thương mất vô lượng Tri kiến của Như Lai.

Thế Tôn! Con thường khi một mình ở dưới cây trong núi rừng, hoặc ngồi,hoặc đi kinh hành, hằng nghĩ như vầy: “Chúng ta đồng vào pháp tánh, tại sao đứcNhư Lai lại dùng pháp Tiểu thừa mà tế độ cho?”

Đó là lỗi của chúng con chớ chẳng phải là Thế Tôn vậy. Vì sao? Nếu chúngcon chờ Phật nói pháp sở nhân thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thờichắc do pháp Đại thừa mà được độ thoát. Song chúng con chẳng hiểu Phật phươngtiện theo cơ nghi mà nói pháp, vừa mới nghe Phật nói pháp, vội tin nhận suy gẫmđể chứng lấy.

Thế Tôn! Con từ xưa đến nay trọn ngày luôn đêm hằng tựtrách mình, mà nay được từ Phật nghe pháp chưa từng có, trước chưa hề nghe, dứtcác lòng nghi hối, thân ý thơ thới rất được an ổn. Ngày nay mới biết mình thiệtlà Phật tử, từ miệng Phật sanh ra, từ pháp hóa sanh được pháp phần của Phật.

GIẢNG:

Ngài Xá-lợi-phất sau khi nghe Phật nói về Trí tuệPhật, Ngài liền tin mình có khả năng thành Phật, hay nói một cách khác là Ngàingộ được Tri kiến Phật của chính mình, nên vui mừng hớn hở đứng dậy chấp taytrình sở ngộ với Phật.

Xưa, ngài Xá-lợi-phất nghe Phật dạy Tứ đế hay Mười hainhân duyên, chớ không nghe Phật nói Tri kiến Phật, chỉ riêng hàng Bồ-tát mớiđược nghe và được thọ ký sẽ thành Phật, còn Ngài thì không được dự phần. Tựthấy cảm thương mình nên những lúc ở dưới cội cây trong núi rừng, hoặc ngồi,hoặc kinh hành, Ngài hằng nghĩ tất cả mọi người ai cũng như ai, tại sao ngườiđược nghe pháp Tối thượng, người chỉ được nghe pháp Tiểu thừa? Tại sao có chỗsai biệt như thế? Ví dụ nhiều người tới học đạo, có người tôi khuyên nên ăn ởhiền lành, sống làm sao cho gia đình được hòa thuận tin yêu lẫn nhau. Có ngườitôi dạy quán các pháp như huyễn để phá ngã chấp và pháp chấp, để tự mình đượcgiải thoát và giải thoát cho chúng sanh. Dạy như vậy tôi có bất công không? -Không. Dạy tu khế lý mà phải khế cơ, nếu trình độ người thấp mà dạy pháp cao thìhọ không thể lãnh hội và ứng dụng tu được, nếu ứng dụng không được thì không cólợi ích mà còn thiệt hại là khác. Vì vậy, buộc lòng phải nói pháp ngang vớitrình độ người nghe, cho họ được lợi ích thực tiễn. Còn đối với người đã thuầnthục thì nói thẳng pháp cao họ ứng dụng được, chẳng những tự họ có lợi ích màcòn có lợi cho người sau. Sở dĩ Phật nói pháp sai biệt giữa các môn đồ là bởicăn cơ sai khác, với người trình độ thấp thì Ngài dùng phương tiện nâng lên từtừ, đến khi họ kham lãnh được pháp lớn, thì Ngài bình đẳng nói pháp Nhất thừa.Vậy, nếu mình học pháp thấp mà người được học pháp cao, chớ trách người dạy bấtcông mà phải tự biết mình chưa đủ sức kham lãnh pháp cao, nên người hướng dẫnphải tùy thuận theo khả năng của mình mà dạy pháp thấp. Đó là cái khéo củangười giáo hóa.

Ở đây, ngài Xá-lợi-phất tự nhận thấy lỗi mình là đã mất vô lượng Trikiến Như Lai. Nghĩa là Ngài có sẵn Tri kiến Như Lai, nhưng vì căn cơ thấp kémnên Phật không nói thẳng Phật thừa chỉ nói pháp Nhị thừa. Ngài tự cảm thương mìnhchớ không trách Phật. Nếu Ngài chờ Phật nói cái nhân thành đạo Vô thượng Chánhđẳng Chánh giác ngay đó mà tu hành thì sẽ được thành Phật. Nhưng vì không hiểuPhật phương tiện tùy cơ nói pháp Nhị thừa, liền tin và tu theo pháp Nhị thừa.Đó là lỗi ở Ngài chớ không phải lỗi ở Phật.

Kế đó, ngài Xá-lợi-phất tán thán pháp mà Phật nói chưatừng có chưa từng nghe, dứt lòng nghi hối được an ổn. Ngài tự xác nhận mình làcon Phật, từ miệng Phật sanh, từ pháp hóa sanh, được pháp phần của Phật. Sở dĩngài Xá-lợi-phất tự nhận như vậy là vì người tu lấy trí tuệ làm mạng sống, vìnhân lời Phật dạy mà được trí tuệ, đó là từ miệng Phật sanh. Nhờ pháp Phậtkhiến cho trí tuệ ngày càng tăng trưởng, đó là từ pháp hóa sanh. Được từng phầngiác ngộ, nên nói được pháp phần của Phật.

Ngày nay, đa số người đi chùa tự nhận mình là Phật tử, tức là con củađấng Giác ngộ. Nếu không giác ngộ toàn phần thì ít ra cũng giác ngộ từng phầnmới dám xưng là Phật tử, chớ không phải vô phần giác ngộ mà tự xưng là Phật tửđược. Trong kinh Phật dạy, người học Phật phải có đủ ba môn trí tuệ là Văn tuệ,Tư tuệ và Tu tuệ. Văn tuệ tức là nghe lời Phật dạy mà khai thông trí tuệ, đó làtừ miệng Phật sanh. Tư tuệ là do tư duy pháp Phật dạy mà trí tuệ phát sanh, đólà từ pháp hóa sanh. Tu tuệ là do tu Thiền định mà phát sanh trí tuệ, đó làđược pháp phần của Phật. Người học Phật phải có được một trong ba phần trí tuệvừa nêu thì mới gọi là Phật tử, nếu không hiểu gì về đạo lý giải thoát thì chưaxứng đáng là Phật tử. Đây tôi nêu đôi phần giác ngộ để quí vị tự xét xem mìnhcó phải là Phật tử không? Phật nói tất cả pháp có hình tướng ở thế gian đều làvô thường. Nếu tin mà chưa thấy rõ các pháp là vô thường thì chưa gọi là giác.Từ lâu chúng ta mê muội thấy đời là đẹp là thường, nhờ nghe Phật nói tất cảpháp có hình tướng đều là vô thường mà tâm sáng lên, biết mình đã mê lầm (Văntuệ). Sau khi nghe rồi suy gẫm, nghiệm xét từ con người đến cảnh vật đều trảiqua những giai đoạn thành trụ hoại không, biến dịch không ngừng, biết rõ ràngtất cả pháp có hình tướng đều bị luật vô thường chi phối (Tư tuệ). Sau khi xácnhận lời Phật dạy là chân lý, thì ứng dụng vào đời sống hằng ngày, chẳng hạntâm vừa dấy khởi chạy theo sắc, theo danh, theo lợi... liền nhớ tới thân vôthường, cảnh vật vô thường, có đó rồi mất đó, đuổi theo danh lợi rồi danh lợicũng sẽ mất, ngay đó dẹp được lòng tham danh lợi (Tu tuệ). Người tu sống đượcnhư vậy mới không hổ thẹn với danh xưng Phật tử.

CHÁNH VĂN:

Khi ấy, ngài Xá-lợi-phất muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

2.-

Con nghe tiếng pháp này
Được điều chưa từng có
Lòng rất đỗi vui mừng
Lưới nghi đều đã trừ
Xưa nay nhờ Phật dạy
Chẳng mất nơi Đại thừa
Tiếng Phật rất ít có
Hay trừ khổ chúng sanh
Con đã được lậu tận
Nghe cũng trừ lo khổ
Con ở nơi hang núi
Hoặc dưới cụm cây rừng
Hoặc ngồi hoặc kinh hành
Thường suy nghĩ việc này
Than ôi! Rất tự trách!
Sao lại tự khi mình
Chúng ta cũng Phật tử
Đồng vào pháp vô lậu
Chẳng được ở vị lai
Nói pháp Vô thượng đạo
Sắc vàng, băm hai tướng
Mười lực, các giải thoát,
Đồng chung trong một pháp
Mà chẳng được việc đây
Tám mươi tướng tốt đẹp
Mười tám pháp bất cộng
Các công đức như thế
Mà ta đều đã mất.

GIẢNG:

Ngài Xá-lợi-phất nghe Phật nói mọi người ai cũng có Tri kiến Phật, vàchủ yếu Phật ra đời là để khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Tri kiến Phật. Ngàitin chắc rằng Ngài sẽ được pháp Đại thừa và được thành Phật. Ngài Xá-lợi-phấtnói Phật thuyết pháp cốt là giải khổ cho chúng sanh. Rồi Ngài tự trách mình làđệ tử của Phật, cũng được pháp vô lậu mà không được thọ ký thành Phật đầy đủ bamươi hai tướng tốt, thập lực, tám món giải thoát.

CHÁNH VĂN:

3.-

Lúc con kinh hành riêng
Thấy Phật ở trong chúng
Danh đồn khắp mười phương
Rộng lợi ích chúng sanh
Tự nghĩ mất lợi này
Chính con tự khi dối
Con thường trong ngày đêm
Hằng suy nghĩ việc đó
Muốn đem hỏi Thế Tôn
Là mất hay không mất?
Con thường thấy Thế Tôn
Khen ngợi các Bồ-tát
Vì thế nên ngày đêm
Suy lường việc như vậy.

GIẢNG:

Ngài Xá-lợi-phất khi ở chỗ vắng vẻ suy gẫm có phảimình đã tự mất giống Phật không, muốn đem hỏi Thế Tôn mà Ngài chưa dám hỏi.

CHÁNH VĂN:

4.-

Nay nghe tiếng Phật nói
Theo cơ nghi dạy pháp
Vô lậu khó nghĩ bàn
Khiến chúng đến đạo tràng
Con xưa chấp tà kiến
Làm thầy các Phạm chí
Thế Tôn rõ tâm con
Trừ tà nói Niết-bàn
Con trừ hết tà kiến
Được chứng nơi pháp không
Bấy giờ lòng tự bảo
Được đến nơi diệt độ
Mà nay mới tự biết
Chẳng phải thiệt diệt độ
Nếu lúc được thành Phật
Đủ ba mươi hai tướng
Trời, người, chúng dạ-xoa
Rồng, thần đều cung kính
Bây giờ mới được nói
Dứt hẳn hết không thừa
Phật ở trong đại chúng
Nói con sẽ thành Phật
Nghe tiếng pháp như vậy
Lòng nghi hối đã trừ.

GIẢNG:

Ngài Xá-lợi-phất nói thuở xưa Ngài là thầy của ngoại đạo Phạm chí, Phậtbiết tâm của Ngài nên giáo hóa Ngài trừ hết các tà kiến, chứng được pháp Không,tức Niết-bàn của Nhị thừa. Nghĩa là Ngài quán sát thấy thân này do năm uẩn giảhợp mà thành, Tự tánh nó là Không nên nói là vô ngã. Người đạt được lý đó thìchứng quả A-la-hán. Ngài tưởng chứng quả A-la-hán là Niết-bàn thật. Bây giờnghe Phật nói pháp Đại thừa mới biết đó là Niết-bàn tạm, chớ không phảiNiết-bàn thật. Tu bao giờ công đức viên mãn thành Phật mới là Niết-bàn thật,Ngài không nghi ngờ nữa.

CHÁNH VĂN:

5.-

Khi mới nghe Phật nói
Trong lòng rất sợ nghi
Phải chăng ma giả Phật
Não loạn lòng ta ư?
Phật dùng các món duyên
Thí dụ khéo nói phô
Lòng kia an như biển
Con nghe, lưới nghi dứt
Phật nói thuở quá khứ
Vô lượng Phật diệt độ
An trụ trong phương tiện
Cũng đều nói pháp đó
Phật hiện tại, vị lai
Số nhiều cũng vô lượng
Cũng dùng các phương tiện
Diễn nói pháp như thế
Như Thế Tôn ngày nay
Từ sanh đến xuất gia
Được đạo chuyển pháp luân
Cũng dùng phương tiện nói
Thế Tôn nói đạo thật
Ba-tuần không nói được.
Vì thế con định biết
Không phải ma giả Phật
Con sa vào lưới nghi
Cho là ma làm ra
Nghe tiếng Phật êm dịu
Sâu xa rất nhiệm mầu
Nói suốt pháp thanh tịnh
Tâm con rất vui mừng
Nghi hối đã hết hẳn
An trụ trong thiệt trí
Con quyết sẽ thành Phật
Được trời, người cung kính
Chuyển pháp luân vô thượng
Giáo hóa các Bồ-tát.

GIẢNG:

Khi mới nghe Phật nói những vị A-la-hán, Duyên giáctuy chứng Niết-bàn, nhưng không phải thật, ngài Xá-lợi-phất tưởng chừng như mahóa ra Phật nói. Vì ngày xưa Phật dạy pháp Tứ đế là lý chân thật, ngày nay lạinói Diệt đế chưa phải là cứu kính, chưa phải là Niết-bàn nên Ngài nghi. NhưngNgài nghe Thế Tôn giảng chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai khi ra đời giáo hóađều dùng phương tiện như nhau, trước nói ba thừa rồi sau nói Phật thừa, nhờ vậymà Ngài tin chắc đó là lời Phật nói không phải là ma. Nên Ngài nói rằng naynghe tiếng Phật rất êm dịu, sâu xa nhiệm mầu thanh tịnh, Ngài vui mừng hếtnghi, tin chắc sẽ thành Phật, nói pháp Đại thừa giáo hóa Bồ-tát. Tới đây ngàiXá-lợi-phất có lòng tin bất thoái chuyển không còn lui sụt nữa, quyết định sẽtiến tới quả Phật, vì vậy mà sau này được thọ ký thành Phật.

