Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2a

25/04/201313:25(Xem: 3148)
Phần 2a

Thiền,Ánh Bình Minh

PHƯƠNG TÂY

Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
Sàigòn 1999

---o0o---

PHẦN HAI
THỜI KỲ NHIẾP TÂM

DẪN NHẬP(^)

Khoá nhiếp tâm! 55 người đàn ông lẫn đàn bà cùng đến với nhau trong bảy ngày để leo núi (tọa thiền), 55 con người dũng cảm tham gia leo " ngọn núi bạc" của tâm. 55 người có mức độ nhiệt tình, bền bỉ quyết tâm khác nhau. Một số trẻ, một số già hơn, một số cao niên. Nhiều người đến từ xa, tất cả đã trải qua những thử thách ở những ngọn núi nhỏ hơn.

Họ bắt đầu từ nơi xuất phát, đi lên chân đồi. Người cầm đầu và người hướng dẫn leo trước lên ngọn núi này hàng chục năm trước. Ông ta biết rằng trong suốt ba ngày đầu thì vô ích trong việc thúc dục nhóm vì họ phải tìm chổ đặt chân leo của họ. Họ cần có cảm giác về địa hình, và học cách di chuyển nhanh với ba lô cồng kềnh( những phán đoán, những niệm tưởng, những hi vọng, và những mê hoặc khác) cho đến khi họ có thể quẳng chúng đi. Thường vào ngày thứ tư sự đi lên bắt đầu nghiêm túc , rồi đến lúc người leo phải di chuyển theo bước đi của chính mình. Họ di chuyển đều, tìm lấy nhịp và tạo đà.

Khi người cầm đầu nhìn vào những khuôn mặt lộ nét quyết tâm và háo hức của những người trong nhóm, ông tự hỏi mỗi người trong bọn họ làm thế nào để đối phó với những cạm bẩy phía trước. Làm thế nào để họ có thể đương đầu với những ngọn gió ác liệt, những cơn bão cuồng nộ, những tuyết rơi mù lối ( ma cảnh). Ô?g biết khi họ đến chặng giữa, họ sẽ bị phục kích bởi những con ma chấp ngã đầy quyền lực của núi và bị làm cho mê hoặc bởi không có ngọn núi nào mà không có ma. Những con ma ngã chấp đường hoàng với từng mánh khóe trong tay không ngừng dỏi mắt canh chừng đoàn thám hiểm. Không bằng lòng từ bỏ lảnh thổ của ông cha chúng, nên bọn ma này hăng say một cách cật lực để đẩy lui những người leo núi. Suốt ngày chúng tìm cách mê hoặc những người leo núi bằng những lời lẽ ngọt ngào huyền ảo để họ từ bỏ nổ lực tiến lên. Chúng làm đá rơi, băng trượt và khuấy động sự bất đồng trong nhóm. Nếu họ kiên trì leo lên được những dốc núi cao hơn, chúng ma sẽ trở nên tuyệt vọng tung ra tất cả quyền lực hiểm ác làm cho họ nản chí. Khi họ nằm nghỉ, chúng sẽ hiện ra những hình ảnh khêu gợi trong tâm để họ không thể nghĩ ngơi.

Nhưng người hướng dẫn biết rằng những người leo núi cần được trợ giúp để đối phó với những thử thách này. Mỗi ngày ông gặp riêng họ ( độc tham) và xem lại con đường mòn mà họ phải theo, chỉ đi chỉ lại ngọn núi đích phía trước, nhấn mạnh sự cố gắng cần thiết để đi đến đó. Một lần một ngày, ông cũng nói chuyện với tập thể ( lời bình) thúc họ tiến tới bằng những hiểu biết về núi, làm cho họ phấn khởi bằng cách kể lại những tấm gương dũng cảm của bản thân ông cũng như của những người khác. Ông mô tả những cuộc đấu tranh quyết liệt của những người leo núi trong qúa khứ, họ đã thành công, họ đã đến đỉnh của ngọn núi cao nhất. Rồi ông cũng sẽ nhấn mạnh rằng thật ra đỉnh và chân núi hoàn toàn không khác nhau.

Người cầm đầu nhóm leo núi không đơn độc trong việc hướng dẫn vì có hai người leo núi kinh nghiệm ( trưởng lớp) sẽ giúp đở ông. Những người phụ tá này sẽ có nhiệm vụ khuyến khích dổ dành, vì thế không một người nào bị bỏ lại phía sau. Hai lần trong một ngày người cầm đầu sẽ gặp các phụ tá để thảo ra các chiến lược cho cuộc tiến quân ngày hôm sau. Họ sẽ hội ý về những điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên và làm cách nào tốt nhất cho thành viên ấy chịu đựng được sự nghiệt ngã của việc leo núi.

Người cầm đầu cũng biết rằng không ai được dành ưu tiên cho một ai trong nhóm bằng cách cõng họ lên núi. Ông biết điều duy nhất mà cả nhóm tin rằng muốn lên tới đỉnh cần có quyết tâmvà nổ lực. Hơn ai hết, ông biết sức bật của nổ lực tập thể không được phép phung phí. Vì sự gắn bó của các thành viên là yếu tố quyết định sự thành công của việc thám hiểm.

Nhưng khi những người leo núi vượt qua chặng giữa cuộc hành trình thì có những dấu hiệu yếu đi: người bị đau ở chân, người bị đau ở tâm. Lẻ tẻ nhiều người bị ngã dưới phép thuật của loài ma sân và bị thuyết phục không ích gì phải leo cao hơn nữa. Ngay cả những người đi đều hơn thì bắt đầu chựng lại, nghĩ rằng họ đã vượt qua những gờ dốc nhất, và đỉnh kia có vẻ qúa gần và dể đến. Bằng lòng, họ nhìn qua những bờ đá phía dưới để ngắm phong cảnh. Họ hỏi riêng người cầm đầu" Tại sao phải leo xa hơn? Có thể ở đây và đỉnh không gì khác gì nhau đâu. Tại sao ta phải tiếp tục nổ lực? Người cầm đầu thúc họ tiến tới, ông biết rằng trừ phi kiểm soát được cảm giác mệt mỏi này, nếu không nó sẽ lan nhanh sang những người khác; chỉ khuyến khích không chưa đủ, ông và các phụ tá còn liên tục hối thúc cả nhóm.

Nhưng ngay cả những người leo gần đến đỉnh tuy không qúa mệt mỏi nhưng bị mê hoặc và bắt đầu mất nhiệt tình: "Nó gần đến ngày thứ bảy--vùng đất tồi tệ nhất nắm phía dưới chúng ta, vì vậy phần còn lại chắc chắn dể dàng," họ lý luận. Và người cầm đầu thấy được hình ảnh trong tâm họ: họ đang diễu hành trước bạn bè gia đình, được chúc mừng và đón tiếp tưng bừng. Một lần nữa, người cầm đầukhuyến khích những người leo xa nhất " Đây là núi Bạc! Từ đây đến đỉnh sẽ không có chổ đặt chân và sẽ không có gì để bám. Một trăm thước nổ lực cuối cùng sẽ rất mệt mỏi và kiệt sức và ma núi sẽ tuôn ra tất cả sự giận dữ của nó."

