- 1. Bồ tát Quán Âm chọn đạo tràng
- 2. Quán Âm Khiêu
- 3. Long Nữ bái Quán Âm
- 4. Chữ "tâm" trên đá (hay Quán Âm độ Thiện Tài)
- 5. Quán Âm độ Vi Đà
- 6. Quán Âm độ Di Lặc
- 7. Quán Âm và 18 vị La Hán
- 8. Quán Âm thâu tứ đại Kim Cang
- 9. Quán Âm thu phục Già Lam
- 10. Quán Âm không chịu đi (Cư Sĩ Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Cư Sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến hiệu đính, Diễn đọc: Cư Sĩ Tường Dinh)
- 11. Hải Thiên Phật Quốc
- 12. Tháp Đa Bảo
- 13. Hai rùa nghe pháp
- 14. Đài Thiên Đăng
- 15. Đoản Cô Đạo Đầu
- 16. Bát Giác Đình
- 17. Thung lũng cát bay
- 18. Cổ Phật Động
- 19. Kỷ Bảo Lĩnh
- 20. Quán Âm và thổ địa
- 21. Hoa Đạo vẽ trộm tượng La Hán
- 22. Chuông thần
- 23. Hòa thượng Lịch Sơn bắt rùa
- 24. Giếng thần tiên
- 25. Tám bức tranh Quán Âm
- 26. Bạch Y Quán Âm
- 27. Bia Dương Chi Quán Âm
- 28. Đa Bảo Quán Âm
- 29. Tống Tử Quán Âm
- 30. Thủy Nguyệt Quán Âm
- 31. Mã Đầu Quán Âm
- 32. Thánh Quán Âm
- 33. Quán Âm hiến sò
- 34. Ngao Đầu Quán Âm
- 35. Quán Âm, vợ Mã Lang
- 36. Quán Âm ba mặt
- 37. Cá ngao kéo kinh Phật
- 38. Truyền tích am Mai Phúc
- 39. Truyền tích núi Cẩm Bình
- 40. Cõng đá lui quân giặc
- 41. Hòa thượng giả bị phạt
- 42. Lầu Quán Âm
- 43. Quán Âm trì kinh
- 44. Quán Âm trị chuột tinh
- 45. Trói quỷ La Sát
- 46. Quán Âm đi chân đất
- 47. Quán Âm bán dầu
- 48. Hòa thượng Trúc Thiền vẽ Bồ tát Quán Âm
- 49. Chuyện lạ của Hòa thượng Nhất Phong
- 50. Đảo Bồng Lai bị nhận chìm
- 51. Quán Âm ngàn mắt ngàn tay
TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Lúc ấy Phổ Đà Sơn chưa có bến đò, thuyền bè cứ thế mà đậu dọc theo một bãi cạn đầu phía tây của Nam Thiên Môn, và lấy dây thừng cột thuyền lại ở đấy.
Thuyền đến Phổ Đà Sơn đúng lúc thủy triều xuống, khách hành hương vội xuống thuyền đi mất, chỉ có cô em chồng là còn ngồi đó ôm bụng, yên lặng cúi đầu không nhúc nhích. Người chị dâu gấp đi nên thúc giục, cô bèn lí nhí nói với chị rằng mình đang có kinh nguyệt, thân không thanh tịnh nên không dám bước chân lên đất thánh. Người chị dâu nghe thế, giậm chân thình thịch trách rằng:
– Cô lớn đầu như thế mà tới ngày kinh nguyệt cũng tính không ra. Bây giờ lên không lên, xuống không xuống, ái dà! Đó chính là nghiệp tội của cô đó thôi!
Người chị dâu khiển trách cô em chồng một trận xong, chỉ đành tự xách giỏ lên bờ đi dâng hương một mình.
Ông lão lái đò cũng lên bờ uống rượu rồi, trong khoang thuyền chỉ còn lại mỗi một mình cô gái nhỏ. Nghĩ đi nghĩ lại thân phận mình, muốn dâng hương mà không dâng được còn bị chị dâu chê trách cho một trận, cô tủi thân chỉ biết khóc, nước mắt tuôn thành dòng, vừa ân hận mà cũng vừa sợ hãi. Bốn giờ đã trôi qua, nước triều lại dâng lên cao. Nước triều phủ cả bãi cát, con thuyền theo sóng mà lắc tới lắc lui, cô gái ngồi một mình trên thuyền vừa đói vừa khát, nghĩ lại thật là đau lòng!
Ngay lúc ấy, từ rừng trúc tím có một bà lão bước ra, một tay chống gậy, một tay xách giỏ tre, bước những bước chân run rẩy đến chỗ chiếc thuyền. Bà còng lưng xuống nhặt một vốc đá nhỏ, và vừa đi vừa ném từng viên đá xuống nước biển nghe “bõm, bõm”. Viên đá vừa chìm xuống đáy biển thì lập tức biến thành một tảng đá ngầm trồi lên khỏi mặt nước. Bà lão đi đến đâu ném đá đến đó, và trên bãi cạn một hàng đá ngầm mọc lên ngay ngắn, thẳng đến chỗ chiếc thuyền, giống như một cái bến đò vậy.
