Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tựa Hội thứ chín Phần Kim Cương Năng Đoạn. Quyển Thứ 577. Hội thứ chín Phần Kim Cương Năng Đoạn

25/04/201318:10(Xem: 19114)
Tựa Hội thứ chín Phần Kim Cương Năng Đoạn. Quyển Thứ 577. Hội thứ chín Phần Kim Cương Năng Đoạn

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24

Tựa Hội thứ chín Phần Kim Cương Năng Đoạn
Quyển Thứ 577
Hội thứ chín Phần Kim Cương Năng Đoạn

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Thầm nghĩ:

Kẻ tìm nguồn sâu rộng, quyết tổng chứa nơi linh quái; kẻ lăng xăng trên đỉnh, từ nơi động xem thấy mịt mù. Huống là soi suốt rõ ràng, phong nhã cất cao xa, khuôn thước phụ nơi chơn thể, giềng mối huyền cơ lập thành cực yếu. Cội lớn phần thịnh nơi sơ hội, ngọn nhỏ thành tựu nơi hậu tâm. Chứa nhóm linh phước, tin thay phải lẽ vậy!

Cho nên:

Kia thừa lúc nhàn hạ, mới đem lời yếu ngữ làm tiêu chuẩn cho ba phen xin hỏi. Lý là khúc mắc, tình là đường thẳng, đôi bên đều nghiêm ngặt nơi đường nẻo. Cùng tột chẳng tưởng để bủa tưởng, rộng rãi chẳng giúp nơi đại công. Thu nhiếp các độ bởi một Đàn độ. Khuyên gắng đức rộng vô hành, nguyện ngang ánh sáng mặt trời, sánh cõi hư không mà chưa lường. Lòng tin khác bởi theo thói quen, phù phiếm thanh hương mà chẳng trụ, quên mất Pháp Thân nơi tướng hảo.

Đâu thấy Đức Như Lai chia cõi nước vi trần, ai làm số thế giới các sông, cái nhiều phước chẳng phải nhiều, núi chúa sánh cái thân lớn chẳng phải lớn. Pháp tánh tuyệt lời, quở rằng có nói là bài báng; Bồ đề lìa lấy, biết không trao mới là thành, đều sở do vẹt mây mù nơi bến nghi. Cắt đường tắt mới manh tâm, thưởng xúc các loài mà chẳng cùng cực, tham lẫn duyên tình tất phải dứt hết. Nhưng cái bén của kim cương, thật hai vật vẫn tiêu dung được; cái mạnh đối trừ dù cho một niệm cũng không quái ngại.

Về văn từ cần phải phàm thường, mà lời lẽ thẳng thắn và ước lược. Còn lý là rất thẳm sâu khó thấy, nên thuộc ý nhiều mê mờ. Do đó tiền Thánh làm luận, sở dĩ hậu Hiền cần học. Chẳng những có duyên nơi chấn đán , thật cũng từng thấy xương kỳ ở các nơi. Rộng hẹp hai bản, trước sau có năm nhà dịch; không mới không cũ, càng luyện càng sáng. Nhưng kinh quyển ở đâu thời là có Phật ; nên dấu vết thọ trì linh nghiệm như thần, truyền đi vật nghe chép đủ như trong biệt lục.

Vậy thời:

Tẩy sạch hai bên, rõ ràng chín quán. Mây bay tua tủa sầu ngậm bóng biến diệt; điện chớp mắt châu đẹp dời sáng bỗng chốc. Sao đêm giăng bủa mà sáng ngày rơi rụng, thời tà kiến khó bảo tồn; lộ đêm động ướt mà có mặt trời khô tan, thời sắc uẩn phải rút ngắn.

Vì lẽ pháp hữu vi phải như đây, gia thêm vô tướng là như kia. Nào ai chẳng đội ơn xa phó thác dặn dò, cong lưng thọ hành lời mỹ chứng kia vậy.

Thích Trí Nghiêm phụng dịch

Quyển thứ 577
Hội Thứ Chín Phần Kim Cương Năng Đoạn

Tôi nghe như vầy:

Một thuở, Đức Bạc Già phạm Thế Tôn trụ vườn cấp Cô Độc, rừng Thệ Đa tại Thất La Phiệt, đồng cùng chúng đại Bí sô ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấy giờ, Thế Tôn ở buổi mai ngày sửa sang xiêm áo, cầm nắm y bát, đi vào thành lớn Thất la Phiệt khất thực. Khi Bạc Già Phạm với trong thành ấy đi khất thực rồi, ra về lại bản xứ, ăn cơm xong , dọn y bát rửa chân rồi, ở sau khi ăn, trải tòa như thường lệ, ngồi lật tréo mu chân, thân vững nguyện chính, trụ niệm đối diện.

Khi đó, các Bí sô đi tới chỗ Phật. Đến rồi đảnh lễ đôi chân Thế Tôn, quanh hữu ba vòng, lui ngồi một phía. Cụ thọ Thiện Hiện cũng ngồi trong chúng hội như thế .

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện trong chúng, từ tòa đứng dậy, lệch áo một vai, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính mà thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn hiếm có ! Cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác năng đem giao dặn các Bồ tát Ma ha tát. Bạch Thế Tôn! Có các kẻ phát tới Bồ tát thừa nên trụ làm sao? Làm sao tu hành ? Làm sao nhiếp phục nơi tâm?

Nói lời ấy rồi, bấy giờ Thế Tôn bảo cụ thọ Thiện Hiện rằng: Hay thay, hay thay! Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác năng đem nhiếp thọ rất hơn nhiếp thọ các Bồ tát Ma ha tát. Cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác giao dặn rất hơn giao dặn các Bồ tát Ma ha tát. Vậy nên, Thiện Hiện! Ngươi phải nghe chắc, cực khéo làm ý. Ta sẽ vì ngươi phân biệt giải nói có các kẻ phát tới Bồ tát thừa nên trụ như thế, tu hành như thế, nhiếp phục nơi tâm như thế!

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy, xin vui muốn nghe.

