Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Thiền sư Sunlun Sayadaw

25/04/201319:45(Xem: 3201)
Chương 6: Thiền sư Sunlun Sayadaw


Những vị Thiền sư đương thời

Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt

Sài Gòn, 1999

---o0o---

Chương VI

Thiền sư Sunlun Sayadaw

---o0o---

Thiền sư Sunlun Sayadaw có được tên gọi như vậy là vì ngài đến từ hang động tu viện làng Sunlun ở gần Myingyan ở miền Trung Miến Ðiện. Ngài sinh ra vào năm 1878 và được đặt tên là U Kyaw Din. Lớn lên ngài được gởi đến một trường đạo, nhưng ở đó ngài học ít thôi. Lúc mười lăm tuổi ngài vào làm việc như một cậu bé văn phòng. Ơủ văn phòng đại biểu chánh quyền quận ở Myingyan. Người kết hôn với một thiếu nữ Ma Shawe Yi ở cùng làng. Năm ba mươi tuổi, ngài khước từ chức vụ của mình và trở về ngôi làng quê để làm nông dân. Ngài thấy rằng cánh đồng của mình thì phì nhiêu trong khi đó thì những cánh đồng khác thì thất mùa. Năm 1919 có một nạn bịnh dịch, ngôi làng của ngài vẫn thịnh vượng. Người Miến Ðiện tin tưởng rằng nếu tài sản của ai đó có được một cách mau lẹ, người ấy sẽ chết sớm. Lo sợ vì tài sản của mình, nên U Kyaw Din hỏi ý kiến một nhà chiêm tinh. Ông ta đã bảo rằng một chúng sinh có hai chân sẽ từ bỏ nhà của ông sớm. Ðiều đó ngụ ý nói là ngài sẽ chết.

Trong nỗi niềm lo sợ to tát đó, U Kyaw Din quyết định hoàn thành một công việc phước thiện to lớn. Ngài dựng một rạp trước nhà của ngài và mời dân làng đến ăn ba ngày. Vào ngày thứ ba, một du sĩ khổ hạnh không mời mà xuất hiện trong buổi tiệc. Du sĩ bắt đầu nói về thực hành thiền quán và khi nghe những danh từ này, U Kyaw Din trở nên xúc động mạnh. Ngài không thể ngủ được đêm đó. Ngài muốn thực hành nhưng ngại không dám nói vì bản thân thiếu hiểu biết kinh điển. Ngày hôm sau ngài hỏi du sĩ không biết có người nào không am tường kinh điển mà có thể tu pháp hành được không? Du sĩ trả lời rằng thực hành thiền quán không cần đòi hỏi kiến thức về giáo lý mà chỉ cần sự chuyên tâm và thích thú là đủ. Du sĩ dạy U Kyaw Din thực hành hơi thở vào và hơi thở ra. Thế là từ ngày hôm đó, bất cứ lúc nào có thời gian, ngài tức khắc niệm hơi thở. Mộảt hôm nọ ngài gặp một người bạn, ông bạn ấy bảo ngài rằng, trực tiếp thở vào và thở ra cũng chưa đủ; mà cần phải cảm nhận hơi thở ở chóp mũi nữa.

U Kyaw Din thực hành cảm nhận hơi thở. Thế rồi lúc đó sự thực hành của ngài trở nên mãnh liệt hơn, ngài cố nhận biết không những cảm nhận hơi thở mà còn cảm nhận tay cầm dao khi ngài chẻ củi, cảm nhận sợi dây thừng trên tay khi ngài quay nước, cảm nhận bàn chân trên đất khi ngài đi. Ngài cố cảm nhận mọi thứ khi ngài làm. Lúc giữ trâu, ngài ngồi dưới gốc cây và thực hành chánh niệm hơi thở. Suốt thời gian thực hành, ngài bắt đầu nhìn thấy những ánh sáng màu sắc và những kiểu mẫu hình học. Ngài không biết chúng là gì, nhưng cảm thấy rằng đó là kết quả của sự thực hành. Ðiều đó động viên ngài rất nhiều và ngài bắt đầu thực hành chuyên cần hơn. Nhờ thực hành chuyên chú, đôi khi những cảm thọ rất khó chịu, nhưng chúng không cản trở ngài được. Ngài tin rằng chúng là kết quả của sự thực hành, và nếu ngài muốn đạt được kết quả lớn hơn thì ngài sẽ phải khắc phục và vượt qua chúng. Từ đó ngài quyết tâm nỗ lực và phát huy chánh niệm để khắc phục những cảm thọ bất lạc và vượt đến giai đoạn cao hơn của sự thực hành.

Nhờ nhứt tâm nỗ lực, U Kyaw Din đắc được đạo quả Tu-đà-huờn - hương vị Níp-bàn đầu tiên - giữa năm 1920. Tháng sau, ngài đắc được đạo quả Tư-đa-hàm. Tháng thứ ba ngài đắc được đạo quả A-na-hàm. Ngài xin phép hiền thê để xuất gia; bà nhiều lần khước từ, nhưng sau đó bà đồng ý. Trước khi đi, U Kyaw Din sắp xếp cho việc đồng áng. Hướng dẫn cho hiền nội cách thức gieo trồng, trả tự do cho loài thú. Ðặt ách xuống một cội cây, ngài đi đến một tu viện trong làng, và cầu xin chư tăng ở đó chấp nhận ngài làm một vị Sa-di trong giáo hội. Sau đó, ngài tìm đến một hang động và tu tập chuyên cần. Cho đến tháng mười năm 1920, ngài đạt được đạo quả giải thoát cuối cùng A-la-hán. Sự thành đạt của ngài trong hàng ngũ chư tăng ai cũng biết đến và nhiều vị đến thử nghiệm ngài. Ngài là bậc giải thoát hoàn toàn, cho nên những câu trả lời của ngài giải tỏa những thắc mắc cho những ai tìm học. Cũng có nhiều lần, họ không đồng quan điểm với câu giải đáp của ngài, nhưng khi được đối chứng với kinh điển thì họ thấy lời nói của ngài là đúng. Nhiều vị tỳ khưu uyên bác ở khắp thế giới đi đến thực hành chánh niệm dưới sự hướng dẫn của ngài, có một vị rất uyên bác tên là Nyaung Sayadaw, vị này cũng đã giác ngộ sau khi thực hành thiền quán. Ðến năm 1952, thiền sư Sunlun Sayadaw viên tịch.

Thiền sư Sunlun Sayadaw là một người trung thực, lời nói nghiêm túc và súc tích, ngài có một sức mạnh nội tâm và rất cương quyết. Bức ảnh của ngài tỏ ra một con người đầy khí phách với một cái nhìn sâu sắc, và đôi mắt thật sáng. Nhìn vào bức ảnh, ta thấy toát ra một đức tánh vĩ đại, tượng trưng cho một con người thực sự giác ngộ.

Hiện nay có một số thiền sư dạy phương pháp tu tập của ngài ở khắp Miến Ðiện, và nhiều trung tâm thiền của Sunlun Sayadaw được thành lập ở thủ đô Miến Ðiện. Một trong những trung tâm lớn nhứt là thiền viện S. Okkalapa có hai vị hòa thượng trú ngụ, một là ngài U Tiloka, hai là ngài U Thondera, cả hai đều là đệ tử thâm niên của thiền sư Sunlun. Ơủ đây chỉ có hai mươi vị tỳ khưu cư ngụ, vì những lều và phòng lớn còn lại dành cho cư sĩ tu tập. Nhóm thiền tọa hành bốn hoặc năm lần mỗi ngày, sau mỗi lần chuyên tâm hành, thì thiền sư thuyết pháp động viên: "Quý vị may mắn được sinh làm người và thậm chí may mắn hơn nữa là được nghe chánh pháp, quý vị nên lợi dụng cơ hội đặc biệt này để tu tập, thật sự chuyên cần và nỗ lực để đạt đến sự giác ngộ".

Thiền đường lớn thì thường đầy ắp vài trăm hành giả ở mọi lứa tuổi. Họ có thể ngồi kéo dài hai hoặc nhiều giờ hơn nữa. Trong suốt bốn mươi lăm phút đầu, thiền sinh tập trung thực hành đề mục thiền hơi thở khắc khổ. Theo lời dạy của thiền sư, sau đó hành giả trở lại niệm cảm giác trong thân, tiếp tục ngồi bất động cho đến khi hết thời gian hai hoặc ba giờ.

Những vị thầy dạy thiền theo phương pháp của thiền sư Sunlun Sayadaw nhấn mạnh rằng, những phương pháp của các vị thì rõ ràng nhứt, đơn giản và trực chỉ nhứt. Chư vị có lẽ thấy phương pháp tu cởi mở của thiền sư Achaan Chaa và Budhdadasa quá sơ đẳng và không trực chỉ, và phê bình những phương pháp tu khác như phương pháp tu Mahasi và Tanngpulu Sayadaw coi những phương pháp này như sự phát huy định xuyên qua những ý niệm mà không có trực chỉ tuệ giác.

Ðặc biệt nhấn mạnh vào sự tinh tấn tích cực, tập trung trực tiếp vào cảm thọ (đặc biệt thọ khổ) là chìa khóa tu tập của thiền sư Sunlun. Ði vào thiền đường, nhiều hành giả của thiền sư Sunlun thực tập hơi thở sâu giống như đi tìm chính mình ở giữa vòng tròn nghị lực. Nhờ theo dõi hơi thở sâu nên nỗ lực tinh tấn này làm tập trung tâm, khi ngồi trang nghiêm bất động, hoàn toàn kinh nghiệm những cảm thọ trong thân làm sâu sắùc thêm sự tu tập tuệ giác. Sử dụng cảm thọ, đặc biệt là khổ thọ, là những gì hầu hết được trình bày trong phương pháp tu tập của thiền sư Sunlun. Nó là mục tiêu rõ ràng, trực tiếp tinh tấn trong mỗi oai nghi ngồi để phát huy định và tuệ điều đó sẽ dẫn đến giải thoát giác ngộ (Nirvana). Ở đó nhấn mạnh đến oai nghi ngồi lâu và bất động. Lúc còn là một nhà sư, khi tu tập ở trung tâm thiền Sunlun, tôi được trao một xâu chuỗi Miến Ðiện đẹp. Những người cư sĩ mộ đạo dâng một xâu chuỗi cho tôi với lòng thành ao ước là cả đêm nay có lẽ tôi sẽ ngồi liên tục mà không nhúc nhích, và sau đó đắc được Níp-bàn sớm hơn.

Tinh tấn tích cực để khắc phục đau nhức và sự phóng túng là phương pháp tu tập của thiền sư Sunlun Sayadaw. Sức mạnh tập trung sâu vào hơi thở mới thích hợp để hành giả khắc phục năm triền cái mà thường chúng làm phóng túng tâm của hành giả. Khi nào quý vị cảm thấy buồn ngủ, chỉ tập trung một hơi thở sâu trên cảm xúc ở chót mũi thì quý vị sẽ tỉnh lại ngay. Phương pháp này có giá trị làm dịu đi một tâm thức phóng túng, lay động, vì đối diện với sự tinh tấn tích cực sâu trong hơi thở, nên hầu hết những tư tưởng bị phá tan giống như những đám mây trước một ngọn gió.

Phương pháp tu tập của thiền sư Sunlun là thanh lọc tâm hôn trầm và phóng túng, để lại cho hành giả sự trong sạch và sự tập trung. Xa hơn nữa, quan sát đặc tính của tâm thì niệm đau nhức và biến đổi những cảm giác sẽ làm cho chánh niệm trở nên vững chắc hơn. Trong một thời gian ngắn, với sự thực hành này hành giả có thể cảm nhận được sức mạnh của tâm an tịnh, tập trung mà khi đã áp dụng để quan sát tiến trình thân tâm, hành giả sẽ đạt đến tuệ giác và sự giác ngộ.

Trung tâm thiền S. Okkalapa của thiền sư Sunlun rất dễ thu hút đối với những hành giả phương Tây. Ơủ đây như bất kỳ nơi nào khác ở Miến Ðiện, sự hiếu khách đối với những hành giả tham quan rất dạt dào. Mặc dù ngài thiền sư Sayadaw không nói được tiếng Anh, nhưng ngài có những đệ tử nói tiếng Anh lưu loát và rõ ràng, những người đó có thể dịch cho du khách hiểu được. Ngài thiền sư Sayadaw sẵn sàng trả lời những câu hỏi nhưng nhấn mạnh chủ yếu là tu tập tích cực, chỉ có cách đó mới thực sự giải tỏa những nghi ngờ về pháp bảo.

Dưới đây là một bài pháp được thuyết ở Rangoon cách nay vài năm do đại đệ tử của thiền sư Sunlun Sayadaw.


Hành giả và Thiền quán

(như đã được thiền sư Sunlun Sayadaw dạy)

Tôi dự định cống hiến phương pháp thực hành thiền cho quý vị chiều nay. Tôi sẽ quan tâm đến vấn đề quan niệm của hành giả hơn, khuynh hướng và sở thích, những chướng duyên của hành giả với những vấn đề và những khó khăn đắng cay, liên quan và dính mắc nho nhỏ, và lòng tự dối tinh vi của mình. Trong khi thực hành điều này tôi sẽ cố gắng trình bày lời dạy của thiền sư Sunlun Sayadaw trên sự thực hành thiền quán để chứng minh những luận điểm của tôi.

