Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 24 : Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho

03/05/201320:16(Xem: 6069)
Thi ca 24 : Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 24

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO SỰ LÝ TƯƠNG HỒ

---o0o---

Phiên âm:

Hàng long bát, giải hổ tích

Lưỡng cô kim hoàn minh lịch lịch

Bất thị tiêu hình hư sự trì

Như Lai bảo trượng thân tung tích

Dịch nghĩa:

* Gậy đuổi cọp, đến nay còn chứng tích

Bát thu rồng, của Lục Tổ hãy còn lưu

Thấy vật xưa, như gặp lại người xưa

Nhìn kỷ vật, để nhủ lòng thêm tinh tấn

* Cầm tích trượng, tưởng như nắm trong tay chân lý

Tứ diệu đề với thập nhị duyên sinh…

Trượng của Như Lai là biểu tượng của "bần tăng"

Chân đạo sĩ, chớ nên nghĩ: Đó là HƯ SỰ!

TRỰC CHỈ

Người học Phật, phải học, hiểu những vấn đề then chốt của nền giáo lý Phật, trước khi vào nhà Phật học đồ sộ. Đó là vấn đề:

  • Sự - Lý

  • Phương tiện – Cứu cánh

  • Bất liễu nghĩa – Liễu nghĩa.

  • Tục đế – Chơn đế

Hiểu được ý nghĩa và công dụng của những cặp phạm trù đó, người đạo sĩ thấy biết rộng sâu vào vấn đề:

- Lý pháp giới

- Sự pháp giới

- Lý sự pháp giới

- Sự sự pháp giới

- Lý vô ngại

- Sự vô ngại

- Lý sự vô ngại

- Sự sự vô ngại

Hiểu tõ tánh chất "vô ngại" qua bốn cách nhìn "pháp giới", người đạo sĩ chợt nhận ra chân lý "Pháp giới nhất chân". Sự là "sự" của "lý". Lý là "lý của "sự". SỰ LÝ VIÊN DUNG. Bấy giờ nhìn thấy gậy đuổi cọp, bát thu rồng, bình bát, tích trượng như nhìn thấy Phật, Pháp và Tăng. Thấy được chân lý: "Một là tất cả". "Tất cả là một". Thế cho nên với người chứng đạo những chứng tích "hữu vi", "sự tướng" đó không ngoài "bản thể nhất chân" thì sao được gọi là HƯ SỰ TRÌ?

Tuy nhiên, với người chưa tỏ ngộ châ lý, ôm giữ bình bát tích trượng, ba y, chánh gốc của Phật tổ Như Lai, để mà "lễ bái" mà "cầu nguyện" mà "van xin" mà "hy vọng", mà trông nhờ sự "phù hộ" sự "cứu rỗi" của Phật thì rõ là HƯ SỰ TRÌ. Vì sự chỉ là sự "hữu vi pháp" thì của ai cũng đều như huyễn, như hóa, như sương mai, như điện nhoáng mà thôi. Bo bo ôm giữ "sự tướng" là dẫm chân một chỗ. Mà phải hiểu:

Sự để đạt đến Lý

Phương tiện để đạt đến cứu cánh

Bất liễu nghĩa để đưa lên liễu nghĩa

Tục đế để nhận thức tư duy chân đế".



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567