Phật nói: Thiện Hiện! Có các kẻ phát tới Bồ tát thừa nên phải phát khởi tâm nhu vầy: Có bao nhiêu các hữu tình , nhiếp hữu tình, sở nhiếp, hoặc trứng đẻ,hoặc thai đẻ, hoặc ướt đẻ, hoặc hóa đẻ, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, cho đến thi thiết cõi hữu tình sở thi thiết. Như vậy tất cả, Ta phải đều khiến đối cõi Vô dư y diệu Niết bàn mà vào Niết bàn. Mặc dù độ vô lượng hữu tình cho diệt độ rồi như thế mà không có kẻ hữu tình được diệt độ. Vì cớ sao ?

Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát Ma ha tát chuyển tưởng hữu tình, chẳng nên nói gọi Bồ tát Ma ha tát. Sở dĩ vì sao?

Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát Ma ha tát chẳng nên nói lời chuyển tưởng hữu tình; như vậy chuyển tưởng mạng giả, tưởng sĩ phu, tưởng bổ đặc già la, tưởng ý sanh, tưởng nho đồng, tưởng tác giả, tưởng thọ giả, phải biết cũng thế. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Không có chút pháp gọi là kẻ phát tới Bồ tát thừa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát chẳng trụ nơi việc nên hành bố thí, trọn không chỗ trụ nên hành bố thí. Chẳng trụ nơi sắc nên hành bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp nên hành bố thí.

Thiện Hiện! Như vậy, Bồ tát Ma ha tát như chẳng trụ tưởng tướng nên hành bố thí. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát trọn không chỗ trụ mà hành bố thí, đống phước đức kia chẳng thể lấy lường.

Phật bảo Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Hư không phương đông lấy lường được chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được.

Thiện Hiện! Như vậy phương nam tây bắc, trên dưới, bốn góc, quanh khắp mười phương tất cả hư không thế giới lấy lường được chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Nếu Bồ tát Ma ha tát trọn không chỗ trụ mà hành bố thí, đống phước đức kia chẳng thể lấy lường cũng như thế. Thiện Hiện! Như vậy Bồ tát như chẳng trụ tưởng tướng nên hành bố thí .

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Được lấy các tướng đầy đủ quán Như Lai chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Chẳng nên lấy các tướng đầy đủ quán Như Lai . Vì cớ sao ? Vì Như Lai nói các tướng đầy đủ, tức chẳng phải các tướng đầy đủ.

Nói lời này rồi, Phật lại bảo cụ thọ Thiện Hiện rằng: Thiện Hiện! Cho đến các tướng đầy đủ đều là hư dối, cho đến chẳng phải tướng đầy đủ đều chẳng phải hư dối. Như vậy lấy tướng chẳng tướng nên quán Như Lai.

Nói lời này rồi, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vả có hữu tình ở đời đương lai phần sau thời sau năm trăm năm sau, Chánh pháp sắp diệt, khi thời phận chuyển, nghe thuyết câu kinh điển sắc như thế, sanh thật tưởng chăng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Chớ khởi nói thế, vả có hữu tình ở đời đương lai phần sau thời sau năm trăm năm sau, Chánh pháp sắp diệt, khi thời phận chuyển nghe thuyết câu kinh điển sắc như thế, sanh thật tưởng chăng. Nhưng lại, Thiện Hiện! Có Bồ tát Ma ha tát ở đời đương lai phần sau thời sau năm trăm năm sau, Chánh pháp sắp diệt, khi thời phận chuyển, đầy đủ giới nhỏ nhen, đủ sức, đủ huệ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát kia chẳng phải ở một chỗ Phật vâng thờ cúng dường, chẳng phải ở một chỗ Phật trồng các căn lành. Nhưng lại, Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát kia chẳng những ở chỗ một trăm ngàn Phật vâng thờ cúng dường, chẳng những ở chỗ một trăm ngàn Phật kia trồng các căn lành , mới được nghe thuyết câu kinh điển sắc như thế sẽ được một tâm tịnh tín.

Thiện Hiện! Như lai dùng nơi Phật trí đều đã biết kia. Như Lai dùng nơi Phật nhãn đều đã thấy kia. Thiện Hiện! Như Lai đều đã hiểu tất cả hữu tình kia sẽ sanh vô lượng vô số đống phước, sẽ nhiếp vô lượng vô số đống phước. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát kia không chuyển tưởng ngã, không chuyển tưởng hữu tình, không tưởng mạng giả, không tưởng sĩ phu, không tưởng bổ đặc già la, không tưởng ý sanh, không tưởng nho đồng, không tưởng tác giả, không tưởng thọ giả.

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát kia không chuyển tưởng pháp, không chuyển tưởng phi pháp, không chuyển tưởng cũng không chuyển phi tưởng. Sở dĩ vì sao?

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát có chuyển tưởng pháp, kia tức phải có chấp ngã, chấp hữu tình, chấp mạng giả, chấp bổ đăgià la thảy. Nếu có chuyển tưởng phi pháp, kia cũng phải có chấp ngã, chấp hữu tình, chấp mạng giả, chấp bổ đặc già la thảy. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Chẳng nên lấy pháp, chẳng nên lấy phi pháp. Vậy nên,Như Lai mật ý mà nói pháp môn dụ chiếc bè; các kẻ có trí, pháp hãy nên dứt huống nào phi pháp?

Phật lại bảo cụ thọ Thiện Hiện rằng: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vả có chút pháp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ư ? Vả có chút pháp nào Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là đã thuyết ra ư ?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghiã Phật đã nói ấy, không có chút pháp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cũng không có chút pháp nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã nói ra. Vì cớ sao?

Bạch Thế Tôn ! Như Lai Chánh Đẳng Giác pháp đã chứng, đã nói, đã suy gẫm đều chẳng thể lấy, chẳng thể tuyên nói, chẳng phải pháp, chẳng phải chẳng pháp. Vì cớ sao? Vì bổ đặc già la của các Hiền Thánh đều là vô vi hiển ra vậy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân dùng thế giới Tam thiên đại thiên đây đựng đầy bảy báu đem dùng làm bố thí; thiện nam tử này hoặc thiện nữ nhân kia, nhờ nhân duyên đây sanh ra đống phước hãy là nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm! Thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân này nhờ nhân duyên đây sanh ra đống phước lượng ấy rất nhiều. Vì cớ sao ? Bạch Thế Tôn! Đống phước đức, đống phước đức ấy Như Lai nói là chẳng phải đống phước đức. Vậy nên Như Lai nói gọi đống phước đức, đống phước đức .