Hàng chục người leo đến được mép cao hơn. Nhóm ba người liều mạng gần đến đỉnh… một cú nhảy! Và rồi…Họ nhìn quanh ngạc nhiên vui mừng…Một sự lặng yên ban sơ sâu thẳm… Một khỏang trống mênh mông, tuy họ thấy thật nhiều! Họ biết thật nhiều! Đã luôn biết đến--tuy nhiên chưa bao giờ thật sự biết!

Mọi thứ như nó yêu cầu; đây và đó, đỉnh và đáy, ngã và tha, giao nhau, đan vào nhau--không có gì xâm phạm --mọi nơi thông suốt và hài hòa.

Sau đó người cầm đầu khuyến cáo cả nhóm là việc xuống núi ( hợp nhất kinh nghiệm vào cuộc sống họ) sẽ khó như lúc leo lên, và cho biết rằng không thể nói là thành công cho đến chừng nào họ xuống tới chân núi về đến nhà trở lại cuộc sống thường nhật. Ô?g nhắc nhở rằng việc leo núi không chỉ vì thỏa mãn cá nhân, núi là tâm con người, và những gì họ đạt được từ việc leo núi thuộc về tất cả những ai đặt được chân lên ngọn núi như vậy.

Vổ tay, khóc, ôm nhau… âm nhạc… bước chậm chạp của bản giao hưởng đồng quê của Beethoven… và một tiếng thở dài của niềm vui trong khúc nhạc diễn tả qúa đầy đủ những gì khó có thể diễn đạt bằng lời.

Sự miêu tả ẩn dụ kể trên bao gồm tất cả những yếu tố chính của khóa huấn luyện tách biệt bảy ngày. Đối với người Nhật là khóa nhiếp tâm, suốt nhiều thế kỷ nó là nét đặc thù của phái Thiền. Các thiền sư đã nói rằng một khóa nhiếp tâm bảy ngày có thể chửa lành các chứng bệnh của tâm thân mà một người tự ngồi thiền phải mất từ một đến ba năm mới đạt tới mức độ này. Vì nhiếp tâm đòi hỏi ngồi suốt ngày với nhiệt tâm, chứ không với sự yếu ớt hay dễ dãi. Ngược lại, nó nuôi dưỡng lòng khao khát tự ngộ. Điều này cần có quyết tâm cao và nổ lực liên tục. Ở Trung tâm thiền Rochester không ai được phép dự khóa nhiếp tâm bảy ngày mà trước đó không chứng tỏ sự nhiệt tình, sự chịu đựng của mình ở khóa nhiếp tâm bốn ngày.

Dĩ nhiên, ngộ không hạn chế trong khóa nhiếp tâm. Nhưng vì trong nhiếp tâm tất cả nhân tố huấn luyện thiền được kết hợp trong một toàn thể năng động, và mỗi thành viên nhận được sự giúp đở liên tục từ lão sư, trưởng lớp và khoản 55 bạn đồng tu, khoá nhiếp tâm chắc chắn là lò ấp hiệu qủa nhất của giác ngộ. Tuy nhiên, điều ấy chỉ khi đúng khi khóa nhiếp tâm được dẫn dắt bởi một lão sư có năng lực và những phụ tá dũng cảm về tâm thần nhưng nhạy cảm và từ bi.

Đối với những người qúa bồn chồn, không kiên nhẫn để chịu trải qua nhiều năm tọa thiền đơn độc, cuối cùng những qủa chín của giác ngộ viên mãn rơi xuống, thì khoá nhiếp tâm bảy ngày trên căn bản công án là cách rung cây sẽ nhanh chóng thu được qủa. Nhưng qủa lấy bằng cách này vẫn còn xanh ( tương ứng một phần với ngộ) , vì vậy nó phải được ủ chín qua việc tham công án lâu dài kế tiếp nhau cả trong và ngoài khóa nhiếp tâm.

Một trong những nhân tố chính yếu của khóa nhiếp tâm là lời bình của thiền sư. Những lời bình này được thực hiện hằng ngày, nó còn quan trọng hơn là thuyết pháp hay giảng bài. Hướng về bàn thờ khi nói, lão sư như đang cúng dường Đức Phật sự trình bày sống động và cụ thể của người. Trong khi làm như vậy, lão sư không nói về thiền mà là đâm thẳng vào chính sự thật và người nghe không bị pha loãng bởi những sự giải thích triết lý dài dòng. Lời bình có thể làm tiêu tan những tư tưởng bất an và sợ hãi nó tạo ra sự ủng hộ lớn cho những tâm hồn bị chùng bước. Nó cũng định hướng khích lệ như nhau đối với mỗi thành viên tham dự dù sơ cơ hay thuần thục.

Lắng nghe lời bình thật sự là một cách tọa thiền; người tham gia ngồi ở tư thế kiết già, mắt nhìn xuống, không cử động, hoàn toàn tập trung. Lời của lão sư xuất phát từ đáy lòng, cắt mỏng tiềm thức người nghe và gieo vào đó những mầm Phật pháp và chẳng chóng thì chày những mầm này sẽ nở hoa giác ngộ. Chính trong khi bình giảng, hơn bao giờ hết ngoại trừ lúc độc tham, tâm mê hoặc có thể bị phá vở--nếu thời gian đã chín muồi.

Sau đây là những lời bình được đưa ra trong khoá nhiếp tâm bảy ngày, tổ chức ở Trung tâm Thiền Rochester. Những bài được giới thiệu ở đây thuộc trong bốn ngày đầu của khoá nhiếp tâm. Hai bài đầu là về những công án lấy từ Bích nhamlụcvà hai bài kia về những công án trích từ Vô môn quan. Đó là những bộ sách chính được dùng trong thiền. Sở dĩ những lời bình trong ba ngày đầu của khoá nhiếp tâm không đưa vào đây là vì chúng bàn về những kinh sách khác nhau về thiền hơn là về công án .

Phần quan trọng khác của khóa nhiếp tâm là bài thuyết giảng khuyến khích. Trong một khoá nhiếp tâm bảy ngày, những bài nói khích lệ chỉ bắt đầu vào ngày thứ tư, vì đến lúc đó thường năng lực của cả nhóm thường đạt đến mức độ mà sự khuyến khích trở nên thật sự hiệu quả .Giô?g như đầu máy xe lửa, các lò phải được đốt trước khi nó có thể tăng hết ga, khoá nhiếp tâm phải hợp thành một động lực thống nhất trước khi những tham dự viên có thể đáp lại đầy đủ sự khích lệ .

