- 1. Lý Sĩ Khiêm thích bố thí
- 2. Thầy giáo hết lòng giúp người
- 3. Gia Luật Sở Tài can vua
- 4. Nhan phu nhân quả quyết cứu người
- 5. Khéo tu trong chốn phủ đường
- 6. Một lời cứu vạn người
- 7. Cứu người được tăng tuổi thọ
- 8. Chuyển tướng xấu thành tốt
- 9. Chịu đói giúp người
- 10. Làm lành được báo đáp
- 11. Sinh làm con để đền ơn
- 12. Bạch Khởi lạm sát phải tự sát
- 13. Giết hàng binh gặp đại họa
- 14. Lạm sát bị ung nhọt
- 15. Hồn ma ám ảnh
- 16. Hồn ma báo mộng
- 17. Giết người đền mạng
- 18. Sai dịch tàn ác chịu quả báo
- 19. Mẹ kế độc ác bị sét đánh
- 20. Bức cung dân lành bị đột tử
- 21. Hai mươi sáu nhát dao
- 22. Oan nghiệt sanh mụt nhọt
- 23. Quốc sư Ngộ Đạt
- 24. Thấy chết không cứu đời sau làm heo
- 25. Tham tiền mất con
- 26. Cha mẹ là Phật
- 27. Lòng hiếu cảm động mãnh hổ
- 28. Liều chết cứu cha
- 29. Nàng dâu hiếu thoát hỏa nạn
- 30. Lòng hiếu cảm động hài cốt cha
- 31. Gương hiếu thuận
- 32. Niệm Phật cứu mẹ
- 33. Hiếu nghĩa thành danh
- 34. Con hiếu không dối cha
- 35. Xin ăn nuôi cha mẹ
- 36. Hiếu dưỡng mẹ sinh con trai quý
- 37. Chu Thọ Xương hết lòng tìm mẹ
- 38. Tu thân và giúp người để báo ân
- 39. Hiếu thuận thoát nạn sét đánh
- 40. Con hiếu xả thân cứu cha
- 41. Nàng dâu hiếu thảo mẹ chồng
- 42. Đổi tuổi thọ cho cha
- 43. Thay nhau nuôi cha mẹ
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Quan Tuần phủ đích thân xuống huyện Giang Âm. Lúc vừa đến Thường Châu, quan tri huyện đã cùng với vị thẩm phán Thường Châu lúc bấy giờ là Phí Hạc Đinh ra tận bờ sông đón rước.
Tuần phủ thấy dung mạo của thẩm phán họ Phí hết sức thanh tú khác thường, phong thái tỏ rõ học vấn uyên thâm, đạo đức cao thượng, liền cho mời đến bàn bạc việc công. Quan Tuần phủ nói:
– Hiện tên cầm đầu và bè đảng hơn 10 người trong cuộc nổi loạn ở Giang Âm đều đã bị bắt. Theo luật pháp hiện nay thì những ai tham gia trong việc nổi loạn đều phải xử tội chết, nên số dân đã nổi loạn giờ đây hết sức lo sợ hoang mang. Ông giữ chức thẩm phán đã nhiều năm, nhất định có nhiều kinh nghiệm phán xét. Vậy theo ông thì số dân nghèo đói nổi loạn ở huyện Giang Âm này có nên xử tội chết cả không?
Phí thẩm phán không trả lời ngay mà hỏi ngược lại:
– Theo đại nhân thì việc chấp hành nghiêm theo pháp luật có cần xét đến yếu tố đạo đức không?
– Xin lão tiên sinh nói rõ hơn ý này, sau đó tôi sẽ quyết định.
Phí thẩm phán thưa:
– Nếu người dân làm phản với ý đồ lật đổ triều đình, đương nhiên phải nghiêm trị. Nhưng theo hạ quan được biết, việc dân chúng nổi loạn ở Giang Âm chỉ là do hoàn cảnh nghèo đói bức bách, bị kẻ xấu kích động nên nghĩ rằng làm như thế để được phân phát lương thực cho đủ ăn, chứ họ không có ý chống đối triều đình. Nếu khép họ vào tội làm phản và xử chém thì tỏ ra không thấu rõ nội tình, lại đi ngược với đạo đức. Theo ý hạ quan thì trong việc này chỉ có tên cầm đầu xúi giục là đáng tội chết, những kẻ trực tiếp trợ giúp phải nghiêm trị, còn những người dân bị kích động nhất thời hùa theo thì nên tha bổng, đừng truy cứu nữa. Tình hình hiện nay dân chúng khắp nơi đều đang đói khổ, nếu ta lạm sát những người nổi loạn sẽ khiến cho dân tình càng thêm hoảng loạn, khó ổn định hơn. Hơn nữa, mạng người là rất quý, nếu có thể tha được thì nên tha, đó gọi là có xét đến yếu tố đạo đức, nhưng cũng là cách tốt nhất hiện nay để trấn an lòng dân.
Những lời của Phí thẩm phán thật rõ ràng dứt khoát, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, lại được nói ra một cách tự tin và thuyết phục, khiến người nghe không thể không thán phục.