Trang bị chủ yếu đầu tiên của hành giả là tâm tập trung. Chỉ khi nào tâm tập trung thì tâm mới thanh tịnh. Và chỉ khi nào tâm được thanh tịnh từ năm triền cái: tham dục, sân hận, hôn thụy, trạo hối,và nghi hoặc thì mới có thể hiểu biết chính xác tuệ Minh sát.

Ðể bắt đầu tiến trình thanh tịnh, thông thường, mỗi ngày tâm cần phải có một đề mục nắm bắt. Ðề mục này có thể là một trong hai loại: tác động bên ngoài đối với hệ thống thần kinh thân thể của hành giả hay là tùy thuộc vào nó. Những đối tượng đó thì tác động bên ngoài đến hành giả tùy thuộc vào hoàn cảnh, như là đĩa hát màu, thi hài, hay thức ăn mà hành giả ăn hàng ngày. Những đối tượng đó tùy thuộc cơ quan tinh thần thân thể của hành giả là thân và tâm. Bất kỳ những cái này có thể được xem là một đề mục thiền để củng cố định tâm.

Ví dụ, dĩa màu có thể dùng được hành giả lấy, chúng ta nói rằng, một dĩa màu hay đốm và đặt nó ở khoảng cách thích hợp khoảng 3 mét. Hành giả ngồi kiết già, đối diện với cái dĩa, và giữ thân thể ngay thẳng hành giả nhìn chăm chú vào cái dĩa với đôi mắt mở vừa phải. Hành giả để cho tâm của mình trú vào dĩa để đạt được định tâm. Hành giả làm điều này cho đến khi kết thúc, thậm chí làm với đôi mắt nhắm lại, hành giả cảm nhận hình ảnh của dĩa phản chiếu tâm. Ðây là hình ảnh thu được. Lúc hành giả tiếp tục chú tâm vào hình ảnh này, lúc đó có thể phát sinh một hình ảnh đối lập rõ ràng. Hình ảnh đối lập này xuất hiện với nhau bằng tâm định. Nếu hành giả định thấy nó xa, thấy nó xa, nếu hành giả định thấy nó gần, bên trái, bên phải, bên trong, bên ngoài, trên, dưới tùy theo hành giả thấy nó. Sau khi nhận được hình ảnh đối nghịch, hành giả bảo vệ nó bằng lòng kính trọng do nỗ lực liên tục. Do đó hành giả có được sự dễ chịu trong sự thực hành, và sau sự thực hành đạt tăng thượng định và làm chủ tâm. An chỉ định thích nghi đi theo sau. Những bài tập này có thể mang lại tất cả những giai đoạn thiền thích hợp.

Hơn nữa hành giả thực hành đề mục đất, nước, lửa... Một trong những sự lợi ích là người đó đạt được do thực hành đề mục đất tích cực, thì thành tựu sức mạnh khác thường, có thể đi bộ trên nước cũng như đất liền được. Nếu hành giả đạt được sức mạnh khác thường do nhờ tụ tập đề mục nước thì hành giả có thể làm mưa hay là tạo ra nước để phun từ thân thể của mình. Nếu hành giả đạt được sức mạnh khác thường do nhờ tu tập đề mục lửa thì có thể gây ra khói lửa. Nhưng bằng cách này cách khác điều đó không có dễ dàng để đạt được những sức mạnh này trong thời của chúng ta. Thiền sư Sunlun Sayadaw có một lần nói rằng thời đại đã không còn thích hợp nữa. Hành giả có thể đạt đến mức an chỉ định do nhờ sự tu tập này, nhưng những lợi ích khác thường của sự tu tập thì khó có thể đạt được. Chúng ta hãy nói rằng hành giả thực hành bài tập địa đại. Hành giả đạt đến mức tinh thông. Chúng ta hãy nói là hành giả đi đến một cái hồ và, tự ngồi xuống gần hồ, hành giả thức tỉnh chính mình trên cơ sở đề mục đất. Sau đó nhìn hồ nước hành giả cố gắng chuyển chúng qua đề mục đất để hành giả có thể đi trên chúng. Hành giả sẽ thấy phần lớn nước đó đầy đất bùn mà không thể nào dở chân của mình lên được khi mình cố gắng đi bộ trên nó. Có lẽ những hành giả ở những nước khác có làm tốt đi nữa nhưng tôi tin điều đó có thể được xem như là một qui luật chung mà sự thu thập toàn bộ những lợi ích của yếu tố và những bài tập màu sắc thì khó mà đạt được trong thời đại của chúng ta.

Một nhóm đề mục thiền khác nữa có thể là một điều ghê tởm, tử thi hay cái chết. Những đề mục tử thi thì không thể nào là không có sự nguy hiểm như được kể lại trong một giai thoại về thiền sư Sunlun Sayadaw và một vị tỳ khưu. Vị tỳ khưu này có thói quen lội qua thung lũng (thung lũng đó phân chia thiền viện với nghĩa địa) để hành đề mục tử thi. Một buổi sáng nọ thiền sư Sunlun Sayadaw gặp vị tỳ khưu khi vị này đang bắt đầu hành thiền. Thiền sư mỉm cười với vị ấy, và nói: "Thực hành hơi thở số tức quán (anapana) thì thoát khỏi sự nguy hiểm". Vị tỳ khưu không làm theo sự gợi ý của thiền sư, mà tiếp tục thực hành chăm chú những tử thi. Chiều hôm đó vị tỳ khưu trở về phòng của mình khi ngài mở cửa và nhìn vào trong ngài la hét lên. Ngài đã thấy một thây ma nằm ở ngưỡng cửa. Thực sự thây ma đó chỉ là hình ảnh tưởng tượng đã đạt được trong đề mục thiền của ngài. Lúc thiền sư Sunlun Sayadaw nghe câu chuyện đó ngài mỉm cười và nói: "Thiền hơi thở thì thoát khỏi những sự nguy hiểm".

Thiền định có thể được thực hành là do nhờ phân tích bốn đại. Bản chất của đất vốn là cứng, mềm, dày, bất động, an toàn, và chịu đựng. Bản chất của nước là ẩm ướt, độ lỏng, tia nhỏ, sự thấm vào, gia tăng và chảy liên tục. Tính chất của lửa là nóng, lạnh, bay hơi, nở nang, tàn phá và giữ chặt. Tính chất của gió là nâng đỡ, lạnh lẽo, sự đi vào và sự đi ra, dễ chuyển động, xuống thấp và giữ vững. Hành giả thấu hiểu tứ đại một cách tóm tắt và rõ ràng do nhờ quan sát và suy niệm. Nhưng khi được chú niệm là nhờ sự kiểm lại những bản chất cần thiết của bốn đại, chúng không dễ dàng để phân biệt trong thân; chúng khó để hiểu trực tiếp; chúng được tiếp cận là nhờ hành động gián tiếp, nhờ lập lại từng từ một trong miệng của những tướng cần thiết và tập trung hiểu biết bản chất của chúng. Thông thường sự hiểu biết này diễn ra trước tiên trong lãnh vực ý niệm. Và một hành giả đạt đến một sự hiểu biết như vậy thì thường có nhiều niềm tin cho chính mình mà đó là nhu cầu cao nhất của sự thực hành. Dĩ nhiên điều này không đúng. Sự hiểu biết đòi hỏi không phải là những yếu tố như là chúng đã được tạo nên cho chúng ta nhưng mà những yếu tố đúng như bản chất của nó. Và điều này, bản chất của chúng vượt qua phạm trù, ý niệm và lý tưởng hợp lý.

Phong thái của một người có thể là những đề mục tốt để dẫn đến nền tảng đúng đắn cho sự tập trung. Hành giả cố gắng giữ chánh niệm trong việc đi, đứng, ngồi, nằm, co, duỗi, ăn, uống, nhai, nếm và đại tiện. Nhưng phong thái thì linh hoạt, tiến trình này thì đều đặn và khi những phong thái này thật sự được gìn giữ như vậy, thì tâm được xem như có thể làm cho trong sạch. Tuy nhiên hành giả nên quan tâm có phải là phong thái có ích hơn như là đề mục thiền ban đầu hoặc như đề mục thứ hai được áp dụng cho những giây phút thư giãn khi đề mục thứ nhứt tạm gác qua một bên.

Tất cả những phương pháp đuợc đề cập ở trên là những đề mục thiền định của Phật giáo nguyên thủy. Tất cả những đề mục đó đều nằm trong bốn mươi đề mục thiền định trong kinh Ðại niệm xứ (Maha satipatthana Sutta), hầu hết các đề mục đều ở trong bộ kinh này. Tất cả các đề mục này đều dẫn dắt hành giả đến sự tập trung vững chắc, nhiều hay ít. Hành giả có thể dùng chúng để đạt được sự tập trung mà hành giả cần đến. Ðó là một phương pháp rất hữu hiệu giúp cho hành giả tìm thấy và sử dụng để tu tập, đưa hành giả đến mục đích cuối cùng mà hành giả tìm kiếm. Mục đích đó là Minh sát tuệ.

Bây giờ có hai hình thức tu tập tinh thần. Người ta được biết đến là thiền chỉ và thiền quán. Thiền chỉ dẫn đến sự an tịnh và thiền quán dẫn đến sự hiểu biết chính xác về bản chất các hiện tượng và giải thoát. Thiền chỉ thì có liên quan với vũ trụ như là vũ trụ đối với chúng ta; thiền quán thì liên quan với vũ trụ như là nó đối với vũ trụ. Bởi vì phạm trù của thiền chỉ là vũ trụ như nó đối với chúng ta, các đề mục thiền dẫn đến thiền chỉ thì tùy thuộc những đề mục mà chính chúng ta đã thực. Cái dĩa màu dùng để quán tưởng là một vật nào đó mà chính chúng ta đã tạo nên. Cái ý tưởng nhàm chán là do chính bản thân mình tạo nên. Sự vững chắc của trái đất, liên kết của nước, sự già dặn của lửa, sự dày đặc của không khí là phẩm chất của tứ đại mà chúng tạo nên một khái niệm để giúp cho chúng ta nắm bắt chúng. Thậm chí ý tưởng về sự đi, sự cúi mình, sự xúc chạm là những ý nghĩ mà chúng ta đã tạo nên trong tâm để rồi chúng ta có thể đạt được trong hiện thực, chính những cái đó là những phong thái. Những điều gì mà vũ trụ đã tạo cho chúng ta đều dẫn đến thiền chỉ; bất cứ những điều giả tạo nào mà chúng ta tạo nên, bất cứ ý tưởng, hình ảnh, tư tưởng hoặc ý niệm nào mà chúng ta đã tạo nên đều dẫn đến thiền chỉ. Bản thân của thiền chỉ không có điều gì sai trái. Tu tập thiền chỉ thì chánh đáng. Vì thế nên có nhiều lý do để trình bày về thiền chỉ. Nhưng thiền chỉ thì không phải là thiền quán. Do đó, người muốn đạt được kết quả của thiền chỉ thì tu tập thiền chỉ, nhưng người muốn đạt được kết quả của thiền quán thì phải tu tập thiền quán. Người đó sẽ thực hiện điều này không sớm thì muộn, hoặc sau khi tu tập thiền chỉ hoặc chọn một lối tu tập giúp hành giả đi đến con đường cao hơn của tuệ giác ngay lập tức. Hoặc hành giả muốn tu tập thiền chỉ bây giờ thì sau đó chuyển qua tu tập thiền quán, hoặc thay đổi để áp dụng tu tập thiền quán ngay lập tức, đó là vấn đề lựa chọn của từng cá nhân. Và tôi là người tu tập thiền quán cho nên tôi không vội vã khuyến khích người ấy chọn lựa thiền quán. Thiền sư Sunlun Sayadaw đã từng nói: "Người ta thích làm đều gì để người ta làm, và người ta làm điều gì mà người ta thích thì đừng làm phiền người ta".

Những câu hỏi được nêu lên: Nếu chúng ta thường xuyên quán tưởng tứ đại để nắm bắt chúng. Nếu chúng ta luôn luôn tạo nên những tư tưởng về sự đi, cúi mình và xúc chạm để giúp chúng ta đạt những điều này tốt hơn, nếu tâm của chúng ta đã từng có khuynh hướng tạo nên những hình ảnh và những ý tưởng, chúng ta có khả năng để đạt được tiến trình này như chúng đã diễn ra? Ðiều đó có cần thiết không để chúng ta xử lý quá trình này với những khái niệm và ý tưởng hạn hẹp? Ðây là câu trả lời. Nếu đúng là nó cần thiết để xử lý tiến trình với những ý tưởng và khái niệm hạn hẹp thì những tiến trình đó không bao giờ thành tựu ngay lập tức, và rồi sẽ không đi đến con đường giải thoát và giải thoát tri kiến. Nhưng bởi vì người ta có khả năng đạt được tiến trình này ngay lập tức khi chúng nó nằm ở trong thiền Minh sát và gặt hái được tuệ giải thoát tự nhiên.

Chúng ta hãy thực hành một bài tập, nhận biết được sự hít vào và thở ra. Người ta nói rằng đây là bài tập thích hợp cho tất cả mọi người. Nếu một người tu tập về hơi thở có chánh niệm, người ấy sẽ có được một đời sống an vui. Người ấy đã vượt qua những trạng thái bất thiện do mình tạo nên. Thân và tâm người ấy không có run sợ. Người ấy có đầy đủ tứ niệm xứ và thất giác chi, thực chứng được trí tuệ và giải thoát. Ðức Phật đã thực hành về đề mục quán niệm hơi thở. Hơn thế nữa, người ta nói rằng, theo dõi hơi thở thì rất chính xác, và không đòi hỏi thêm vào bất cứ điều gì để làm cho nó đầy đủ.