Bà lão lên thuyền, cười tủm tỉm nói với cô gái:
– Cô nương, cô đói rồi phải không?
Vừa nói bà vừa dở chiếc khăn hoa đậy giỏ tre, lấy ra một bát cơm rau thơm phưng phức đặt trước mặt cô gái.
Cô em chồng thấy bà lão đem thức ăn tới, kinh ngạc hỏi:
– Thưa bà, bà làm sao biết được là cháu đang đói bụng ở nơi này?
Bà lão cười cười:
– Chị dâu của cô bảo tôi đem cơm đến cho cô dùng đó, cô dùng mau đi!
Cô em chồng đói chịu không nổi nữa, nghe nói chị dâu gởi thức ăn đến thì bưng bát đũa lên và lấy và để . Ăn no rồi, cô mới đỏ mặt cám ơn bà lão. Bà lão không nói không rằng, thu dọn bát đũa, xách giỏ bỏ đi. Cô em chồng mỏi mệt, dựa vào khoang thuyền mà đánh một giấc.
Ông lão lái thuyền uống rượu xong trở lại, mở to cặp mắt kèm nhèm. Quái lạ! Làm sao chỗ này lại biến thành một cái bến đò? Hay là ta đi lộn đường rồi chăng? Ông lão dụi dụi mắt, tính toán cẩn thận. Đâu có lộn! Chiếc thuyền nhỏ nhà mình đây mà!
Lúc ấy bà chị dâu cùng những người khách dâng hương cũng vừa về đủ, nghe lão lái đò nói họ cũng lấy làm lạ. Bà chị dâu bước mau vào khoang thuyền lay cô em chồng dậy, hỏi cô bến đò làm sao hiện ra? Cô gái lắc đầu nói không biết. Bà chị dâu vừa lấy trong giỏ ra hai cái bánh lớn, vừa trách cô rằng:
– Đoảng như cô là cùng! Chỉ biết ngủ chứ không biết gì nữa hết. Thôi, mau ăn bánh đi!
Cô em chồng ngạc nhiên:
– Chị cho người đem cơm về cho em rồi mà?
Bà chị dâu cũng ngạc nhiên:
– Ai cho người đem cơm về cho cô hồi nào? Cô nằm mơ đấy hẳn?
Cô em chồng kể lại chuyện bà lão đem cơm ban nãy. Ông lái đò nghe xong vừa kinh ngạc vừa vui mừng, vỗ đùi reo lên:
– Người đã tạo cái bến đò này và đem cơm đến cho cô, chắc chắn là Quan Thế Âm Bồ Tát!
Những người đồng thuyền, ai cũng mừng cho cô gái vì cô đã được chính mắt nhìn thấy Ngài Quán Âm hiện thân, lại còn được Bồ Tát đem thức ăn cho ăn nữa.
Bà chị dâu hãy còn nghi ngờ, bèn chạy một mạch đến Đại Hùng Bảo Điện của ngôi chùa trước mặt nhìn lên tượng Ngài Quán Âm, nhìn kỹ thì quả nhiên thấy vạt dưới của chiếc áo Ngài mặc hãy còn vết ướt của nước biển. Lúc ấy bà mới chịu tin lời của ông lão lái đò là đúng.
Từ đấy, Phổ Đà Sơn mới có bến đò. Lại vì có câu chuyện chị dâu chê trách em chồng ở đấy nên bến đò này mới có tên Đoản Cô Đạo Đầu (Đầu đường cô bị trách).
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
15. ĐOẢN CÔ ĐẠO ĐẦU
Xưa thật là xưa có hai người chị dâu em chồng sống chung với nhau. Hai chị em ăn tiêu rất cần kiệm ròng rã suốt mười năm trời, khó khăn lắm mới dành dụm được một số tiền. Thế là hai chị em chuẩn bị một giỏ hương đèn hoa quả, cùng nhau lấy thuyền đến Phổ Đà Sơn dâng hương và lễ bái Bồ Tát Quán Âm.Lúc ấy Phổ Đà Sơn chưa có bến đò, thuyền bè cứ thế mà đậu dọc theo một bãi cạn đầu phía tây của Nam Thiên Môn, và lấy dây thừng cột thuyền lại ở đấy.
Thuyền đến Phổ Đà Sơn đúng lúc thủy triều xuống, khách hành hương vội xuống thuyền đi mất, chỉ có cô em chồng là còn ngồi đó ôm bụng, yên lặng cúi đầu không nhúc nhích. Người chị dâu gấp đi nên thúc giục, cô bèn lí nhí nói với chị rằng mình đang có kinh nguyệt, thân không thanh tịnh nên không dám bước chân lên đất thánh. Người chị dâu nghe thế, giậm chân thình thịch trách rằng:
– Cô lớn đầu như thế mà tới ngày kinh nguyệt cũng tính không ra. Bây giờ lên không lên, xuống không xuống, ái dà! Đó chính là nghiệp tội của cô đó thôi!