Chúng ta nghe Phật nói, có đủ lòng tin mình có sẵn Trikiến Phật, khởi tâm tu thì sẽ thành Phật không? Tri kiến Phật là cái nhân, làhạt giống Phật, nếu đã tiến tu không thoái chuyển thì nhất định sẽ thành Phậtkhông nghi, và được thọ ký vô lượng kiếp về sau sẽ thành Phật, không cố địnhthời gian dài ngắn, quyết định sẽ thành Phật. Đó là then chốt mà người tụng haytrì kinh Pháp Hoa phải nắm vững. Nếu trì kinh Pháp Hoa mà còn mong cầu cho cóphước, giàu sang, vui tươi, mát mẻ... thì chưa đúng tinh thần trì kinh PhápHoa.

CHÁNH VĂN:

6.- Lúc bấy giờ, đức Phật bảo ngài Xá-lợi-phất:

- Ta nay ở trong hàng trời, người, Sa-môn, Bà-la-mônmà nói. Ta xưa từng ở nơi hai muôn ức Phật vì đạo Vô thượng nên thường giáo hóaông, ông cũng lâu dài theo ta thọ học, ta dùng phương tiện dẫn dắt ông sanh vàotrong pháp ta.

Xá-lợi-phất! Ta thuở xưa dạy ông chí nguyện Phật đạo, ông nay đều quênmà bèn tự nói đã được diệt độ. Ta nay lại muốn khiến ông nghĩ nhớ bổn nguyệncùng đạo đã làm, mà vì các Thanh văn nói kinh Đại thừa tên là Diệu Pháp LiênHoa Giáo Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm.

GIẢNG:

Đức Phật Thích-ca mới thành Phật trong đời này, tại sao ở đây lại nóiđức Phật đã từng ở hai muôn ức Phật, vì đạo Vô thượng thường giáo hóa ngàiXá-lợi-phất, ngài Xá-lợi-phất cũng đã từ lâu theo Phật thọ học, và được Phậtphương tiện dẫn dắt cho vào pháp Phật? Phật lâu xa đó là chỉ cho Phật phápthân, còn Phật thành đạo ở Ấn Độ là Phật hóa thân. Đứng về mặt Pháp thân thì aicũng có Pháp thân Phật, nên nói Phật từng giáo hóa từ xa xưa, và đã từng dạycho ngài Xá-lợi-phất tu với chí nguyện thành Phật, nhưng vì ngài Xá-lợi-phấtquên đi. Khi nghe pháp Nhị thừa, Ngài tu được diệt độ bèn cho là đã đủ. Vì vậymà đức Phật đã nhắc lại hạnh nguyện xưa của ngài Xá-lợi-phất, rồi mới vì hàngThanh văn nói kinh Pháp Hoa, để thấy tất cả mọi người ai cũng có bản nguyệnthành Phật. Bản nguyện đó chính là Phật tánh sẵn có nơi mỗi người, nhưng vìquên, nên khi nghe pháp nhỏ liền chấp nhận và tu rồi tự hài lòng nơi đó. Bâygiờ Phật nhắc ai cũng sẵn có Tri kiến Phật và ai tu cũng sẽ thành Phật, chừngđó mới chợt nhận ra tu là phải thành Phật, chớ từng bậc quả vị chỉ là tạm thờithôi.

CHÁNH VĂN:

7.- Xá-lợi-phất! Ông đến đời vị lai, quá vô lượng vô biên bất khả tưnghị kiếp, cúng dường bao nhiêu nghìn muôn ức Phật, phụng trì chánh pháp đầy đủđạo tu hành của Bồ-tát sẽ thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai, Ứng Cúng, ChánhBiến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều NgựTrượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Nước tên Ly Cấu, cõi đó bằng thẳng, thanh tịnh đẹp đẽ,an ổn, giàu vui, trời, người đông đảo. Lưu-ly làm đất, có tám đường giao thông,dây bằng vàng ròng để giăng bên đường, mé đường đều có hàng cây bằng bảy báu,thường có bông trái. Đức Hoa Quang Như Lai cũng dùng ba thừa giáo hóa chúngsanh.

Xá-lợi-phất! Lúc đức Phật ra đời dầu không phải đời ác mà bởi bổn nguyệnnên nói pháp ba thừa. Kiếp đó tên là Đại Bửu Trang Nghiêm. Vì sao gọi là ĐạiBửu Trang Nghiêm? Vì trong cõi đó dùng Bồ-tát làm “Đại Bửu” vậy. Các Bồ-tát đósố đông vô lượng vô biên bất khả tư nghị, tính kể hay thí dụ đều không kịp đếnđược, chẳng phải sức trí tuệ của Phật không ai có thể biết được. Khi muốn đithì có bông đỡ chân.

Các vị Bồ-tát đó không phải hàng mới phát tâm, đều đã trồng cội đức từlâu. Ở nơi vô lượng trăm nghìn muôn ức đức Phật, tịnh tu phạm hạnh, hằng đượccác Phật ngợi khen. Thường tu trí tuệ của Phật, đủ sức thần thông lớn, khéobiết tất cả các pháp môn, ngay thật không dối, chí niệm bền vững, bậc Bồ-tátnhư thế, khắp đầy nước đó.

Xá-lợi-phất! Đức Phật Hoa Quang thọ mười hai tiểukiếp, trừ lúc còn làm vương tử chưa thành Phật. Nhân dân nước đó thọ tám tiểukiếp. Đức Hoa Quang Như Lai quá mười hai tiểu kiếp thọ ký đạo Vô thượng Chánhđẳng Chánh giác cho Kiên Mãn Bồ-tát mà bảo các Tỳ-kheo: Ông Kiên Mãn Bồ-tát nàykế đây sẽ thành Phật hiệu là Hoa Túc An Hành Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri,cõi nước của đức Phật đó cũng lại như đây.

Xá-lợi-phất! Sau khi Phật Hoa Quang đó diệt độ, chánh pháp trụ lại trongđời ba mươi hai tiểu kiếp, tượng pháp trụ trong đời cũng ba mươi hai tiểu kiếp.

Lúc ấy, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nóikệ rằng:

8.-

Xá-lợi-phất đời sau
Thành đấng Phật trí khắp
Hiệu rằng: Phật Hoa Quang
Sẽ độ vô lượng chúng
Cúng dường vô số Phật
Đầy đủ hạnh Bồ-tát
Các công đức thập lực
Chứng đặng đạo Vô thượng
Quá vô lượng kiếp rồi
Kiếp tên Đại Bửu Nghiêm
Cõi nước tên Ly Cấu
Trong sạch không vết nhơ
Dùng lưu-ly làm đất
Dây vàng giăng đường sá
Cây bảy báu sắc đẹp
Thường có hoa cùng trái
Bồ-tát trong cõi đó
Chí niệm thường bền vững
Thần thông, ba-la-mật
Đều đã trọn đầy đủ
Nơi vô số đức Phật
Khéo học đạo Bồ-tát
Những Đại sĩ như thế
Phật Hoa Quang hóa độ
Lúc Phật làm vương tử
Rời nước bỏ vinh hoa
Nơi thân cuối rốt sau
Xuất gia thành Phật đạo.
Phật Hoa Quang trụ thế
Thọ mười hai tiểu kiếp
Chúng nhân dân nước đó
Sống lâu tám tiểu kiếp
Sau khi Phật diệt độ
Chánh pháp trụ ở đời
Ba mươi hai tiểu kiếp
Rộng độ các chúng sanh
Chánh pháp diệt hết rồi
Tượng pháp cũng băm hai
Xá-lợi rộng truyền khắp
Trời, người khắp cúng dường
Phật Hoa Quang chỗ làm
Việc đó đều như thế
Đấng Lưỡng Túc Tôn kia
Rất hơn không ai bằng
Phật tức là thân ông
Nên phải tự vui mừng.

GIẢNG:

Phật thọ ký cho ngài Xá-lợi-phất trong đời vị lai, vôlượng vô biên bất khả tư nghì kiếp, cúng dường ngàn ức Phật, hộ trì chánh phápđầy đủ đạo hạnh của Bồ-tát, sẽ thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai. Phật thọký ngài Xá-lợi-phất vô lượng vô biên bất khả tư nghì kiếp sẽ thành Phật. Thờigian thành Phật quá xa mà ngài Xá-lợi-phất vui mừng cho rằng “được việc chưatừng có”. Nếu chúng ta thời nay được Phật thọ ký với thời gian lâu xa như vậysẽ thành Phật, chắc là không mừng, vì tu lâu quá nên ngán. Thọ ký khoảng nămmười năm thành Phật thì khả dĩ vui mừng và lo tu hành cho mau được kết quả. Cóphải chúng ta sốt sắng mong mau thành Phật hơn ngài Xá-lợi-phất không?

Như trước đã nói Tri kiến Phật là cái không hạn cuộc ởkhông gian và thời gian. Vì nó là cái chưa từng sanh cũng như chưa từng diệt,nên nói bao nhiêu kiếp cũng là vô nghĩa. Chỉ biết mình có Phật tánh và tin mìnhtu sẽ thành Phật là đủ rồi. Chúng ta vì còn kẹt trên thời gian, chưa nhận raTri kiến Phật, chỉ nhận cái thân tứ đại là mình, sống khoảng năm sáu chục nămlà chết. Nên nghe nói vô lượng vô biên bất khả tư nghì kiếp, thấy quá xa khôngtin mình có thể thực hiện được. Đâu ngờ chính Tri kiến Phật mới thật là mình.Ngài Xá-lợi-phất đã nhận ra Tri kiến Phật chính là mình, biết có Phật nhân chắcchắn Phật quả không mất phần, nên dầu có bỏ bao nhiêu cái thân tứ đại duyên hợptạm bợ này cũng không đáng kể. Chỉ cần Phật ấn chứng là an lòng, là mãn nguyệnrồi.

Ngày nay chúng ta nghe nói tu khoảng một tỷ kiếp mớithành Phật thì buồn, thấy lâu xa quá không đủ kiên nhẫn để tu, nên xao lãngthối chí. Đó là do tâm sanh diệt nhỏ hẹp lệ thuộc thời gian, nên nghe Phật nóiđến thời gian lâu xa không thể nghĩ lường thì hoảng sợ không đủ lòng tin. Cónhiều người tu hạn định trong khoảng thời gian ba năm hoặc năm năm phải đạtđạo. Thoạt nghe thì dường như người ấy có ý chí dõng mãnh đáng khen. Nhưng nếutu ba năm, năm năm không đạt đạo thì sao? Thoái Bồ-đề tâm, đó là cái bệnh.Người tu mà nôn nóng mong mau thành đạo là người ý chí dõng mãnh hay người thamlam lười nhác? Ví dụ người chân yếu nghe nói cảnh đẹp nhưng đường dài, thì ngaongán không muốn đi. Với người chân khoẻ, đường dài thì mặc đường dài, cứ nhắmđích mà thẳng tiến, không do dự không ngại ngùng, đó là người dõng mãnh gan dạ,bền chí.

Cũng vậy, chư Bồ-tát Thanh văn trong pháp hội lòng tinvà ý chí đã vững, tuy Phật thọ ký trong khoảng thời gian lâu xa như vậy mà cácngài hoan hỉ vui mừng, tâm không chao động thoái lui. Chúng ta ngày nay lòngtin không vững, thiếu nghị lực, tu muốn cho mau đạt đạo nên dễ bị gạt, rơi vàođường tà, rẽ ngã này tẽ ngã kia, rốt cuộc rồi không đến đích. Đó là bệnh chungcủa đa số người tu Phật hiện nay. Với người tu chân chánh một phen nghe Phậtdạy, biết rõ tu là để giác ngộ thành Phật, lúc nào cũng thấy rõ lẽ thật hư củacác pháp, không lầm, không mong dễ, không mong mau, không ham hào nhoáng hấpdẫn, cứ như thế mà sống cho đến khi hoàn toàn triệt ngộ là đến đích thành Phật.Những cái hào nhoáng hấp dẫn thu hút là cái quảng cáo dối gạt người tu. Lý đạochân thật thì thậm thâm vi diệu, lặng lẽ, không nổi bật, không phô trương màumè để thu hút người. Nếu người tu Phật càng chạy theo những cái phô trương hấpdẫn là càng xa với đạo.

Phật thọ ký ngài Xá-lợi-phất thành Phật, nước tên Ly Cấu, kiếp tên ĐạiBửu. Cõi nước Ta-bà ngũ trược của đức Phật Thích-ca, chúng sanh nhiều nghiệp ácnên Phật mới phương tiện dùng Ngũ thừa hoặc Tam thừa để giáo hóa. Tại sao cõinước Ly Cấu là cõi nước thanh tịnh, Phật cũng dùng ba thừa để giáo hóa? Đây làbản nguyện của tất cả chư Phật mười phương đều dùng phương tiện nói ba thừa. Sởdĩ gọi kiếp tên Đại Bửu Trang Nghiêm là vì kiếp đó có vô số Bồ-tát tu hànhthanh tịnh, là những bậc cao minh trang nghiêm cõi Phật, chớ không phải cõi đótrang nghiêm bằng châu báu vàng bạc.

Qua dữ kiện này, chúng ta thấy chùa nào Tăng Ni tu hành chân chánh thanhtịnh thì chùa đó được người đời quí trọng. Nếu chùa nào Tăng Ni phạm trai phágiới, tu hành lôi thôi thì người đời xem thường. Như vậy người đời quí kính làquí kính tâm người cao đẹp thanh tịnh, nếu tâm người ô uế bất tịnh thì khôngquí. Vậy, chư Tăng Ni đừng quan niệm rằng cất chùa cho thật to, thỉnh Phật chothật lớn, trang hoàng cho thật lộng lẫy là người đời quí trọng chùa mình. Ngườiđời quí kính là quí kính người tu chân chánh cầu đạo giải thoát, chớ không phảitrọng cảnh đẹp. Cho nên người tu ngộ đạo dù cho vị đó mặc áo vá, ăn cơm hẩm, ởhang đá hay am tranh, người ta vẫn tìm đến lễ bái cúng dường. Đạo lý là ở nơicon người, người thanh tịnh mới đáng tôn kính quí trọng. Như vậy, người tu đừngcó tâm mơ mộng tạo chùa cảnh cho đẹp để mai kia mình trụ trì, mà phải cố gắngnỗ lực tu, chính mình tu chân chánh mới dạy được người tu đàng hoàng, đó làtrang nghiêm chùa cảnh.