Bài tập này có thể được tu tập theo một phương pháp thiền Chỉ đơn giản (Samatha) hay thực hành để mà nhận ra được thiền Quán (Vipassana). Hít vào thở ra. Khi hơi thở vào và ra, nó chạm đến chóp mũi hoặc môi trên hoặc một vài chỗ trong phạm vi đó. Tập trung tâm vào sự xúc chạm đó, đếm hơi thở vào và ra. Ðây là một phương pháp. Hít vào và thở ra một lần nữa. Tập trung tâm nơi chỗ xúc chạm của hơi thở. Như vậy là tập trung được tâm, biết được hơi thở ngắn là ngắn và biết hơi thở dài là dài. Ðây là phương pháp thứ hai. Hít vào và thở ra một lần nữa. Tập trung tâm vào nơi xúc chạm hơi thở, theo dõi hơi thở vào và ra. Khi thực hiện việc này, theo dõi hơi thở vào trong cuống bao tử hay vượt xa hơn nữa. Hơi thở của thân thể cần phải cảm nhận khi vào và ra. Nó giống như cái cưa. Các răng cưa luôn luôn ở vào một điểm chạm với thớ gỗ nhưng thớ gỗ cảm nhận toàn bộ chiều dài của cái cưa bởi vì toàn bộ chiều dài cái cưa phải đi ngang qua một điểm. Ðây là phương pháp thứ ba. Lưu ý rằng trong cả ba phương pháp hành giả phải tìm những hơi thở vào và ra không nơi nào khác hơn là nơi xúc chạm. Ðây cũng là điều chính xác cho phương pháp thứ tư. Hít vào và thở ra. Tập trung tâm vào nơi xúc chạm của hơi thở. Hãy nhận biết nơi xúc chạm. Ðừng đếm, không cần biết chiều sâu của hơi thở, đừng theo dõi hơi thở vào và ra.

Trong bốn phương pháp về chánh niệm hơi thở, ba phương pháp đầu là những bài tập thiền định đơn giản trong khi đó bài tập thứ tư là bài tập thiền quán. Ở phương pháp thứ nhất thì có sự đếm. Những con số là các ý niệm. Ở phương pháp thứ hai, là sự ghi nhận về hơi thở. Sự việc ghi nhận này tạo nên một hình ảnh. Ở phương pháp thứ ba, hình thức ghi nhận hơi thở vào và ra. Sự việc này đạt được kết quả do sự sáng tạo của một ý tưởng. Những ý niệm, những hình ảnh và những ý tưởng thuộc về vũ trụ như là nó đến với chúng ta và vì thế cho nên có sự liên hệ với thiền chỉ. Chỉ duy nhất ở phương pháp thứ tư sự xúc chạm riêng rẽ được cảm nhận trong sự vắng lặng thì hình thức này là thiền quán. Tuy nhiên ngay cả việc thực hành này có thể bị pha lẫn với thiền chỉ. Theo thực tế nếu thay vào đó là sự nhận thức về hơi thở trong sự vắng lặng, nếu thay vào việc theo dõi sự nhận thức này bằng chánh niệm, hành giả chú niệm vào nó, rồi thì trong phút chốc đó, hành giả rơi vào thói quen để tạo nên một ý niệm và một ý tưởng rồi lại tu tập thiền chỉ thay vì dự định tu tập thiền quán.

Sự chú niệm thường xảy ra với một nhịp độ chậm hơn nhiều so với tiến trình thực tế hiện tượng. Tuy nhiên, thay vào đó người ta có thể thực hiện những tiến trình này theo như thường lệ, thì người ta lại có khuynh hướng rơi vào thói quen cũ nơi mà tiến trình này được tái tạo bởi cái tâm hồi tưởng.

Ðể có thể theo kịp những tiến trình tự nhiên, hành giả cần phải giữ tâm chánh niệm. Ðiều này thực hành không có khó khăn mấy. Ðiều đòi hỏi lúc ban đầu là việc nhận biết. Hãy nhận thức được sự xúc chạm. Xong rồi hãy giữ gìn và theo dõi sự nhận thức này bằng chánh niệm. Khi sự nhận thức được gìn giữ với một tâm chánh niệm, các ý tưởng bị loại trừ đi, chúng không thể xâm nhập vào. Hành giả không còn cơ hội để liên tưởng tới những ý niệm, hình ảnh hoặc những ý tưởng. Do đó những tiến trình này sẽ đạt được trực tiếp ngay chính vào lúc xảy ra, mà không có sự rối loạn của tư tưởng. Ðây đúng là thiền Quán.

Những ý tưởng luôn luôn có khuynh hướng xâm nhập. Các tư tưởng và hình ảnh luôn chực sẳn, và sẵn sàng xâm nhập khi tâm yếu đuối nhất. Phương pháp duy nhất để theo kịp với những tiến trình này là định tâm, là luyện tập sự tỉnh giác do nhờ tinh tấn. Vì thế phương châm của ngài thiền sư Sunlun Sayadaw dạy rằng: "Hãy tinh tấn trong sự xúc chạm".

Ngài nhấn mạnh sự tinh tấn là một yếu tố cơ bản bởi vì ngài hiểu rõ hành giả. Hành giả ngồi thoải mái và hành thiền một cách thong thả. Hành giả có thói quen trầm tư và cẩn thận. Sự trầm tư có nghĩa là phản tỉnh và suy nghĩ về công việc cần được làm hơn là đang thực hiện nó. Cẩn trọng có nghĩa là thương cảm cho mình, quan tâm để biết rằng hành giả không bị tác động và không bị tổn thương. Hành giả đã quá yêu thương bản thân mình và vì thế để cho tâm bị lôi kéo, để cho tâm phóng dật hơn là tỉnh táo. Sự tỉnh táo cần có sự cố gắng và đó là lời nguyện của hành giả. Vì thế cho nên khi người ta nói với hành giả rằng thở thì khó hơn, hành giả liền trích ra chương mấy và những lời nói để chứng minh rằng mình không cần phải nỗ lực. Có lẽ ông ta đã trích ra một vài lời nói trong cuốn Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga) và nói rằng: "Hành giả không nên lý luận quá năng nổ. Nếu hành giả lý luận quá năng nổ thì hành giả sẽ trở nên phóng dật".

Câu nói này đúng. Người hành giả lý luận quá năng nổ sẽ trở nên phóng dật. Nhưng tại sao hành giả lại trở nên phóng dật? Bởi vì thay vào việc định tâm về cảm thọ hành giả để tâm của mình vào những nỗ lực mà hành giả đang làm. Ðừng để nỗ lực lôi kéo sự chú tâm ra khỏi đề mục thiền. Hãy tiếp tục chú tâm vào đề mục thiền và tuy thế cũng cần có sự nỗ lực, trước tiên hành giả cần chắc rằng mình thật sự đã chú tâm vào đề mục. Khi hành giả đã nắm bắt được đề mục với sự tỉnh giác đầy đủ và sự tỉnh giác này đã gìn giữ được tâm chánh định, hành giả nên gia tăng nỗ lực. Khi hành giả đi trước trạng thái này, hành giả sẽ nhận thấy rằng nỗ lực mà hành giả đã phát huy giúp cho hành giả quan tâm nhiều hơn về đề mục thay vì xao lãng nó theo với nỗ lực. Hơn thế nữa, một tâm niệm mạnh mẽ sẽ được phát huy sự tăng cường nỗ lực.

Bản kinh ở trên được trích từ Thanh tịnh đạo được dạy như thế này:

Hành giả là người phải chánh niệm và đừng để tâm phóng dật. Hành giả không nên lý luận quá sôi nổi mà cũng không quá lơ là. Nếu hành giả lý luận quá lơ là thì hành giả sẽ rơi vào trạng thái hôn trầm và thụy miên. Nếu hành giả lý luận quá sôi nổi hành giả sẽ phóng dật.

Như vậy điều này có nghĩa là sự nỗ lực cần phải vừa đủ cho mục đích chánh niệm và tuệ giác. Nhưng sự vừa đủ là bao nhiêu? Tôi nghĩ chính William Blake đã nói điều này: "Một người không bao giờ biết cái nào là đầy đủ thì tới một lúc nào đó người ấy sẽ biết việc nào thì đầy đủ hơn".Và một sự đánh giá về sự đầy đủ là gì có lẽ cần phải được bổ sung thêm. Lời dạy của đức Phật khi ngài dạy một vị tỳ khưu nên tinh tấn như thế nào.

Này chư tỳ khưu, nếu khăn choàng và tóc của thầy bị bốc cháy quý thầy sẽ khát khao mãnh liệt, chuyên cần nỗ lực, cố gắng, phấn đấu chánh niệm và chuyên tâm để đoạn trừ lửa tham. Do vậy, một sự khát khao mãnh liệt, nỗ lực chuyên cần, cố gắng phấn đấu, chánh niệm và chuyên tâm do quý thầy thực hiện để mà đoạn trừ từng trạng thái bất thiện.

Bởi vì hành giả biết rằng sự nỗ lực cần phải đòi hỏi bao nhiêu, bởi vì hành giả quen thuộc với khuynh hướng lười biếng về một chỗ nào đó của người hành thiền, thiền sư Sunlun Sayadaw dạy: "Hãy nỗ lực chánh niệm". Nỗ lực chánh niệm là động viên những nguồn năng lực của quý vị, để nắm bắt những tiến trình khi chúng không có suy nghĩ và phản tỉnh. Sự nỗ lực được gọi là yếu tố năng lực hoặc là chánh tinh tấn.

Khuynh hướng khác nữa của hành giả là sự bồn chồn lo lắng. Hành giả thích gải, thay đổi vị trí, hoặc nếu hành giả đang thở thì lại muốn ngừng, rồi thở lại và rồi ngừng. Ðây là dấu hiệu của sự lơ đảng. Những sự việc này chứng tỏ rằng tâm không được vững chắc. Cần phải nhắc nhở với hành giả sự lơ đảng cần được loại bỏ và sự giao động cần phải giữ vững, thiền sư Sunlun Sayadaw dạy rằng: "Ðừng gải khi bị ngứa, đừng cử động khi bị co cứng, đừng dừng lại khi bị mệt". Thiền sư yêu cầu hành giả khi thấy ngứa, co cứng hoặc mệt mỏi hãy thở mạnh hơn nếu hành giả đang thở hoặc đang chú tâm vào sự cảm thọ, và do đó với sự chú tâm về thành quả của bài tập để phát huy thêm tâm chánh niệm sâu sắc. Kinh Thanh tịnh đạo dạy rằng: Sự đứng dậy làm cho dáng vẻ bị giao động, hành giả bắt đầu lại việc hành thiền mới. Hành giả ngồi xuống hành thiền và một giờ sau đó đứng dậy rồi xua tan những cảm thọ về sự ngồi, rồi một giờ sau đó nữa ngồi xuống và loại bỏ những cảm thọ về sự đi, tiếp tục thay đổi oai nghi ngồi. Bất cứ cảm giác nào trong oai nghi ngồi cần phải được theo dõi cho đến khi nào biến mất. Bất cứ cảm giác nào xảy ra cần phải được theo dõi cho đến khi nó biến mất đi.

Ngồi yên và tập trung đến các cảm thọ tạo thành yếu tố chánh niệm. Nó là yếu tố cơ bản trong sự tu tập, chánh niệm.

Có một thái độ thứ ba của hành giả, là sau khi những phần kiết sử bậc thấp đã xóa bỏ đi như là những ánh sáng, màu sắc và những kiểu mẫu hình ảnh đã xuất hiện đến hành giả rồi. Ngược lại đối với những thứ vừa kể trên là một sự đam mê của hành giả mà chưa từng xuất hiện cho hành giả giống như lúc trước đây. Trái lại đối với những ánh sáng, màu sắc và những kiểu mẫu thì lôi cuốn con người. Vì hai sức mạnh lôi cuốn trên, nên hành giả bắt đầu chú ý vào ánh sáng và kiểu mẫu, nhìn chăm chăm và dừng lại ở chúng. Và bằng sự lơ là với đề mục thiền, nên hành giả quên đi mục đích ban đầu của mình.

Tương tự, sau một thời gian thực hành, lúc hành giả thanh lọc tâm được một ít, thì mới kinh nghiệm phương pháp an lạc và tĩnh lặng. Bởi vì trước đây hành giả chưa bao giờ kinh nghiệm được tâm an lạc này, hành giả nghĩ rằng đây là kết quả quý báu của sự thực hành. Vì hiểu được kinh nghiệm và vì phương pháp an lạc và tĩnh lặng này có được là do tự nó có sức lôi cuốn, hành giả bắt đầu dừng lại ở đó, để thưởng thức sự an lạc cho đầy đủ. Hành giả thích say mê cảm giác an lạc và chán ghét để nói lên sự tinh tấn cần thiết để quay trở về con đường chánh. Thiền sư Sunlun Sayadaw chứng minh điều này bằng một lối so sánh: Bãi sông Myngyan là một bãi cát rộng một dặm. Một du khách đến đó thấy cát nóng cực kỳ dưới chân, qua sức nóng gay gắt của mặt trời. Trên đường anh đi đến một cội cây. Anh định nghỉ mát dưới bóng râm một lát. Nhưng mà chốc lát đó trôi qua anh nghĩ rằng anh không thể nào tự mình thúc giục thức dậy để đi ra khỏi bóng râm mát mẻ để chịu sức nóng gay gắt của mặt trời. Cho nên anh tiếp tục ở lại dưới bóng râm. Nhưng cứ như thế sẽ không bao giờ giúp anh ta đi đến bờ sông được. Ðiểm đến có thể đạt đuợc chỉ khi nào nếu anh bước ra ngoài ánh nắng mặt trời một lần nữa và thúc giục thân anh thẳng bước. Vì vậy cho nên thiền sư cảnh báo hành giả là không nên vì một chút an lạc và tĩnh lặng thấy trên con đường đi mà phải tự mình bị sa ngã. Có một lần, một hành giả có thói quen hướng đến sự an lạc này dường như có lẽ sẽ không còn cử động nữa. Thiền sư Sunlun Sayadaw dạy anh ta: "Người này luôn nâng niu cái đuôi và vuốt ve con kỳ đà dễ thương mà anh đã bắt giữ". Tôi hy vọng những hành giả hiểu biết được sẽ không áp dụng phương pháp trên.

