THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Nhiều năm sau, tôi áp dụng phương pháp này vào cách thiền hành. Dưới đây là những hướng dẫn thêm về phương pháp thiền hành. Chúng rất thích hợp khi bạn thiền hành ngoài trời, giữa những làn gió mát trong không không gian và ánh nắng ấm. Nhưng nếu không đi ngoài trời thì trong thiền đường cũng được.
Ta bắt đầu với toàn thân chú ý đến kinh nghiệm chung quanh. Cảm nhận được nhiệt độ của không khí trên da mình. Nếu có làn gió nhẹ, cảm nhận hơi gió xúc chạm trên thân. Ngửi không khí. Lắng nghe âm thanh quanh ta. Tưởng tượng đôi mắt mình như những ống kính có góc độ rộng, và để cho chúng tiếp thu toàn cảnh chung quanh. Cảm nhận được thân ta lướt đi trong không gian. Ghi nhận hết những động tác tự nhiên của những bộ phận khác nhau trong cơ thể, nhưng không hề có một ý thức nào về tự ngã. Hai cánh tay đong đưa hai bên. Hông cử động tự nhiên. Sự quân bình chuyển đổi. Ta không cần có một sự tính toán nào mới bước đi được. Một khi ta đứng dậy với một tác ý muốn đi, cái đi sẽ tự động xảy ra.
Đi tới lui trên khoảng đường thiền hành, cảm nhận được sự đi ấy bằng toàn thân. Sau một thời gian, chừng 10 phút, chuyển sự chú ý xuống cảm giác ở đôi chân. Rồi một lúc sau, giới hạn sự chú ý chỉ vào đôi bàn chân mà thôi. Có lẽ vào lúc này, bạn có thể chú ý được rõ rệt vào cảm giác dưới bàn chân: “sức ép nặng... sức ép nhẹ... nặng... nhẹ...”
Giữ cho sự chú ý vào cảm giác của đôi bàn chân thật rõ rệt, trong khi sự tập trung vẫn vững vàng. Đến một lúc, sự chú ý của ta sẽ bắt đầu xao lãng: “Rồi làm gì nữa đây?” “Vậy rồi sao nữa?” “Hơi lành lạnh rồi đây, mình cần mặc áo vào”... Khi việc này xảy ra, bạn hãy trở lại và mở rộng tầm chú ý ra. Cảm nhận toàn thân đang đi. Cảm giác được hơi gió nhẹ, ngửi không khí, lắng nghe... Và khi nào sự tập trung đã vững vàng, bạn sẽ bắt đầu trở lại tiếp xúc với cảm giác ở bàn chân. Thay đổi phạm vi chú ý để thích ứng với mức độ tập trung sẽ giúp ta duy trì được sự an tĩnh trên đường thực tập. Điều quan trọng trong sự thực tập là tỉnh thức. Bạn nên nhớ là chúng ta thực tập để có nhiều chánh niệm và tỉnh thức, chứ không phải để trở thành những chuyên gia đi bộ.
Tôi đoán có lẽ chiếc kính hiển vi của tôi ở đại học ngày nào bây giờ không còn ai dùng nữa. Có lẽ nó đã trở thành một món đồ cổ. Bây giờ người ta quan sát các vật mẫu bằng những kính hiển vi điện tử, và chúng tự động được phân tách bằng những máy điện toán tối tân. Nhưng phương cách ấy vẫn còn rất hiệu quả trong cách thiền hành của chúng ta.
Bây giờ, bạn hãy tập theo hướng dẫn này đi.