Muốn cõi Phật mình được trang nghiêm thì phải thựchiện đủ hai môn phước và tuệ. Về phần tuệ tự mình phải nỗ lực tu tỉnh để đượcgiác ngộ viên mãn, về phần phước thì phải giáo hóa chúng sanh. Khi đã giáo hóachúng sanh viên mãn thì thành Phật. Giả sử đời này chúng ta ngộ đạo là đã cótrí tuệ, nhưng chưa giáo hóa chúng sanh làm sao có phước? Sở dĩ Bồ-tát khithành Phật có vô số đồ đệ Thanh văn Bồ-tát, là những bậc tu phạm hạnh, tu Trítuệ Phật, có sức thần thông lớn, khéo biết tất cả pháp môn, tâm ngay thật, chíbền vững, là do thời gian hành Bồ-tát đạo giáo hóa chúng sanh lâu dài, nên mớicó quyến thuộc đông như vậy, và có phước tròn đầy nên mới được tôn xưng làLưỡng Túc Tôn. Ngày nay, chúng ta tu muốn năm năm bảy năm thành Phật, trong khichưa độ sanh làm sao được phước tuệ viên mãn? Vậy nếu được Phật thọ ký khoảngthời gian lâu dài sẽ thành Phật, chúng ta có buồn ngán không? Thời gian tu tậplâu dài thì việc lợi sanh cũng nhiều, phước đức thêm lớn. Khi việc tự giác giáctha đã viên mãn thì mới đủ phước và tuệ để thành Phật, quyến thuộc mới đôngnhiều để trang nghiêm cõi Phật đúng như hạnh nguyện. Tu chỉ muốn năm năm, bảynăm thành Phật, làm sao có đủ phước tuệ để thành Phật? Dù muốn thành cũng khôngthể thành.

Đoạn này có hai điểm đáng lưu ý. Kiếp chót của đứcThích-ca thành Phật sanh làm vương tử, ở đây Phật thọ ký cho ngài Xá-lợi-phấtkiếp chót thành Phật cũng làm vương tử và các đức Phật cũng đều như vậy. Tạisao đời chót của chư Phật đều sanh làm vương tử mà không sanh trong gia đìnhbần cùng? Vì khi Bồ-tát tu tới quả vị Nhất sanh bổ xứ thì phước đức vô lượng vôbiên, nên sanh làm vương tử mà không sanh vào chỗ xấu ác. Hơn nữa, vương tử bỏngôi đi tu, để cho mọi người thấy rằng Ngài đang ở trong ngũ dục lạc sung mãn,mà gan dạ từ bỏ ngũ dục lạc, khiến cho mọi người ngưỡng mộ kính phục để giáohóa họ. Và một vương tử có đủ quyền thế mà còn từ bỏ, trong khi mọi người lànhững kẻ không có chút quyền hành, sao không gan dạ xả bỏ để tu?

Phần trùng tụng lặp lại ý trên nên tôi không giảng,tuy nhiên bốn câu chót: Đấng Lưỡng Túc Tôn kia, rất hơn không ai bằng, Phậttức là thân ông, nên phải tự vui mừng. Tại sao nói “Phật tức là thân ông”?Vì ngài Xá-lợi-phất nhận ra Tri kiến Phật của chính mình, nên Ngài tin chắc sẽthành Phật, và Ngài cũng được Phật thọ ký thành Phật. Bởi ngay nơi thân năm uẩnphàm phu này có sẵn Phật nhân nên nói Phật tức là thân này. Trong ChứngĐạo Ca của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, đoạn mở đầu có câu “huyễn hóa khôngthân tức Pháp thân” nghĩa là ngay nơi thân năm uẩn duyên hợp huyễn hóa này tứclà Pháp thân; Pháp thân không rời thân năm uẩn này mà có. Ngay thân năm uẩn củamỗi người ai cũng có sẵn Pháp thân, nhưng vì không dám nhận nên tự thấy mình làkẻ phàm phu vô phần, nếu đủ lòng tin dám nhận thì thấy mình có phần, sẽ thànhPhật. Vậy không cần tìm kiếm Phật ở đâu xa, chỉ khéo nhận Pháp thân chân thậtngay nơi thân năm uẩn huyễn hóa này, và hằng sống với Pháp thân chân thật thìđược an vui tự tại. Nên nói: Phật tức là thân ông, nên phải tự vui mừng.

CHÁNH VĂN:

9.- Bấy giờ bốn bộ chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, cận sựnam, cận sự nữ và cả đại chúng: trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la,ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà v.v... thấy Xá-lợi-phất ở trước Phật lãnhlấy lời dự ghi sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lòng rất vui mừng hớnhở vô lượng. Mỗi người đều cổi y trên của mình đang đắp để cúng dường Phật. Thíchđề-hoàn nhơn cùng Phạm Thiên vương v.v... và vô số thiên tử cũng đem y đẹp củatrời, hoa trời mạn-đà-la, ma-ha mạn-đà-la v.v... cúng dường nơi Phật. Y trờitung lên liền trụ giữa hư không mà tự xoay chuyển. Các kỹ nhạc trời trăm nghìnmuôn thứ ở giữa hư không đồng thời đều trỗi. Rưới các thứ hoa trời mà nói lờirằng:

- Đức Phật xưa ở thành Ba-la-nại, ban đầu chuyển phápluân, đến nay mới lại chuyển pháp luân rất lớn Vô thượng.

Lúc đó các thiên tử muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

10.-

Xưa ở thành Ba-nại
Chuyển pháp luân bốn đế
Phân biệt nói các pháp
Sanh diệt của năm nhóm
Nay lại chuyển pháp luân
Rất lớn diệu Vô thượng
Pháp đó rất sâu mầu
Ít có người tin được.
Chúng ta từ xưa lại
Thường nghe Thế Tôn nói
Chưa từng nghe thượng pháp
Thâm diệu như thế này.
Thế Tôn nói pháp đó
Chúng ta đều tùy hỉ
Đại trí Xá-lợi-phất
Nay được lãnh Phật ký
Chúng ta cũng như vậy
Quyết sẽ đặng thành Phật
Trong tất cả thế gian
Rất tôn không còn trên
Phật đạo chẳng thể bàn
Phương tiện tùy nghi nói
Ta bao nhiêu nghiệp phước
Đời nay hoặc quá khứ
Và công đức thấy Phật
Trọn hồi hướng Phật đạo.

GIẢNG:

Lần đầuđức Phật nói pháp Tứ đế ở vườn Lộc Uyển, để phá ngã chấp cho năm anh em ôngKiều-trần-như khiến chứng Niết-bàn Thanh văn. Nay đức Phật nói pháp Vô thượngvi diệu khó tin khó hiểu, mà ngài Xá-lợi-phất có khả năng tin nhận và được Phậtthọ ký, cho nên tất cả thính chúng trong pháp hội đều vui mừng tùy hỉ. Theo cáckinh A-hàm thì ngài Xá-lợi-phất là đệ tử lớn của Phật, là người được thời trí,tức là trí tuệ ứng đối kịp thời, hỏi là đáp không cần suy nghĩ, khiến cho ngườinghe tiếp nhận dễ dàng, nên được khen ngợi là người trí tuệ bậc nhất, là hàngthượng căn. Khi nghe Phật nói pháp tối thượng vi diệu thì Ngài ngộ trước. Cảhội chúng đều hớn hở vui mừng cúng dường y, cúng dường hoa lên đức Phật. Đó làtâm tùy hỉ của người xưa vì đạo. Còn phần đông chúng ta ngày nay thấy có ngườihơn mình thì không vui, khởi lên những niệm tỵ hiềm, nên tu không tiến là ở chỗđó. Phần Trùng tụng lặp lại ý trên không có gì khác nên khỏi giảng.

CHÁNH VĂN:

11.-Bấy giờ, Xá-lợi-phất bạch rằng:

- ThếTôn! Con nay không còn nghi hối, tự mình ở trước Phật đặng thọ ký thành Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác. Các vị tâm tự tại một nghìn hai trăm đây, lúc xưaở bậc hữu học, Phật thường dạy rằng: Pháp của ta hay lìa sanh, già, bệnh, chết,rốt ráo Niết-bàn. Các vị hữu học, vô học đây cũng đều đã tự rời chấp ngã cùngchấp có, chấp không v.v... nói là đặng Niết-bàn, mà nay ở trước đức Thế Tônnghe chỗ chưa từng nghe, đều sa vào nghi lầm. Hay thay Thế Tôn! Xin Phật vì bốnchúng nói nhân duyên đó, khiến lìa lòng nghi hối.

GIẢNG:

Ngài Xá-lợi-phất thấy chỉ cóNgài và Bồ-tát Kiên Mãn được thọ ký, số người còn lại chưa được thọ ký. Với tâmlượng của đàn anh, Ngài được lợi ích thế nào thì cũng muốn cho huynh đệ đượclợi ích như thế ấy, nên Ngài bạch với Phật rằng nay con không còn nghi hối,được Phật thọ ký. Còn một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo thuộc hàng hữu họcvà vô học ở trong chúng, thường theo Phật nghe pháp Tứ đế tu chứng Niết-bàn,nghe Thế Tôn nói về Tri kiến Phật, các Tỳ-kheo ấy nghi ngờ không biết mình cókham làm Phật không? Ngài Xá-lợi-phất muốn đức Phật vì một ngàn hai trăm nămmươi Tỳ-kheo ấy mà giải thích rõ hơn, nên Ngài vừa tán thán công đức những vịấy vừa cầu xin đức Phật thương xót mà nói pháp cho họ hết nghi lầm, đều đượcthọ ký như Ngài. Đó là tâm hạnh của Bồ-tát. Còn tâm lượng phàm phu thì khác,chỉ muốn mình hơn người chớ không muốn người bằng mình, vì có người bằng mìnhthì mình mất giá trị. Đó là tâm bệnh của chúng ta hiện nay.

CHÁNH VĂN:

12.- Khi ấy, Phật bảo ngàiXá-lợi-phất:

- Ta trước đâu không nóirằng: Các Phật Thế Tôn dùng các món nhân duyên lời lẽ thí dụ phương tiện mà nóipháp đều là đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ư? Các điều nói đó đều vì dạyhàng Bồ-tát vậy. Nhưng Xá-lợi-phất! Nay ta sẽ dùng một thí dụ để chỉ rõ lạinghĩa đó, những người có trí do thí dụ mà đặng hiểu.

GIẢNG:

Tới đây, đức Phật bắt đầu chỉcho mọi người biết rằng đoạn trước chư Phật dùng phương tiện này phương tiện nọđể giáo hóa chúng sanh, nhưng cuối cùng chỉ đưa họ đến quả vị Phật. Bây giờmuốn rõ thì nghe Phật thí dụ:

CHÁNH VĂN:

13.- Xá-lợi-phất! Như trongquốc, ấp, tụ lạc có vị Đại trưởng giả tuổi đã già suy, của giàu vô lượng, cónhiều nhà ruộng và các tôi tớ. Nhà ông rộng lớn mà chỉ có một cửa để ra vào,người ở trong đó rất đông: hoặc một trăm, hai trăm, cho đến năm trăm người, lầugác đã mục, vách phên sụp đổ, chưn cột hư nát, trính xuyên xiêu ngã, bốn phíađồng một lúc, lửa bỗng nổi lên đốt cháy nhà cửa.

Các người con của Trưởnggiả hoặc mười người, hoặc hai mươi người, hoặc đến ba mươi người ở trong nhàđó.

14.- Trưởng giả thấy lửa từbốn phía nhà cháy lên, liền rất sợ sệt mà nghĩ rằng: Ta dầu có thể ở nơi cửacủa nhà cháy này ra ngoài rất an ổn, song các con ở trong nhà lửa ưa vui chơigiỡn, không hay biết, không sợ sệt, lửa đến đốt thân rất đau khổ lắm, mà lòngchẳng nhàm lo, không có ý cầu ra khỏi.

Xá-lợi-phất!Ông Trưởng giả đó lại nghĩ: Thân và tay của ta có sức mạnh, nên dùng vạt áohoặc dùng ghế v.v... từ trong nhà mà ra ngoài. Ông lại nghĩ: Nhà này chỉ có mộtcái cửa mà lại hẹp nhỏ, các con thơ bé chưa hiểu, mê đắm chơi giỡn hoặc vấp ngãbị lửa đốt cháy, ta nên vì chúng nó mà nói những việc đáng sợ.

Nhà này đã bị cháy phảiliền mau ra, chớ để bị lửa đốt hại. Nghĩ như thế rồi theo chỗ đã nghĩ đó mà bảocác con: “Các con mau ra!” Cha dầu thương xót khéo nói để dụ dỗ, mà các ngườicon ưa vui chơi chẳng khứng tin chịu, chẳng sợ sệt, trọn không có lòng muốn ra,lại cũng chẳng hiểu gì là lửa? Gì là nhà? Thế nào là hại? Chỉ cứ Đông Tây chạygiỡn nhìn cha mà thôi.

GIẢNG:

Đây là cái cớ đầu tiên của bậcđại trí, đức Phật đưa ví dụ ông Trưởng giả tuổi già, giàu có, nhiều ruộng vườntôi tớ, nhà rộng lớn chỉ có một cửa để ra vào, cột kèo trính xuyên hư mục, váchphên xiêu vẹo, con trong nhà có hàng mấy chục người đang nô đùa chơi giỡn, bỗnglửa bốc cháy bốn phía nhà.

Thấy lửabốc cháy, ông Trưởng giả lo ngại và nghĩ rằng ông tuy ở trong nhà lửa, nếu muốnra thì ra một cách dễ dàng, còn đám con của ông cứ mải miết chơi giỡn, không hềhay biết, không hề sợ lửa đốt cháy thân mình, cũng không có ý muốn ra khỏi nhàlửa. Ông Trưởng giả bảo các con mau ra khỏi nhà lửa, thế mà các người con khôngnghe nhìn ông rồi cứ chạy giỡn.