Người chị dâu khiển trách cô em chồng một trận xong, chỉ đành tự xách giỏ lên bờ đi dâng hương một mình.
Ông lão lái đò cũng lên bờ uống rượu rồi, trong khoang thuyền chỉ còn lại mỗi một mình cô gái nhỏ. Nghĩ đi nghĩ lại thân phận mình, muốn dâng hương mà không dâng được còn bị chị dâu chê trách cho một trận, cô tủi thân chỉ biết khóc, nước mắt tuôn thành dòng, vừa ân hận mà cũng vừa sợ hãi. Bốn giờ đã trôi qua, nước triều lại dâng lên cao. Nước triều phủ cả bãi cát, con thuyền theo sóng mà lắc tới lắc lui, cô gái ngồi một mình trên thuyền vừa đói vừa khát, nghĩ lại thật là đau lòng!
Ngay lúc ấy, từ rừng trúc tím có một bà lão bước ra, một tay chống gậy, một tay xách giỏ tre, bước những bước chân run rẩy đến chỗ chiếc thuyền. Bà còng lưng xuống nhặt một vốc đá nhỏ, và vừa đi vừa ném từng viên đá xuống nước biển nghe “bõm, bõm”. Viên đá vừa chìm xuống đáy biển thì lập tức biến thành một tảng đá ngầm trồi lên khỏi mặt nước. Bà lão đi đến đâu ném đá đến đó, và trên bãi cạn một hàng đá ngầm mọc lên ngay ngắn, thẳng đến chỗ chiếc thuyền, giống như một cái bến đò vậy.
Bà lão lên thuyền, cười tủm tỉm nói với cô gái:
– Cô nương, cô đói rồi phải không?
Vừa nói bà vừa dở chiếc khăn hoa đậy giỏ tre, lấy ra một bát cơm rau thơm phưng phức đặt trước mặt cô gái.
Cô em chồng thấy bà lão đem thức ăn tới, kinh ngạc hỏi:
– Thưa bà, bà làm sao biết được là cháu đang đói bụng ở nơi này?
Bà lão cười cười:
– Chị dâu của cô bảo tôi đem cơm đến cho cô dùng đó, cô dùng mau đi!
Cô em chồng đói chịu không nổi nữa, nghe nói chị dâu gởi thức ăn đến thì bưng bát đũa lên và lấy và để . Ăn no rồi, cô mới đỏ mặt cám ơn bà lão. Bà lão không nói không rằng, thu dọn bát đũa, xách giỏ bỏ đi. Cô em chồng mỏi mệt, dựa vào khoang thuyền mà đánh một giấc.
Ông lão lái thuyền uống rượu xong trở lại, mở to cặp mắt kèm nhèm. Quái lạ! Làm sao chỗ này lại biến thành một cái bến đò? Hay là ta đi lộn đường rồi chăng? Ông lão dụi dụi mắt, tính toán cẩn thận. Đâu có lộn! Chiếc thuyền nhỏ nhà mình đây mà!
Lúc ấy bà chị dâu cùng những người khách dâng hương cũng vừa về đủ, nghe lão lái đò nói họ cũng lấy làm lạ. Bà chị dâu bước mau vào khoang thuyền lay cô em chồng dậy, hỏi cô bến đò làm sao hiện ra? Cô gái lắc đầu nói không biết. Bà chị dâu vừa lấy trong giỏ ra hai cái bánh lớn, vừa trách cô rằng:
– Đoảng như cô là cùng! Chỉ biết ngủ chứ không biết gì nữa hết. Thôi, mau ăn bánh đi!
Cô em chồng ngạc nhiên:
– Chị cho người đem cơm về cho em rồi mà?
Bà chị dâu cũng ngạc nhiên:
– Ai cho người đem cơm về cho cô hồi nào? Cô nằm mơ đấy hẳn?
Cô em chồng kể lại chuyện bà lão đem cơm ban nãy. Ông lái đò nghe xong vừa kinh ngạc vừa vui mừng, vỗ đùi reo lên:
– Người đã tạo cái bến đò này và đem cơm đến cho cô, chắc chắn là Quan Thế Âm Bồ Tát!
Những người đồng thuyền, ai cũng mừng cho cô gái vì cô đã được chính mắt nhìn thấy Ngài Quán Âm hiện thân, lại còn được Bồ Tát đem thức ăn cho ăn nữa.
Bà chị dâu hãy còn nghi ngờ, bèn chạy một mạch đến Đại Hùng Bảo Điện của ngôi chùa trước mặt nhìn lên tượng Ngài Quán Âm, nhìn kỹ thì quả nhiên thấy vạt dưới của chiếc áo Ngài mặc hãy còn vết ướt của nước biển. Lúc ấy bà mới chịu tin lời của ông lão lái đò là đúng.
Từ đấy, Phổ Đà Sơn mới có bến đò. Lại vì có câu chuyện chị dâu chê trách em chồng ở đấy nên bến đò này mới có tên Đoản Cô Đạo Đầu (Đầu đường cô bị trách).
Gửi ý kiến của bạn