Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Duyên khởi Kinh

16/05/201312:33(Xem: 10423)
Duyên khởi Kinh

Phat_Duoc_Su


Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức

Duyên khởi Kinh

Tỳ Kheo Thích Hằng Quang Giảng Giải

Nguồn: Tỳ Kheo Thích Hằng Quang Giảng Giải

Sở dĩ chúng ta có được bộ Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Ðức " là nhờ Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát mà có được. Ngài quán xét thấy chúng sinh chịu nhiều thống khổ và do sức Từ Bi của ngài muốn cứu độ họ, nương theo oai thần của Đức Như Lai nên Ngài thay Đại Chúng mà thỉnh Phật thuyết ra những bổn nguyện và công Đức thù thắng của chư Phật, để hầu giúp cho những chúng sinh tội ác, nghiệp chướng tiêu trừ và chúng sinh trong thời mạt pháp hưởng nhiều lợi lạc về sau. Chúng ta hiện tại được nghe danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật và thấy được bộ kinh mà còn trì tụng thì biết rằng đều là nhờ oai thần của Phật mà có được. Cũng là nhờ sức Từ Bi của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát mà hôm nay chúng ta được thấy kinh.

Tạng Thừa Sở Nhiếp


Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng được gọi là Tam Tạng.Vậy trong ba Tạng, Kinh này thuộc về Tạng nào? Kinh này thuộc về Kinh Tạng và Luật Tạng vì trong đó cũng có nói về Giới Luật. Kinh Tạng thì thuộc về Ðịnh Học, Luật Tạng thuộc về Giới Học, và Luận Tạng thì thuộc về Huệ Học.
"Thừa" ở đây là Ba Thừa: Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa.(thêm vào Nhân Thừa và Thiên Thừa gọi là Ngũ Thừa). Bộ Kinh Dược Sư này thuộc về Bồ Tát Thừa, vì trong kinh nói về bổn nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, khi ngài còn hành Bồ Tát đạo, phát ra những Đại nguyện để cứu độ chúng sinh.

Tông Chỉ Của Bộ Kinh


Tông chỉ của bộ Kinh này là: Ðộ Sanh, Bạt Khổ.
"Ðộ sanh" ở đây có nghĩa là cứu độ chúng sanh. "Cứu độ chúng sanh" thì không phải là chỉ cứu một hoặc hai người, cũng không phải là ba người, bốn người hay năm người mà gọi là độ sanh.. "Ðộ chúng sanh" là độ thoát tất cả mười hai loại chúng sanh. Phải phát tâm giáo hóa hết thảy chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh đều sớm được thành Phật; như thế mới gọi là "độ chúng sanh." Trong kinh đã nói chúng sanh trì danh của Đức Dược Sư thì nhờ đó mà họ phát Bồ Đề Tâm xa lìa ngũ dục hành Bồ Tát Đạo an trụ trong Chánh Pháp Tạng Như Lai, không còn đọa lạc vào những đường ác nữa.
Bạt Khổ: Bộ Kinh này có công năng "nhổ sạch khổ não," dứt trừ mọi nỗi khổ của chúng sanh.
Kinh này dùng cái tâm TÍN và NGUYỆN với việc TRÌ DANH (tức là Niệm Danh Hiệu của Đức Dược Sư) làm Tông Chỉ thiết yếu tu hành. Chẳng có tâm Tín, chẳng đủ sức phát nguyện. Chẳng phát nguyện, chẳng đủ sức đi đến chỗ thực hành. Chẳng thực hành được cái hạnh tu mầu nhiệm Trì Danh thì chẳng làm được cho mình mãn nguyện và chứng thực được cái mà mình đã tin và làm theo vậy.
Quý vị chớ cho rằng bộ kinh này tầm thường, bộ kinh này không tầm thường chút nào cả. Ý nghĩa trong kinh chúng ta cần phải suy nghĩ kỷ.
Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật chính là bực đại lương y, ngài có thể kê toa tất cả những thứ bịnh gì trên thế gian và xuất gian. Chúng sanh cần thuốc gì để trị lành thời Ngài kê toa đúng như vậy mà không bao giờ sai trái. Hôm nay chúng ta đến đây nghe giảng kinh Dược Sư chính là đang học cách trị lành bịnh cho chính mình. Chúng ta là những chúng sanh đang mắc bịnh mà thứ bịnh này muốn trị khỏi thì ngoài chính mình ra không ai có thể trị khỏi được. Nên hôm nay chúng ta đến nơi này nghe giảng Kinh Dược Sư tức là theo bậc đại lương y để học cách thức trị dứt căn bịnh điên đảo và tăng thượng mạn vậy.
Chúng ta uống vào toàn là thanh dược bực nhứt, khi uống vào liền trị khỏi. Đây là những hộ trùng của chúng ta, chúng sẽ tiến vào trong cơ thể, chúng không những không giết những thứ vi trùng ăn hại bên trong, mà trái lại chúng còn giúp cho 84.000 thứ phiền não của chúng sanh đều nhập diệt hưởng được mùi vị Thường Lạc Ngã Tịnh của Niết Bàn. Những hộ trùng sẽ nói, "bạn cứ yên tâm tôi vào đây không có ý sát hại bạn vì tôi giết bạn rồi bạn lại giết tôi như vậy chẳng có ý nghĩa; không khác nào vở bi kịch của thế gian. Tôi quá mõi mệt trong vai diễn xuất này rồi, và đã không còn muốn diễn nữa. Hoại trùng nghe liền suy nghĩ , phải bạn này nói đúng cứ diễn như vậy không có sự kết thúc thì chẳng có gì vị là thú vị. sao bạn này được vào đây trong khi ta thì bị mọi người muớn diệt trừ đi. Nghĩ như hoại trùng này tự nghĩ, phải muốn được chơn là không thể nào hướng ngoại mà tìm, mà phải quay về với tâm của vì trong cất chứa đủ mọi vui.
Quí vị nghĩ toa thuốc có tuyệt diệu không? Thật là tuyệt diệu, không những không làm tổn hại người khác mà lại trị lành căn bịnh của mình nữa. Tuyệt diệu, thật là tuyệt diệu, không sao nói hết.