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN
Hướng dẫn thêm về thiền hành
Khi còn ở đại học, tôi có sử dụng một chiếc kính hiển vi với ba loại thấu kính khác nhau để quan sát một vật mẫu. Tôi thường bắt đầu với một thấu kính có mức độ phóng đại thấp nhất để xem lướt qua, rồi sau đó từ từ chuyển sang những thấu kính mạnh hơn để quan sát tinh tế và thấy nhiều chi tiết hơn. Nhiều khi, vật mẫu bị trượt qua khỏi tầm quan sát vừa khi tôi mới điều chỉnh được rất rõ vào tiêu điểm của nó. Trong trường hợp này, tôi phải đi ngược trở lại và bắt đầu lại lần nữa.Nhiều năm sau, tôi áp dụng phương pháp này vào cách thiền hành. Dưới đây là những hướng dẫn thêm về phương pháp thiền hành. Chúng rất thích hợp khi bạn thiền hành ngoài trời, giữa những làn gió mát trong không không gian và ánh nắng ấm. Nhưng nếu không đi ngoài trời thì trong thiền đường cũng được.
Ta bắt đầu với toàn thân chú ý đến kinh nghiệm chung quanh. Cảm nhận được nhiệt độ của không khí trên da mình. Nếu có làn gió nhẹ, cảm nhận hơi gió xúc chạm trên thân. Ngửi không khí. Lắng nghe âm thanh quanh ta. Tưởng tượng đôi mắt mình như những ống kính có góc độ rộng, và để cho chúng tiếp thu toàn cảnh chung quanh. Cảm nhận được thân ta lướt đi trong không gian. Ghi nhận hết những động tác tự nhiên của những bộ phận khác nhau trong cơ thể, nhưng không hề có một ý thức nào về tự ngã. Hai cánh tay đong đưa hai bên. Hông cử động tự nhiên. Sự quân bình chuyển đổi. Ta không cần có một sự tính toán nào mới bước đi được. Một khi ta đứng dậy với một tác ý muốn đi, cái đi sẽ tự động xảy ra.
Đi tới lui trên khoảng đường thiền hành, cảm nhận được sự đi ấy bằng toàn thân. Sau một thời gian, chừng 10 phút, chuyển sự chú ý xuống cảm giác ở đôi chân. Rồi một lúc sau, giới hạn sự chú ý chỉ vào đôi bàn chân mà thôi. Có lẽ vào lúc này, bạn có thể chú ý được rõ rệt vào cảm giác dưới bàn chân: “sức ép nặng... sức ép nhẹ... nặng... nhẹ...”
Giữ cho sự chú ý vào cảm giác của đôi bàn chân thật rõ rệt, trong khi sự tập trung vẫn vững vàng. Đến một lúc, sự chú ý của ta sẽ bắt đầu xao lãng: “Rồi làm gì nữa đây?” “Vậy rồi sao nữa?” “Hơi lành lạnh rồi đây, mình cần mặc áo vào”... Khi việc này xảy ra, bạn hãy trở lại và mở rộng tầm chú ý ra. Cảm nhận toàn thân đang đi. Cảm giác được hơi gió nhẹ, ngửi không khí, lắng nghe... Và khi nào sự tập trung đã vững vàng, bạn sẽ bắt đầu trở lại tiếp xúc với cảm giác ở bàn chân. Thay đổi phạm vi chú ý để thích ứng với mức độ tập trung sẽ giúp ta duy trì được sự an tĩnh trên đường thực tập. Điều quan trọng trong sự thực tập là tỉnh thức. Bạn nên nhớ là chúng ta thực tập để có nhiều chánh niệm và tỉnh thức, chứ không phải để trở thành những chuyên gia đi bộ.
Tôi đoán có lẽ chiếc kính hiển vi của tôi ở đại học ngày nào bây giờ không còn ai dùng nữa. Có lẽ nó đã trở thành một món đồ cổ. Bây giờ người ta quan sát các vật mẫu bằng những kính hiển vi điện tử, và chúng tự động được phân tách bằng những máy điện toán tối tân. Nhưng phương cách ấy vẫn còn rất hiệu quả trong cách thiền hành của chúng ta.
Bây giờ, bạn hãy tập theo hướng dẫn này đi.
Gửi ý kiến của bạn