Nhà lửa làchỉ cho cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc đang bị lửa vô thường, lửa tham, sân, sithiêu đốt, mà chúng sanh ở trong ba cõi này không hay biết, không có ý muốn ra.Chúng ta sống trong cõi đời này, một ngày trôi qua là một ngày bị lửa vô thườngthiêu đốt mòn một phần thân thể, một tháng trôi qua là một tháng bị lửa vôthường thiêu đốt thân mình, một năm trôi qua là một năm bị lửa vô thường thiêuhoại hình hài. Rồi sáu mươi năm, bảy mươi năm, tám mươi năm toàn thân con ngườibị thiêu rụi, hoàn toàn sụp đổ. Lửa vô thường thiêu đốt, làm hư hoại người vậttừng giây phút, từng ngày giờ, từng năm tháng mà chúng ta không hay không biết!Xưa ông Trụ trì Thiện Phát ở Phước Hòa có vóc dáng tráng kiện, tươi trẻ, khitới Huệ Nghiêm cũng còn khỏe mạnh, rồi tới Chân Không sức cũng còn kha khá, bâygiờ ở Thường Chiếu thì đã già nua yếu đuối. Đó là một bằng chứng cụ thể, lửa vôthường âm thầm thiêu đốt tất cả người vật không ngừng nghỉ.

Chúng taxét kỹ rồi thương mình thương người, dù cho người có nhiều tiền của, nhà lầu,xe hơi, quyền thế danh vọng cũng không thoát được cái nạn lửa vô thường thiêuđốt. Vậy mà con người cứ mải đuổi theo danh lợi quyền thế và mong cho ngàytháng qua mau, trông chờ xuân đến để thực hiện những mộng mơ ước muốn của mìnhcho tốt. Đâu ngờ rằng mong ngày tháng qua mau, là mong lửa vô thường sớm thiêurụi hình hài này! Tâm người quá mâu thuẫn, luôn luôn sợ chết, không muốn chếtsớm, mà mong ngày tháng qua mau, thật là mê lầm điên đảo đáng thương. Nên Phậtthuyết giáo cho biết thân là vô thường, các pháp là hư dối, tuy có nghe nhưngvẫn còn mê say ngũ dục, chưa có ý muốn ra khỏi. Cũng giống như những đứa conông Trưởng giả, tuy nghe cha nói nhà cháy sắp sụp đổ, nguy hiểm tới rồi, mà vẫncứ mải mê chơi giỡn, không chịu chạy ra, không nghe lời cha khuyên bảo. Đó lànhững đứa con ngu si bất hiếu. Vậy mà đêm nào chúng ta cũng lạy Phật cầunguyện: Con kính tin Tam Bảo, học tu theo giáo pháp Phật để được giải thoátsanh tử. Và những buổi sám hối quì thưa có vẻ thống thiết lắm, nhưng rồi thìchứng nào tật nấy không chịu sửa đổi.

Đời sống của người tu là đờisống cao thượng, ý thức được lý vô thường, biết rõ lửa vô thường đang âm ỉ đốtcháy thân mình, mong muốn thoát ra khỏi nhà lửa nên mới đi tu. Thế mà khi đi turồi lại quên, cũng tìm cách này cách nọ để giải trí cho vui, giết chết thì giờvô ích. Để thời giờ và công sức vào việc tu học thì thấy như làm một việc khónhọc cực khổ. Thí dụ tối và khuya tôi tăng giờ tụng kinh và ngồi thiền thì quívị ngán, than không kham nổi. Còn nếu để cho quí vị vui chơi văn nghệ tới khuyathì không ai than thở, lại còn lấy làm thích thú. Vậy văn nghệ có cứu quí vịthoát khỏi lửa vô thường thiêu đốt không? Hay chỉ là những trò chơi giải trícho vui, qua rồi thì mất? Việc tu là việc cấp thiết để giải khổ thì lại lơ là!

Vì biếtchư Tăng Ni có chí nguyện xuất gia cầu giải thoát sanh tử, tức là cầu ra khỏinhà lửa, cho nên tôi khuyến khích thúc đẩy cho quí vị nỗ lực tu hành. Khuyếnkhích thúc đẩy là cái duyên tốt đưa quí vị ra khỏi sanh tử luân hồi, mà quí vịkhông biết đón nhận, lại có ý tránh né. Có người nói ở đây vừa làm việc, vừahọc, vừa tu cực quá, để đi chỗ khác tu cho khỏe. Tu là tu cho quí vị chớ đâuphải tu cho tôi, quí vị tu một ngày là quí vị được lợi ích một ngày, tôi cóđược lợi ích gì đâu? Chúng ta mê muội tập khí sâu dày, tuy có tỉnh giác phátnguyện xuất gia, tuy xuất gia nhưng lâu rồi quên, trở lại thói cũ là ngu si củathuở xưa, cũng ham chơi, chạy theo những thú vui của thế tục, chớ không chịu lotu hành để giải thoát sanh tử. Nếu là người trí khi đã xuất gia rồi thì tronglòng đau đáu, nghĩ phải làm sao thoát khỏi cái nhà lửa này, chớ không ngồi yênchờ cho lửa cháy tới thiêu rụi cả nhà, cả thân. Khi nào ra khỏi nhà lửa rồi mớian ổn vui chơi. Ngày nào còn trong nhà lửa là ngày đó phải tỉnh giác, biết sợcái hiểm nguy của lửa vô thường thiêu đốt mà cố gắng thoát ra.

CHÁNH VĂN:

15.- Bấy giờ Trưởng giảliền nghĩ, nhà này đã bị lửa lớn đốt cháy, ta cùng các con nếu không liền rachắc sẽ bị cháy, ta nay nên bày chước phương tiện khiến cho các con được khỏinạn này.

Cha biết các con đều vẫn cólòng thích các đồ chơi trân báu lạ lùng, nếu có chắc chúng nó ưa đắm, mà bảocác con rằng: “Đây này là những món ít có, khó đặng mà các con có thể vui chơi,nếu các con không ra lấy sau chắc buồn ăn năn. Các thứ xe dê, xe hươu, xe trâunhư thế, nay ở ngoài cửa có thể dùng dạo chơi, các con ở nơi nhà lửa, nên maura đây, tùy ý các con muốn, cha đều sẽ cho các con.”

Lúc bấy giờ, các người connghe cha nói đồ chơi báu đẹp vừa ý mình, nên lòng mỗi người đều mạnh mẽ xô đẩylẫn nhau, cùng đua nhau ruổi chạy, tranh ra khỏi nhà lửa. Khi đó Trưởng giảthấy các con đặng an ổn ra khỏi nhà lửa, đều ở trong ngã tư đường ngồi nơi đấttrống không còn bị chướng ngại, tâm ông thơ thới vui mừng hớn hở.

Bấy giờ các người con đềuthưa với cha rằng: “Cha lúc nãy hứa cho những đồ chơi tốt đẹp, nào xe dê, xehươu, xe trâu xin liền ban cho.”

GIẢNG:

Nghiệm lạimới thấy cái si mê của chúng ta quá lắm, đang bị nguy hiểm bủa vây, đáng sợ màkhông sợ, lại cứ mải miết tham mê, Phật kêu ra mà không ra. Thật đáng thương!Cho nên Ngài mới tìm cách dẫn dụ.

Trưởng giảbiết các con ham chơi, ưa thích đồ quí đẹp, nên bảo: “Các con mau ra khỏi nhàlửa, cha sẽ cho đồ chơi quí tốt như xe dê, xe hươu, xe trâu, ở ngoài cửa sẽ tùyý dạo chơi, hãy ra mau!” Các người con nghe có đồ chơi tốt quí sanh lòng hamthích, đua nhau chạy ra.

Tất cả chúng ta đều mê lầm nênPhật nói thẳng lẽ thật, chúng ta không kham tin nhận nên Ngài phải dùng phươngtiện dụ dỗ mới chịu nghe. Cái mà đem ra dụ dỗ thì không thật, nhưng đức Phậtlại nói. Tuy là cái dụ dỗ không thật mà vẫn hơn. Khi chúng sanh tu để ra khỏinhà lửa tam giới, chỉ nghĩ sẽ được quả Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát. Nhưng khira khỏi nhà lửa rồi thì được Phật chỉ cho Phật thừa bình đẳng, quá sức tưởngtượng, quá điều mong ước của chúng sanh.

Tới đây, chúng ta mới thấylòng từ bi của đức Phật vô lượng vô biên, Ngài dùng đủ mọi phương tiện dẫn dụ,thế mà chúng ta có người nghe có người không nghe, cứ quanh quẩn trong cảnhnguy hiểm khổ đau không chịu ra. Thậm chí Ngài phải khai thác tâm lý để dẫn dụ:Ráng niệm Phật chừng mười câu, nếu được nhất tâm bất loạn thì được Phật A-di-đàvà Thánh chúng đón về Cực lạc, ở đó không có khổ, cực kỳ vui sướng, muốn gìđược nấy. Ngài biết chúng sanh đang ham mê ngũ dục lạc ở thế gian, ham tiềncủa, vàng bạc châu báu nên Phật nói ở cõi Cực Lạc đất cát thì bằng vàng, có lancan, lưới, cây, ao bằng bảy báu, lầu các làm bằng pha lê, xa-cừ, xích châu, mãnão. Chúng sanh tham ưa mùi thơm, sắc đẹp, tiếng hay thì Phật nói cõi Cực Lạccó hoa sen lớn, có ánh sáng đủ màu, mùi thơm vi diệu, có nhạc trời, chim báungày đêm ca hát với âm thanh tuyệt diệu. Thích ăn ngon, Phật nói ở Cực Lạc muốnăn liền có ăn... toàn là những cái đúng với sở thích của chúng sanh. Như vậycho thấy đức Phật từ bi đáo để và rất khéo dùng phương tiện trị bệnh đam mê dụclạc của chúng sanh ở cõi này. Phật nói thẳng chúng sanh không nghe, không tin,nên phải dẫn dụ, dụ bằng cách này không được thì dụ bằng cách khác. Thấy tâmlượng của Phật, chúng ta vừa tôn kính Phật, mà cũng vừa tức cười cho mình làđứa bé bị dụ dỗ!

CHÁNH VĂN:

16.-Xá-lợi-phất! Khi đó Trưởng giả đều cho các con đồng một thứ xe lớn, xe đó caorộng chưng dọn bằng các món báu, lan can bao quanh, bốn phía treo linh, lạidùng màn lọng giăng che ở trên, cũng dùng đồ báu đẹp tốt lạ mà trau dồi đó, dâybằng báu kết thắt các dải hoa rủ xuống, nệm chiếu mềm mại trải chồng, gối đỏ đểtrên, dùng trâu trắng kéo, sắc da mập sạch, thân hình mập đẹp, có sức rất mạnh,bước đi ngay bằng mau lẹ như gió, lại có đông tôi tớ để hầu hạ đó.

Vì cớsao? Vì ông Trưởng giả đó của giàu vô lượng, các thứ kho tàng thảy đều đầyngập, ông nghĩ rằng: “Của cải của ta nhiều vô cực, không nên dùng xe nhỏ xấukém mà cho các con, nay những trẻ thơ này đều là con của ta, đồng yêu khôngthiên lệch, ta có xe bằng bảy báu như thế số nhiều vô lượng nên lấy lòng bìnhđẳng mà đều cho chúng nó, chẳng nên sai khác.

Vì sao? Dầu đem xe của tađó khắp cho cả người một nước hãy còn không thiếu huống gì các con.” Lúc ấy,các người con đều ngồi xe lớn đặng điều chưa từng có, không phải chỗ trước kiamình trông.

GIẢNG:

Ông Trưởng giả dụ những ngườicon ra khỏi nhà lửa sẽ cho ba xe, nhờ vậy mà chúng đua nhau chạy ra khỏi nhàlửa. Khi chúng ra rồi ông Trưởng giả không cho ba xe, mà chỉ cho xe trâu trắnglớn bậc nhất, trang trí bằng những vật quí giá. Sở dĩ ông cho như vậy là vì tâmông bình đẳng không muốn có sự sai biệt giữa các con. Vả lại ông là người giàucó của cải vô lượng, giả sử cho xe tốt đó khắp người trong thiên hạ cũng khôngthiếu. Vậy, xe trâu trắng đó là dụ cho Tri kiến Phật có sẵn nơi mỗi người; nếubiết quay lại với chính mình, không đuổi theo trần cảnh thì Tri kiến Phật hiệntiền, lúc bấy giờ an vui, tự do, tự tại, vô ngại.

Qua thí dụ này, chúng ta thấycái đặc biệt của đạo Phật là nêu lên những cảnh vô thường, khổ não, bất như ýthường xuyên chi phối con người. Sau khi chỉ cho thấy những khổ đau rồi dạyphải tu để thoát khỏi cảnh khổ đó, thì sẽ được an vui tự tại vô ngại. Mới thoạtnhìn thấy đạo Phật như bi quan, nhưng nếu biết nhìn và biết sống đúng lẽ thậtthì đạo Phật rất lạc quan và tích cực.

CHÁNH VĂN:

17.-Xá-lợi-phất! Ý của ông nghĩ sao? Ông Trưởng giả đó đồng đem xe trân báu lớn chocác người con, có lỗi hư vọng chăng?

Xá-lợi-phấtthưa:

- ThưaThế Tôn! Không, ông Trưởng giả đó chỉ làm cho các người con đặng khỏi nạn lửa,toàn thân mạng chúng nó chẳng phải là hư vọng. Vì sao? Nếu được toàn thân mạngbèn đã được đồ chơi tốt đẹp, huống nữa là dùng phương tiện cứu vớt ra khỏi nhàlửa.

ThếTôn! Dầu ông Trưởng giả đó nhẫn đến chẳng cho một thứ xe rất nhỏ còn chẳng phảihư vọng. Vì sao? Vì ông Trưởng giả đó trước có ý nghĩ như vầy: Ta dùng chướcphương tiện cho các con được ra khỏi, vì nhân duyên đó nên không hư vọng vậy.Huống gì ông Trưởng giả tự biết mình của giàu vô lượng muốn lợi ích cho các conmà đồng cho xe lớn.