Những bài thuyết khích lệ này có thể do lão sư hay lớp trưởng trình bày vào bất cứ lúc nào dù ngày hay đêm, nhưng thường nó đến ngay trước buổi độc tham . Khi các tham dự viên được lão sư mong đợi đưa ra kết quả của việc toạ thiền của họ, chính là lúc khích thích nhất. Đi đầu là toạ thiền một cách nhiệt tâm, theo sau là độc tham, bài nói khích lệ có thể trở nên chất xúc tác kích thích người tham dự tự đẩy họ thoát khỏi những giới hạn có thể hình dung được của bản thân họ. Tuy nhiên không phải tất cả bài nói khuyến khích đều thuộc loại sấm chớp. Chúng tôi luôn được thể hiện sao cho hợp với năng lượng của tập thể giống như những chỗ thay đổi mạnh dần lên hay yếu dần đi của một bản nhạc giao hưởng, lên xuống nhưng không bao giờ mất đi nhịp chính của nó.

Phần nữa thứ hai bao gồm những bài miêu tả giác ngộ, ngoại trừ bài thứ ba, tất cả đều có dạng những bức thư tâm sự .Bài thứ ba cũng là một bức thư mà trong đó tác giả cô đọng kinh nghiệm ngộ sau khoá nhiếp tâm của ông ta.Vì ông là nhà quản lý trung niên có gia đình, ông đã kiên trì toạ thiền vượt qua nhiều năm tháng khó khăn. Điều này thường xảy ra đối với người sống trong doanh nghiệp. Ông được yêu cầu viết chi tiết hơn về kinh nghiệm, về hoàn cảnh sống của mình và những thứ ảnh hưởng đến việc luyện tập thiền của ông .

Những lá thư giác ngộ, được gởi tới ngay sau khi ngộ xảy ra sau khoá nhiếp tâm, ngoại trừ lá thư thứ năm được gởi tới sau một năm kiến tánh. Đọc giả sẽ nhận thấy bức thư này không giống những cái khác, nó là thư phúc đáp. Nội dung thư phúc đáp nhằm xóa tan những quan niệm sai lầm nêu ra trong bức thư của tác giả mà phần lớn sống xa Rochester nên có ít cơ hội nghe những lời bình và những bài thuyết pháp khác được nói ở Trung tâm. Trong tất cả các bức thư nói trên, tên hư cấu được dùng thay cho tên thật của người viết.

Những bức thư này diễn tả sự thất bại và niềm vô vọng mà người ta phải vượt qua trong những thử thách thần bí của chư Thánh để đạt tới giải thoát cũng như niềm vui sướng bàng hoàng và tự do theo sau.

I.NHỮNG BÀI THUYẾT KHÍCH LỆ VÀ NHỮNG LỜI BÌNH (^)

1. NGÀY THỨ TƯ(^)

BÀI THUYẾT KHÍCH LỆ

Hiện giờ ta đã đi được nửa chặng đường của khoá nhiếp tâm này, nhiều vị ở buổi độc tham đã báo cáo về việc gặp ma cảnh. Đó là điều mong đợi -"những bão tố" ma cảnh thường tấn công vào ngày thứ ba hay thứ tư, đó là khi có sự huy động năng lượng lớn hơn.Theo nghĩa này ma cảnh là một yếu tố tích cực, một dấu hiệu là năng lượng của khóa nhiếp tâm đang được hình thành. Ma cảnh thường không xuất hiện khi sự tập trung tinh thần còn lỏng lẽo hoặc khi tâm người ta ở trạng thái gần như định.Vì vậy, chúng ta đánh dấu điểm giữa của chặng đường tu tập.

Quí vị đã nhiều lần nghe nói về bản chất và nguyên nhân của ma cảnh, nhưng dù sao sự bối rối và hoài nghi vẫn còn đó. Vì vậy, hãy lắng nghe cẩn thận.Tại sao những ảo giác mộng tưởng này phát khởi? Ngay sau ba ngày trọn toạ thiền, tâm có phần nào yên tĩnh, những vọng niệm và những thứ còn lại của những kinh nghiệm trong quá khứ bắt đầu trồi lên trên bề mặt của nhận thức. Chúng gần giống những giấc mơ. Chẳng hạn, thông thường người ta thấy những khuôn mặt trên tường phía trước mặt họ. Nhiều người nghe tiếng chuông nhà thờ bên cạnh vọng lại liên tục. Người khác cảm thấy như côn trùng bò lên trên người. Hay quí vị có thể tưởng là mình đang bay bổng hay là cơ thể đang tan ra.Khóc là một kiểu ma cảnh thường xuyên nhất. Chừng nào mà quí vị không khóc vì buồn cho chính mình, nước mắt có hiệu lực tẩy xổ, làm tan đi và cuốn đi những lớp vỏ cứng của ngã. Ma cảnh cũng có thể xuất hiện khi tâm và hơi thở của quí vị không cùng nhịp, đó là kết quả từ một cái thân căng thẳng và một cái tâm làm việc quá sức .

Ma cảnh cũng đến trong những trạng thái tâm lý: giận, ghen hay háo hức. Ngay cả u sầu hay nản chí cũng không gì khác hơn ma cảnh. Ma cảnh là một loại hố đen sâu mà hầu như mọi thành viên của khoá nhiếp tâm rơi vào ít nhất một lần.

Ảo tưởng mà quí vị thấy đi ra đi vào trong nhiều ngày cũng là ma cảnh mà có lẽ quí vị không một chút nghi ngờ về nó. Ma cảnh gây thoả thích và quyến rũ có thể là loại vừa thu hút vừa gây sợ hãi. Nhiều năm về trước khi tôi đang tu luyện, một vị trưởng tăng đến nói với tôi:"Trong khoá nhiếp tâm, anh biểu diễn một ma cảnh rất lạ mà tôi chưa từng thấy trước đây.Vào giữa buổi thiền anh đột nhiên giơ một tay như thể để nắm lấy cái gì và kéo nó vào lòng, rồi tay kia cũng làm y như vậy. Sau đó hai tay cùng thực hiện một động tác như cũ .Anh có nhớ ma cảnh đó không ?"

"Vâng, có nhớ. Tôi đang đi ngang một dãy hàng của một siêu thị lớn ở Mỹ, tôi tự lấy thịt bít -tếch, trứng, bơ, và những món mà tu viện không có."

Ma cảnh cũng có thể xuất hiện rất dai dẳng. Có một lần tôi gặp phải trường hợp này trong những ngày đầu của khoá huấn luyện, nó liên quan đến những bức tranh của Paul Klee, mà tôi thường thán phục, chiêm ngưỡng tại các viện bảo tàng. Trong ma cảnh của tôi, toàn thể vũ trụ được nhuộm màu rực rở của các tác phẩm hội hoạ của Paul Klee, nhưng màu sắc ở đây nhẹ nhàng hơn, sống động hơn so với những gì chính Klee vẽ. Suốt gần một tháng tôi đắm mình trong cái cảm giác hài lòng về những màu sắc vũ trụ này, bị thuyết phục là tôi đã ngộ. Chỉ sau những lời cảnh cáo nghiêm khắc của lão sư, cuối cùng tôi từ bỏ những tri kiến này, cái đang làm tê liệt sự tu tập của tôi.

