Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Lăng-già Tâm ấn

24/10/201015:47(Xem: 15572)
Kinh Lăng-già Tâm ấn


kinh-lang-gia-tam-an


KINH LĂNG GIÀ TÂM ẤN

Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch
Thiền Viện Thường Chiếu



LỜI NGƯỜI DỊCH

Chúng tôi phiên dịch bộ kinh Lăng-già TâmẤn này với mục đích cho Tăng Ni học tại Thiền viện chúng tôi. Tuy nhiên trướcchúng tôi đã có Sư bà Diệu Không dịch, ấn hành vào năm 1970 và 1971 rồi, songbản dịch ấy vì lược nhiều quá khiến chúng tôi không hài lòng, bất đắc dĩ phảidịch lại.

Ở đây chúng tôi dịch trungthực với Thiền sư Hàm Thị không dám tăng giảm trong phần sớ giải. Nếu có giảm,chỉ đôi chút thôi. Bởi chúng tôi thấy, ngài Hàm Thị quả thật là một Thiền sưngộ đạo trong môn đình Tào Động, cho nên lời sớ giải của Ngài rất phù hợp vớiTâm tông. Trên phần chánh văn kinh, chúng tôi dịch nguyên âm những danh từ,không nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa, độc giả cần đọc qua phần sớ giải sẽ hiểu rõ. Vìchánh văn vừa tối nghĩa lại cô đọng khúc chiết, nếu không nhờ phần sớ giải,chúng ta không tài nào lãnh hội được.

Bản kinh ngài Hàm Thị sớ giảiđây, nguyên tên là Lăng-già A-bạt-đa-la Bảo Kinh (Lankàvatàrasùtra), do ngài Cầu-na-bạt-đà-la(Gunabhadra) dịch Phạn Hán, có bốn quyển. Bởi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sau khi truyềnpháp cho Tổ Huệ Khả còn bảo: “xứ này có bốn quyển kinh Lăng-già có thể dùng ấntâm…”, nên ngài Hàm Thị sớ giải để thêm hai chữ Tâm Ấn. Tâm ấn có nghĩa là toànbộ kinh Lăng-già cốt làm sáng tỏ Bản tâm. Người đọc khéo lãnh hội sẽ thấy rõBản tâm mình, bao nhiêu lời Phật nói trong kinh dường như Phật đem tâm Ngài inqua tâm mình. Cộng thêm lời giải của ngài Hàm Thị càng làm cho chúng ta thấy rõBản lai diện mục của chính mình, hiện sờ sờ dưới bóng mặt trời trí tuệ củaNgài. Vì thế, hai chữ Tâm Ấn thật là xứng đáng. Do đó ngoài bìa chúng tôi chỉđề năm chữ Kinh Lăng-già Tâm Ấn.

Về phẩm loại thì bản dịchđời Ngụy chia mười tám phẩm, bản dịch đời Đường chia mười phẩm, chỉ riêng bảnnày gồm chung lại một phẩm để tên là Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm, có bốn phần. CâuNhất Thiết Phật Ngữ Tâm đã nói lên chẳng những đức Phật Thích-ca nói kinhLăng-già này chỉ thẳng Bản tâm, ngoài tâm không có một pháp, mà tất cả chư Phậtcó nói ra cũng đều chỉ Bản tâm. Như thế, để thấy Phật Phật giáo hóa không khác,pháp pháp đều hiện bày Bản tâm.

Trong phần đầu trước khigiải kinh, ngài Hàm Thị có làm bài Tổng luận mà không để tên Tổng luận, lại đểphẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm phần một khiến độc giả dễ lầm là văn kinh. Đó làNgài muốn nêu lên cho chúng ta thấy lời bàn luận của Ngài ở đây do góp nhặtnhững yếu điểm trong kinh, chỗ tất cả chư Phật nói về tâm, chớ không có ý kiếnnào riêng của Ngài. Vì thế, trong bài Tổng luận này thật cô đọng có thể gom hếttoàn ý bộ kinh. Độc giả thông được bài Tổng luận coi như nắm được yếu chỉ bộkinh Lăng-già.

Bốn quyển kinh Lăng-già, ngàiHàm Thị giải thành tám quyển. Đến phần cuối kinh, độc giả sẽ ngạc nhiên tại saokhông có câu: “Phật nói kinh này rồi, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni… đều rất vui mừng,tin nhận vâng làm, lễ bái lui đi” (Phật thuyết thử kinh dĩ, Tỳ-kheo, Tỳ-kheoni… giai đại hoan hỉ, tín thọ phụng hành, tác lễ nhi khứ). Bởi vì toàn bộ kinhLăng-già rất nhiều, các vị học giả Ấn Độ mang sang Trung Hoa phần nào thôi, nênphiên dịch chưa đến phần chót.

Chúng tôi mong độc giả đọcbộ kinh Lăng-già này thấy được Bản tâm, để khỏi cô phụ công ơn đức Phật dùngmọi cách chỉ dạy và khỏi uổng công ngài Hàm Thị đã nhọc nhằn giải thích chochúng ta.

Kính ghi,

Tu viện Chân Không

Đầu Xuân 1975

(bài viết của TT Thích Nguyên Tạng)
Kính mời vào xem
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]