GIẢNG:

Đức Phật hỏi ngài Xá-lợi-phất:Ông Trưởng giả hứa cho ba xe, bấy giờ các con ra khỏi nhà lửa, ông chỉ cho cómột xe trâu trắng, như vậy ông có lỗi dối gạt không? Ngài Xá-lợi-phất trả lờikhông. Vì ông Trưởng giả muốn cho các con khỏi bị lửa thiêu đốt thân mạng, nêndùng phương tiện dẫn dụ cho ra khỏi nhà lửa để thoát khỏi nạn khổ. Chẳng nhữngkhông cho xe nhỏ mà lại cho xe lớn là điều quá tốt, quá sức tưởng tượng của cáccon, khiến chúng được điều chưa từng có, lợi ích vui sướng khôn lường. Cũngvậy, Phật thuyết pháp lập ba thừa: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát rõ ràng. Tớiđây Phật nói ba thừa đó không thật, chỉ có Phật thừa mới là cứu kính. Như vậylà sao? Điều này chúng ta phải hiểu cho thật kỹ. Đức Phật với tâm bình đẳngthương chúng sanh như nhau, không muốn có sự sai biệt giữa người này với ngườikhác. Sở dĩ trước Phật lập ba thừa là vì căn cơ chúng sanh còn thấp, nên Phậttùy theo đó mà phương tiện hướng dẫn từ từ. Nay chúng đã đủ khả năng tin nhậnnên Phật chỉ thẳng Phật thừa rốt ráo, để tất cả đều được lợi ích như nhau.

CHÁNH VĂN:

18.-Phật bảo ngài Xá-lợi-phất:

- Haythay! Hay thay! Như lời ông nói, Xá-lợi-phất! Như Lai cũng lại như thế, Phật làcha của tất cả thế gian, ở nơi các sự sợ hãi suy não lo buồn vô minh che tốihết hẳn không còn thừa, mà trọn thành tựu vô lượng tri kiến, trí lực, vô sở úy,có sức đại thần thông cùng sức trí huệ đầy đủ các món phương tiện, trí huệba-la-mật, đại từ đại bi thường không hề lười mỏi. Hằng vì cầu việc lành lợicho tất cả muôn loại mà sanh vào nhà lửa tam giới cũ mục này, để độ chúng sanhra khỏi nạn lửa: sanh, già, bệnh, chết, lo buồn khổ não, ngu si tối tăm, bađộc; dạy bảo cho chúng sanh đặng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

19.- Tathấy các chúng sanh bị những sự sanh, già, bệnh, chết, lo buồn, khổ não nó đốtcháy, cũng vì năm món dục tài lợi mà bị các điều thống khổ. Lại vì tham mê đeođuổi tìm cầu nên hiện đời thọ các điều khổ, đời sau thọ khổ địa ngục, súc sanh,ngạ quỉ. Nếu sanh lên trời và ở trong loài người thời nghèo cùng khốn khổ, bịkhổ về người yêu thường xa lìa, kẻ oán ghét lại gặp gỡ. Các món khổ như thế màchúng sanh chìm trong đó vui vẻ dạo chơi, chẳng hay chẳng biết, chẳng kinhchẳng sợ, cũng chẳng sanh lòng nhàm, không cầu giải thoát; ở trong nhà lửa tamgiới này Đông Tây rảo chạy, dầu bị khổ nhiều vẫn chẳng lấy làm lo.

GIẢNG:

Đức Phật là bậc trí tuệ viênmãn, có đủ trí lực, vô sở úy, thần thông, ba-la-mật, vì thương tất cả chúngsanh còn đang mê đắm ngũ dục trong nhà lửa tam giới, nên Ngài mới nguyện sanhvào trong nhà lửa này để độ tất cả ra khỏi nhà lửa. Lửa đó là lửa: sanh, già,bệnh, chết, tham, sân, si, lo, buồn. Lửa sanh, già, bệnh, chết âm ỉ thiêu đốtcon người từ lúc tóc xanh cho tới bạc đầu không lúc nào dừng nghỉ. Còn lửa thamtài, tham sắc, tham danh... người muốn có nhiều tiền của hay danh vọng thì phảilao thần, hao khí, tổn giảm sức lực nhiều mới có tiền tài, danh vọng, và đã córồi thì phải phí công gìn giữ. Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật có thí dụ: “Mộtcây hương khi được đốt lên, mùi hương lan tỏa dần ra, người xung quanh ngửiđược mùi thơm thì cây hương cháy đã gần tàn.” Cũng vậy, khi chúng ta tạo cho đủđiều kiện để thành danh, có quyền lợi thì sức lực đã hao mòn, thân già tócbạc... Nếu tham mà không được thỏa mãn thì sân hận nổi lên, hoặc lo buồn dấykhởi, tinh thần rối loạn, nói xằng làm bậy, thân tâm bất an, sức khỏe suy yếu.Đó là lửa tham, lửa sân, lửa si thiêu đốt con người, khiến cho người khổ đaubất tận.

Sở dĩ chúng ta bị sanh, già,bệnh, chết, tham, sân, lo, buồn, khổ não đốt cháy, là vì chúng ta thích ưa nămmón dục lạc ở thế gian là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Mắt thì mê sắc đẹp, taithì ưa tiếng hay, mũi thì thích mùi thơm, lưỡi thì ưa vị ngon, thân thì thíchxúc chạm cái trơn, láng, mềm, ấm... Nếu chạy theo năm món đó thì con người đaukhổ. Suốt ngày đi làm nhọc mệt cho có tiền, để ăn cho thật ngon, mặc cho thậtđẹp rồi tối đi xem hát, nghe nhạc... Cả ngày làm vất vả nhọc nhằn chỉ để thỏamãn năm món dục lạc. Càng đuổi theo dục lạc càng bị lửa tham dục, lửa sân hận,lửa si mê đốt cháy khốn khổ vô cùng. Chẳng những khổ trong đời hiện tại, màchính vì đuổi theo danh lợi, tài sắc mà con người gây nhiều tội lỗi tày trời.Khi đã tạo những cái nhân tày trời rồi, thì quả khổ địa ngục, ngạ quỉ, súc sanhở đời sau không tránh khỏi. Và thọ báo xong, nếu trở lại làm người thì cũng làmngười cùng khổ, lại bị cái khổ người yêu thương xa lìa, kẻ oán ghét lại gặp gỡ;bao nhiêu thứ khổ dồn dập không có ngày dừng, không có ngày ra.

CHÁNH VĂN:

20.-Xá-lợi-phất! Đức Phật thấy việc này rồi bèn nghĩ rằng: “Ta là cha của chúngsanh nên cứu chúng nó ra khỏi nạn khổ đó, ban vô lượng vô biên món trí huệ vuicủa Phật để chúng nó dạo chơi.”

Xá-lợi-phất!Đức Như Lai lại nghĩ: “Nếu ta chỉ dùng sức thần thông cùng sức trí huệ bỏ chướcphương tiện, mà vìchúng sanh khenngợi các món tri kiến, trí lực, vô sở úy của Như Lai, ắt chúng sanh chẳng cóthể do đó mà đặng độ thoát.”

Vì sao? Vì các chúng sanhđó chưa khỏi sự sanh, già, bệnh, chết, lo buồn, đau khổ, đương bị thiêu đốttrong nhà lửa tam giới, làm sao có thể hiểu được trí huệ của Phật.

GIẢNG:

Con người mê lầm ngay trongđời hiện tại, khi còn khỏe mạnh thì chạy theo tài sắc, danh lợi... đến khi giàchết thì lại lo di chúc cho con cháu chọn đất tốt để chôn, xây mộ cho kiêncố... Chết là thân tứ đại trả về cho tứ đại, thân này vô thường không giữ được,thế mà muốn tạo cái mộ để đời, tất cả đều là tướng vô thường làm sao giữ được?Lớp mê lầm này chồng chất lên lớp mê lầm kia, khổ này chồng lên khổ khác, baogiờ mới ra khỏi?

Đức Phật nói Ngài có đủ sứcthần thông và trí lực vì chúng sanh nói thẳng kinh Pháp Hoa, nhưng Ngài khôngáp dụng. Vì sức chúng sanh chưa kham tin nhận, nên phải bày những phương tiệnnhư Tam thừa, hay cõi Cực Lạc... Nhờ những phương tiện này chúng sanh ứng dụngtu hành, tự thấy rõ ở trong tam giới là khổ, ham thích quả Thanh văn, Duyêngiác, Bồ-tát là chỗ an vui, để tự cố gắng thoát ra khỏi nhà lửa tam giới. Phậtra vào trong tam giới tự do không ngại, tại sao Ngài không dùng thần thông haytrí lực đưa chúng sanh ra khỏi luân hồi sanh tử mà phải dùng phương tiện dẫndụ? Vì muốn ra khỏi luân hồi sanh tử vĩnh viễn, thì mỗi người phải tự ý thứcluân hồi sanh tử là khổ đau và tìm lối thoát ra. Đó là mỗi người tự tạo nhânrồi thọ quả, chớ Phật không thế được. Ví dụ một học giả thông minh tài giỏi đỗTiến sĩ, có những đứa con lười biếng học, ông biết học dốt thì thua sút bạn bè,ra đời khó sống. Ông thương, muốn chúng nó học giỏi như ông, mà chúng cứ lườibiếng ỷ lại cha mình là người thông minh tài giỏi nên không chịu học hành. Ôngtuy thương con, nhưng không thể đem cái thông minh học giỏi của mình cho conđược, nên mới dụ các con hãy ráng học ông sẽ cho đồ chơi, để cho các con ham màlo học thành người tài giỏi. Cũng giống như Phật dẫn dụ chúng sanh thực hànhtheo lời Ngài dạy để được hết khổ...

Hiện tại chúng ta tu cứ cầuPhật cho mình thế này cho mình thế khác. Rõ ràng, nếu cho được cứu được thìPhật đã dùng thần thông trí lực khiến cho chúng sanh không già, không bệnh,không chết, cũng như hết tham, hết sân, hết si. Thế mà, chính thân tứ đại củaNgài cũng già cũng chết; tham, sân, si cũng do Ngài tu mới hết và mới thànhPhật. Đây là một lẽ thật mà tất cả mọi người tu Phật phải biết và cố gắng thựchành lời Phật dạy để thoát khỏi khổ đau, chớ không phải do lễ lạy van vái màPhật ban vui cứu khổ cho chúng ta được.

CHÁNH VĂN:

21.- Xá-lợi-phất! Như ôngTrưởng giả kia dầu thân và tay có sức mạnh mà chẳng dùng đó, chỉ ân cần phươngtiện gắng cứu các con thoát nạn nhà lửa, vậy sau đều cho xe trân báu lớn.

Đức NhưLai cũng lại như thế, dầu có trí lực cùng sức vô úy mà chẳng dùng đến, chỉ dùngtrí tuệ phương tiện nơi nhà lửa tam giới cứu vớt chúng sanh, vì chúng sanh nóiba thừa Thanh văn, Duyên giác cùng Phật thừa, mà bảo rằng: “Các ngươi không nênưa ở trong nhà lửa tam giới, chớ có ham mê các món sắc, thinh, hương, vị, xúcthô hèn, nếu tham, mê ắt sanh ái nhiễm thời sẽ bị nó đốt, các ngươi mau ra khỏiba cõi sẽ đặng chứng ba thừa: Thanh văn, Duyên giác và Phật thừa.

Nay tavì các ngươi mà bảo nhiệm việc đó quyết không dối vậy. Các ngươi chỉ nên siêngnăng tinh tấn tu hành.” Đức Như Lai dùng phương tiện ấy để dụ dẫn chúng sanhthẳng đến, lại bảo: “Các ngươi nên biết rằng pháp ba thừa đó đều là pháp củacác đấng Thánh khen ngợi, là pháp tự tại không bị ràng buộc, không còn phảinương gá tìm cầu, ngồi trong ba thừa này dùng các món căn, lực, giác chi, thánhđạo, thiền định vô lậu, cùng giải thoát tam-muội v.v... để tự vui sướng, đặngvô lượng sự an ổn khoái lạc.”

GIẢNG:

Thích ưa sắc, thanh, hương,vị, xúc là cái vui tạm bợ thô hèn. Nếu còn kẹt trong ngũ dục là còn có áinhiễm, có ái nhiễm là bị lửa tham dục thiêu đốt. Muốn ra khỏi ba cõi thì đừngđuổi theo ngũ dục lạc. Nếu dứt được ngũ dục lạc thì sẽ được ba thừa, và khiđược ba thừa thì sẽ được an lạc, tức là đã ra khỏi nhà lửa tam giới.

CHÁNH VĂN:

22.- Xá-lợi-phất! Nếu cóchúng sanh nào bề trong có Trí tánh, theo đức Phật Thế Tôn nghe pháp tin nhậnân cần tinh tấn, muốn chóng ra khỏi ba cõi tự cầu chứng Niết-bàn, gọi đó làThanh văn thừa, như các người con kia vì cầu xe dê mà ra khỏi nhà lửa.

Nếu có chúng sanh nào theođức Phật Thế Tôn nghe pháp, tin nhận, rồi ân cần tinh tấn, cầu trí huệ tựnhiên, ưa thích riêng lẻ vắng lặng, sâu rõ nhân duyên của các pháp, gọi đó làDuyên giác thừa, như các người con kia vì cầu xe hươu mà ra khỏi nhà lửa.

Nếu có chúng sanh nào theođức Phật Thế Tôn nghe pháp tin nhận, siêng tu tinh tấn, cầu Nhứt thiết trí,Phật trí, Tự nhiên trí, Vô sư trí, các món Tri kiến lực, Vô úy của Như Lai, cólòng thương xót làm an vui cho vô lượng chúng sanh, lợi ích trời, người, độthoát tất cả, hạng đó gọi là Đại thừa, Bồ-tát vì cầu đặng thừa này thời gọi làMa-ha-tát, như các người con kia cầu xe trâu mà ra khỏi nhà lửa.