Giải Thích Đề Kinh


Tên của bộ Kinh này là "Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. "Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai" là Nhân (người), "Bổn Nguyện Công Đức" là Pháp. Pháp cũng là một thứ "nghiệp." "Bổn nguyện" chính là hành vi và nghiệp đã tạo trong đời quá khứ, cũmg là những lời nguyện trong khi hành Bồ tát Đạo. Nay chỉ lập lại những gì đã phát nguyện. "Công Đức" là do sự huân tập những việc lành và dụng công mà được thành tựu được.
Như Lai một trong mười danh hiệu của Chư Phật Tất cả Chư Phật đều gọi là Như Lai; Vậy Như Lai nghĩa là gì? nghĩa là người chẳng phải từ đâu đến, mà cũng chẳng đi về đâu( biểu tượng cho Pháp Thân thường trú của Phật vậy).
Lại nữa, "Như" là không có định hướng, không có một nơi chốn cố định nào; "lai" là do sự cảm ứng đạo giao, nhân duyên đã đến mà hiện ra, . Ðó gọi là "như lai." "như" là đạo lý Bổn Giác; "lai" là trí huệ của Thủy Giác. Bởi lý Bổn Giác khế hợp với trí Thủy Giác, cho nên gọi là "như lai."
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dùng danh từ Như Lai để xưng cho mình khi giảng Kinh, thuyết pháp,tránh sử dụng chữ Ta và Tôi, đó cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài.
"Kinh" có bốn ý nghĩa là: Quán, Nhiếp, Thường, và Pháp.
1. "Quán" là "quán xuyên sở thuyết nghĩa"; nghĩa là nối kết những nghĩa lý đã được thuyết giảng lại với nhau. Cũng giống như tràng chuỗi niệm Phật, các đạo lý trong Kinh được liên kết với nhau từng chữ, từng chữ một.
2. "Nhiếp" là "nhiếp trì sở hóa cơ," nghĩa là thâu phục, dẫn dắt tất cả chúng sanh có căn cơ và đã sẵn sàng để đón nhận sự giáo hóa.
3. "Thường". Thế nào gọi là "thường"? " nghĩa là từ xưa đến nay không hề biến đổi thì gọi là "thường." Những đạo lý chứa đựng trong Kinh vốn bất biến, trong quá khứ đã không thay đổi, ngay hiện tại cũng không thể thay đổi, và trong tương lai cũng sẽ không thay đổi, cho nên gọi là thường.
4. "Pháp". "Tam thế đồng tuân viết Pháp," nghĩa là những gì mà tam thế đều đồng lòng tuân theo thì gọi là "Pháp." "Tam-thế" là ba đời: Quá khứ, hiện tại và vị lai. Tất cả chúng sanh trong ba đời đều tôn thờ và noi theo giáo pháp trong Kinh mà tu hành. Như vậy, trong bảy loại lập đề, bộ Kinh này thuộc loại Nhân Pháp Lập Ðề(Lấy tên của người mà đặt tên đề của Kinh).

Truyền Dịch Sử Giả


Truyền dịch sử giả là giới thiệu người đã công phiên dịch ra bộ Kinh.Thời đại nhà Ðường, Tam tạng pháp sư Huyền trang dịch.

Giảng Giải Văn Nghĩa


Là phần giải thích Kinh văn vậy. Trước khi vào kinh văn chúng ta nên trì danh hiệu Dược Sư Phật vì ngài là người bị nói đến trong kinh, cho nên cần phải thành tâm mà niệm.
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.
Đã niệm danh hiệu của người bị nói, vậy chúng ta cũng phải nên niệm người nói ra bộ kinh này, ai là nói ra bộ kinh này? Chính là Đức Bổn Sư của chúng ta, phải có lòng thành để niệm; Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đã trì niệm người bị được nói đến và người nói ra bộ kinh này. Bây giờ cũng phải cần niệm người thỉnh Pháp, và kiết tập kinh điển, chúng ta hôm nay có được bộ kinh này nhờ người thỉnh Pháp và người kiết tập, người thỉnh Pháp chính Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và người kiết tập kinh điển chính là Tôn Giả A Nan, nên đem lòng thành mà niệm.
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Nam Mô A Nan Đà Tôn Giả.
Nam Mô Bổ Sư Tuyên Hóa Tỳ Kheo Bồ Tát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]