Phật lại bảo Thiện Hiện rằng: Thiện Hiện! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân dùng thế giới Tam thiên đại thiên đây đựng đầy bảy báu đem dùng làm bố thí. Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân đối pháp môn này, cho đến một tụng bốn câu, thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, tác ý đúng lý; do nhân duyên đây sanh ra đống phước rất nhiều hơn trước vô lượng vô số. Vì cớ sao ? Vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều từ kinh đây ra, chư Phật Thế Tôn đều sanh từ kinh đây. Sở dĩ vì sao ?

Thiện Hiện! Pháp chư Phật, pháp chư Phật ấy Như Lai nói là chẳng phải pháp chư Phật . Vậy nên Như Lai nói gọi pháp chư Phật , pháp chư Phật .

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Các kẻ Dự lưu vả khởi nghĩ này:" Ta năng chứng được quả Dự lưu" chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng nghĩ vậy. Các kẻ Dự lưu chẳng khởi nghĩ rằng ta năng chứng được quả Dự lưu. Vì cớ sao ? Bạch Thế Tôn! Các kẻ Dự lưu không dự chút gì nên gọi Dự lưu. Chẳng dự sắc thanh hương vị xúc pháp nên gọi Dự lưu.

Bạch Thế Tôn! Nếu kẻ Dự lưu khởi nghĩ như vầy: Ta năng chứng được quả Dự lưu, tức là chấp ngã , hữu tình, mạng giả, sĩ phu, bổ đặc già la thảy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Các kẻ Nhất lai vả khởi nghĩ này:"Ta năng chứng được quả Nhất lai "chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng nghĩ vậy. Các kẻ Nhất lai chẳng khởi nghĩ rằng ta năng chứng được quả Nhất lai . Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vì không chút pháp chứng tánh Nhất lai, nên gọi Nhất lai .

Phật bảo : Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Các kẻ Bất hoàn vả khởi nghĩ này:"Ta năng chứng được quả Bất hoàn"chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng nghĩ vậy. Các kẻ Bất hoàn chẳng khởi nghĩ rằng ta năng chứng được quả Bất hoàn. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vì không chút pháp chứng tánh Bất hoàn, nên gọi Bất hoàn.

Phật bảo Thiện hiện! Nơi ý hiểu sao? Các A la hán vả khởi nghĩ này:"Ta năng chứng được A la hán"chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng khởi vậy. Các A la hán chẳng khởi nghĩ rằng ta năng chứng được tánh A la hán. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vì không chút pháp gọi A la hán, do nhân duyên đây gọi A la hán.

Bạch Thế Tôn! Nếu A la hán khởi nghĩ như vầy: Ta năng chứng được tánh A la hán, tức là chấp ngã, hữu tình, mạng giả, sĩ phu, bổ đặc già la thảy. Sở dĩ vì sao? Bạch Thế Tôn! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói tôi được trụ Vô tránh rất là thứ nhất. Bạch Thế Tôn! Tôi dù là A la hán lìa hẳn tham dục mà tôi chưa từng khởi nghĩ như vầy: Ta được A la hán lià hẳn tham dục. Bạch Thế Tôn! Nếu tôi khởi nghĩ rằng tôi kẻ được A la hán lià hẳn tham dục, Như Lai chẳng nên ghi nói tôi rằng: Chàng trai lành Thiện Hiện được trụ Vô tránh rất là thứ nhất. Vì trọn không chỗ trụ, vậy nên Như Lai nói gọi Vô tránh trụ, Vô tránh trụ.

Phật bảo Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Như Lai xưa ở chỗ Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vả đối chút pháp có chỗ lấy chăng ?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có lấy . Như Lai xưa ở chỗ Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trọn không chút pháp mà có chỗ lấy.

Phật bảo: Thiện Hiện! nếu có Bồ tát nói lời như vầy: Ta sẽ thành xong công đức trang nghiêm cõi Phật. Bồ tát như thế chẳng phải lời chơn thật. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Công đức trang nghiêm cõi Phật, kẻ công đức trang nghiêm cõi Phật, Như Lai nói chẳng phải trang nghiêm cõi Phật, Như Lai nói chẳng phải trang nghiêm. Vậy nên, Như Lai nói gọi công đức trang nghiêm cõi Phật là công đức trang nghiêm cõi Phật.

Vậy nên, Thiện Hiện! Bồ tát như thế trọn không chỗ trụ nên sanh nơi tâm. Chẳng trụ sắc nên sanh nơi tâm, chẳng trụ chẳng phải sắc nên sanh nơi tâm. Chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp nên sanh nơi tâm. Trọn không chỗ trụ nên sanh nơi tâm.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như có sĩ phu thân đủ thân lớn, kia sắc tự thể giả sử ví như núi chúa Diệu cao. Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Tự thể của kia là rộng lớn chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Tự thể của kia. Bạch Thế tôn! Rộng lớn. Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Tự thể của kia, Như Laib nói chẳng phải thể của kia, nên gọi tự thể. Chẳng phải lấy thể của kia nên gọi tự thể.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Cho đến có bao nhiêu số cát trong sông Căng già, giả sử có sông Căng già ngang cát như thế, cát các sông Căng già này hãy là nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Huệ! Nhiều lắm. Các sông Căng già vẫn nhiều vô số, huống nào cát kia.

Phật nói: Thiện Hiện! Ta nay bảo ngươi, khai giác cho ngươi. Giả sử nếu thiện nam tử thiện nữ nhân đem bảy báu đẹp đựng đầy bấy nhiêu thế giới cát sông Căng già thảy, dâng thí Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Thiện nam tử thiện nữ nhân này nhờ nhân duyên đây sanh ra đống phước hãy là nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm. Thiện nam tử thiện nữ nhân này nhờ nhân duyên đây sanh ra đống phước lượng ấy lắm nhiều!