GIẢNG:

Trở lại vídụ nhà lửa với ba xe. Nếu người nghe Phật nói pháp Tứ đế tinh tấn tu hành chứngNiết-bàn gọi là Thanh văn thừa, dụ như những người con cầu xe dê. Người nghePhật nói Mười hai nhân duyên, ở chỗ vắng vẻ quán sát lý duyên sanh của các phápgọi là Duyên giác thừa, dụ như những người con cầu xe hươu. Người nghe pháp tinnhận, tinh tấn tu hành cầu Nhất thiết trí, Phật trí, có lòng từ bi vô lượng làmlợi ích cho chúng sanh gọi là Đại thừa, dụ như những người con cầu xe trâu.

CHÁNH VĂN:

23.- Xá-lợi-phất! Như ôngTrưởng giả kia thấy các con được an ổn ra khỏi nhà lửa đến chỗ vô úy, ông tựnghĩ, ta của giàu vô lượng, nên bình đẳng đem xe lớn đồng cho các con. Đức NhưLai cũng lại như thế, là cha của tất cả chúng sanh, nếu thấy có vô lượng nghìnức chúng sanh do cửa Phật giáo mà thoát khỏi khổ, đường hiểm đáng sợ của ba cõiđặng sự vui Niết-bàn.

Bấy giờ đức Như Lai bènnghĩ: “Ta có vô lượng vô biên trí huệ, lực vô úy v.v... tạng pháp của các đứcPhật, các chúng sanh này đều là con của ta đồng ban cho pháp Đại thừa, chẳng đểcó người được diệt độ riêng, đều đem pháp diệt độ của Như Lai mà cho chúng sanhnó diệt độ.

Những chúng sanh đã thoátkhỏi ba cõi đó, Phật đều cho món vui Thiền định giải thoát v.v... của các đứcPhật, các món đó đều là một tướng, một thứ mà các đấng Thánh khen ngợi, haysanh ra sự vui sạch mầu bậc nhứt.”

24.-Xá-lợi-phất! Như ông Trưởng giả ban đầu dùng ba thứ xe dụ dẫn các con, sau rồichỉ ban cho xe lớn, vật báu trang nghiêm an ổn thứ nhất, song ông Trưởng giảkia không có lỗi hư dối. Đức Như Lai cũng như thế, không có hư dối, ban đầu nóiba thừa dẫn dắt chúng sanh sau rồi chỉ dùng Đại thừa mà độ giải thoát đó.

Vì sao?Như Lai có vô lượng tạng pháp trí huệ lực, vô sở úy, có thể ban pháp Đại thừacho tất cả chúng sanh, chỉ vì chúng sanh không thọ được hết.

Xá-lợi-phất!Vì nhân duyên đó nên phải biết các đức Như Lai dùng sức phương tiện ở nơi mộtPhật thừa phânbiệt nói thành ba.

GIẢNG:

Phật hỏilại ngài Xá-lợi-phất một lần nữa. Khi các con ra khỏi nhà lửa được an ổn, ôngTrưởng giả bình đẳng cho các con một thứ xe là xe trâu trắng. Cũng như đức Phậttuy có phương tiện nói ba thừa, nhưng khi chúng sanh đủ khả năng kham nhận,Phật nói ba thừa là không thật, chỉ thẳng Tri kiến Phật là chỗ cứu kính mà chưPhật hằng khen ngợi hằng hộ niệm, như vậy Ngài có mắc lỗi nói dối hay không?Ngài Xá-lợi-phất trả lời rằng: “Phật không có lỗi nói dối, vì Phật từ bi,phương tiện và bình đẳng độ cho chúng sanh thoát khỏi khổ đau.”

Đức Phật kết thúc chỗ cứu kínhchỉ có một Phật thừa, nhưng vì phương tiện nên nói thành ba thừa: Thanh văn,Duyên giác, Bồ-tát.

CHÁNH VĂN:

Đức Phật muốn tuyên lạinghĩa trên mà nói kệ rằng:

25.-

Thí như ông Trưởng giả
Có một nhà rất lớn
Nhà đó đã lâu cũ
Mà lại rất xấu xa
Phòng nhà vừa cao nguy
Gốc cột lại gãy mục
Trính xuyên đều xiêu vẹo
Nền móng đã nát rã
Vách phên đều sụp đổ
Đất bủn rơi rớt xuống
Tranh lợp sa tán loạn
Kèo, đòn sai rời khớp
Bốn bề đều cong vạy
Khắp đầy những tạp nhơ
Có đến năm trăm người
Ở đỗ nơi trong đó
Chim xi, hiêu, điêu, thứu
Quạ, chim thước, cưu, cáp
Loài ngươn xà, phúc yết
Giống ngô công, do-diên
Loài thủ công, bá túc
Dứu, ly cùng hề thử
Các giống độc trùng dữ
Ngang dọc xen ruổi chạy
Chỗ phân giải hôi thúi
Đồ bất tịnh chảy tràn
Các loài trùng khương lương
Bu nhóm ở trên đó
Cáo, sói cùng dã can
Liếm nhai và dày đạp
Cắn xé những thây chết
Xương thịt bừa bãi ra
Do đây mà bầy chó
Đua nhau đến ngoạm lấy
Ốm đói và sợ sệt
Nơi nơi tìm món ăn
Giành giựt cấu xé nhau
Gầm gừ gào sủa rân
Nhà đó sự đáng sợ
Những biến trạng dường ấy
Khắp chỗ đều có những
Quỉ, ly, mị, vọng, lượng
Quỉ dạ-xoa, quỉ dữ
Nuốt ăn cả thịt người
Các loại trùng độc dữ
Những cầm thú hung ác
Ấp, cho bú sản sanh
Đều tự giấu gìn giữ
Quỉ dạ-xoa đua đến
Giành bắt mà ăn đó
Ăn đó no nê rồi
Lòng hung dữ thêm hăng
Tiếng chúng đánh cãi nhau
Thật rất đáng lo sợ
Những quỉ cưu-bàn-trà
Ngồi xổm trên đống đất
Hoặc có lúc hỏng đất
Một thước hay hai thước
Qua rồi lại dạo đi
Buông lung chơi cùng giỡn
Nắm hai chân của chó
Đánh cho la thất thanh
Lấy chân đạp trên cổ
Khủng bố chó để vui
Lại có các giống quỉ
Thân nó rất cao lớn
Trần truồng thân đen xấu
Thường ở luôn trong đó
Rền tiếng hung ác lớn
Kêu la tìm món ăn
Lại có các giống quỉ
Cổ nó nhỏ bằng kim
Lại có các giống quỉ
Đầu nó như đầu trâu
Hoặc là ăn thịt người
Hoặc lại ăn thịt chó
Đầu tóc rối tung lên
Rất ác lại hung hiểm
Bị đói khát bức ngặt
Kêu la vừa rong chạy
Dạ-xoa cùng quỉ đói
Các chim muông ác độc
Đói gấp rảo bốn bề
Rình xem nơi cửa sổ
Các nạn dường thế đấy
Vô lượng việc ghê sợ.

GIẢNG:

Nhà đã hưmục xiêu vẹo, bị lửa lớn đốt cháy, trong nhà có những cảnh khổ đang diễn ranhư: các loài thú dữ, các loài ma quỉ độc ác... luôn luôn tìm cách đe dọa vàchực cắn nuốt lẫn nhau. Những chúng sanh trong cõi tam giới cũng thế. Ở cõiDục, ngoài cái khổ sanh, già, bệnh, chết bức ngặt bản thân; ngoài cái khổ dotham, sân, si, mạn, nghi, đố kỵ... ở nội tâm dày vò, giằng co, còn bị những cáikhổ bên ngoài như nghèo thiếu, đấu tranh, chúng sanh với chúng sanh gây họa hạicho nhau, chém giết lẫn nhau... không sao kể xiết. Ở đây đức Phật diễn tả bằngnhững hình ảnh cọp sói giành giựt mồi cắn xé lẫn nhau, yêu quỉ, hung thần rìnhrập ăn nuốt thịt người, ăn nuốt thịt thú... Những chúng sanh ở cõi Sắc và Vôsắc tuy có sung sướng thỏa mãn khoái lạc, không còn bị khổ xác thân nhưng vẫncòn bị sự biến dịch của tâm hồn, vẫn còn bị luật vô thường chi phối, hết phướccũng bị đọa lạc nên vẫn còn khổ.

CHÁNH VĂN:

26.-

Nhà cũ mục trên đó
Thuộc ở nơi một người
Người ấy vừa mới ra
Thời gian chưa bao lâu
Rồi sau nhà cửa đó
Bỗng nhiên lửa cháy đỏ
Đồng một lúc bốn bề
Ngọn lửa đều hừng hực
Rường cột và trính xuyên
Tiếng tách nổ vang động
Nát gãy rơi rớt xuống
Vách phên đều lở ngã,
Các loại quỉ thần thảy
Đồng cất tiếng kêu to,
Các giống chim, điêu, thứu
Quỉ cưu-bàn-trà thảy
Kinh sợ chạy sảng sốt
Vẫn không tự ra đặng
Thú dữ loài trùng độc
Chui núp trong lỗ hang,
Các quỉ tỳ-xá-xà
Cũng ở trong hang đó
Vì phước đức kém vậy
Bị lửa đến đốt bức
Lại tàn hại lẫn nhau
Uống máu ăn thịt nhau.
Những loại thú dã can
Thời đều đã chết trước
Các giống thú dữ lớn
Giành đua đến ăn nuốt
Khói tanh bay phùn phụt
Phủ khắp bít bốn bề
Loài ngô công, do-diên
Cùng với rắn hung độc
Bị lửa lòn đốt cháy
Tranh nhau chạy khỏi hang
Quỉ bàn-trà rình chờ
Liền bắt lấy mà ăn
Lại có các ngạ quỉ
Trên đầu lửa bật cháy
Đói khát rất nóng khổ
Sảng sốt chạy quàng lên
Nhà lửa đó dường ấy
Rất đáng nên ghê sợ
Độc hại cùng tai lửa
Các nạn chẳng phải một.

GIẢNG:

Đoạn nàyđức Phật diễn tả lại cảnh khổ của các người con trong nhà lửa, nào là các loàiquỉ dữ, các giống thú dữ, các loài trùng độc đang làm hại lẫn nhau... ÔngTrưởng giả là người đã ra khỏi nhà lửa, là vị chủ nhân của căn nhà này. Thấylửa đang cháy, các con đang bị lửa thiêu đốt vô cùng khốn khổ, ông thương và locho những người còn ở trong nhà này.

CHÁNH VĂN:

27.-

Lúc bấy giờ chủ nhà
Đứng ở nơi ngoài cửa
Nghe có người mách rằng:
Các người con của ông
Trước đây vì dạo chơi
Mà đến vào nhà này
Thơ bé không hiểu biết
Chỉ vui ham ưa đắm.
Trưởng giả vừa nghe xong
Kinh sợ vào nhà lửa
Tìm phương nghi cứu tế
Cho con khỏi thiêu hại
Mà dụ bảo các con
Nói rõ các hoạn nạn:
Nào ác quỉ độc trùng
Hỏa tai lan tràn cháy
Các sự khổ thứ lớp
Nối luôn không hề dứt
Loài độc xà, nguơn phúc
Và các quỉ dạ-xoa
Cùng quỉ cưu-bàn-trà
Những dã can, chồn, chó
Chim điêu, thứu, xi, hiêu
Lại giống bá túc thảy
Đều đói khát khổ gấp
Rất đáng phải ghê sợ
Chỗ khổ nạn như thế
Huống lại là lửa lớn
Các con nhỏ không hiểu
Dầu có nghe cha dạy
Cứ vẫn còn ham ưa
Vui chơi mãi không thôi.

GIẢNG:

Ông Trưởng giả ra khỏi nhàlửa, biết đàn con mình đang bị lửa thiêu đốt mà không hay, cứ say mê chơi giỡn,thích ưa đồ chơi không có giá trị, không biết lối ra, mắc phải nạn lửa thiêuđốt.

CHÁNH VĂN:

28.-

Bấy giờ Trưởng giả kia
Mới bèn nghĩ thế này:
Các con như thế đó
Làm ta thêm sầu não.
Nay trong nhà lửa này
Không một việc đáng vui
Mà các con ngây dại
Vẫn ham mê vui chơi
Chẳng chịu nghe lời ta
Toan sẽ bị lửa hại
Ông bèn lại suy nghĩ
Nên bày các phương tiện
Bảo với các con rằng:
Cha có rất nhiều thứ
Các đồ chơi trân kỳ
Những xe báu tốt đẹp
Nào xe dê, xe hươu
Cùng với xe trâu lớn
Hiện để ở ngoài cửa
Các con mau ra đây
Cha chính vì các con
Mà sắm những xe này
Tùy ý các con thích
Có thể để dạo chơi
Các con nghe cha nói
Các thứ xe như vậy
Tức thời cùng giành đua
Rảo chạy ra khỏi nhà
Đến nơi khoảng đất trống
Rời những sự khổ nạn.
Trưởng giả thấy các con
Được ra khỏi nhà lửa
Ở nơi ngã tư đường
Đều ngồi tòa sư tử
Ông bèn tự mừng rằng
Ta nay rất mừng vui
Những đứa con ta đây
Đẻ nuôi rất khó lắm
Chúng nhỏ dại không hiểu
Mới lầm vào nhà hiểm
Có nhiều loài trùng độc
Quỉ ly mị đáng sợ
Lửa lớn cháy hừng hực
Bốn phía đều phựt lên
Mà các trẻ con này
Lại ham ưa vui chơi
Nay ta đã cứu chúng
Khiến đều được thoát nạn
Vì thế các người ơi!
Ta nay rất vui mừng.
Khi ấy các người con
Biết cha đã ngồi an
Đều đến bên chỗ cha
Mà thưa cùng cha rằng:
Xin cha cho chúng con
Ba thứ xe báu lạ
Như vừa rồi cha hứa
Các con mau ra đây
Sẽ cho ba thứ xe
Tùy ý các con muốn
Bây giờ chính phải lúc
Xin cha thương cấp cho.