Quan Tuần phủ nghe xong gật đầu khen ngợi, quyết định làm theo đề nghị của Phí thẩm phán, chỉ xử chém tên cầm đầu, phạt đày ra biên ải hơn 10 tên phụ tá, số dân thường còn lại không truy cứu.
Lúc bấy giờ, nhân dân trong huyện đều bảo nhau rằng chỉ một lời nói của Phí thẩm phán đã cứu được mạng sống của cả vạn người, ai nấy đều ca ngợi.
Về sau, con trai của Phí Hạc Đinh từ chức Phó cống được thăng vượt cấp lên chức Đồng thương đạo; cháu ông làm quan tới chức Tuần phủ, còn bản thân ông cũng nhiều lần được phong các tước vị Quang lục đại phu, Chấn uy tướng quân... Đời đời con cháu về sau đều có địa vị cao trong xã hội.
(trích Tọa Hoa Chí Quả)
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
MỘT LỜI CỨU VẠN NGƯỜI
Khoảng niên hiệu Càn Long triều Thanh, tỉnh Giang Tô bị thiên tai đói kém, quan tri huyện Giang Âm không biết cách trị dân, dẫn đến dân chúng lầm than phát sinh bạo loạn, rất nhiều nơi nổi dậy chống đối. Tri huyện liền bẩm báo tình hình biến loạn lên quan Tuần phủ.Quan Tuần phủ đích thân xuống huyện Giang Âm. Lúc vừa đến Thường Châu, quan tri huyện đã cùng với vị thẩm phán Thường Châu lúc bấy giờ là Phí Hạc Đinh ra tận bờ sông đón rước.
Tuần phủ thấy dung mạo của thẩm phán họ Phí hết sức thanh tú khác thường, phong thái tỏ rõ học vấn uyên thâm, đạo đức cao thượng, liền cho mời đến bàn bạc việc công. Quan Tuần phủ nói:
– Hiện tên cầm đầu và bè đảng hơn 10 người trong cuộc nổi loạn ở Giang Âm đều đã bị bắt. Theo luật pháp hiện nay thì những ai tham gia trong việc nổi loạn đều phải xử tội chết, nên số dân đã nổi loạn giờ đây hết sức lo sợ hoang mang. Ông giữ chức thẩm phán đã nhiều năm, nhất định có nhiều kinh nghiệm phán xét. Vậy theo ông thì số dân nghèo đói nổi loạn ở huyện Giang Âm này có nên xử tội chết cả không?
Phí thẩm phán không trả lời ngay mà hỏi ngược lại:
– Theo đại nhân thì việc chấp hành nghiêm theo pháp luật có cần xét đến yếu tố đạo đức không?
– Xin lão tiên sinh nói rõ hơn ý này, sau đó tôi sẽ quyết định.
Phí thẩm phán thưa:
– Nếu người dân làm phản với ý đồ lật đổ triều đình, đương nhiên phải nghiêm trị. Nhưng theo hạ quan được biết, việc dân chúng nổi loạn ở Giang Âm chỉ là do hoàn cảnh nghèo đói bức bách, bị kẻ xấu kích động nên nghĩ rằng làm như thế để được phân phát lương thực cho đủ ăn, chứ họ không có ý chống đối triều đình. Nếu khép họ vào tội làm phản và xử chém thì tỏ ra không thấu rõ nội tình, lại đi ngược với đạo đức. Theo ý hạ quan thì trong việc này chỉ có tên cầm đầu xúi giục là đáng tội chết, những kẻ trực tiếp trợ giúp phải nghiêm trị, còn những người dân bị kích động nhất thời hùa theo thì nên tha bổng, đừng truy cứu nữa. Tình hình hiện nay dân chúng khắp nơi đều đang đói khổ, nếu ta lạm sát những người nổi loạn sẽ khiến cho dân tình càng thêm hoảng loạn, khó ổn định hơn. Hơn nữa, mạng người là rất quý, nếu có thể tha được thì nên tha, đó gọi là có xét đến yếu tố đạo đức, nhưng cũng là cách tốt nhất hiện nay để trấn an lòng dân.
Những lời của Phí thẩm phán thật rõ ràng dứt khoát, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, lại được nói ra một cách tự tin và thuyết phục, khiến người nghe không thể không thán phục.
Quan Tuần phủ nghe xong gật đầu khen ngợi, quyết định làm theo đề nghị của Phí thẩm phán, chỉ xử chém tên cầm đầu, phạt đày ra biên ải hơn 10 tên phụ tá, số dân thường còn lại không truy cứu.
Lúc bấy giờ, nhân dân trong huyện đều bảo nhau rằng chỉ một lời nói của Phí thẩm phán đã cứu được mạng sống của cả vạn người, ai nấy đều ca ngợi.
Về sau, con trai của Phí Hạc Đinh từ chức Phó cống được thăng vượt cấp lên chức Đồng thương đạo; cháu ông làm quan tới chức Tuần phủ, còn bản thân ông cũng nhiều lần được phong các tước vị Quang lục đại phu, Chấn uy tướng quân... Đời đời con cháu về sau đều có địa vị cao trong xã hội.
(trích Tọa Hoa Chí Quả)
Gửi ý kiến của bạn