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đem bảy báu đựng đầy bấy nhiêu thế giới cát thảy dâng thí Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác . Nếu thiện nam tử thiện nữ nhân đối pháp môn đây, cho đến một tụng bốn câu, thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo và vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý tác ý. Do nhân duyên đây sanh ra đống phước rất nhiều hơn trước vô lượng vô số.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu chỗ địa phương đối pháp môn này cho đến vì người tuyên nói khai chỉ một tụng bốn câu, chỗ địa phương đây hãy được thế gian các trời và người, a tố lạc thảy cúng dường như linh miếu thờ Phật, huống nào có năng đối pháp môn đây đầy đủ biên chép rốt ráo, thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý tác ý. Hữu tình như thế trọn nên công đức hiếm có hơn hết. Chỗ địa phương đây chỗ trụ Đại sư, hoặc tùy mỗi mỗi nơi chỗ tôn trọng, hoặc các kẻ có trí đồng phạm hạnh.

Nói lời đó rồi, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Pháp môn này nên gọi tên gì? Tôi phải phụng trì làm sao?

Nói lời ấy rồi, Phật bảo Thiện Hiện rằng: Cụ thọ! Nay pháp môn đây tên là năng Đọan Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa. Vì cớ sao ? Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa như thế, Như Lai nói là chẳng phải Bát nhã Ba la mật đa, vậy nên Như Lai nói tên Bát nhã Ba la mật đa.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao ? Vả có chút pháp Như Lai khá nói chăng ?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có vậy. Không có chút pháp Như Lai khá nói.

Phật bảo: Thiện Hiện! Cho đến bụi nhỏ chốn đất lớn thế giới Tam thiên hãy là nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bụi nhỏ chốn đất lớn này. Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm.

Phật nói: Thiện Hiện! Bụi nhỏ đất lớn, Như Lai nói chẳng phải bụi nhỏ, vậy nên Như Lai nói gọi bụi nhỏ đất lớn. Các thế giới, Như Lai nói chẳng phải thế giới, vậy nên Như Lai nói gọi thế giới.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Nên do ba mươi hai tướng Đại sĩ phu quán nơi Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng nên vậy. Chẳng nên do ba mươi hai tướng Đại sĩ phu quán nơi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì cớ sao?

Bạch Thế Tôn! Ba mươi hai tướng Đại sĩ phu, Như Lai nói ba mươi hai tướng Đại sĩ phu.

Phật lại bảo Thiện Hiện rằng: giả sử nếu cóthiện nam tử thiện nữ nhân ở phần ngày ngày xả thí thân thể mình ngang cát sông Căng già, xả thí thân mình như vậy lâu qua kiếp số ngang cát sông Căng già. Lại có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân đối pháp môn đây cho đến một tụng bốn câu, thọ trì đọc tụng , thông lanh rốt ráo và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý tác ý. Do nhân duyên đây sanh ra đống phước rất nhiều hơn trước vô lượng vô số.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện nghe oai lực của pháp môn buồn khóc rơi lệ, cúi ngước lau nước mà thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn, lắm lạ hiếm có! Bạch Thiện Thệ, rất cực hiếm có! Ngày nay Như Lai nói ra pháp môn khắp vì làm các nghĩa lợi cho những kẻ phát tới Tối thượng thừa, khắp vì làm các nghĩa lợi cho những kẻ phát tới Tối thắng thừa.

bạch Thế Tôn! Tôi xưa sanh trí đến nay chưa từng được nghe pháp môn như thế! Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình nghe thuyết kinh điển sâu thẳm như thế sanh tưởng chơn thật, phải biết trọn nên hiếm có hơn hết. Vì cớ sao?

Bạch Thế Tôn! Các tưởng chơn thật, kẻ tưởng chơn thật, Như Lai nói là chẳng phải tưởng, vậy nên Như Lai nói gọi tưởng chơn thật, tưởng chơn thật.

Bạch Thế Tôn! Tôi nay nghe thuyết pháp môn như thế lãnh ngộ tin hiểu, chưa là hiếm có. nếu các hữu tình ở đời đương lai phần sau, thời sau, năm trăm năm sau Chánh pháp sắp diệt, khi thời phận chuyển, nên đối pháp môn sâu thẳm như thế lãnh ngộ tin hiểu, thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý tác ý. Phải biết trọn nên hiếm có hơn hết. Vì cớ sao?

Bạch Thế Tôn! Các hữu tình kia không chuyển tưởng ngã, không chuyển tưởng hữu tình, không tưởng mạng giả, không tưởng sĩ phu, không tưởng bổ đặc già la, không tưởng ý sanh, không tưởng nho đồng, không tưởng tác giả, không tuởng thọ giả. Sở dĩ vì sao?

Bạch Thế Tôn! Các tưởng ngã tức là chẳng phải tưởng, các tưởng hữu tình, tưởng mạng giả, tưởng sĩ phu, tưởng bổ đặc già la, tưởng ý sanh, tưởng nho đồng, tưởng tác giả, tưởng thọ giả tức là chẳng phải tưởng. Vì cớ sao? Chư Phật Thế Tôn lìa tất cả tưởng.