GIẢNG:

Ông Trưởng giả khi biết đàncon đang say mê chơi giỡn trong nhà lửa, ông lấy làm lo ngại, muốn cho chúng rakhỏi nhà lửa, phải dùng phương tiện dụ dỗ cho các thứ đồ chơi quí báu như xedê, xe hươu, xe trâu tùy theo ý thích, nếu chạy ra thì sẽ được cho. Những ngườicon nghe nói thế, đua nhau chạy ra khỏi nhà. Khi các con ra khỏi nhà lửa thìông Trưởng giả rất vui mừng và đàn con bu quanh xin ông cho đồ chơi báu đẹp.Những người con trong nhà lửa này khi ra khỏi nhà lửa là đã thoát nạn mà khôngnghĩ mình đã thoát nạn, vẫn còn mang lòng tham, mong cầu đồ chơi quí đẹp. Cũngvậy, chúng ta tu cứ nghĩ tới chứng đắc quả vị này quả vị khác, chớ không biếtrằng chủ yếu của sự tu hành là xả ly mọi cố chấp mọi loạn tưởng; hết chấp hếtloạn tưởng thì tự nhiên được an vui giải thoát. Hiểu như vậy mới thấy được lýđạo. Phần nhiều chúng ta tu bị kẹt trên phương tiện, hết kẹt phương tiện nàyđến phương tiện khác, đó là do bệnh si mê, nói lẽ thật không chịu tin nhận, cứtham lam ham chứng đắc nên mãi chìm trong luân hồi sanh tử.

CHÁNH VĂN:

29.-

Trưởng giả giàu có lớn
Kho đụn rất nhiều đầy
Vàng bạc cùng lưu-ly
Xa-cừ ngọc mã não
Dùng những món vật báu
Tạo thành các xe lớn
Chưng dọn trang nghiêm đẹp
Khắp vòng có bao lơn
Bốn mặt đều treo linh
Dây vàng xen thắt tụi
Lưới mành kết trân châu
Giăng bày phủ phía trên
Hoa vàng các chuỗi ngọc
Lòng thòng rủ khắp chỗ
Các màu trang sức đẹp
Khắp vòng xây quanh xe
Dùng nhiễu hàng mềm mại
Để làm nệm lót ngồi
Vải quí mịn rất tốt
Giá trị đến nghìn muôn
Bóng láng trắng sạch sẽ
Dùng trải trùm trên nệm
Có trâu trắng to lớn
Mập khỏe nhiều sức mạnh
Thân hình rất tươi tốt
Để kéo xe báu đó
Đông những tôi và tớ
Mà chực hầu giữ gìn
Đem xe đẹp như thế
Đồng ban cho các con
Các con lúc bấy giờ
Rất vui mừng hớn hở
Ngồi trên xe báu đó
Dạo đi khắp bốn phương
Vui chơi nhiều khoái lạc
Tự tại không ngăn ngại.

GIẢNG:

Khi các con ra khỏi nhà lửa,đến vây quanh ông Trưởng giả xin đồ chơi. Với tâm bình đẳng, ông cho các contoàn xe trâu trắng trang hoàng bằng những vật báu ngoài sức tưởng tượng, ngoàisự mong ước của các con.

CHÁNH VĂN:

30.-

Bảo Xá-lợi-phất này
Đức Phật cũng như vậy
Tôn cả trong hàng Thánh
Cha lành của trong đời
Tất cả các chúng sanh
Đều là con của ta
Say mê theo thế lạc
Không có chút huệ tâm.
Ba cõi hiểm không an
Dường như nhà lửa cháy
Các nạn khổ dẫy đầy
Rất đáng nên ghê sợ
Thường có những sanh, già
Bịnh, chết và rầu lo
Các thứ lửa như thế.
Cháy hừng chẳng tắt dứt.
Đức Như Lai đã lìa
Nhà lửa ba cõi đó
Vắng lặng ở thong thả
An ổn trong rừng nội
Hiện nay ba cõi này
Đều là của ta cả
Những chúng sanh trong đó
Cũng là con của ta.
Mà nay trong ba cõi
Có nhiều thứ hoạn nạn
Chỉ riêng một mình ta
Có thể cứu hộ chúng
Dầu lại đã dạy bảo
Mà vẫn không tin nhận
Vì nơi các dục nhiễm
Rất sanh lòng tham mê
Bởi thế nên phương tiện
Vì chúng nói ba thừa
Khiến cho các chúng sanh
Rõ ba cõi là khổ
Mở bày cùng diễn nói
Những đạo pháp xuất thế
Các người con đó thảy
Nếu nơi tâm quyết định
Đầy đủ ba món minh
Và sáu món thần thông
Có người được Duyên giác
Hoặc bất thối Bồ-tát.
Xá-lợi-phất phải biết
Ta vì các chúng sanh
Dùng món thí dụ này
Để nói một Phật thừa
Các ông nếu có thể
Tin nhận lời nói đây
Tất cả người đều sẽ
Chứng thành quả Phật đạo.

GIẢNG:

Tòa nhà xiêu vẹo hư mục đangbốc cháy, dụ như ở trong ba cõi, chính bản thân của chúng sanh đang bị lửa vôthường thiêu đốt, không thân nào, cảnh nào là không bị lửa tàn phá. Ở trong nhàlửa có đủ thứ hình tướng ghê tởm, đủ thứ hung hiểm ác độc đe dọa sát hại lẫnnhau, đó là dụ cho tham sân si biến ra thiên hình vạn trạng làm khổ con ngườimà không ai biết. Vì vậy Phật phương tiện dẫn dụ Niết-bàn Thanh văn, Niết-bànDuyên giác, Niết-bàn Bồ-tát để cho chúng sanh thích, tu hành thoát khỏi phiềnnão khổ đau. Sau cùng Phật chỉ thẳng Tri kiến Phật là chỗ cứu kính viên mãn.Nếu người đến được chỗ rốt ráo này thì an vui tự tại vô ngại.

CHÁNH VĂN:

31.-

Phật thừa đây vi diệu
Rất thanh tịnh thứ nhứt
Ở trong các thế gian
Không còn pháp nào trên
Của các Phật vui ưa
Tất cả hàng chúng sanh
Đều phải nên khen ngợi
Và cúng dường lễ bái
Đủ vô lượng nghìn ức
Các trí lực, giải thoát
Thiền định và trí huệ
Cùng pháp khác của Phật
Chứng đặng thừa như thế
Khắp cho các con thảy,
Ngày đêm cùng kiếp số
Thường đặng ngồi dạo chơi
Cho các hàng Bồ-tát
Cùng với chúng Thanh văn
Nương nơi thừa báu này
Mà thẳng đến đạo tràng
Vì bởi nhân duyên đó
Tìm kỹ khắp mười phương
Lại không thừa nào khác
Trừ Phật dùng phương tiện
Bảo với Xá-lợi-phất
Bọn ông các người thảy
Đều là con của ta
Ta thời là cha lành.
Các ông trải nhiều kiếp
Bị các sự khổ đốt
Ta đều đã cứu vớt
Cho ra khỏi ba cõi
Ta dầu ngày trước nói
Các ông được diệt độ
Nhưng chỉ hết sanh tử
Mà thiệt thời chẳng diệt
Nay việc nên phải làm
Chỉ có trí huệ Phật
Nếu có Bồ-tát nào
Ở trong hàng chúng này
Có thể một lòng nghe
Pháp thật của các Phật
Các đức Phật Thế Tôn
Dầu dùng chước phương tiện
Mà chúng sanh được độ
Đều là Bồ-tát cả.

GIẢNG:

Phật thừalà pháp vi diệu thanh tịnh bậc nhất, trong thế gian này không có pháp nào hơnđược, nên phải khen ngợi. Nếu người nào ưa vui tin nhận được pháp này thì chắcchắn những người đó sẽ thành Phật.

CHÁNH VĂN:

32.-

Nếu có người trí nhỏ
Quá mê nơi ái dục
Phật bèn vì bọn này
Mà nói lý Khổ đế
Chúng sanh nghe lòng mừng
Đặng điều chưa từng có
Đức Phật nói Khổ đế
Chân thật không sai khác
Nếu lại có chúng sanh
Không rõ biết gốc khổ
Quá say nơi khổ nhân
Chẳng tạm rời bỏ được
Phật vì hạng người này
Dùng phương tiện nói dạy
Nguyên nhân có các khổ
Tham dục là cội gốc
Nếu dứt được tham dục
Khổ không chỗ nương đỗ
Dứt hết hẳn các khổ
Gọi là đế thứ ba.
Vì chứng Diệt đế vậy
Mà tu hành Đạo đế
Lìa hết các khổ phược
Gọi đó là giải thoát
Người đó nơi pháp gì
Mà nói đặng giải thoát?
Chỉ xa rời hư vọng
Gọi đó là giải thoát
Kỳ thiệt chưa phải được
Giải thoát hẳn tất cả
Đức Phật nói người đó
Chưa phải thiệt diệt độ
Vì người đó chưa được
Đạo quả Vô thượng vậy
Ý của ta không muốn
Cho đó đến diệt độ
Ta là đấng Pháp vương
Tự tại nơi các pháp
Vì an ổn chúng sanh
Nên hiện ra nơi đời
Xá-lợi-phất phải biết
Pháp ấn của ta đây
Vì muốn làm lợi ích
Cho thế gian nên nói
Tại chỗ ông đi qua
Chớ có vọng tuyên truyền
Nếu có người nghe đến
Tùy hỉ kính nhận lấy
Phải biết rằng người ấy
Là bậc bất thối chuyển
Nếu có người tin nhận
Kinh pháp Vô thượng này
Thời người đó đã từng
Thấy các Phật quá khứ
Cung kính và cúng dường
Cũng được nghe pháp này
Nếu người nào có thể
Tin chịu lời ông nói
Thời chính là thấy Ta
Cũng là thấy nơi ông
Cùng các chúng Tỳ-kheo
Và các hàng Bồ-tát.

GIẢNG:

Đối với những người tâm ý nhỏhẹp không nhận được pháp lớn, nên Phật phương tiện nói Khổ đế, rồi từ Khổ đếNgài chỉ nguyên nhân gây ra khổ là Tập đế. Khi đã biết Khổ đế, Tập đế, Ngài mớinói Diệt đế tức là Niết-bàn, muốn đến Niết-bàn là phải biết đường lối tu hànhtức là Đạo đế. Nếu người y cứ pháp Tứ đế tu hành thì sẽ chứng được quảA-la-hán. Nhưng quả A-la-hán chưa thật là diệt độ, chưa thật là Niết-bàn. Tại sao?Vì các vị tu pháp Tứ đế thấy thân tâm này bị vô thường chi phối nên mới khổđau. Gốc của khổ đau là tham, sân, si mà tham, sân, si lại là hư vọng. Nhữngthứ hư vọng đó sạch hết tức là dứt được cái nhân luân hồi sanh tử gọi là Diệtđế. Thanh văn chỉ dẹp được phiền não hư vọng chưa nhận được Tri kiến Phật nơimình, nên đây Phật nói: “Chỉ xa rời hư vọng gọi đó là giải thoát.” Còn hàngBồ-tát hay Phật thừa thì nhận ra nơi mình có Tri kiến Phật. Nhận ra nơi mình cóTri kiến Phật rồi thì buông hết những cái hư vọng không thật.

Ví dụ cái áo bị dính những vếtnhơ, khi tẩy hết những vết nhơ thì nói cái áo đã sạch, kỳ thật chỉ hết nhữngvết nhơ chớ chưa thật sạch. Muốn sạch, sau khi tẩy các vết nhơ rồi phải đem cảcái áo ra giặt giũ, chừng đó mới thật sạch. Những vết nhơ sạch là cái sạchtương đối, cái áo sạch toàn diện mới là cái sạch tuyệt đối. Cũng vậy, khi dứtđược tham, sân, si, phiền não hư vọng thì tâm lặng lẽ gọi là Niết-bàn giảithoát. Niết-bàn này chỉ là Niết-bàn tiêu cực, chưa có diệu dụng tích cực, nêncó nhiều vị A-la-hán chứng Niết-bàn an trụ trong vắng lặng, rồi diệt độ luônkhông làm lợi ích chúng sanh. Còn hàng Bồ-tát nhận ra Tri kiến Phật, đoạn dứtnhân luân hồi sanh tử có đủ diệu dụng như: Thập lực, Tứ vô sở úy... ra giáo hóalàm lợi ích chúng sanh. Đó là tinh thần tiêu cực và tích cực của Thanh văn vàBồ-tát.

CHÁNH VĂN:

33.-

Phật vì người trí sâu
Nói kinh Pháp Hoa này
Kẻ thức cạn nghe đến
Mê lầm không hiểu được
Tất cả hàng Thanh văn
Cùng với Bích-chi Phật
Ở trong kinh pháp này
Sức kia không hiểu được.
Chính ông Xá-lợi-phất
Hãy còn nơi kinh này
Dùng lòng tin đặng vào
Huống là Thanh văn khác
Bao nhiêu Thanh văn khác
Do tin theo lời Phật
Mà tùy thuận kinh này
Chẳng phải trí của mình.

GIẢNG:

Phật vì người trí sâu nói kinhPháp Hoa, bởi hạng người này mới có đủ khả năng tin nhận. Còn hạng trí cạn hẹpnhư Thanh văn, Duyên giác thì không thể hiểu. Chính ngài Xá-lợi-phất đối vớikinh Pháp Hoa phải do lòng tin mà vào, huống là những hàng Thanh văn khác.