Một trong những ma cảnh thông thường nhất -và có lẻ phản trắc nhất là sự sợ hãi. Khi sự tụ tập của một người vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, cái ngã bắt đầu cảm thấy bị đe doạ. Trong sự tuyệt vọng, nó moi lên toàn bộ nỗi sợ hãi này.Trong một nỗ lực cuối cùng, cái ngã muốn lấy lại quyền thống trị của nó. Có những nỗi sợ cụ thể :sợ kém ăn, sợ mất ngủ, sợ cây roi khích lệ, và ngay cả sợ sự kiến tánh. Có những nỗi sợ vô danh, sự lo âu mơ hồ ám ảnh tâm thức khi người ta tập trung sâu hơn. Những sợ hãi này bắt nguồn từ những kinh nghiệm khó quên của thời thơ ấu hay ngay cả từ kiếp trước nữa. Điều quan trọng nhất là nhìn thẳng vào chúng không một chút sợ sệt để nhìn ra chúng là -không thật. Thật ra chúng đủ thật để làm chúng ta sợ hãi, nhưng nó không có bản thể bền bỉ, một chỗ trú cố định. Và ngay cả nếu cuộc sống của quí vị là một giấc mơ, những nỗi sợ này còn nhiều vô số nữa. Vấn đề là trong khoá nhiếp tâm này, với sự kết hợp sức mạnh của lão sư và các trưởng lớp, tạo ra cho những ai trong quí vị bị nỗi sợ dai dẳng quấy rầy, một cơ hội lớn. Với tất cả năng lượng tập trung hoạt động vì quí vị, quí vị sẽ không bao giờ có được cơ hội tốt hơn để nhìn thấu những nỗi sợ và làm tan biến nó một lần cuối rồi thôi.

Cũng có những cái được gọi là ma cảnh "cấp cao":hoàn nguyên về những kiếp trước, nói với giọng lưỡi nội kiến tâm lý hay triết lý sâu xa. Điều đó có thể xảy đến với quí vị ở khoá nhiếp tâm này. Không có cái gì để mừng vui về những ma cảnh như vậy. Nếu quí vị bám víu vào chúng bằng niềm tin lầm lẫn rằng quí vị đã trải qua một cái gì đó có giá trị hiếm hoi hay vĩnh cửu, chúng sẽ trở thành chướng ngại đối với ngộ, nếu không chấp trước vào nó, chúng trở nên có lợi vì chúng thường giải thoát những khu vực bị khoá chặt trong thân-tâm và giải phóng năng lượng mà bình thường không sẵn có trong quí vị .Tuy nhiên, năng lượng được giải thoát này phải được dẫn vào vùng đan điền, nơi đó nó trở thành một giếng phun, từ đó quí vị rút ra để phá vỡ công án. Nếu để năng lượng này dâng lên đầu hay ngực, chúng chỉ gây ra sự nặng nề đau đớn hay cảm giác đập bình bịch ở vùng này.

Điều quan trọng cần phải nhớ khi đương đầu với bất cứ ma cảnh nào, là không chấp vào chúng. Ma cảnh là trò ảo thuật của bản ngã, không có khán gia,?gã ảo thuật gia ranh ma này sẽ cuốn gói đồ nghề và bỏ đi. Hay chúng như những vị khách không mời mà đến--nếu qúi vị không ân cần với chúng, chúng sẽ bỏ đi. Thết đải chúng chỉ làm chúng nán lại lâu hơn. Thật đáng tiếc khi thấy một vài tham dự viên nào đó bỏ công tu tập của mình--công án của họ--để nuôi dưỡng những trạng thái hạnh phúc hay năng lượng cao hay vì sự quyến rũ của cao ngạo mà đắm mình trong bùn đen ma cảnh lo âu và sợ hãi.

Đừng bao giờ lầm lẫn những trạng thái tinh thần này với ngộ thật sự. Hãy đặt toàn tâm vàosự hành trì của qúi vị! Điều này quả thật không dễ, ma cảnh mạnh và sống động. Để tránh làm mồi cho chúng, qúi vị cần quyết tâm khi chúng dể chịu và can đảm khi chúng đáng sợ. Điều quan trọng hơn hết là niềm tin--niềm tin vào chính mình, vào việc tu tập của mình, vào thầy của mình. Nếu qúi tham công án một cách quên mình đến nổi "qúi vị" cảm thấy tâm thân mình biến mất và chỉ còn lại công án. Làm như vậy, ma cảnh sẽ tan đi như bỏ nước đá vào trong một ly nước nóng.

LỜI BÌNH VỀ "BA VÔ NĂNG LỰC" -- CÔNG ÁN 88 CỦA BÍCH NHAM LỤC

CÔNG ÁN : Chú ý! Huyền Sa(Ghensha) nói với đại chúng :" Chư tổ nói dìu dắt và cứu độ chúng sanh. Nhưng giả sử một người vừa mù, vừa điếc, vừa câm ( ba vô năng lực) đến với qúi vị; làm thế nào qúi vị giao tiếp với anh ta? Giơ cái dùi gỗ hay vẩy cây phất trần là vô ích đối với người mù. Lời nói sẽ vô ích đối với người điếc. Và dù cố gắng bằng mọi cách, qúi vị cũng không thể làm một người câm nói được. Trong trường hợp này qúi vị làm cách nào hướng dẫn một con người như vậy? Nếu qúi vị làm không được, Phật pháp nào có ích chi?"

Một vị tăng đem vấn đề này đến tham vấn sư Vô môn:

"Cuối xuống!" Sư nói. Vị tăng làm theo. Sư thọc cây trượng vào ông tăng, ông ta thụt lui.

"Ông không mù!" Sư tuyên bố, "lại gần đây!" Vị tăng đến gần hơn.

"Ông không điếc. Ông hiểu không?"

Tăng đáp,"Không, tôi không hiểu."

Sư nói," Ô?g không câm."

Và như thế vị tăng được thông suốt.

Ở đây chúng ta có một ví dụ thật tuyệt diệu về cách diễn đạt phi thường và đầy hiệu quả của một thiền sư. Gensha và Vô môn, là huynh đệ đồng môn. Tâm họ rất tương hợp đến nổi các pháp môn của họ đan vào nhau rất tự nhiên, thậm chí hàng môn đệ của họ cũng vậy, họ trao đổi thông tin với nhau không nhờ đến ngôn ngữ hay văn tự.

Không có một tài liệu nào ghi chép lại đầy đủ về cuộc đời của Gensha, chỉ biết là ông sinh năm 835 và mất vào năm 908 và trước khi xuất gia ông làm nghề đánh cá.

Ngược lại, cuộc đời và hành tung của thiền sư Vô môn được ghi chép lại nhiều hơn. Dù năm sinh không được biết đến, các tài liệu đều nói rằng ông mất năm 949, vào cuối đời Đường ( 618-907) đây cũng là giai đoạn cực thịnh của Phật giáo tại Trung quốc. Vô Môn thiền sư là một con người thông căn linh lợi, biện tài vô ngại, tính khí quật cường và thẳng thắn. Ngoại trừ Đại sư Joshu, không có thiền sư nào đưa ra nhiều công án như ông.