Nói lời ấy rồi, bấy giờ Thế Tôn bảo cụ thọ Thiện Hiện rằng: Như vậy, như vậy. Thiện Hiện! Nếu các hữu tình nghe thuyết kinh điển sâu thẳm như thế chẳng kinh chẳng sợ, không có hãi sợ, phải biết trọn nên hiếm có hơn hết. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Như Lai nói Ba la mật đa hơn hết là Bát nhã Ba la mật đa. Thiện Hiện! Như Lai đã nói Ba la mật đa hơn hết được vô lượng chư Phật Thế Tôn cùng chung tuyên nói, nên gọi Ba la mật đa hơn hết. Như Lai nói Ba la mật đa hơn hết tức chẳng phải Ba la mật đa, vậy nên Như Lai nói gọi Ba la mật đa hơn hết.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như Lai nói nhẫn nhục Ba la mật đa, tức chẳng phải Ba la mật đa, vậy nên Như Lai nói gọi nhẫn nhục Ba la mật đa. Vì cớ sao? Ta ở đời quá khứ xưa từng bị vua Yết Lợi cắt thịt lóng đốt. Ta đối bấy giờ đều không tưởng ngã, hoặc tưởng hữu tình , hoặc tưởng mạng giả, hoặc tưởng sĩ phu, hoặc tưởng bổ đặc già la, hoặc tưởng ý sanh, ho룠tưởng nho đồng, hoặc tưởng tác giả, hoặc tưởng thọ giả. Ta đối bấy giờ đều không có tưởng, cũng chẳng không tưởng. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Ta đối bấy giờ nếu có tưởng ngã tức bấy giờ phải có tưởng giận. Ta đối với bấy giờ nếu có tưởng hữu tình, tưởng mạng giả, tưởng sĩ phu, tưởng bổ đặc già la, tưởng ý sanh, tưởng nho đồng, tưởng tác giả, tưởng thọ giả, tức lúc bấy giờ phải có tưởng giận. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Ta nhớ quá khứ trong năm trăm năm từng làm người tiên tự hiệu Nhẫn Nhục. Ta đối bấy giờ đều không tưởng ngã, không tưởng hữu tình, không tưởng mạng giả, không tưởng sĩ phu, không tưởng bổ đặc già la, không tưởng ý sanh, không tưởng nho đồng, không tưởng tác giả, không tưởng thọ giả. Ta đối bấy giờ trọn không có tưởng, cũng chẳng không tưởng.

Vậy nên, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát xa lìa tất cả tưởng nên phát tâm Vô thượng Chánh đảng bồ đề. chẳng trụ nơi sắc nên sanh tâm kia, chẳng trụ phi sắc nên sanh tâm kia. Chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp nên sanh tâm kia, chẳng trụ phi thanh hương vị xúc pháp nên sanh tâm kia. Trọn không chỗ trụ nên sanh tâm kia. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Các có chỗ trụ thời là chẳng trụ. Vậy nên, Như Lai nói các Bồ tát nên không chỗ trụ mà hành bố thí. Chẳng nên trụ sắc thanh hương vị xúc pháp mà hành bố thí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát vì các hữu tình làm nghĩa lợi vậy, nên phải nới bỏ bố thí như thế. Vì cớ sao? Thiện hiện! Các tưởng hữu tình tức là chẳng tưởng. Tất cả hữu tình, Như lai nói tức là chẳng hữu tình. Thiện Hiện! Như Lai là kẻ nói lời thật, kẻ nói lời chắc, kẻ nói lời đúng, kẻ nói lời chẳng khác.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như Lai hiện tiền các pháp đã chứng, hoặc pháp đã nói, hoặc pháp đã nghĩ, tức đối trong ấy chẳng phải chắc, chẳng phải dối.

Thiện Hiện! Ví như sĩ phu vào nơi nhà tối không thấy gì hết. Phải biết Bồ tát nếu rơi nơi việc, nghĩa là rơi việc mà hành bố thí, cũng lại như thế.

Thiện Hiện! Ví như sĩ phu mắt sáng, đêm qua sáng đến, khi ánh mặt trời ló thấy các thứ sắc. Phải biết Bồ tát chẳng rơi nơi việc là chẳng rơi việc mà hành bố thí, cũng lại như thế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân đối pháp môn đây thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo và vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý tác ý, thời là Như Lai dùng nơi Phật trí đều biết người này, thời là Như Lai đều giác người này. Hữu tình như thế tất cả sẽ sanh vô lượng đống phước.

lại nữa, Thiện Hiện! Giả sử thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân, thời phần đầu ngày đem thân thể mình ngang cát Căng già bố thí, thời phần giữa ngày lại đem thân thể mình ngang cát căng già bố thí, thời phần sau ngày cũng đem thân thể mình ngang cát Căng già bố thí. Do pháp môn đây tr3i lâu trăm ức muôn ức trăm ngàn kiếp dùng thân thể mình bố thí. Nếu có nghe thuyết pháp môn như thế chẳng sanh phỉ báng, do nhân duyên đây chỗ sanh đống phước vẫn nhiều hơn trước vô lượng vô số, huống nào năng đối pháp môn như thế đầy đủ rốt ráo, biên chép thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý tác ý.

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp môn như thế chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường. Phải nên mong cầu chẳng thể nghĩ bàn cảm được dị thục.

Thiện Hiện! Như Lai tuyên nói pháp môn như thế vì muốn nhiêu ích các hữu tình tới Tối thượng thừa vậy, vì muốn nhiêu ích các hữu tình tới Tối thắng thừa vậy.

Thiện Hiện! Nếu có đối pháp môn đây thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý tác ý; tức được Như Lai dùng nơi Phật trí đều biết người này, tức được Như lai dùng nơi Phật nhãn đều thấy người này, thời là Như Lai đều giác người này. Hữu tình như thế trọn nên tất cả vô lượng đống phước, đều sẽ trọn nên chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể cân lường vô biên đống phước.

ThiệnHiện! Tất cả hữu tình như thế nơi vai mang gánh Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề của Như Lai. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì pháp môn như thế chẳng phải các hữu tình thấy bèn tin hiểu chỗ năng nghe được, chẳng phải các kẻ ngã kiến, chẳng phải các hữu tình kiến, chẳng phải các mạng giả kiến, chẳng phải các sĩ phu kiến, chẳng phải các bổ đặc già la kiến, chẳng phải các ý sanh kiến, chẳng phải các nho đồng kiến, chẳng phải các tác giả kiến, chẳng phải các thọ giả kiến chỗ năng nghe được. Các loại này đây, nếu năng thọ trì đọc tụng được thông lanh rốt ráo và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý

tác ý, không có lẽ ấy!

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu chỗ địa phương nghe kinh điển đây, chỗ địa phương này phải được thế gian các trời, người , a tố lạc thảy cúng dường kính lễ quanh hữu như linh miếu thờ Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân đối kinh điển đây thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo, và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, đúng ly tác ý, nếu gặp khinh hủy, cực gặp hủy nhẹ. Sở dĩ vì sao?