Bằng sự gia tăng thêm tâm thanh tịnh và trong sạch, đôi khi hành giả trở nên cảm nhận nhiều thứ lạc thú thượng hạng hơn. Ðiều đó không phải là thị giác và thính giác thần thánh thật nào cả mà là hành giả tu tập đạt được, nhưng nó là một phần nào sức mạnh tương tự đối với những thứ đó. Vì sức mạnh hành giả có thể thấy những gì những người khác không thể thấy được, nghe những gì những người khác không thể nghe được. Người ta đến khảo sát hành giả và những lời dự đoán của hành giả trở thành hiện thực. Hành giả trở thành một loại người dự đoán quá khứ và tương lai. Như vậy hành giả đã sa sút từ một hành giả thiền quán thành một nhà dự đoán. Nhưng sau một thời gian, vì sự xao lãng của công việc mới nhiều hơn và sự thưc hành thiền trở nên kém đi, cho nên sự trả lời sa sút, kém chính xác, và dần dần khách hàng đi mất, không bao giờ quay lại. Hành giả bị sa sút là vì thực hành gián đoạn.

Nhiều lúc hành giả đam mê đến nỗi tự dối mình. Mặc dù hành giả thực hành một cách tích cực, nhưng hành giả tự dối mình là mục tiêu giải thoát có thể đạt được trong một phương pháp nhàn nhã. Mặc dù là hành giả vẫn còn ngồi đó, nhưng hành giả tự dối mình là thay đổi oai nghi hoặc di chuyển chút ít có thể không gây tai hại gì cả. Có lẽ hành giả đúng ở giai đoạn đầu của sự thực hành, nhưng ở một giai đoạn thực hành cao nhứt thiếu chánh niệm một chút có thể làm sa sút phương pháp hành thiền và công trình tu tập sẽ đòi hỏi phải luyện tập lại. Bởi vì hãnh giả tự dối mình trong những vấn đề thuộc về thân thể này, những vấn đề tâm tinh vi hành giả có thể làm điều đó thêm được bao nhiêu? Một sở thích mạnh mẽ của hành giả là thấy được dấu hiệu tiến bộ đầu tiên trên bước đường đi là dấu hiệu biểu lộ những giai đoạn cao hơn. Ví dụ cảm thọ bất lạc đột biến thình lình. Chẳng hạn có một lúc nào đó cảm thọ bất lạc gia tăng; một lúc nào đó nữa nó biến mất, tiêu tan, và ở nơi đó có một cảm giác yên tĩnh và an lạc khó lường. Thông thường hành giả tin rằng đây là tâm giải thoát. Và đánh dấu ghi nhớ tự mình một giai đoạn của bốn giai đoạn giải thoát.

Sự việc cho là giai đoạn thực hành sau này cũng có thể thực hành được vì chính thiền sư chưa dạy rõ ràng trong vấn đề này hay là lời chỉ dẫn và lời dạy trong sách của ngài chưa có minh bạch lắm. Tuy nhiên, điều này hành giả muốn tự mình phân biệt ít ra lúc đạt đến một hoặc hai tiến trình giác ngộ. Và với tâm suy nghĩ này, hành giả cố gắng tư duy, củng cố niềm tin của mình. Và đáng tiếc cho thiền sư nào mà gián tiếp gây ra sự phân vân cho hành giả. Thiền sư Sunlun Sayadaw sẽ không bao giờ phê bình bất cứ ai, trong bất cứ trường hợp nào mà hành giả đã thực sự đạt đến giai đoạn đã đuợc đề cập. Lời nhận xét của ngài có lẽ chỉ là: "Nếu điều đó như vậy, thì nó là như vậy". Trong bất kỳ trường hợp nào, một sự thành đạt thật sự sẽ không cần sự minh chứng từ người khác. Hành giả sẽ tự mình biết lấy. Hơn nữa một cảm giác sai lầm về sự thành đạt sẽ không cần thiết bỏ đi; hành giả sẽ thực chứng điều đó tự mình.

Tai hại chính trong hình thức tự dối mình là sự nhận thức sai lầm về sự thành đạt mà nó mang đến cho hành giả. Ưùng dụng những gì mà hành giả suy nghĩ là đã có sự tiến bộ rồi, hành giả xả bớt sự thực hành nghiêm ngặt của mình và như vậy là bị đình trệ trên con đường đi mà không thể nào đạt được bất kỳ sự tiến bộ nào có giá trị thực.

Có một cảm thọĩ đáng ghét cho hành giả, đó là cảm thọ bất lạc. Ðể hành giả đối diện những cảm giác không đáng kể như tù túng, nóng nực và sự căng cứng của bắùp thịt, và hành giả cố giữ chánh niệm cho nó một thời gian. Nhưng đau nhức thì phát sinh trong xương tủy của hành giả, cảm thọ bừng cháy, đau nhức đang hành hạ như dao cắt dọc theo chân tay, và hành giả sẽ ngưng niệm chúng trong một vài phút. Thông thường, hành giả trích những câu và những lời nói để sẵn sàng bào chữa lỗi của mình. Hành giả muốn biết là ai nói người nào muốn sử dụng cảm thọ bất lạc để tu tập như là một đề mục thiền. Bất cứ điều gì mà đạt được bằng sự tiếp tục cảm thọ lạc thì không thể nào một hành giả đạt được. Ai nói hành giả phải chịu nhiều đau khổ? Ðiều này không phải là tự khổ hạnh.

Câu trả lời cho điều đó là nếu một hành giả được may mắn với nhân duyên thì hành giả có thể bước theo con đường thọ lạc, hành giả có thể có được trí tuệ mà không có bị đau nhức, lúc đó hành giả có thể tiếp tục cảm thọ lạc. Nếu không đa số lấn áp thiểu số, như đã thấy, không có chọn lựa mà chỉ bước theo con đường cảm thọ bất lạc, bởi vì chúng ta không may mắn với nhân duyên như thế.

Hẳn nhiên không có lý do nào để tiếc nuối. Cảm thọ bất lạc là một đề mục thiền có hiệu quả giúp cho hành giả bước vững vàng trên con đường đến mục đích tối thượng. Chính đó là hành giả ít khi thích thú với cảm thọ bất lạc có thể do bởi hành giả tạo nên để thiết lập một tâm chánh niệm sâu sắc hơn. Với một đề mục mà hành giả không thích tu tập, thì hành giả sẽ thức tỉnh lòng nhiệt tâm cần thiết để vượt qua cảm thọ bất lạc. Ðiều đó khác biệt với cảm thọ khoái lạc. Bởi vì hành giả thích điều đó, nên hành giả thường bị cuốn hút trong cảm giác đó, và chính hành giả bị sự khoái lạc đó bủa vây mà không có thể định tâm được. Khi hành giả rơi vào sự kiện đó, tham sân thì tiềm ẩn ngầm trong cảm thọ khoái lạc và nó sẽ áp đảo hành giả. Hành giả sẽ không duy trì mãi cảm thọ như thế đó nhưng cảm thọ đó sẽ đưa hành giả đến sự khởi đầu nguyên nhân của lòng ham muốn nối tiếp trong chuỗi luân hồi.

Như người ta nói, một người đang bơi trong dòng nước chảy xiết và anh ta được yêu cầu nắm được bó hoa ở điểm đích. Nếu người ấy bơi theo dòng nước và xoè tay ra để nắm những hoa và bị hụt mất, người ấy sẽ bị sức mạnh của dòng nước cuốn anh ta ra xa khỏi điểm đích. Nếu anh ta bơi ngược dòng nước và bị hụt đi khi anh ta xòe bàn tay ra để chụp đóa hoa, anh ta vẫn nắm trước nó và như vậy người ấy có một cơ hội để cố gắng một lần nữa với sự thận trọng và chú tâm. Người bơi lội với dòng nước thì cũng giống như hành giả với cảm thọ lạc. Nếu hành giả không thể định tâm với cảm thọ khoái lạc thì hành giả sẽ bị cảm giác đó cuốn hút. Người bơi lội bơi ngược dòng thì giống như hành giả với cảm thọ bất lạc. Hành giả không thể định tâm với chính cảm giác đó, thì hành giả sẽ vẫn tỉnh tâm với cảm giác đó và sẽ có thể duy trì năng lực và chánh niệm để đạt được thành quả trong công việc của mình.

Cảm thọ khoái lạc giống như kẻ thù dấu mặt; nắm bắt hành giả nào không có tỉnh giác. Cảm thọ bất lạc giống như kẻ đối diện; hành giả có thể nhận ra được cảm giác đó và có hành động đúng đắn cho nên cơn giận tiềm ẩn trong cảm giác bất thiện không còn có cơ hội để sanh khởi. Giữa sự không thích theo tự nhiên của cảm giác bất thiện và một nỗ lực tinh tấn, hoặc là hành giả sẽ bị chìm trong cảm giác đó hoặc do dự với nó. Hành giả sẽ không bị vướng mắc hoàn toàn vào cảm giác bất thiện đó, chú trọng cảm giác đó, theo dõi cảm giác mà không suy nghĩ đến bất cứ ý tưởng nào có liên quan với sự cảm thọ. Cảm thọ bất lạc được dùng như một điểm tựa vững chắc để cho tâm không bị phóng dật. Mỗi cảm thọ bất lạc sẽ không bao giờ đánh lừa hành giả về bản chất tự nhiên của hiện tượng, sự bất lạc.

Cũng không có lý do nào để lo sợ về cảm thọ bất lạc. Có những phương pháp để tỉnh giác một tâm chánh niệm sâu sắc để vượt qua sự mâu thuẫn và đau đớn bất ổn của cảm giác bất lạc. Ðiều tai ương này do bởi sự nhận thức của hành giả về đau đớn và hậu quả của cảm thọ bất lạc. Nhưng khi hành giả có chánh niệm đầy đủ để xâm nhập vào cảm thọ và có một sự nhận thức với quan điểm một cá thể, một cái tôi có thể bị tổn thương và rồi cảm thọ bất lạc không còn là nguồn gốc của sự đau đớn.

Mục đích cuối cùng của thiền định là để loại trừ ý niệm viển vông về "bản ngã". Một hành giả phải làm giảm đi ý niệm về "bản ngã" nhiều lần trong sự phấn đấu với cảm thọ bất lạc. Chúng ta hãy nói cảm thọ bất lạc sanh khởi. Hành giả chánh niệm trên đó cho đến khi nào cảm thọ bất lạc đó tiêu tan. Bằng cách ấy, nhân bị đoạn trừ trong quả. Hành giả tiếp tục thực hiện điều này nhiều lần cho đến khi nào thành thạo cuối cùng hành giả tìm cách đoạn trừ nhân sanh khởi, chấm dứt nhân sanh khởi, để rồi nó không bao giờ tạo ra quả mà nhân đó sẽ trở thành một nhân khác trong chuỗi bất tận. Sự kiện đoạn trừ nhân sanh khởi là sự giác ngộ. Và do bởi đặc tính hiệu quả này trong việc loại trừ khái niệm về "bản ngã", thiền sư Sunlun Sayadaw dạy rằng: "Phiền não đích thực là một điều không thể thay đổi, phiền não sẽ đưa quý vị trôi nổi vào vòng sanh tử luân hồi". Cảm thọ bất lạc là kẻ thù nội tâm của hành giả. Một khi hành giả đã khắc phục đuợc kẻ thù nội tâm, thì những nguyên nhân phiền não bên ngoài không còn nữa.