Vô môn không hài lòng với kiến giải về Phật pháp của mình, thâu lượm từ các sách vở, nên đến với Mục Châu để tìm một giải đáp chung quyết cho cán cân trí não ở đây. Khi thấyVô Môn gần đến cổng, Mục Châu đóng cửa ngay mặt Vô Môn. Môn không hiểu nổi cái đó là nghĩa lý gì, nhưng cứ gõ cửa, và có tiếng nói từ trong vọng ra,

" Ai đó?"

" Tôi là Vô Môn, từ luật sư Chí Trừng đến."

" Ngươi muốn gì?"

" Vì không thấy rõ bản sự của mình, nên rất mong được chỉ thị cho tỏ."

Mục Châu mở hé cửa, nhìn Vô Môn rồi lập tức đóng lại. Chẳng biết phải làm gì , Vô Môn bỏ đi. Đây quả là một bí ẩn lớn, không bao lâu ngài quay lại kiếm Mục Châu nữa. Nhưng vẫn bị đối xử như lần trước. Lần thứ ba, Vô Môn đến gõ cửa nhà Mục Châu , lòng đã nhất quyết phải gặp thầy cho được, bằng mọi cách. Lần này trong lúc cánh cửa vừa mở, ngài chen mình vào phòng. Tức thì, Mục Châu cản lại bảo: "Nói! Nói!" Vô Môn bối rối ngập ngừng. Nhưng Mục Châu không một chút chần chừ đẩy sư ra khỏi nhà, la lớn, " Cái gã vô tích sự!" và cách cửa nặng nề đóng xập lại, chặn xuống một ngón chân của Vô Môn. Ngài kêu lên: "Ôi chao!" nhưng sự tình ấy đã mở mắt cho ngài thấy ý nghĩa của tất cả những gì trước đây.

Bình luận về câu chuyện thiền này, một nhà văn đương thời hỏi," Một nhà sư có nhất thiết phải tỏ ra thô lổ như thế không? Ngộ có xứng đáng với gãy một ngón chân không? Hãy để ông ta hỏi hồn ma của Vô Môn! Hay ông ta thử hỏi một người mẹ rằng liệu con bà có xứng đáng với nổi đau khi sinh nở không? Người ta chỉ mĩm cười với sự ngây thơ như vậy. Kẻ thiểu trí hay chỉ tu tập hời hợt bên ngoài không bao giờ hiểu được quyết tâm của Vô Môn và sự từ chối quyết liệt của thiền sư Mục Châu.

Tại sao Mục Châu phải đóng sầm cửa đối với Vô môn? Đó là nguyên tắc cứng rắn của sư. Độc tham chỉ dành cho người thật sự khao khát chân lý, Mục Châu cũng như tất cả các thiền sư khác đều biết rằng ngộ cao đòi hỏi một tấm lòng chân thật và sự nổ lực không chùn bước. Một người thiếu cương quyết chắc chắn sẽ chạy dài trước sự cự tuyệt đầu tiên hay sao. Vô Môn đâu phải là con người như vậy, thế tại sao Mục Châu từ chối sư? Qúi vị phải nhìn vào điểm chính yếu này.

Qúi vị cũng phải nắm được ý nghĩa của " Nói! Nói!" Vô Môn lẽ ra phải nói điều gì để có được chấp nhận thay vì một sự đối đãi cứng rắn quyết liệt như vậy? NếuQuí vịlà Vô môn, quí vị sẽ nói gì? Trả lời mau!

Trong các giai thoại về Thiền,Vô Môn là người nổi tiếng về cách ứng đáp" không một khe hở" của ông. Hãy thưởng thức lối đối đáp chớp nhoáng này của ông:

" Con đường của Vô môn là gì?"

" Tự chứng!"

"Đạo là gì?"

"Hãy đi!"

" Đạo ở đâu?"

"Bước lên mà đi!"

Lối đối đáp không do dự như vậy xuất phát từ tâm chứ không từ cái đầu và nó được đánh giá rất cao trong thiền.

Trong số những giai thoại về Vô môn, mẫu chuyện sau đây được coi là đặc biệt nhất trong lịch sử của Thiền.

Trụ trì một tự viện lớn suốt hai mươi năm, nhưng chưa bao giờ vị viện chủ đề cập đến việc chỉ định một trưởng tăng. Mỗi khi chúng tăng nêu thắc mắc thì ngài luôn trả lời một cách khó hiểu, " Trưởng tăng của ta chưa xuất gia." Một hôm sư lại bảo"Hôm nay trưởng tăng của ta thọ giới sa di." Khi được hỏi chừng nào vị trưởng tăng đến, sư chỉ đáp," Trưởng tăng của ta chưa thọ đại giới.

Một thời gian khá lâu sau đó, mọi người hầu như quên lãng chuyện ấy, sư lại tuyên bố, "Hôm nay trưởng tăng của ta thọ đại giới!" Lần nữa, chúng tăng lại hoang mang. Hai năm nữa trôi qua, một ngày nọ đột nhiên sư họp chúng lại và tuyên bố," Đúng vào giờ ngọ ngày hôm nay trưởng tăng của ta sẽ đến. Rồi ngài rung chuông dẫn chúng tăng ra cổng chính để đón trưởng tăng.". Và nơi cổng đã có một vị tăng vừa mới đến đứng đó, không ai khác chính là Vô Môn.

Vô Môn lấy làm ngạc nghiên, bước tới đãnh lễ sư và hỏi," Làm sao thầy biết được hôm nay tôi đến? Tôi không nói với ai ý định tôi đến đây." Sư mĩm cười đáp," trong vô số kiếp trước--khi Đức Phật còn tại thế--ông và ta là huynh đệ đồng môn. Cả hai chúng ta đều tu luyện rất công phu và phát triển định lực đáng kể. Trong đời kế tiếp, ông tái sinh nơi gia đình quyền quí, đam mê thế tục nên mất đi năng lực đó. Riêng ta, tiếp tục tu luyện năng lực sâu mạnh hơn. Vì vậy, ta biết khi nào ông thọ tiểu giới sa di, khi nào ông thọ đại giới tì kheo và khi nào ông tự dẫn mình đến đây."

Những khả năng huyền bí như vậy chỉ là phó phẩm của việc tọa thiền không được lầm lẫn với ngộ. Các thiền sư không bao giờ trau giồi pháp thuật hay thi triển pháp thuật, họ cũng không. Chúng được xem như ma cảnh.

Công án trên được xem như vở kịch có hai hồi. Ở hồi thứ nhất, Gensha tạo ra sự xung đột và hồi hai Vô Môn xung đột đó. Hãy chú ý cách thức mà các thiền sư đặt một thiền giả vào trong một tình huống nan giải: để thực hiện Bồ tát nguyện giải thoát chúng sinh, một vị tăng phải làm thế nào để độ một người không thể nghe, không thể hỏi và không thể thấy? "Nếu các ông không thể làm được việc này, chẳng hoá ra Phật pháp vô ích ư? " Huyền Sa thật độc ác khi ném họ vào ngục tù nghi ngờ và nhìn họ lúng túng trong nổi cố gắng tuyệt vọng giải thoát cho chính mình. Cái độc ác của Huyền Sa thật từ bi làm sao, quí vị có biết không?