Thiện Hiện! Các hữu tình này đời trước đã gây các nghiệp bất tịnh lẽ cảm ác thú, vì trong hiện pháp gặp khinh hủy nhẹ vậy, nên nghiệp bất tịnh đời trước đã gây thảy đều tiêu diệt, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Ta nhớ quá khứ ở vô số kiếp, lại hơn vô số, đố Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trước, lại quá trước nữa, từng gặp tám mươi bốn trăm ức muôn ức trăm ngàn chư Phật, Ta đều vâng thờ. Đã vâng thờ rồi đều không trái phạm.

Thiện Hiện! Ta đối chư Phật Thế Tôn như thế đều được vâng thờ. Đã vâng thờ rồi đều không trái phạm. Nếu các hữu tình phần sau , thời sau, năm trăm năm sau Chánh pháp sắp diệt, khi thời phận chuyển, đối kinh điển đây thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý tác ý. Thiện Hiện! Đống phước của ta đời trước đối đống phước đây trăm phần kể đó chỗ chăng năng kịp; như vậy ngàn phần, hoặc trăm ngàn phần, hoặc trăm ức trăm ngàn phần, hoặc trăm ức muôn ức trăm ngàn phần, hoặc số phần, hoặc kế phần, hoặc toán phần, hoặc dụ phần, hoặc cực số phần cũng chẳng kịp được.

Thiên Hiện! Nếu Ta nói đầy đủ chính lúc này đây, thiện nam tử này hoặc thiện nữ nhân đây sanh ra đống phước, cho đến thiện nam tử này, thiện nữ nhân đây đã nhiếp nhận đống phước, có các hữu tình nghe thời bèn mê ngất, tâm nghi điên cuồng.

Vậy nên, Thiện Hiện! Như Lai tuyên nói pháp môn như thế chẳng thể nghĩ bàn cảm được dị thục.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa phật rằng: Bạch Thế Tôn! Có các kẻ phát tới Bồ tát thừa nên trụ làm sao? Làm sao tu hành? Làm sao nhiếp phục nơi tâm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Có các kẻ phát tới Bồ tát thừa, phải nên phát tâm như vầy: ta nên đều khiến tất cả hữu tình đối cõi Vô dư y diệu Niết bàn mà vào Niết bàn. Mặc dù độ tất cả hữu tình như thế cho diệt độ rồi, mà không kẻ hữu tình được diệt độ. vì cớ sao?

Thiện Hiện! nếu các Bồ tát ma ha tát chuyển tưởng hữu tình, chẳng nên nói gọi Bồ tát Ma ha tát. Sở dĩ vì sao? Nếu các Bồ tát Ma ha tát chẳng nên nói rằng chuyển tưởng hữu tình, như vậy chuyển tưởng mạng giả, tưởng sĩ phu, tưởng bổ đặc già la, tưởng ý sanh, tưởng nho đồng, tu宧 tác giả, tưởng thọ giả phải biết cũng vậy. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Không có chút pháp gọi là kẻ phát tới Bồ tát thừa.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Như Lai xưa ở chỗ nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vả có chút pháp chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chăng?

Nói lời ấy rồi, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói đó, Như Lai xưa ở chỗ Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không có pháp năng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Nói lời ấy rồi, phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Như vậy, như vậy. Thiện Hiện! Như Lai xưa ở chỗ Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không có chút pháp chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Như Lai xưa ở chỗ Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nếu có chút pháp chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Bồ đề ấy,

Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chámh Đẳng Giác chẳng nên trao ký Ta rằng:"Thiện nam tử! Ngươi ở đời đương lai danh Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác".

Thiện Hiện! Vì Như Lai không có chút pháp năng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vậy nên Nhiên Đăng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trao ký Ta rằng: "Thiện nam tử! ngươi ở đời đương lai danh Thích ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác". Sở dĩ vì sao?

Thiện Hiện! Nói là Như Lai, tức là thêm lời chơn thật chơn như. Nói là Như Lai, tức là thêm lời pháp tánh không sanh. Nói là Như Lai, tức là thêm lời dứt hẳn đường sá. Nói là Như Lai, tức là thêm lời rốt ráo chẳng sanh. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Nếu thật vô sanh tức là nghĩa tối thắng. Thiện Hiện! Nếu kẻ nói như vầy: " Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác năng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề", phải biết lời đây là chẳng chơn thật. Sở dĩ vì sao?

Thiện Hiện! Bởi kia báng bổ Ta khởi chấp chẳng thật. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Không có chút pháp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác năng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Như Lai hiện tiền các pháp được chứng, hoặc pháp như nói, hoặc pháp đã nghĩ, tức đối trong ấy chẳng phải chắc, chẳng phải dối. Vậy nên, Như Lai nói tất cả pháp đều là Phật pháp.

Thiện Hiện! Tất cả pháp, tất cả pháp ấy Như Lai nói chẳng phải tất cả pháp. Vậy nên Như Lai nói tất cả pháp, tất cả pháp.

Phật bảo: Thiện Hiện! Ví như sĩ phu thân đủ thân lớn. Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như Lai đã nói sĩ phu thân đủ thân lớn, Như Lai nói là chăng phải thân, vậy nên nói gọi thân đủ thân lớn.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Nếu các Bồ tát khởi lời như vầy: "Ta phải diệt độ cho vô lượng hữu tình", đấy thời chẳng nên nói gọi Bồ tát. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vả có chút pháp gọi Bồ tát chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! chẳng có vậy. Không có chút pháp gọi lại là Bồ tát.

Phật bảo: Thiện Hiện! Hữu tình, hữu tình ấy Như Lai nói chẳng phải hữu tình, nên gọi hữu tình. Vậy nên Như Lai nói tất cả pháp không có hữu tình, không có mạng giả, không có sĩ phu, không có bổ đặc già la thảy.

Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát khởi lời như vầy: Ta phải thành xong công đức trang nghiêm cõi Phật, cũng nói như thế. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Công đức trang nghiêm cõi Phật, công đức trang nghiêm cõi Phật ấy Như Lai nói chẳng phải trang nghiêm. Vậy nên Như Lai nói gọi công đức trang nghiêm cõi Phật, công đức trang nghiêm cõi Phật.

Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát kẻ đối không ngã pháp, rất tin hiểu không ngã pháp, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói là Bồ tát.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nôi ý ngươi hiểu sao? Như Lai đẳng hiện có nhục nhãn chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Như Lai đảng hiện có nhục nhãn. Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Như Lai đẳng hiện có thiên nhãn chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Như Lai đẳng hiện có thiên nhãn. Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Như Lai đẳng hiện có huệ nhãn chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Như Lai đẳng hiện có huệ nhãn.

Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Như Lai đẳng hiện có pháp nhãn chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Như Lai đẳng hiện có pháp nhãn. Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Như Lai đẳng hiện có Phật nhãn chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Như Lai đẳng hiện có Phật nhãn.

Phật bảo : Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Cho đến trong sông Căng già có bao nhiêu số cát, Như Lai nói là cát chăng ?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch Thiện Thệ! Như vậy. Như Lai nói là cát .

Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao ? Cho đến trong sông Căng già có bao nhiêu số cát, giả sử có sông Căng già như thế thảy, cho đến trong các sông Căng già nà có bao nhiêu số cát, giả sử có thế giới như thế thảy, các thế giới này hãy là nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch Thiện Thệ! Như vậy. Các thế giới này số ấy rất nhiều.

Phật nói: Thiện Hiện! Cho đến bấy nhiêu trong các thế giới có bao hữu tình, các hữu tình kia đều có các thứ nơi tâm chảy rót, Ta đều biết được hết. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Tâm chảy rót, tâm chảy rót ấy, Như Lai nói chẳng phải chảy rót. Vậy nên Như Lai nói gọi tâm chảy rót, tâm chảy rót. Sở dĩ vì sao?

Thiện Hiện! Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân dùng thế giới Tam thiên đại thiên đây đựng đầy bảy báu phụng thí Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân này nhờ nhân duyên đây sanh ra đống phước hãy là nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm.

Phật nói: Thiện Hiện! như vậy, như vậy. Thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân kia nhờ nhân duyên đây sanh ra đống phước lượng ấy rất nhiều. Vì cớ sao? Thiện hiện! Nếu có đống phước, Như Lai chẳng nói đống phước, đống phước.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Khá lấy sắc thân viên thật quán Như Lai chăng?

Thiện hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được vậy. Chẳng thể lấy sắc thân viên thật quán nơi Như Lai. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Sắc thân viên thật, sắc thân viên thật ấy Như Lai nói chẳng phải viên thật. Vậy nên Như Lai nói gọi sắc thân viên thật, sắc thân viên thật.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Nên do các tướng đầy đủ quán Như Lai chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng nên vậy. Chẳng nên do các tướng đầy đủ quán nơi như Lai. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Các tướng đầy đủ, các tướng đầy đủ ấy Như Lai nói là chẳng phải tướng đầy đủ. Vậy nên Như Lai nói gọi các tướng đầy đủ, các tướng đầy đủ.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Như Lai vả khởi nghĩ này: Ta phải có nói ra pháp ư? Thiện Hiện! Ngươi nay chớ nên khởi quán như thế. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu nói Như Lai có nói ra pháp tức là phỉ báng Ta, vì chẳng phải khéo lấy. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Thuyết pháp, kẻ thuyết pháp, không pháp khá được nên gọi thuyết pháp.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Ở đời đương lai, phần sau thời sau, năm trăm năm sau Chánh pháp sắp diệt, khi thời phận chuyển, vả có hữu tình nghe thuyết pháp sắc loại như thế năng được thâm tín chăng?

Phật nói: Thiện Hiện! Kia chẳng phải hữu tình, chẳng phải chẳng hữu tình. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Tất cả hữu tình ấy Như Lai nói chẳng phải hữu tình, nên gọi tất cả hữu tình.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Vả có chút pháp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ư?

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa phật nói đó, không có chút pháp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Đối trong chút pháp không có không đắc, nên gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp này bình đẳng, ở trong chặng giữa không chẳng bình đẳng, nên gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì không tánh ngã, không tánh hữu tình, không tánh mạng giả, không tánh sĩ phu, không tánh bổ đặc già la thảy, bình đẳng vậy nên gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. tất cả pháp thiện không chẳng hiện chứng, tất cả pháp thiện không chẳng diệu giác.

Thiện Hiện! Pháp thiện, pháp thiện ấy Như Lai tất cả nói là phi pháp. Vậy nên Như Lai nói gọi pháp thiện, pháp thiện.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nhóm đống bảy báu lượng ngang thế giới Tam thiên đại thiên, trong ấy có bao núi chúa Diệu cao đem dùng làm bố thí. Nếu thiện nam tử thiện nữ nhân đối trong kinh Bát nhã Ba la mật đa đây cho đến một tụng bốn câu, thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo, rộng vì người tuyên nói khai chỉ, đúng lý tác ý.

Thiện Hiện! Đống phước nói trước đối đống phước đây kể trăm phần đó chỗ chẳng thể kịp được. Như vậy ngàn phần, hoặc trăm ngàn phần, hoặc trăm ức trăm ngàn phần, hoặc trăm ức muôn ức trăm ngàn phần, hoặc số phần, hoặc kế phần, hoặc toán phần, hoặc dụ phần, hoặc cực số phần cũng chẳng thể kịp được.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Như Lai vả khởi nghĩ này: Ta phải độ thoát các hữu tình ư ? Thiện Hiện! Ngươi nay chớ nên làm quán như thế. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Không chút kẻ hữu tình Như Lai độ.

Thiện Hiện! Nếu có kẻ hữu tình Như Lai độ, Như Lai tức lẽ có chấp nơi ngã, có chấp hữu tình, có chấp mạng giả, có chấp sĩ phu, có chấp bổ đặc già la thảy. Kẻ chấp ngã thảy, Như lai nói là chẳng phải chấp, nên gọi chấp ngã thảy, mà các đứa ngu dị sanh miễn cưỡng có chấp đây. Thiện Hiện! Đứa ngu dị sanh ấy, Như Lai nói là chẳng phải sanh, nên gọi đứa ngu dị sanh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? nên do các tướng đầy đủ xem Như Lai chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Như tôi hiểu nghĩa Phật vừa nói đó, chẳng nên do các tướng đầy đủ xem nơi Như Lai.