Sau một thời gian tu tập nhiệt tâm, sẽ đến một thời điểm mà lúc đó hành giả sẽ đạt được tuệ giác. Những khoảnh khắc này chỉ đến với một số ít hành giả. Ðể đạt được khoảnh khắc này, chắc hẳn hành giả phải có một thân tâm chánh niệm. Hành giả chắc hẳn phải có một nền tảng chánh niệm về các cảm thọ. Ðiều này có nghĩa là hành giả phải khắc các cảm thọ bất lạc. Những cảm thọ bất lạc là những chướng ngại vật lớn lao nhứt mà hành giả phải đối mặt trong quá trình đi đến sự giác ngộ. Ðây là nơi mà hành giả bị thối lui. Ðể khắc phục chúng, hành giả cần phải có một năng lực vững chắc, nhiệt tình và năng nổ cũng như những kĩ thuật chính xác. Rồi thì những cảm giác này sẽ trang bị cho hành giả với những năng lực mạnh mẽ về chánh định và chánh niệm để đối phó với những tiến trình biến hóa của giai đoạn kế tiếp, sự vững chắc của một tâm chánh niệm. Khi hành giả có một tâm chánh niệm vững chắc hoàn toàn, hành giả sẽ có nhiệm vụ là tạo dựng những nền tảng các đề mục niệm tâm và những nguyên tắc cơ bản. Ðây là giây phút tuyệt vời của chân lý. Nếu hành giả không có những nguyên tắc của tâm chánh niệm vững chắc, khi hành giả đạt đến tuệ giác thì hành giả sẽ bỏ qua hai khoảnh khắc đó và quên nắm bắt nó. Nếu hành giả có đầy bốn khía cạnh nhận thức vững chắc, và hành giả sẽ phát huy đầy đủ thất giác chi, và rồi ngay chính lúc thất giác chi được phát huy đầy đủ, nó sẽ đưa hành giả đến tuệ giải thoát.

Bất hạnh thay, những hành giả mà có những đặc tính này thì rất ít. Hành giả không thích nỗ lực tinh cần, và nhanh chóng dẫn đến sự bồn chồn, hăm hở đi theo những ánh sáng và màu sắc, ham thích nghỉ ngơi yên tĩnh, sẵn sàng thổi phồng lên những thành công nhỏ nhoi, sẵn lòng dùng sai năng lực phụ, có khả năng làm gia tăng sự nghi ngờ, sợ hãi những cảm thọ bất lạc, rồi lo sợ và lúng túng khi khoảnh khắc của chân lý được đạt đến. Chúng ta không cần thiết để tìm kiếm một hành giả như thế này ở chỗ nào khác nữa. Chính chúng ta là mẫu người đó. Chính chúng ta là những người muốn gặt hái thành quả của thiền định nhưng lại không sẵn sàng gieo những hạt tốt; chính chúng ta, người ước ao muốn thu gom lợi nhuận mà không muốn bỏ vốn đầu tư. Chúng ta chỉ muốn nói về bản thân để đi đến một mục đích mà nó chỉ có thể đạt được bằng nỗ lực cao hơn. Chúng ta tự dối mình vào một tình huống mà chỉ cho phép chúng ta thể nhập với một chân lý duy nhất.

Có phải điều này là mục đích xa vời đối với chúng ta? Ðiều đó không phải vậy đâu. Nơi mà thiền sư Sunlun Sayadaw đã tiến bước, thì chúng ta cũng có thể. Chúng ta chỉ cần tuân theo sự hướng dẫn của ngài một cách trung thành. Ngài Sunlun Sayadaw dạy chúng ta: "Hãy luôn luôn tinh tấn chánh niệm về sự nhận thức sự xúc chạm. Chúng ta phải nhiệt tâm tinh tấn chánh định. Ðừng nghỉ khi mệt, đừng gải khi ngứa, đừng có nhúc nhích khi bị co cứng. Chúng ta luôn luôn giữ thân tâm hoàn toàn bất động và nỗ lực cho đến giờ phút cuối. Phiền não đích thực là điều không thể nào thay đổi; sự khoái lạc sẽ đưa chúng ta trôi nổi vào vòng si mê. Chúng ta nên thể nhập vào cảm thọ bất lạc, chỉ hành giả nào đã thể nhập, sẽ nhận thức được những tiến trình đó như thế nào. Chúng ta không nên hoài nghi, hãy nỗ lực thêm từng chút và phải chánh niệm liên tục. Hãy có lòng tin, năng lực và sự nhận thức để tự làm trong sạch, để khắc phục đau đớn và phiền não, để đạt đến con đường giác ngộ, đạt đến Níp-bàn.


Phát huy phương pháp Chánh niệm
của Thiền sư Sunlun

thời đại này những ham muốn về vật chất và sự thù ghét ảnh hưởng đến cảm xúc của con người cùng với áp lực gia tăng và sự phát triển khác nhau. Có một sự thôi thúc và những cơ hội lớn lao hơn cho việc thoả mãn các giác quan. Nhịp độ sống và những áp lực gia tăng tạo nên những sự căng thẳng dẫn đến sự lo âu căng thẳng thần kinh. Ðời sống ở thành phố trở nên ồn ào hơn và sự ồn ào là một cái gai nhọn phá vỡ sự tập trung. Cùng lúc đó, người ta không đủ thời giờ nhàn rỗi cho một việc tu tập tâm chánh định lâu dài. Kết quả này làm gia tăng sự xao lãng về sự quan tâm và khuếch trương về sức mạnh tinh thần và lại càng ít thời gian hơn, thậm chí ngay cả một hành động chính xác tối thiểu. Ðể nắm bắt tất cả sự việc đó, con người sanh ra sau thời kỳ của đức Phật, ít có sự nhạy bén hơn thời kỳ trước. Do đó có một nhu cầu khẩn cấp đối với một phương pháp tu tập tâm chánh niệm, để lý giải những thôi thúc phát sinh và những sản phẩm cho việc thỏa mãn các giác quan. Sự ồn ào và xao lãng gia tăng làm kém sự nhạy bén của hành giả.

Phương pháp chánh niệm của thiền sư Sunlun Sayadaw mang lại một kĩ thuật để nhanh chóng khắc phục hôn trầm và ham muốn. Sự việc này đã phát sinh từ lúc khởi đầu với tiếng động và sự xao lãng mà hành giả phải trải qua, nó làm lệch đi sự chú tâm của mình. Ðối với người có trực giác kém nhạy bén, là nó mang lại một phương pháp nhanh chóng, chắc chắn và đáng ngạc nhiên để có một sự vững chắc hoàn hảo về Tứ niệm xứ. Nó không phải là một phương pháp lỗi thời của những nguyên tắc có sẵn trong sách. Nó là một phương pháp dẫn đầu trong sự đấu tranh chống lại tính tự kỷ và vô minh. Thiền sư Sunlun Sayadaw là một người ít học, như vậy thực là may mắn, ngài không bị ý tưởng đóng khung. Với sự năng nổ, can đảm và bền chí ngài đã giải thoát vào năm 1920. Phương pháp này bây giờ dành cho những người sống ở đô thị, người mà không có lòng can đảm và bền chí như thiền sư Sunlun Sayadaw. Phương pháp tu tập là một bản tóm tắt rất khúc chiếc.

Oai nghi

Hãy cho rằng oai nghi hành thiền có thể duy trì trong một thời gian mà không thay đổi tư thế. Ðừng nằm trên giường hoặc tựa lưng vào ghế. Oai nghi phải là một công việc để giúp cho việc tập trung mọi nguồn lực. Oai nghi phải là một công việc được đặt ra cho một công việc cần mẫn và không xao lãng. Một oai nghi thích hợp là ngồi kiết già. Lưng phải thẳng. Hai cánh tay phải giữ chặt ở hai bên hông. Tay phải đặt lên tay trái. Ðiều này rất thuận lợi cho việc nắm bàn tay lại khi hành giả tập trung sức mạnh để chiến đấu với cảm thọ bất lạc có phát sanh sau đó. Ðừng có đan các ngón tay với nhau hoặc nắm chúng lỏng lẻo với hai ngón tay cái đối với nhau. Hãy để đầu hơi nghiêng về phiá trước. Hãy ngồi nghiêm trang. Nên biết, khi có một oai nghi vững chắc nó sẽ giúp cho thân thể có một điểm tựa chắc chắn, và hành giả sẽ tỉnh giác.

Hãy chọn một nơi hành thiền cho đến khi chấm dứt mà không gặp phải sự quấy rầy. Tốt hơn là chúng ta hãy chọn một nơi thanh tịnh và mát mẻ, nhưng điều này không phải luôn luôn như thế. Việc hành thiền có thể thực hiện bởi một cá nhân hoặc từng nhóm. Ðừng có chuẩn bị tỉ mỉ nơi hành thiền hoặc làm cho nó rườm rà.

Ðừng có chuẩn bị thời gian trước cho việc hành thiền. Thời gian có thể thích hợp tùy theo sự thuận tiện của hành giả. Nhưng hành giả cần phải hiểu rằng một hoặc hai giờ hành thiền thì quan trọng hơn bất cứ những việc làm nào khác. Những quyển sách của người phương Tây cho rằng, người mới bắt đầu hành thiền nên khởi sự với thời gian hai hoặc ba phút trong một ngày, và thời gian này sẽ được gia tăng dần. Kinh nghiệm thiền sư Sunlun là phải có một giờ hành thiền tích cực lúc ban đầu, như vậy sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn. Khoảng thời gian hành thiền bình thường là một đến hai giờ. Việc tu tập tích cực là ngồi suốt ngày và suốt đêm.

Sau khi oai nghi được ổn định thì đừng thay đổi, hành giả giữ nó cho tới lúc chấm dứt việc hành thiền. Thiền sư Sunlun Sayadaw dạy rằng: "Nếu co cứng đừng cử động, nếu ngứa đừng gải, nếu mệt đừng nghỉ".

Thở

Khởi sự hít vào, hành giả ghi nhận hơi thở chạm chót mũi và môi trên. Hãy chánh niệm vào hơi thở. Duy trì sự chánh niệm một cách thận trọng, thở mạnh, nhanh và đều đặn. Hơi thở nhanh khoẻ và đều đặn sẽ ngăn chặn tiếng ồn từ bên ngoài, giúp cho việc kiểm soát tâm, nhanh chóng xua tan những chướng ngại, giúp tập trung nhanh và giúp cho hành giả đương đầu với cảm thọ bất lạc có thể sanh khởi sau đó.

Hơi thở nhanh, mạnh và đều đặn sẽ gia tăng sự xúc chạm giữa hơi thở với chót mũi môi trên, hoặc những phần khác của thân thể ở khu vực đó. Hãy chánh niệm với sự xúc chạm của hơi thở.

Thiền sư Sunlun dạy: "Khi hơi thở chạm chót mũi và môi trên, hành giả sẽ nhận thức được điều đó. Hãy để tâm chánh niệm về sự nhận thức đó". Ðừng để sự xúc chạm nào vượt ra khỏi sự nhận biết. Hãy nhận thức từng sự xúc chạm. Tâm chánh niệm phải được chuyên cần. Ðừng để nó lơ là. Ðiều này có nghĩa là phải có một năng lực tinh tấn, đó là điều hành giả phải nhiệt tâm và tinh tấn. Ðừng để sự nhận thức là hơi thở của thân thở. Ðừng bị hơi thở lôi cuốn khi nó ra vào trong cơ thể. Ðừng có đếm nó khi hít vào thở ra. Ðừng có ghi nhận nơi xúc chạm của hơi thở dù nó ở trên chóp mũi hoặc ở môi trên. Hãy để sự nhận thức chỉ là cảm giác của sự xúc chạm về hơi thở. Hãy chánh niệm duy nhất vào sự cảm thọ.

Hít đầy không khí vào một cách cẩn thận, thì cũng như nước được rút vào ống tiêm. Thở ra mạnh. Sự hít thở vào ra đầy và mạnh mẽ sẽ giúp cho việc tập trung được nhanh chóng. Nó giúp cho sự cảm thọ phát sinh. Nó mang lại sức mạnh trong việc phấn đấu với cảm thọ bất lạc. Bởi vì hầu hết mọi người đều có một sự thở ra mạnh hơn cho nên chúng ta cần thiết có một sự chú ý nhiều hơn về sự hít vào để nhận ra một sự quân bình giữa sự hít vào và thở ra. Khi hai sự kiện này được quân bình, sự xúc chạm sẽ diễn tiến liên tục. Khi sự thở ra hít vào được quân bình, hành giả sẽ đạt đến một giai đoạn có hơi thở đều hòa. Khi thở thì đừng để đầu và thân thể bị lay chuyển. Ðiều này sẽ đạt đến sự tập trung nhanh.

Sự mệt mỏi có thể xảy ra vào những giai đoạn đầu của việc thở nhanh và mạnh nhưng hành giả đừng nên ngừng hoặc giảm bớt sự mạnh mẽ và nhanh chóng của hơi thở. Thiền sư dạy: "Ðừng nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Sự mệt mỏi là do bởi sự yếu kém của việc hít vào hoặc thở ra quá mạnh. Phương pháp điều trị là gia tăng sức mạnh của sự hít vào. Khi sức mạnh hít vào và thở ra được quân bình ở một cao độ, sự mệt mỏi sẽ biến mất. Rồi hãnh giả sẽ vượt qua được giai đoạn thở hít khó khăn để đạt đến một hơi thở đều hòa. Phải chánh niệm trong sự xúc chạm với hơi thở. Có ba mức độ của hơi thở: cao (hơi thở rất mạnh, nhanh và đều đặn); vừa (mạnh, nhanh và đều đặn); và yếu (nhẹ và chậm hoặc thở bình thường). Bởi vì con người không phải là một cái máy hành giả đôi lúc sẽ mệt mỏi hoặc là dã dượi. Ðiều cần thiết là hành giả phải đạt ở một mức cao vào lúc ban đầu để sau đó khi nhịp độ giảm dần, hành giả sẽ đạt đến sự hít thở quân bình và có thể duy trì nó.