Thiền giải quyết vấn đề cụ thể và cá nhân. Thế thì cái gì nằm đằng sau câu hỏi ấy? Đây là chướng ngại đầu tiên mà quí vị phải vượt qua. Tại sao ông tăng này đưa vấn đề với Vô Môn mà không nài nỉ Huyền Sa? Ông ta muốn thử thách Vô Môn hay đánh giá cao Vô Môn?

Với nhãn thiền sắc bén, Vô Môn lập tức nhận ra vấn đề. Cái gì đó bắt rễ sâu hơn trong sự tò mò đơn thuần, ấy là sự thiếu lòng tin vào chính mình của vị tăng. Ông đang tuyệt vọng tìm kiếm sự tái bảo đảm thông qua giải pháp khai ngộ cho một người bất túc. Tại sao ông ta dám đương đầu với con sư tử Vô môn trong hang động của nó?

Cảm nhận được câu hỏi phát xuất từ tâm hoài nghi của ông tăng, Vô Môn đón nhận trực tiếp vấn đề. Ngài không ném người hỏi vào một cuộc tranh luận hay cho xem một bức tranh vẻ sống động miêu tả Phật tâm. Ông chỉ ra lệnh," cuối xuống!" Vị tăng vâng lời không một chút do dự nghi ngờ với mệnh lệnh độc đoán này vi ?ắp được câu trả lời. Nhưng ngay khi anh ngẫn đầu lên, liếc thấy roi của Vô Môn sắp giáng vào vai, ông tăng nhảy lui ra sau. "Á," Vô Môn hô lên," ông không mù! Bây giờ bước tới." Có lẽ lúc ấy trong tâm ông tăng thoáng một ý nghĩ," Việc làm của thầy thật là vô cớ." Nhưng ông vẫn tuân lời. "Ổ, ông cũng không điếc!" Vô Môn nhận xét. "Ông có hiểu không?" "Hiểu gì ạ?", ông tăng đáp một cách vô niệm. Bây giờ tâm ông hoàn toàn trống rỗng " Và ông cũng nói đượcTốt!Tốt!"

Hãy ghi chú về "tấm bảng sạch" , tâm qui nhất của vị tăng và mối quan hệ của nó với sự thông suốt sau đó của ông. Nó là điều cốt tử.

Trước khi xem xét vị tăng nhận ra điều gì, tôi xin hỏi qúi vị: Nghe thật là gì ? Thấy thật là gì? Nói thật là gì?

Có một câu chuyện khác kể về bốn người trong một bữa tiệc. Một người đưa ra câu hỏi," Trong cơ thể con ngườ,i bộ phận nào các anh cho là cần thiết nhất? Người thứ nhất bảo," Đó là tai. Vì tôi là một nhạc sĩ. Cuộc đời tôi sẽ ra sao nếu tôi không còn có thể nghe được âm nhạc tuyệt vời của Bach hay Mozart hay tiếng trẻ thơ cười, hay tiếng gió thổi sào sạt? Thật không đáng sống."

Người thứ hai nói," Đó là mắt. Tôi nghĩ thật không gì tệ hơn là phải sống trong bóng tối. Chao ôi thử hình dung xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu không còn đôi mắt để chiêm ngưỡng các kỳ quan như tượng Nhân sư, đền Taj-Mahal hay cảm nhận sự huy hoàng của ánh bình minh hay vẻ đẹp lúc chiều tà!"

"Đối với tôi," người thứ ba nói," không gì tồi tệ hơn là không có lưỡi. Tôi là thầy giáo. Không nói được làm sao tôi có thể hành nghề? Không gì làm tôi thú vị hơn là được đàm luận văn chương, nghệ thuật và triết học với những người tao nhã. Không có lưỡi con người còn thấp kém hơn thú vật, vì chúng có thể thông tin cho nhau bằng tiếng hót, tiếng hú, tiếng rít."

Rồi cả ba quay sang hỏi người thứ tư,"Cơ quan nào trong cơ thể ông qúi nhất?"

"Lổ rún!".

" Lổ rún!" cả ba đồng loạt la lên một cách ngạc nhiên, "Tại sao nó qúi như vậy?"

" Vì tôi thích ăn cần tây trên giường và đó là chổ tôi để muối."

[cười]

Không, họ vẫn chưa hiểu ý nghĩa thật của nghe, thấy, nói; vì mỗi người vẫn còn bám vào giác quan của mình và sự phân biệt nảy sinh từ đó.

Hãy trả lời tôi: Âm thanh đến với tai hay tai đến với âm thanh? Để nắm bắt được nguồn âm thanh, qúi vị phải vượt qua tai, não, và âm thanh. Trong kinh Lăng nghiêm Bồ tát Quán thế âm đã thuật lại cách Ngài đắc ngộ tối thượng như thế nào qua việc quán niệm về chân tánh của âm thanh. Một thiền sư khuyên rằng," Bất cứ khi nào qúi vị nghe một âm thanh, thì hãy tự hỏi mình ,' cái gì đang nghe âm thanh này?'" Nhưng đối với những ai trong số quí vị tham công án "Âm thanh của một tay" chỉ cần vô niệm hỏi," Âm thanh của một tay là gì?" một khi qúi vị phá vở được công án này, qúi vị sẽ nghe lớn và rõ âm thanh của 'vô thanh'--một sự yên lặng vang lên, một tiếng vang yên tỉnh.

Thật ngữ đâu liên quan gì đến các từ mỹ miều, hay khôn ngoan . Nghe đây: Ta nói hay ta không nói?

Ngươi có câm đâu mà không thể nói.

Hãy học nói không cần đến môi và lưỡi.

Ngươi sẽ đi vào cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Rồi qúi vị sẽ hiểu :

Suốt ngày dài nói chuyện

Không một lời thốt ra.

Có ý nghĩa gì?

Thật sự nhìn là gì? Đối với người thật ngộ, nhãn quan công bằng, không gì cao hơn không gì thấp hơn, tốt hơn hay xấu hơn. Đó không phải là cái nhìn rốt ráo hay sao? Vì vậy người ta nói," Phật bị điếc, câm và mù." Ngài không nhắm mắt tránh nhìn những điều xấu xa, không bịt tai để tránh nghe điều xấu, không bịt miệng để tránh nói lời xằng bậy. Trái lại, Ngài nhìn, nghe và nói, nhưng cái thấy của ngài là cái không thấy, cái nghe của ngài là cái không nghe , cái nói của ngài là cái không nói. Qúi vị hiểu không? Qúi vị thật sự hiểu không?

Cái gì làm vị tăng đột ngộ? Là nhìn không bằng mắt mà thấy tất cả, là nghe không dùng tai mà nghe được cả thảy, nói không dùng lưỡi mà lời lẽ thật vi diệu.

[Giơ roi lên] Qúi vị có thấy không?

[Đánh roi] Quí vị có nghe không?

Nói đi! Cái gì mới vừa được nói?