Phật nói: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Như vậy, như vậy. Như ngươi vừa nói. Chẳng nên do các tướng đầy đủ xem nơi Như Lai.

Thiện Hiện! Nếu kẻ do các tướng đầy đủ xem nơi Như Lai ấy, Chuyển luân Thánh vương lẽ là Như Lai. Vậy nên, chẳng nên do các tướng đầy đủ xem nơi Như Lai. Như vậy, nên do các tướng chẳng phải tướng xem Như Lai.

Bấy giờ, Thế Tôn mà nói tụng rằng:

Các đem sắc quán Ta,
Đem âm thanh tìm Ta,
Kia sanh nơi tà đạo,
Chẳng thể thấy Ta được.
Nên quán pháp tánh Phật,
Tức Pháp thân Đạo sư.
Pháp tánh chẳng bị biết,
Nên kia chẳng hiểu được.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao? Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác do các tướng đầy đủ hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ư ? Thiện Hiện! Ngươi nay chớ nên làm quán như thế. Vì cớ sao ? Thiện Hiện! Vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng do các tướng đầy đủ hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như vậy kẻ phát tới Bồ tát thừa, vả thi thiết chút pháp hoặc hoại hoặc đoạn ư ? Thiện Hiện! Ngươi nay chớ nên làm quán như vầy: Có các kẻ phát tới Bồ tát thừa quyết chẳng thi thiết chút pháp hoặc hoại hoặc đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu thiện nam tử hoặc thhiện nữ nhân đem thế giới ngang cát sông căng già đựng đầy bảy báu phụng thí Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nếu có Bồ tát đối trong các pháp vô ngã vô sanh được kham nhẫn, do nhân duyên đây sanh ra đống phước rất nhiều hơn kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát chẳng nên nhiếp thọ đống phước.

Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát chẳng nên nhiếp thọ đống phước?

Phật nói: Thiện Hiện! Chỗ nên nhiếp thọ, chẳng nên nhiếp thọ, vậy nên nói gọi chỗ nên nhiếp thọ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu có nói rằng Như Lai hoặc đi hoặc đến, hoặc đứng hoặc ngồi hoặc nằm, người này chẳng hiểu nghĩa Ta nói ra. Vì cớ sao ? Thiện Hiện! Nói rằng Như Lai, tức là thêm lời chơn thật chơn như, đều không đi đâu, không từ đâu đến, nên gọi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân cho đến thế giới Tam thiên đại thiên chốn đại địa hạt bụi rất nhỏ lượng bằng thế giới, tức đem sắc tượng vô số thế giới như vậy làm lượng như đống bụi nhỏ. Thiện Hiện! Nơi ý ngươi hiểu sao ? Đống hạt bụi rất nhỏ này hãy là nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Đống bụi rất nhỏ hạt này. Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Nếu đống bụi rất nhỏ là thật có ấy, Phật chẳng nên nói là đống bụi rất nhỏ hạt. Sở dĩ vì sao? Vì Như Lai nói đống bụi rất nhỏ tức là chẳng phải đống, nên gọi đống bụi rất nhỏ hạt. Như Lai nói thế giới Tam thiên đại thiên tức chẳng phải thế giới, nên gọi thế giới Tam thiên đại thiên. Vì cớ sao?

Bạch Thế Tôn! Nếu thế giới thật có ấy tức là chấp một hiệp. Như lai nói chấp một hiệp, tức là chẳng phải chấp, nên gọi chấp một hiệp.

Phật nói: Thiện Hiện! Chấp một hiệp đây chẳng thể nói lời, chẳng thể hý luận. Nhưng kia tất cả ngu phu dị sanh miễn cưỡng chấp pháp này. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu khởi lời này: Như Lai tuyên nói ngã kiến, hữu tình kiến, mạng giả kiến, sĩ phu kiến, bổ đặc già la kiến, ý sanh kiến, nho đồng kiến, thọ giả kiến. Nơi ý ngươi hiểu sao? Đã nói như thế là lời chính chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng chính vậy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng chính vậy. Nói ra như thế chẳng phải là lời chính. Sở dĩ vì sao? Vì Như Lai nói ra ngã kiến, hữu tình kiến, mạng giả kiến, sĩ phu kiến, bổ đặc già la kiến, ý sanh kiến, nho đồng kiến, tác giả kiến, thọ giả kiến tức là chẳng phải kiến, nên gọi ngã kiến cho đến thọ giả kiến.

Phật bảo: Thiện Hiện! các kẻ phát tới Bồ tát thừa đối tất cả pháp nên biết như thế, nên thấy như thế, nên tin hiểu như thế, như chẳng trụ tưởng pháp. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Kẻ tưởng pháp, tưởng pháp Như Lai nói là chẳng phải tưởng, vậy nên Như Lai nói gọi tưởng pháp, tưởng pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát dùng vô lượng vô số thế giới đựng đầy bảy báu phụng thí Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân đối trong kinh Bát nhã Ba la mật đa đây cho đến một tụng bốn câu thọ trì đọc tụng thông lanh rốt ráo, đúng lý tác ý và rộng vì người tuyên nói khai chỉ, do nhân duyên đây sanh ra đống phước rất nhiều hơn trước vô lượng vô số. Vì sao? Vì người tuyên nói khai chỉ như chẳng vì người tuyên nói khai chỉ, nên gọi vì người tuyên nói khai chỉ.

Bấy giờ, Thế Tôn mà nói tụng rằng:

Các hòa hiệp làm ra,
Như sao, mù, đèn, huyễn,
Lộ, bọt, mộng, điện, mây,
Nên làm quán như thế.

Khi Đức Bạc Già Phạm Thế Tôn thuyết kinh này rồi, Tôn giả Thiện Hiện và các Bí sô, Bí sô ni, nam cận sự, nữ cận sự và các thế gian trời, người, a tố lạc, kiện đạt phược thảy nghe Đức bạc Già Phạm đã thuyết kinh đây rồi, đều vui mừng lớn, tín thọ phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]