Ðừng có đặt để trước về thời gian thở. Bằng hơi thở nhanh và vững chắc, các cảm thọ bất lạc sẽ sanh khởi từ chính hơi thở. Các cảm thọ bất lạc được xem là những hình thức đau, co cứng, nhức nhối, tê cứng, nóng hoặc lạnh, hoặc một số cảm giác khác. Hãy tiếp tục thở cho đến khi có cảm giác đầy đủ để ngưng lại sự hít thở mạnh. Ở đây cảm giác là đồng hồ để đo thời gian sự hít thở. Hành giả có thể luân phiên điều chỉnh thời gian để thở, niệm mười lăm phút hoặc một giờ, vào lúc mà hành giả sẽ tiếp tục vào giai đoạn hai của khóa thiền. Nhưng điều này thì người ta không ưa thích như phương pháp đầu.

Khi đến giai đoạn sắp ngừng thở mạnh, hành giả phải thực hiện năm mươi hoặc một trăm lần thở - vào lúc này hành giả điều khiển toàn bộ sức mạnh. Trong lúc đó, hành giả sẽ không ngừng chánh niệm về sự xúc chạm hơi thở. Rồi sự hít thở cần phải ngưng bất thình lình vào lúc hơi thở hít vào, và toàn bộ thân thể cần phải theo dõi một cách kĩ lưỡng.

Cảm thọ

Sự hít thở cần phải ngừng hoàn toàn và bất ngờ hít vào. Thân thể phải bất động kết hợp lại với nhau, và theo dõi liên tục. Các cảm giác đau đớn, co cứng, tê cứng, nóng hoặc lạnh sẽ phát sinh trong cơ thể. Hãy chú tâm đến cảm thọ nào dễ nhận nhứt. Ðừng để nó trôi đi. Ðừng chuyển sự chú ý xuống đơn điền, hệ thống thần kinh hoặc bất cứ vùng nào khác. Ðó là điều tự nhiên mà cái cảm giác dễ nhận thấy nhất đòi hỏi đến sự chú tâm của một người. Hãy chuyển sự chú tâm đến những vùng khác mà không có sự cảm thọ rõ ràng nhất làm cho người đó quên mất đi cái giây phút hiện tại.

Thiền sư Sunlun dạy: "Nếu cái sự cảm thọ yếu đi, hãy nhận biết cái thực chất của sự yếu đi. Nếu sự cảm thọ mạnh lên, hãy nhận biết thực chất của cái mạnh đó. Ðừng nhận biết sự việc đó ít quá hoặc nhiều quá. Hãy nhận biết đúng ngay cái bản chất của nó. Hãy nhận biết bất cứ điều gì sanh khởi lên, nó sanh khởi như thế nào khi nó sanh khởi lên, với bản chất thật sự của sự sanh khởi. Hãy chú niệm đến sự kiện này. Ðừng để cái ý tưởng về "cái tôi" hoặc "của tôi" xen vào. Ðừng nghĩ đến đây là chân của tôi hoặc thân của tôi hoặc tay của tôi. Ðừng suy niệm "Ðây là thân và tâm". Ðừng suy tưởng "Ðây là vô thường, đây là khổ và đây là vô ngã". Tất cả sự suy nghĩ suy niệm, suy tư đều thuộc về nhận thức. Chúng không phải là thiền quán.

Thiền sư Sunlun hướng dẫn và tiếp cận ngay với thực tế. Người ta không có đủ thời giờ và năng lực vào lúc ban đầu để tạo nên một chiếc cầu (khái niệm) nhận thức để tiếp cận với thực tế. Ðể tìm kiếm con voi, chúng ta đừng có đi theo những bước chân đi lui của nó mà phải đi trở lui lại theo dấu chân thì sẽ gặp voi. Khi có một sự đau phát sanh hãy nắm bắt ngay bản chất sự đau; đừng tạo nên khái niệm "đau, đau" nhưng rồi hãy trở lại bản chất của sự đau. Do đó sự việc trên muốn nhắc nhở cho hành giả: "Hãy tránh đi việc niệm danh; đừng tạo nên một hiện thực".

Ðừng đi tới cảm thọ mà cũng đừng đi theo nó. Hãy niệm sự cảm thọ ngay giây phút phát sinh hoặc đoạn trừ nó ngay giây phút hiện tiền. Trong khi chiến đấu với cảm thọ bất lạc nó có thể phát sinh ra một sức mạnh cực kỳ và nguy hiểm mà hành giả cần quan tâm đừng đi quá xa cảm thọ đó. Ðiều này muốn nói rằng sự nỗ lực tinh tấn đừng có quá mức nhưng chỉ cần thiết để duy trì chánh niệm vững chắc. Lúc có một năng lực dồi dào người ta cho rằng hành giả đã đạt được sự tinh tấn trước cảm thọ bất lạc, bằng kết quả đó, chú niệm vượt ra khỏi cảm thọ đó và tất cả những điều còn giữ lại đó là sức mạnh của sự tinh tấn. Sức mạnh này không khác hơn là giận. Và cơn giận là một trong những lực dẫn đến sự sanh tử luân hồi.

Nói cách khác hành giả cần phải quan tâm đến những điều đã làm, đừng có bị mắc vào cảm thọ ngắn ngủi đó. Ðiều này muốn nói rằng sự nỗ lực tinh tấn đừng có bị rơi vào cảm thọ ngắn ngủi đó mà chỉ cần đến để duy trì một sự chú niệm vững chải. Khi nỗ lực không được quân bình, hành giả rơi vào tình trạng hôn trầm thụy miên hoặc cảm thọ bất lạc lấn lướt nếu cảm thọ đó quá mạnh mẽ. Cảm thọ bất lạc quá mạnh mẽ sẽ không giữ được chánh niệm và sẽ phát sanh sợ hãi, lo âu, giận dữ, tất cả những sự việc này tạo nên một sức mạnh dẫn đến sanh tử luân hồi. Hôn trầm thụy miên là nền tảng của vô minh, mà còn có một sức mạnh khác làm duyên cho sự tái sanh.

Vì thế hành giả phải hết sức cẩn thận đừng đi xa quá hoặc bị chìm vào trong khoảnh khắc đó. Hành giả phải vận dụng sự chú tâm mạnh mẽ và tinh tấn cần thiết cho trí tuệ và chánh định. Ðiều này có nghĩa là thời gian liên quan đến sự chú tâm cho sự cảm thọ không phải là tương lai hoặc quá khứ nhưng là khoảnh khắc hiện tiền. Ðiều này được nhận ra, thay vì là sự chú tâm một cách tiêu cực (thụ động) đến phát sanh của cảm thọ và ngay đến sự tan biến trong tương lai của nó, thì hành giả thường cảm nhận đúng ngay sự tái sanh của cảm thọ.

Khi phải đối phó với sự phát sinh của nhiều cảm thọ cùng một lúc, chẳng hạn như ở đầu, tay, chân, cơ thể, tâm hành giả phóng dật sẽ chạy tán loạn theo chúng và sẽ không có chánh niệm về những cảm thọ đó ngay trong hiện tại. Kết quả đó sẽ là phiền não lo âu. Ðể tránh điều này cần phải chánh niệm ngay chính cảm giác dễ dàng nhận thấy nhứt. Hành giả cần phải cảnh tỉnh liên tục về cảm thọ đó và sự cảm nhận này được theo dõi liên tục bởi một tâm chánh niệm. Hành giả cần phải thể nhập vào cảm thọ đó để nhận ra bản chất của nó. Cần phải có tinh tấn để thực hiện điều này. Ðiều này được so sánh như là một cây đinh đóng vào miếng gỗ. Miếng gỗ là cảm thọ, đinh là tâm, ngón tay nắm cây đinh cho thẳng là chánh niệm, và cái búa là sự tinh tấn.

Lúc tâm thể nhập vào cảm thọ, hành giả sẽ không còn cảm thấy hình dáng của bàn chân, cánh tay hoặc thân thể, hành giả sẽ không còn cảm thấy "cái tôi" là đau khổ. Ý niệm này sẽ được thay thế bởi một nhận thức rõ, đơn giản của cảm thọ duy nhất. Bởi vì ý nghĩ của "cái tôi" tạo nên sự đau khổ đã được đoạn trừ, hành giả sẽ không còn cảm thấy sự khó chịu cảm thọ bất lạc. Một vài tháng trước đây, hành giả cảm thấy rằng sự cảm thọ này là một sự đau đớn, nóng nảy và bây giờ hành giả sẽ nhận ra rằng nó chỉ như là một cảm giác mãnh liệt chứ không phải là điều cơ bản để đương đầu.

Ba cảm thọ này là: cảm thọ bất lạc, cảm thọ lạc và cảm thọ xả, cảm thọ cuối cùng thì rất tinh vi và thường không thích hợp cho những người bình thường dùng nó làm đề mục ban đầu để làm nền tảng một tâm chánh niệm vững chắc. Khi nó phát sinh ở những giai đoạn kế tiếp của sự tu tập, hành giả sẽ phải chánh niệm nó ngay khi nó phát sinh. Nhưng rồi sau đó hành giả cần phải phát huy sức mạnh để nắm bắt cảm giác vi tế đó.

Lúc chúng ta đã có sự ghi nhận, cảm thọ bất lạc là trở ngại lớn lao nhứt trong việc tu tập thiền quán. Chỉ khi nào hành giả có thể vượt qua trở ngại đó và hành giả có thể tiến thẳng về phía trước để đạt được những phần thưởng xa hơn cảm thọ bất lạc. Ðể hành giả có thể vượt qua và hiểu biết được cảm thọ bất lạc. Bởi vì cảm thọ bất lạc cũng là một vấn đề chính đối với luật vô thường, một ngày nào đó nó cũng đi đến sự hoại diệt. Sự hoại diệt này có thể xảy ra bằng nhiều hình thức khác nhau. Sự mãnh liệt của nó có thể lắng dịu, nhưng điều này sẽ không là một sự chấm dứt thật sự. Một phạm vi của cảm thọ bất lạc vẫn sẽ còn tồn tại. Sự vượt qua thật sự của cảm thọ bất lạc chỉ diễn ra khi hành giả trú vào cảm thọ, theo dõi cảm thọ mà không nghĩ đến bất cứ ý tưởng nào liên quan đến cảm thọ, và nó bị thiêu hủy, chấm dứt, đoạn trừ. Người ta nói rằng nó bị thiêu hủy khi nó được giảm xuống dần dần cho đến khi không còn gì giữ lại. Nó chấm dứt khi hành giả theo đuổi nó cho đến khi nó không còn nữa, giống như đi đến cuối con đường, giống như người ta không còn cảm thấy chiều dài của sợi dây nữa. Nó bị đoạn diệt khi nó bị đứt bất thình lình, bởi vì khi sợi dây quá căng thì nó bị đứt. Nó bị tiêu hủy giống như da của con rắn. Nó bị tàn lụi giống như cái đèn khi dùng hết dầu và tim.

Ðau đớn, nhức nhối, nóng lạnh là cảm thọ bất lạc. Trong những cảm thọ bất lạc nêu trên đều có một sự khó chịu cơ bản. Ðiều này là yếu tố cơ bản của sự phiền não mà nó là cơ bản của tất cả những thử thách của chúng ta. Hành giả cảm thấy mệt mỏi tay chân và muốn thay đổi vị trí, hay tâm của hành giả bị gò bó dẫn đến sự xúc chạm hạn hẹp và ước ao được thoải mái trong những mục tiêu khoái lạc, ước ao tránh được sự khó chịu của oai nghi và tâm bị gò bó. Nhưng làm thế nào hành giả có thể đạt đến sự giác ngộ và vượt khỏi sự đau đớn của tiến trình thân tâm này do sự khoái lạc tiếp theo sau những cảm giác thoải mái và thích thú? Thiền sư Sunlun dạy: "Ðiều phiền não thật sự là một điều không thể tránh khỏi, khoái lạc sẽ dẫn dắt quý vị trôi nổi trong vòng sanh tử luân hồi. Ngài đang đề cập đến hậu quả của đau khổ và để vượt qua sự đau khổ.

Làm thế nào hành giả có thể chánh niệm về cảm thọ bất lạc để đoạn trừ, tận diệt nó? Câu trả lời duy nhất là hành giả phải tinh tấn chánh niệm với cảm thọ bất lạc ngay khi nó phát sinh, khi nó phát sinh, ngay giây phút hiện tại này. Nhưng làm cách nào hành giả có thể giữ tâm vững chắc để đương đầu với cảm thọ bất lạc? Làm cách nào nắm bắt cảm thọ bất lạc đúng ngay vào thời điểm nó phát sinh, ngay đúng tính cách của nó phát sinh?

Ðầu tiên, hãy chánh niệm về cảm thọ bất lạc, thu thúc thân tâm và giữ cho cả hai hoàn toàn bất động. Theo dõi cảm thọ bất lạc với hơi thở đều đặn. Giữ hơi thở càng lâu càng tốt cho đến khi hành giả có thể điều khiển nó dễ dàng. Ðây không phải là bài tập về sự duy trì hơi thở. Nó chỉ là một bài tập bình thường có ảnh hưởng đến việc hoàn thành sứ mạng của cuộc sống. Dù bất cứ khi làm việc gì với sự chú tâm cẩn trọng thì hơi thở cần phải giữ một cách tự nhiên. Ví dụ như khi xỏ kim thường giữ hơi thở cho đều khi làm xong công việc. Giống như tính cách này hành giả phải theo dõi cảm thọ bất lạc với hơi thở điều hòa. Ðiều này sẽ có thể giúp hành giả tu tập sự nhận thức lớn lao hơn và tinh tấn chánh niệm hơn.