2 NGÀY THỨ NĂM(^)

BÀI THUYẾT KHÍCH LỆ

Hãy lắng nghe những lời khuyên sau đây của một thiền sư thủa xưa:" Công việc thiền không chỉ bao gồm thuộc lòng một công án. Điều chính yếu là biết khởi nghi tình.' Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Quí vị phải xuyên thẳng qua nó. Nếu cảm thấy dường như không thể làm được, hãy vận toàn lực, căng tất cả dây thần kinh và tiếp tục thử."

Cảm giác nghi ngờ này là gì? Nó là sự bối rối bừng cháy, một khối nghi ngờ, một câu hỏi cơ bản dai dẳng bám theo quí vị không cho quí vị một giây phút nghĩ ngơi. Chẳng hạn: Nếu mọi người vốn không tì vết, nhân chi sơ tánh bổn thiện, được phú cho đạo đức, từ bi, thì tại sao lại có qúa nhiều thù hận, ích kỹ, bạo tàn và đau khổ khắp mọi nơi? Có thể suy nghĩ về câu hỏi này bất cứ lúc nào khi bạn rãnh--lúc ở nhà, tại nơi làm việc. Nhưng tham công án thì lại khác. Đó là lúc bạn ngồi trong tư thế kiết gìa, dùng thân-tâm một cách tập trung hơn để tham cứu một công án như "tánh KHÔNG là gì?" hay "Tôi là ai? Cùng là mối nghi ngờ nhưng theo cách này sự tập trung mãnh liệt hơn, sắc bén hơn.

Công án được phân cho qúi vị không thay thế cảm giác hoài nghi căn bản; nó chỉ mài bén nghi ngờ bằng cách nâng cao nhận thức. Cảm giác nghi ngờ căn bản như mũi khoan xuyên thẳng," Không là gì?"

Thoạt đầu KHÔNG có vẻ nhân tạo và là một cái gì ở bên ngoài, nhưng khi qúi vị dấn sâu hơn vào nó, KHÔNG trở nên một cái gì đó bức thiết trong chính cuộc sống của quí vị, vì KHÔNG chỉ là cái tên khác của Tâm--cái tâmthanh tịnh bao trùm cả thảy- quá quen thuộc với mọi người. Qúi vị có thể tự hỏi," Nếu tôi có sẵn tâm này, sao tôi không hề hay biết?" Xin trả lời," Là vì sự bất tịnh của qúi vị, những vọng tưởng về bản ngã và các tương duyên với thế giới bên ngoài che khuất ánh sáng của tâm này." Hãy khởi nghi tình, nghiền nát những ô nhiễm này. Qúi vị phải liên tục truy tìm cho đến khi nào tìm ra giải pháp. Chỉ có lúc đó, qúi vị mới có thể nhìn thấy chân tánh, thấy chính mình trong tâm này và được tái sinh vào một cuộc đời đích thực là đang sống.

Hãy tự nhắc nhở mình: KHÔNG là gối của tôi, KHÔNG chiếu của tôi, KHÔNG là thân của tôi. Và KHÔNG cũng là những gì không phải của tôi. KHÔNG dường như vừa là vật chất vừa là một phi vật chất. Về mặt lý luận, nó có vẻ mâu thuẫn, vì thế ở đây nghi tình lại phát sinh. Hay nếu thích, quí vị có thể trở lại công án trọn vẹn hơn và tự vấn," Tại sao Triệu Châu đáp ' VÔ!' ( KHÔNG) khi được hỏi,' Con chó có Phật tánh không?'" Vì kinh Phật dạy rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, lời đáp của Triệu châu thật là mâu thuẫn, và nghi tình phát khởi. Làm cách nào qúi vị đẩy lui nghi tình này? Chừng nào mà qúi vị đi đến một điểm mà nơi đó không có sự phân cách, một khe hở dù bằng sợi tóc, giữa qúi vị và KHÔNG, "câu trả lời" có sẵn nơi đấy, vì câu hỏi và câu trả lời không phải là hai; chúng chỉ là như vậy đối với tâm nhị nguyên của qúi vị, nó phân biệt tôi với người khác, cái này với cái kia.

Thoạt đầu khi thực hành với công án KHÔNG, bạn giống như một người đang ăn một quả táo đang đung đưa. Quí vị cố cắn một miếng, nó lại trợt đi một phía. Quí vị thử lại một lần nữa và mọi việc y như cũ. Chúng ta thể ăn và nhai táo đến chừng nào cắn được nó. Cũng giống như vậy, trước khi hỏi,"KHÔNG là gì?" qúi vị cần có KHÔNG vững chắc trong tâm. Sau khi đã đi sâu hơn vào câu hỏi, ta không cần phải hỏi nguyên câu, chỉ cần tập trung đầy đủ vào từ " KHÔNG " hay từ "Ai" nếu qúi vị đang tham công án "Tôi là ai?" tiếng vang trong tiềm thức sẽ là "KHÔNG là gì?" hay " Tôi là ai?" bởi vì câu hỏi đã được trồng sẵn ở đó. Nên nhớ rằng, KHÔNG không phải là thần chú, nó là sự thâm nhập, xuyên suốt, một tra vấn mãnh liệt. Nhưng ngay cả ở điểm này, câu hỏi chỉ là một vết xước nhẹ trên bề mặt, nếu KHÔNG và AI chỉ lập đi lập lại một cách máy móc. Chỉ một câu hỏi "KHÔNG" cũng đủ làm cho bạn muốn biết KHÔNG là gì. Điều này giữ cho nghi tình sống động bởi nó được tiếp sức bởi những chuổi nghi ngờ và sức thuyết phục bạn có khả năng tìm ra câu giải đáp, tạo sức mạnh cho KHÔNG.

Một người đàn ông ngồi trong phòng làm việc, chợt ông ta nhận ra cái đồng hồ của mình đâu mất. Ông nhìn quanh và mong tìm thấy nó ở đâu đó bên mình nhưng không thấy. Ông phân vân không biết là ông có mang đồng hồ đến văn phòng hay không hoặc bỏ quên nó ở một nơi khác? Ông sẽ tìm kiếm qua loa hay nãn chí thôi không tìm nữa hay không suy đoán đồng hồ nằm ở một nơi nào khác. Nhưng nếu ông ta không đi đâu và không ai vào đó, và hơn nữa ông ta biết chắc mình có mang đồng hồ đến văn phòng, ông càng trở nên bối rối hơn và bắt đầu tìm kiếm khắp văn phòng. Biết chắc đồng hồ phải ở đấy, quyết tâm tìm ra và năng lượng đổ dồn vào cuộc truy tìm sẽ nhiều hơn và mạnh hơn mọi khi cho đến lúc ông ta quên đi mọi thứ khác. Nó đang khởi lên một nghi tình. Đây là cách qúi vị hỏi về KHÔNG.

Nhưng để làm được điều này cần phải có niềm tin sâu rằng bạn có thể thông suốt công án này. Và xác tín rằng bằng cách giải quyết công án này bạn sẽ thấy chân tâm của mình. Như một thiền sư đã nói," Nghi lớn ngộ lớn; nghi nhỏ ngộ nhỏ; không nghi không ngộ."