CHÁNH VĂN:

34.-

Lại nầy Xá-lợi-phất!
Kẻ kiêu mạn biếng lười
Vọng so chấp lấy ngã
Chớ vì nói kinh này
Hạng phàm phu biết cạn
Quá mê năm món dục
Nghe pháp không hiểu được
Cũng chẳng nên vì nói
Nếu có người không tin
Khinh hủy chê kinh này
Thời là dứt tất cả
Giống Phật ở thế gian.
Nếu có người xịu mặt
Mà cưu lòng nghi hoặc
Ông nên lóng nghe nói
Tội báo của người đó
Hoặc Phật còn tại thế
Hoặc sau khi diệt độ
Nếu có người chê bai
Kinh điển như thế nầy
Thấy có người đọc tụng
Biên chép, thọ trì kinh
Rồi khinh tiện ghét ganh
Mà cưu lòng kết hờn
Tội báo của người đó
Ông nay lại lóng nghe
Người đó khi mạng chung
Sa vào ngục A-tỳ
Đầy đủ một kiếp chẵn
Kiếp mãn hết lại sanh
Cứ xoay vần như thế
Nhẫn đến vô số kiếp
Từ trong địa ngục ra
Sẽ đọa vào súc sanh,
Hoặc làm chó, dã can
Thân thể nó ốm gầy
Đen điu thêm ghẻ lác
Bị người thường chọc ghẹo
Lại còn phải bị người
Gớm nhờm và ghét rẻ
Thường ngày đói khát khổ
Xương thịt đều khô khan
Lúc sống chịu khổ sở
Chết bị ném ngói đá
Vì đoạn mất giống Phật
Nên thọ tội báo đó
Hoặc sanh làm lạc đà
Hoặc sanh vào loài lừa
Thân thường mang kéo nặng
Lại thêm bị đánh đập
Chỉ nhớ tưởng: nước, cỏ
Ngoài ra không biết gì
Vì khinh chê kinh này
Mà mắc tội như vậy.
Có khi làm dã can
Đi vào trong xóm làng
Thân thể đầy ghẻ lác
Lại chột hết một mắt
Bị bọn trẻ nhỏ vây
Theo đánh đập liệng ném
Chịu nhiều các đau khổ
Hoặc có lúc phải chết
Ở đây vừa chết rồi
Liền lại thọ thân rắn
Thân thể nó dài lớn
Đến năm trăm do-tuần
Điếc ngây và không chưn
Lăn lóc đi bằng bụng
Bị các loài trùng nhỏ
Cắn rút ăn thịt máu
Bị khổ cả ngày đêm
Không tạm có ngừng nghỉ
Vì khinh chê kinh này
Mà mắc tội như vậy
Nếu được sanh làm người
Các căn đều ám độn
Lùn xấu lại lệt què
Đui điếc thêm lưng gù
Có nói ra lời gì
Mọi người không tin nhận
Hơi miệng thường hôi thúi
Bị quỉ mị dựa nhập
Nghèo cùng rất hèn hạ
Bị người sai khiến luôn
Nhiều bịnh, thân ốm gầy
Không có chỗ cậy nhờ
Dầu nương gần với người
Mà người chẳng để ý
Nếu có đặng điều chi
Thời liền lại quên mất
Nếu học qua nghề thuốc
Theo đúng phép trị bịnh
Mà bịnh người nặng thêm
Hoặc có khi đến chết,
Nếu tự mình có bệnh
Không người chữa lành đặng
Dầu có uống thuốc hay
Mà bịnh càng thêm nặng
Hoặc người khác phản nghịch
Cướp giựt trộm lấy của
Các tội dường thế đó
Lại tự mang vạ lây
Những người tội như đây
Trọn không thấy được Phật
Là vua trong hàng Thánh
Thường nói pháp giáo hóa
Những người tội như đây
Thường sanh chỗ hoạn nạn
Tâm cuồng loạn, tai điếc
Trọn không nghe pháp được
Trải qua vô số kiếp
Như số cát sông Hằng
Sanh ra liền điếc câm
Các căn chẳng đầy đủ
Thường ở trong địa ngục
Như dạo chơi vườn nhà
Ở tại ác đạo khác
Như ở nhà cửa mình
Lạc đà, lừa, heo, chó
Là chỗ kia thường đi
Vì khinh chê kinh này
Mắc tội dường thế đó
Nếu đặng sanh làm người
Điếc, đui, lại câm, ngọng
Nghèo cùng các tướng suy
Dùng đó tự trang nghiêm
Sưng bủng bịnh khô khát
Ghẻ, lác cùng ung thư
Các bịnh như trên đó
Dùng làm y phục mặc
Thân thể thường hôi hám
Nhơ nhớp không hề sạch
Lòng chấp ngã sâu chặt
Thêm nhiều tánh giận hờn
Tình dâm dục hẩy hừng
Đến chẳng chừa cầm thú
Vì khinh chê kinh này
Mắc tội dường thế đó.

GIẢNG:

Người chấp ngã đắm mê dục lạcthế gian, nghe kinh Pháp Hoa họ không tin lại còn khinh chê làm khuất mờ hạtgiống Phật nơi mình, lại còn nói cho người khác không tin làm mờ khuất hạtgiống Phật nơi người. Đó là làm đoạn mất hạt giống Phật ở thế gian nên mù mịtmê mờ, mặc tình tạo tội rồi mắc quả báo ở địa ngục. Khi hết quả báo địa ngụccòn dư báo làm súc sanh, làm người thì thân thể tàn tật, đau bệnh, nghèo đói...Tất cả mọi khổ đau đều do không tin và khinh chê kinh Pháp Hoa, nên mất ánhsáng trí tuệ mà tạo nghiệp ác thọ quả khổ.

CHÁNH VĂN:

35.-

Bảo cho Xá-lợi-phất!
Người khinh chê kinh này
Nếu kể nói tội kia
Cùng kiếp cũng chẳng hết
Vì bởi nhân duyên đó
Ta vẫn bảo các ông
Trong nhóm người vô trí
Chớ nên nói kinh này
Nếu có người lợi căn
Sức trí huệ sáng láng
Học rộng và nhớ dai
Lòng mong cầu Phật đạo
Những hạng người như thế
Mới nên vì đó nói
Nếu có người đã từng
Thấy trăm nghìn ức Phật
Trồng các cội đức lành
Thâm tâm rất bền vững
Hạng người được như thế
Mới nên vì đó nói
Nếu có người tinh tấn
Thường tu tập lòng từ
Chẳng hề tiếc thân mạng
Mới nên vì đó nói
Nếu có người cung kính
Không có sanh lòng khác
Lìa xa các phàm ngu
Ở riêng trong núi trầm
Những hạng người như thế
Mới nên vì đó nói
Lại Xá-lợi-phất này!
Nếu thấy có người nào
Rời bỏ ác tri thức
Gần gũi bạn hiền lành
Người được như thế ấy
Mới nên vì đó nói.
Nếu thấy hàng Phật tử
Giữ giới hạnh trong sạch
Như minh châu sáng sạch
Ham cầu kinh Đại thừa
Những người được như thế
Mới nên vì đó nói.
Nếu người không lòng giận
Chắc thiệt ý dịu hòa
Thường thương xót mọi loài
Cung kính các đức Phật
Hạng người tốt như thế
Mới nên vì đó nói.
Lại có hàng Phật tử
Ở tại trong đại chúng
Thuần dùng lòng thanh tịnh
Các món nhân cùng duyên
Thí dụ và lời lẽ
Nói pháp không chướng ngại
Những người như thế ấy
Mới nên vì đó nói.
Nếu có vị Tỳ-kheo
Vì cầu Nhứt thiết trí
Khắp bốn phương cầu pháp
Chắp tay cung kính thọ
Chỉ ưa muốn thọ trì
Kinh điển về Đại thừa
Nhẫn đến không hề thọ
Một bài kệ kinh khác
Hạng người được như thế
Mới nên vì đó nói.
Như có người chí tâm
Cầu xá-lợi của Phật
Cầu kinh cũng như thế
Đặng rồi đảnh lễ thọ
Người đó chẳng còn lại
Có lòng cầu kinh khác
Cũng chưa từng nghĩ tưởng
Đến sách vở ngoại đạo
Người được như thế ấy
Mới nên vì đó nói.
Bảo cùng Xá-lợi-phất!
Ta nói các sự tướng
Của người cầu Phật đạo
Cùng kiếp cũng chẳng hết
Những người như thế đó
Thời có thể tin hiểu
Ông nên vì họ nói
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

GIẢNG:

Ở trước, Phật dạy những ngườikhinh mạn lười biếng, trí kém... thì không nên vì họ mà nói kinh Pháp Hoa, e họkhông đủ sức tin, khinh chê rồi tạo tội mắc quả khổ. Tới đây, Phật dạy đối vớinhững người lợi căn trí sáng, người đã từng gặp Phật có căn lành với Phật,người tinh tấn thường tu tập lòng từ, người cung kính nghe lời Phật dạy khôngchán nhàm luôn ở chỗ vắng vẻ tu hành, người xa bạn ác gần gũi bạn lành, ngườigiữ giới thanh tịnh cầu pháp Đại thừa, người ít giận tâm dịu hòa, kính Phật,thương chúng sanh, người có tâm thuần tịnh hay dùng phương tiện giảng nói kinhpháp, người thọ trì kinh điển Đại thừa, Tỳ-kheo cầu Nhất thiết trí, người nghekinh điển thành tâm kính lễ tu tập, không ưa thích sách vở ngoại đạo; nên vìnhững người đó mà nói kinh Pháp Hoa, vì những hạng người này có khả năng tinthọ.

Chủ yếu của phẩm Thí Dụ làPhật chỉ cho tất cả hàng đệ tử tu theo Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ-tátthừa biết rõ ba thừa đó, Phật tùy căn cơ của chúng sanh mà phương tiện tạm lập,nên không có thật. Chỗ chân thật cứu kính mà Phật muốn chỉ là Phật thừa.

Ngoài điểmchủ yếu đã nói, trong phẩm Thí Dụ đức Phật còn nêu lên những cảnh tượng khổ đauđang bức bách con người trong nhà lửa, để cho người tu Phật thấy rõ lẽ thật làngười vật đang bị lửa vô thường, lửa tam độc thiêu đốt thân tâm. Thấy được lẽthật là tỉnh giác, do tỉnh giác mà tiến tu để thoát khỏi lửa thiêu đốt. Đó làngười trí mạnh do tỉnh giác mà được giải thoát. Còn người trí yếu, nhờ nghe lờiPhật dạy, tuy chưa đủ sức tỉnh giác, nhưng tin lời Phật nói là đúng, y theo đómà tiến tu, nhờ tiến tu nên cũng được giải thoát. Dụ như trường hợp các con củaông Trưởng giả tin cha cho ba xe, nên cố gắng chạy ra khỏi nhà lửa. Không bịlửa vô thường, lửa tam độc chi phối là giải thoát, còn bị lửa vô thường, lửatam độc bức bách thì còn trầm luân trong luân hồi sanh tử.

Thông thường giáo lý Phật nóitu đến chỗ viên mãn thì không còn chấp ngã chấp pháp, nghĩa là không còn thấythân tâm này là ngã, không còn thấy có pháp để tu để chứng. Lúc không còn thấyngã pháp là lúc an trụ Niết-bàn tịch diệt. Không còn ngã là không còn mình, vậyai an trụ Niết-bàn? Không còn pháp là không có Niết-bàn, vậy tu đến chỗ tịchdiệt, chỗ tịch diệt đó có phải là hư không chăng, vì không người không vật? Nếutu để trở thành hư không vô tri thì không nên tu, tu vô ích!

Đó là một vấn đề mà người tuít ai để ý, cứ tin Niết-bàn là tịch diệt vắng lặng, không còn gì hết, hiểu nhưvậy là họa cho người học Phật. Hình ảnh ông Trưởng giả kêu các con và khi cáccon ra khỏi nhà lửa, được ông cho xe trâu trắng mập, đẹp, trang hoàng bằng bảybáu ngoài sức tưởng tượng, ngoài sự ước mơ của các con. Cũng vậy, tu đến chỗkhông còn bị lửa vô thường, lửa tham sân si thiêu đốt, đâu phải ngang đó làhết, mà còn cái chân thật không hình tướng, không sanh diệt, thanh tịnh sángsuốt mầu nhiệm, vượt khỏi tầm hiểu biết suy lường của con người, nên đức Phậtkhông nói. Vì Phật không nói nên chúng sanh không biết không tin. Khi xả đượckiến chấp về giả ngã và buông được kiến chấp về giả pháp, mà Phật đã tùy căn cơcủa chúng sanh giả lập thì cái chân thật hiện bày đầy đủ diệu dụng bất khả tưnghì. Nhiều người học Phật, nghĩ Niết-bàn vắng lặng chắc buồn lắm vì trốngvắng. Còn ngã còn pháp thì mình có cái này được cái kia, khi tới Niết-bàn thìvô ngã, không có một pháp thì hưởng cái gì? vui cái gì? Họ đâu ngờ chính khihết vô minh phiền não, thoát khỏi luân hồi sanh tử trong tam giới thì được tựtại vô ngại, đầy đủ diệu dụng lợi ích chúng sanh. Ví dụ nhà lửa làm sáng tỏ ý nghĩanày.

Phẩm ThíDụ còn nói lên rằng: Người đến với đạo Phật mà không tin mình có Tri kiến Phật,đó là tự hủy hoại tự đoạn dứt căn lành của người, làm mất hạt giống Phật ở thếgian. Nên biết rõ Tri kiến Phật không rời thân năm uẩn sanh diệt giả tạm này màriêng có. Vì vậy, việc tin nhận Tri kiến Phật ở chính mình là việc rất thực tế,không phải là chuyện mơ hồ viển vông. Tin nhận Tri kiến Phật ngay nơi mình thìmới thấy rõ thân năm uẩn giả hợp này là huyễn hóa không thật, nếu ai mê chấp nólà thật thì trầm luân đau khổ. Thế nên nói tin kinh này thì được vô lượng trítuệ công đức; nếu không tin thì mê muội tạo vô số tội ác, chịu quả khổ cùngcực. Tin là tin mình có giống Phật, nếu tu sẽ được thành Phật, chớ không phảitin trên ngôn thuyết chữ nghĩa suông. Lý này đến phẩm Thường Bất Khinh Bồ-tátsẽ thấy rõ hơn.

Qua phẩm Thí Dụ, chúng ta thấylòng từ của Phật đối với chúng sanh vô lượng vô biên không ngằn mé. Ngài dùngmọi phương tiện để dẫn dụ giáo hóa cho chúng sanh mau thoát khỏi nhà lửa Tamgiới, được đầy đủ diệu dụng, tiến đến quả Phật như Ngài mới thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567