Nếu cảm thọ bất lạc quá mãnh liệt đối với sự chú tâm chính xác, với hơi thở điều hòa hành giả phải kiên trì đương đầu với nó. Hành giả dùng hết thân thể để đương đầu với cảm thọ để hỗ trợ cho công việc luyện tâm. Hành giả khép chặt hai cánh tay vào hai bên hông, giữ chặt nắm tay lại, hành giả gồng cổ và nghiến chặt răng lại. Hành giả dùng hết năng lực như là trong cuộc đấu sức chống lại một kẻ thù mạnh mẽ. Hành giả luôn luôn phải giữ tâm tinh tấn chánh niệm về cảm thọ. Nếu hành giả đang bị cảm thọ bất lạc hành hạ và cố gắng giữ hơi thở đều hòa cùng với thân thể căng cứng nhưng không thể vượt qua được thì hãnh giả nên giữ tâm vững chắc để chống lại nó. Chẳng hạn như khi thở hành giả đã hít thở mạnh và sâu, như thế cũng cần áp dụng với tâm đối với cảm thọ bất lạc thì hành giả phải phấn đấu mạnh mẽ và quyết tâm với nó. Hành giả phải giữ vững nguồn hơi thở, thân và tâm để chống lại cảm thọ. Với hơi thở điều hòa, cơ thể vững chắc, và một tâm mạnh mẽ, hành giả sẽ nỗ lực chống lại áp lực của cảm thọ cho đến khi hành giả có thể nhập vào nó, trú vào trong nó, theo dõi nó mà không suy nghĩ ý tưởng nào có liên hệ với nó, cho đến khi đoạn trừ tận diệt cảm thọ đó hoàn toàn.

Ðiều đó hành giả sẽ lưu tâm rằng yếu tố quan trọng trong kĩ thuật này là tính quyết tâm. Hành giả nên đem hết nghị lực không để cho tâm do dự, nên sốt sắng, nổ lục, tìm tòi và tinh tấn. Ðức Phật đã dạy chư đệ tử của ngài nên có tất cả những pháp đó. Hành giả thoát khỏi sự si mê không phải là đạt được thành quả từ sự phản tỉnh, quan sát, tinh tấn tích cực. Thành quả chỉ đạt được qua sự nỗ lực kiên cường mạnh mẽ của tất cả khả năng thân và tâm do nơi hành giả điều khiển. Ðây là điều mà thiền sư Sunlun mong mỏi.

Mặc dù sự quyết tâm được đánh giá cao trong đề mục thiền quán, nhưng nó cũng không cần khích động lên sức mạnh về thân trong chánh niệm cảm thọ. Tuy thế nó sẽ rất cần thiết để khơi động lên lòng nhiệt tình và sự hăm hở cho tâm chánh niệm liên tục. Ðối với hành giả đã có tu tập với cảm thọ bất lạc, điều này đã giúp cho hành giả khả năng đó, sự thực hành về chánh niệm của sự cảm thọ sẽ không khó khăn. Ngoài ra, vì các cảm giác luôn luôn đi kềm với cảm thọ bất lạc của thân, hành giả có thể thay đổi sự chú tâm của mình vào những cảm giác của thân và như thế đã vượt qua sự dính mắc với những cảm xúc, qua sự chinh phục các cảm thọ bất lạc về thân.

Vượt xa hơn sự cảm thọ

Khi hành giả đã hoàn toàn trú trong cảm thọ, theo dõi cảm thọ mà không suy nghĩ bất cứ ý tưởng nào liên quan với sự cảm thọ, và sự cảm thọ bị nắm bắt hoặc hoàn toàn bị đoạn diệt, tâm hành giả trở nên trong sáng, tinh khiết, vững chắc và hữu ích. Hành giả sẽ trở nên yêu thương tất cả mọi chúng sinh và hành giả có thể rải tâm từ đến với họ, không chỉ là những lời nói, không ham và không tự tôn, và không có sự khác biệt giữa những hành giả thích, không thích hoặc khác biệt với hành giả.

Với tâm trong sạch, tinh khiết, vững chắc và hữu ích hành giả tùy niệm sự nhận thức bằng sự nhận thức. Hành giả biết được sự nhận thức với tâm tham cũng như bằng tâm tham, hành giả biết được sự nhận thức với tâm vô tham cũng như bằng tâm vô tham, hành giả biết được với tâm sân cũng như bằng tâm sân, hành giả biết được với tâm vô sân cũng như bằng tâm vô sân. Hành giả biết được khi nào tham và sân phát sinh và giữ tâm chánh niệm với chúng để chúng không thể là nhân của tham và sân của kiếp sau và như thế sẽ tạo một kiếp khác trong vòng sanh tử luân hồi. Ðây là sự đoạn trừ nhân quả. Khi hành giả đương đầu với đề mục có thể khơi dậy tham hoặc sân hành giả liên tục giữ chánh niệm để cho tham hoặc sân không thể phát sinh. Ðây là sự đoạn trừ nhân bằng nhân.

Với trạng thái tâm chánh niệm cuối cùng này hành giả đã thực hành toàn vẹn những điều thánh kinh đã dạy "Những điều chư vị thấy chỉ là sự thấy; những điều chư vị nghe chỉ là nghe, những điều chư vị cảm thấy chỉ là cảm thấy; những điều chư vị nghĩ chỉ là sự nghĩ". Hành giả có thể thực hành điều này và rằng hành giả đã làm cho tâm trong sạch và tạo cho tâm vững chắc và hữu ích do bởi tâm chánh niệm về sự cảm thọ bất lạc. Ðối với hành giả yếu kém, trực giác kém nhạy bén, việc nỗ lực để thấy chỉ là sự thấy hết sức khó khăn nếu được thực hành với các bài tập tâm chánh niệm ban đầu. Bởi vì sự nhận thức một đề mục vi tế của sự suy niệm và không dễ dàng nắm bắt và kiềm giữ được với một tâm vẫn đục, yếu ớt và không thể điều khiển. Nhưng khi tâm của hành giả đã được vững mạnh nhờ sự chánh niệm về cảm thọ bất lạc, hành giả có thể nắm bắt được sự thấy chỉ là thấy, sự nghe chỉ là nghe, sự nghĩ chỉ là nghĩ.

Người ta cho rằng nếu trong lúc tu tập chánh niệm, những sự xao lãng sẽ phát sinh, tâm cần phải theo dõi chúng và ghi nhận chúng.

Theo lý thuyết, hành giả cần phải theo dõi mỗi sự lơ đảng để nắm bắt nó với tâm chánh niệm. Tuy nhiên, trong việc tu tập, nó là một điều cực kỳ khó khăn đối với tâm phóng dật để chánh niệm đến những gì đã từng bị (xao lãng) phóng dật. Nếu hành giả đã tập trung hết sức, chắc hẳn hành giả đã không xao lãng với đề mục thiền đã chọn từ lúc ban đầu. Hơn thế nữa, trong lúc ghi nhận sự xao lãng, hành giả thường gặp phải sự nguy hiểm của niềm tin là hành giả đang chánh niệm về sự xao lãng trong khi đó thật sự là hành giả đang bị cuốn hút theo nó. Do đó phương pháp an toàn và hữu hiệu hơn là phát huy thêm lòng nhiệt tâm để chánh niệm hơn về đề mục thiền đầu tiên, sự xúc chạm hoặc cảm thọ.

Ðối với sự suy niệm về các yếu tố tinh thần, tuy nhiên phải có nhiều sự tinh tế hơn sự nhận thức. Sự suy niệm về các yếu tố tinh thần người ta nói rằng chúng có thể là một sự tu tập để phát sinh tâm chánh niệm liên tục về cảm thọ. Trong suốt thời gian tâm chánh niệm về sự cảm thọ, các yếu tố tinh thần của năm triền cái có thể phát sinh. Khi cảm thọ được đoạn trừ, các yếu tố giác ngộ phát sanh. Hành giả sẽ phải chánh niệm đến những yếu tố này phát sanh hoặc biến mất. Nếu tâm sân (một trong năm triền cái) phát sanh, hành giả không cần ghi nhận nó là sân, hành giả chỉ liên tục nhận thức về bản chất của sân. Nếu tâm xả phát sinh, hành giả sẽ tiếp tục nhận thức về bản chất của tâm xả. Ơủ đây một lần nữa hành giả sẽ có thể hoàn tất nhiệm vụ của mình tốt bởi vì hành giả đã phát huy một sự tập trung mạnh mẽ với một tâm vững chắc và trong sạch từ việc tu tập về chánh niệm cảm thọ.

Trong thực tế, ý nói chú niệm là: thân, thọ, tâm, pháp không có phát sanh riêng rẽ nhau. Chúng phát sinh cùng một lúc. Khi hành giả đã có chánh niệm về sự nhận thức cảm thọ thì đã có nó ở trong thân, sự chú niệm cảm thọ, sự chú niệm tâm và pháp. Khi chú niệm về một trong những yếu tố trên, thì hành giả sẽ chú niệm đến những cái khác. Nó như là một ly nước giải khát với bốn thành phần: nước, chanh, đường và muối đều cùng có mặt với nhau cùng một lúc. Và khi một yếu tố vượt trội lên, nước giải khát được gọi riêng rẽ là chất nước, chất chua, chất ngọt hoặc chất mặn. Khi cảm thọ vượt trội, nó được gọi là chánh niệm cảm thọ, khi tâm vượt trội nó được gọi là tâm chánh niệm và . . .

Khi Tứ niệm xứ đã được hoàn hảo, hành giả sẽ phát huy đầy đủ thất giác chi. Khi thất giác chi được phát huy đầy đủ và hoàn hảo, hành giả đã đạt được sự giác ngộ. Tuy nhiên đây là một kết quả của tương lai, và vấn đề này đã không trình bày sâu sắc hơn trong bản tóm tắt ngắn gọn này về phương pháp chánh niệm của thiền sư Sunlun. Nếu người ta gieo một hạt xoài, hạt xoài sẽ nẩy mầm. Ví dụ như một người đem hết sự quan tâm của mình đến việc gieo hạt tốt thì người ấy sẽ có được quả xoài tốt. Gieo nhân thì gặt quả.

Kết luận

Phương pháp chánh niệm của thiền sư Sunlun được chư tăng và chư thiện nam tín nữ thực hành tích cực cả ngày lẫn đêm. Ðối với hành giả kém tinh tấn, một ngày tại trung tâm qui định thiền năm hoặc bảy lần, mỗi lần từ một đến ba giờ. Ai quá bận rộn với công việc có thể thực hành thiền hai lần một ngày. Lúc đó tâm không nên phóng túng bừa bãi trong những giờ thiền ở giữa khóa. Hành giả phải tinh tấn liên tục với tâm chánh niệm. Hành giả hoàn tất công việc này bằng tâm chánh niệm về sự cảm xúc. Không mất một lúc nào trong ngày, mà thân hành giả sẽ không tiếp xúc với đề mục. Nếu hành giả ngồi thân hành giả sẽ xúc chạm với ghế. Nếu hành giả nằm, đầu sẽ xúc chạm với gối. Nếu hành giả đi, bàn chân sẽ đụng đất từng bước một. Nếu hành giả cầm dụng cụ hay đồ vật, những ngón tay sẽ đụng nó. Hành giả phải chánh niệm thân xúc chạm tựa trên ghế, đầu tựa trên gối, bàn chân tựa trên đất, các ngón tay tựa trên đồ vật. Nếu có thể, hành giả nên chánh niệm sự xúc chạm về đối tượng thị giác tựa trên mắt, âm thanh tựa trên tai, mùi vị tựa trên lưỡi, hương vị tựa trên mũi. Thiền sư Sunlun Sayadaw dạy: "Hãy chánh niệm chính xác về sự nhận thức của sự xúc chạm".

Ngài thiền sư Sunlun có một phương pháp đơn giản, nó giống như kẻ một hàng hay viết một con số không. Ngay cả sự cố gắng đầu tiên của trẻ con thì cũng kẻ hàng và viết con số không bằng bút chì. Nhưng để kẻ thẳng hàng và viết con số không cho thật tròn là một điều cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, khi người ta cho trẻ con thực hành nó bằng sự cố gắng và chuyên cần trọn vẹn, thì kết quả có thể đạt được một cách nhanh chóng. Ða phần những phương pháp khác thì khó diễn tả nhưng dễ thực hiện, kết quả thì có được hơi chậm. Phương pháp của ngài thiền sư Sunlun dễ diễn tả. Hầu như văn phong của ngài rất bình dị. Ở người Miến Ðiện, chỉ có hai quyển sách nhỏ đề cập đến thiền sư, một cuốn nói về phương pháp tu tập, một cuốn nữa nói về cuộc đời của thiền sư Sunlun Sayadaw. Bởi vì phương pháp tu tập thì dễ dàng để nói và có rất ít lý thuyết, ở đó đã không sử dụng nhiều sách vở. Phương pháp thiền sư Sunlun thì khó để thực hiện. Với điều này không có nghĩa là tiến trình tu tập phức tạp, chúng thật đơn giản. Ðiều này chỉ có nghĩa, nó là một phương pháp không thoải mái và thư thả. Nó đòi hỏi sự dũng cảm để đối mặt với sự khó chịu của hơi thở mạnh và cảm thọ bất lạc, tinh tấn để vượt qua chúng, và liên tục chánh niệm cho đến khi đạt được mục đích. Khi điều này được thực hiện tốt, thì phương pháp đó có thể đạt được kết quả tốt, những kết quả đó đạt được rất nhanh bởi vì thiền sư Sunlun đã đưa ra một phương pháp tiếp cận ngay với thực tại và kích thích lòng quyết tâm của hành giả để giúp hành giả tiến về phía trước với nhịp độ mạnh mẽ.

Thiền sư Sunlun đưa ra nhiều ý kiến đối với người lười biếng hiện nay có ít thời gian dành cho bất cứ điều gì, có ấn tượng, có chủ nghĩa lý luận, và chủ nghĩa duy lý thì đi quá xa vời với hiện thực và tuệ giác. Phương pháp này giúp cho người ấy loại trừ được hệ thống tư tưởng của mình để nắm bắt trực tiếp và tức thì cái bản chất của sự vật. Nó thúc đẩy sự năng nổ và sử dụng hết năng lực của thân và tâm. Nó giúp cho hành giả phương tiện và sức mạnh để chống chọi sự thăng trầm của cuộc sống. Nó đánh mạnh vào điểm chính về khái niệm ảo tưởng lầm lẫn về bản ngã mà nó là nhân của tất cả khổ đau và phiền não.

Phương pháp của thiền sư Sunlun là mạnh mẽ, quyết tâm, nhiệt tình để làm nền tảng của Tứ niệm xứ. "Thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu bi, đoạn trừ đau khổ, để đạt đến con đường chánh đạo và Níp-bàn". "Hãy tinh tấn chánh niệm về sự nhận thức của cảm thọ".

Hơi và Ðáp

Hỏi: Tại sao khi chúng ta bắt đầu hít thở sau mấy phút đầu tiên chúng ta cảm thấy rất mệt, rồi chúng ta hít thở lâu hơn chúng ta không còn cảm thấy mệt nữa?

Ðáp: Chúng ta cảm thấy mệt khi hơi thở chúng ta không được quân bình; thường thường hơi thở ra có khuynh hướng mạnh hơn hít vào. Sự hít thở cần phải gia tăng. Một khi chúng ta tạo một hơi thở quân bình, khi đó hơi thở của chúng ta nhịp nhàng; chúng ta không còn cảm thấy mệt nữa và theo thực tế chúng ta có thể tiếp tục lâu hơn.

Hỏi: Tại sao chúng ta ngưng thở khi hít vào?

Ðáp: Ðể giúp chúng ta có thể tập trung năng lực lại với nhau để nắm bắt cảm thọ. Nếu chúng ta không ngưng thở khi hít vào chúng ta có thể bị lơ là điều này làm cho hành giả không có chánh niệm.

Hỏi: Khi chúng ta ngồi trong oai nghi vững chắc chúng ta cảm thấy những cảm thọ mạnh mẽ như co cứng. Có phải chúng ta vẫn tiếp tục ngồi cho đến khi những cảm thọ đó tan biến, và những cảm thọ như thế tồn tại được bao lâu?

Ðáp: Ðúng vậy, chúng ta hãy để cho tất cả cảm thọ đó tan biến dần. Thời gian của nó tùy thuộc theo từng cá nhân. Một số người chỉ mất một thời gian ngắn, một số khác có thể mất nhiều giờ. Bất cứ cảm thọ nào phát sanh một cách tự nhiên thì chúng ta đừng sợ hãi phải chánh niệm và kiên nhẫn. Chúng ta phải ngồi yên và đừng cử động, và phải liên tục giữ chánh niệm liên tục về cảm thọ đến khi chúng biến mất hoàn toàn.

Hỏi: Ðôi khi sau những cảm thọ dễ dàng nhận ra đã biến mất, thì vẫn còn một ít sự tê cứng ở bàn chân. Chúng ta có nên tiếp tục cho đến khi cảm giác này biến mất?

Ðáp: Ðúng vậy, chúng ta nên tiếp tục đến khi tất cả cảm thọ này biến mất. Các hành giả có thể ngồi trong một thời gian lâu cho các cảm thọ này biến mất, nhưng điều này cần thiết. Lẽ dĩ nhiên hành giả có thể tạo nên một tâm chánh niệm liên tục mà nó không mất nhiều thì giờ. Sự nhiệt tâm là quan trọng.

Hỏi: Nhưng nếu chúng ta không có đủ thời gian để ngồi quá lâu, chúng ta có thể ngưng lại trước khi sự tê cứng biến mất hoàn toàn?

Ðáp: Hành giả có thể, tuy thế nó không được tốt lắm; thân hành giả cảm thấy nặng nề và tâm không hoàn toàn trong sạch. Nếu hành giả không đủ thời giờ thì lúc bắt đầu hành giả không cần hít thở quá lâu. Như vậy các cảm thọ của hành giả không được rõ ràng cho lắm và hành giả không cần phải ngồi lâu để cho tất cả cảm thọ này biến mất. Nhưng rồi hành giả thật sự không thực hiện những gì mà mình cần phải làm và rồi có thể có những cảm giác khó chịu phát sanh trong lúc tu tập hoặc ngay với bản thân.

Hỏi: Tôi đã nhận ra rằng, tôi có thể làm cho cảm thọ của tôi biến mất, ví dụ như chỉ đơn thuần là co duỗi chân của tôi. Như vậy tại sao tôi phải ngồi cho đến khi chúng biến mất?

Ðáp: Căn bản của thiền quán là đối phó với cảm thọ để vượt qua chúng. Lẽ dĩ nhiên chúng ta có thể làm cho các cảm thọ biến mất bằng cách cử động chân tay, thân thể, nhưng với cách này chúng ta không đối phó được với cảm thọ của chúng ta. Chúng ta đang tìm cách để vượt khỏi chúng, và bằng cách làm như vậy chúng ta đương đầu với cảm thọ mới. Chúng ta phải biết rằng chúng ta không thể trốn tránh bất cứ cảm thọ nào, đó là những điều mà chúng ta không từ bỏ những đau khổ còn tồn tại trong thân của chúng ta, và đó là phương cách duy nhất để chúng ta đương đầu với nó và đạt đuợc tuệ giác và giải thoát.

Hỏi: Chánh niệm là gì? Ví dụ, có phải là sự suy niệm về nhân của cảm thọ phát sinh trong chúng ta?

Ðáp: Chắc hẳn là không. Chánh niệm là sự nhận biết có tỉnh giác và liên tục. Giữa chánh niệm và sự nhận biết này không có một khái niệm nào được hình thành, mà cũng không có ý tưởng nào phát sinh.

Hỏi: Có sự khác biệt nào giữa thiền quán và thiền chỉ?

Ðáp: Thiền chỉ là tập trung vào những đề mục, ý tưởng, hình ảnh. Thiền quán dùng sức mạnh của sự tập trung đặt căn bản trên cảm thọ phát sinh trong thân. Thiền chỉ tạo cho tâm mạnh mẽ, trong khi đó thiền quán thanh lọc tâm để có thể đạt được tuệ giác. Một người thành công với sự tập trung, sẽ thuyết phục mọi người trong lúc tranh luận, và người ấy có ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng thông thường tác dụng này thường đến muộn. Với thiền quán thì khác biệt, một người thành công ở thiền quán thì tuệ giác và sự hiểu biết thực rõ ràng, điều này làm cho mọi người lắng nghe hành giả mà không có sự nghi ngờ lúc này hay lúc khác.

Hỏi: Một người tu tập thiền quán có thể đi đến việc tu tập thiền chỉ được không?

Ðáp: Thiền chỉ dùng sự tâm định là sự hỗ trợ chính, trong lúc đó thiền quán sử dụng căn bản của sự tập trung vào cảm thọ. Người tu tập thiền định có thể làm như vậy mà không cần đến thiền quán, nhưng một người tu tập thiền quán sử dụng tập trung để đi đến một điều gì đó xa hơn, để đạt được sự định tâm từ sát-na, và huấn luyện sự tập trung này đến cảm thọ. Miễn là hành giả tiếp tục đi trên con đường này hành giả sẽ không đi vào sự tập trung thuần túy (thiền chỉ). Nhưng hành giả dựa hoàn toàn vào căn bản của sự tập trung hành giả có thể đi vào con đường thiền chỉ. Hành giả có thể thấy màu sắc, hình ảnh... và hành giả có thể trở nên lơ là. Ðiều trở ngại đó là những người đi vào thiền quán có thể cảm thấy rằng họ đang đạt được một điều gì đó, thực tế trong lúc đó những sự cảm nhận của họ có khuynh hướng trở thành chướng ngại vật trên con đường đi đến giải thoát thật sự. Một người tu tập thiền chỉ tốt có thể gặp khó khăn trên con đường tiến đến thiền quán. Phương pháp duy nhất giúp cho những người như thế để tự mình tu tập thì cũng dựa trên căn bản chánh niệm.

Hỏi: Chúng ta phải làm gì nếu những cảm thọ quá mạnh mẽ không thể chịu đựng được?

Ðáp: Kiên nhẫn và quyết tâm, đây là hai phẩm chất đòi hỏi để đương đầu với cảm thọ. Tuy vậy chúng có thể rất mạnh mẽ, và để có thể vượt qua chúng, hãy định tâm, và cảm thọ sẽ biến mất, thậm chí những cảm thọ mạnh mẽ nhất. Những cảm thọ càng mạnh mẽ hơn đã vượt qua được thì tâm lại càng trong sạch hơn.

Hỏi: Nếu có sự chú tâm vững chắc được duy trì trên các cảm thọ về thân, với điều đó, nếu chúng ta có thể nhận biết được những cảm thọ mà không có phóng tâm, làm thế nào để có thể có lợi ích cho tâm?

Ðáp: Nó không phải là một câu hỏi về sự phóng tâm, nó là một vấn đề về chức năng của tâm. Tâm phải liên tục làm việc qua tác động của sự nhận thức. Chức năng suy nghĩ của nó không được ngắt ngang, sẽ không có những ý tưởng suy nghĩ về cảm thọ. Nếu chúng ta định tâm vào bất cứ cảm thọ nào, khi cảm thọ tan biến, tâm trở nên trong sạch và vững chắc, lúc đó lòng từ và an lạc sẽ phát sinh. Ngoài ra cảm thọ không chỉ là cảm thọ của thân, nhưng cũng có cảm thọ của tâm, nhưng những cảm thọ này tốt hơn thì còn lại ở giai đoạn sau.

Hỏi: Chúng ta có thể chánh niệm như thế nào trong đời sống hàng ngày?

Ðáp: Khi đi, bàn chân của chúng ta đụng đất, hãy niệm sự đụng chạm này. Khi chúng ta cầm một vật gì, có sự xúc chạm trên tay, khi chúng ta thấy một đối tượng, có một sự xúc chạm trên đôi mắt, khi chúng ta nghe một âm thanh, có sự xúc chạm trên đôi tai, khi chúng ta ngửi mùi vị, có sự xúc chạm trên mũi, khi chúng ta ăn, có sự xúc chạm trên chóp lưỡi. Chúng ta có thể niệm trong những cái này và trong nhiều cách khác nữa. Nhưng điều tốt nhất là niệm sự xúc chạm trên bất kỳ phần nào của thân thể. Ðây là điều tiện lợi hơn để chánh niệm và nắm bắt.

Hỏi: Những lợi ích của thiền định là gì?

Ðáp: Những lợi ích của thiền định là thanh tịnh cho chúng sinh, khắc phục được sầu và bi, đoạn trừ khổ não, đạt đến thánh đạo và Níp-bàn. Thanh tịnh có nghĩa là tâm trong sạch và tâm thức được củng cố. Tâm tịch lặng là nhờ đoạn trừ năm triền cái, chúng là: tham dục, sân hận, hôn trầm, phóng tâm và nghi ngờ. Tâm được thanh tịnh - ít nhất cho một khoảng thời gian - của tham, sân, si. Tâm thức được củng cố không phải là do chấp nhận các đạo luật xã hội mà do nhận thức mạnh mẽ hơn về những điều gì xảy ra khi một người không có đạo đức. Sầu bi, khổ và não là hai hình thái, thân và tâm. Bi và khổ thì thuộc về thân phát sanh khi thân bị đau yếu hay không có hoạt động một cách hoàn toàn thích đáng. Sầu và não sanh lên khi tâm bị náo động. Phương pháp của thiền này làm cho thân hoạt động một cách thích hợp (điều duy nhất mà tôi sẽ đề cập đến ở đây là có nhiều trường hợp nhờ thiền định mà chữa được những chứng bệnh tật và sự rối loạn tiêu hóa thuộc về thân nhưng điều này thì giới hạn, muốn đạt được phải theo con đường giác ngộ thật sự). Phương pháp thiền này giúp cho con người đạt được tâm an lạc. Người có tâm an lạc thì không thấy có sự chấp thủ hay sự thay đổi đột ngột về ý kiến hay tính tình và người ấy thật sự thản nhiên trước vui, buồn, giận dữ. Ðó là một thứ tâm xả ly để tự nó đồng nhất hóa với bất cứ công việc gì và như vậy nó trở nên không có liên lụy đến hạnh phúc và đau khổ bao quanh nó. Ðạt được chánh đạo thì có khả năng nhận biết những gì cần thiết và những gì không cần thiết. Và thực vậy vị ấy không bao giờ biết điều này cho đến khi nào vị ấy đã thực chứng được những gì tự mình thực chứng. Níp-bàn có thể thành đạt được, chỉ khi nào hành giả có được lòng can đảm mạnh mẽ và có được sự tinh tấn vượt bậc


Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này. 
( Trang nhà Quảng Đức, 01/2002)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]