Người ta thường tự hỏi " căng mọi dây thần kinh" phải chăng là nạt nộ, nghiến răng và la hét" KHÔNG, KHÔNG?" Có lẽ có nhiều người đã thử làm như vậy ngay sau đó họ tự nhận thấy điều này không mang lại kết quả. Căng mọi dây thần kinh có nghĩa là toàn dụng thân tâm vào tu tập, chứ không có nghĩa ngồi ngây ra đó để ngủ. Cứ nhìn vào dáng ngồi bất động của một con mèo đang rình mồi. Khi nó quan sát một con chuột xuất hiện từ ổ, toàn thân nó như đông cứng nhưng thật ra gần như đang run lên với sự tập trung cao độ. Ở đây không có sự tập trung điên cuồng hay hoang dại--chỉ là sự tập trung căng thẳng vào nhất điểm. Qúi vị cũng nhìn thấy điều đó nơi hình ảnh một con chó đói giữ cái xương trước mặt nó. Lúc đó toàn thế giới của con chó là màu sắc và kích thước của cái xương đó. Và cũng có những người trong khi ngồi bất động hoàn toàn trong yên lặng đã đổ mồ hôi trong thời điểm lạnh nhất của mùa Đông, vì sự tập trung của họ quá quyết liệt. Trạng thái như-định này quí vị có thể tự cảm nghiệm qua sự nhất tâm tham công án.

Cuối cùng: Hãy nhớ rằng những lời ẩn dụ này chỉ có tính cách giúp đở cho qúi vị--lão sư và trưởng lớp bằng mọi cách cố gắng tấn, khuyến khích, và thúc đẩy những điều được coi là thích hợp với người này lại bất hợp lý với người khác. Do đó, qúi vị tuỳ nghi lựa chọn và áp dụng những gì được trình bày ở đây; nếu cảm thấy được, bằng không thì hãy bỏ đi. Không có cách phải làm, không có cách duy nhất, không có cách nên làm. Đừng luôn dựa vào kỹ thuật vì chúng đến từ bên ngoài. Chúng thuộc về thế giới khoa học kỹ thuật không thuộc về thế giới tâm linh. Để áp dụng đầy đủ thân tâm, một số qúi vị cần phải quát tháo nếu cảm thấy tốt cho qúi vị, vì không làm theo cách này khó có thể huy động năng lượng cần thiết để bứt phá một mức nào đó. Điểm quan trọng là qúi vị phải tìm một lối đi cho riêng mình.

LỜI BÌNH VỀ " 'TÔI KHÔNG BIẾT' CỦA BỔ ĐỀ ĐẠT MA"-- CÔNG ÁN 1 CỦA BÍCH NHAM LỤC

CÔNG ÁN: Chú ý ! Vua Lương Võ Đế hỏi Bồ Đề Đạt Ma," Chân lý cùng tột của đạo thánh là gì?" Ngài đáp," Trống rỗng hồn nhiên không gì là thánh." Vua lại hỏi," Trước mặt trẩm là ta?" Sư đáp," Tôi không biết."

Lời đáp rõ ràng dễ hiểu nhưng nhà vua không hiểu. Thấy không thể độ gì cho nhà vua, Đạt ma bỏ đi vào đất Ngụy, ẩn ở chùa Thiếu Lâm, chín năm ngồi xoay mặt vào vách. Sau này vua đem vấn đề này ra hỏi với Thái tử Chính. Vị thân vương hỏi," Hoàng thượng có biết vị ấy là ai không?" vua đáp," Trẫm không biết." Thái tử nói," Vị ấy là Từ bi Bồ tát mang đến nước ta dấu ấn của Phật-tâm." Lương Võ Đế lấy làm hối tiếc muốn sai người đi tìm sư. Nhưng Chính bảo:" Thưa hoàng thượng, thật là vô ích, cho dù tất cả thần dân đổ xô đi tìm, đại sư sẽ không bao giờ trở lại."

Đến đây công án kết thúc.

Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 của Phật giáo. Ngài đến miền Nam Trung hoa vào năm 520. Lúc đó ngài đã 109 tuổi. Sau khi thất bại trong việc thiết lập giáo lý của mình ở miền Nam, sư đi về hướng Bắc. ( chủ đề của công án này)

Là một vị vua mộ đạo, Lương Võ Đế đã xây dựng rất nhiều chùa chiền, ấn tống nhiều kinh sách đã được dịch từ Phạn ngữ sang tiếng Trung hoa, khuyến khích dân chúng tu tập, cúng dường vật thực cho tăng chúng. Dưới ánh sáng của Phật giáo truyền thống thời ấy, ông tin một cách tự nhiên rằng những công đức như vậy có thể đưq ông tới sự giác ngộ.

Khi hay tin có một lão tăng từ đất Phật đến, vua lập tức cho người mời sư đến hoàng cung. Đối với Lương Võ Đế, công đức hữu vi là tối thượng, vì vậy khi đối mặt với Bồ Đề Đạt Ma, ông đề cập đến những công đức mà ông đã tạo dựng từ khi mới lên ngôi.

Lương Võ Đế hỏi: "Từ khi tức vị đến nay trẩm cất chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể, có công đức gì không?"

Sư đáp " Đều không có công đức."

Đế nói:" Sao không có công đức?"

Sư nói:" Đó chỉ là nhâh hữu lậu chỉ đem đến quả nhỏ của cõi người, cõi trời như bóng với hình, tuy có nhưng không có thực."

Đế hỏi," Vậy công đức chân thực là gì?"

Sư nói:" Trí phải thanh tịnh, thể phải lắng không, đó là chân công đức, công đức ấy không thể lấy việc thế gian mà cầu được."

Lương Võ Đế lại hỏi:" Chân lý cùng tột của của đạo thánh là gì?"

Sư đáp:" Trống rỗng hồn nhiên không gì là thánh."

Nhà vua chắc đã choáng váng biết bao với lời đáp đó. Vì Võ Đế tin rằng ông ta có một lối đi riêng có thể sang đến" bến bờ kia", nên không còn cách nào khác hơn là đứ ra một câu hỏi mỉa mai," Chân lý cùng tột của đạo thánh là gì?"

Hãy nghiệm lại lời đáp dứt khoát của sư: " Trống rỗng hồn nhiên không gì là thánh."Thật từ bi biết bao. Lẽ ra Võ Đế phải đập đầu tạ ơn mới phải. Nhưng ông ta bị kẹt cứng trong vỏ giáo điều chính thống khô khan của thời ấy, nên không kịp nắm bắt được ý thiền của Đạt Ma sư tổ.

Tổ nói gì về cái không này? Nó không phải là lổ hổng lớn trong vũ trụ với?dấu hiệu của Phật ghi:" Trống rỗng. Không thiêng. Cho phép băng qua." Cũng không là một cái trống không trừu tượng đối nghịch với cái đầy đủ cụ thể. Cái không này là gì nếu không phải là nền tảng mà từ đó tất cả hiện tượng trồi lên và là nơi chúng chắc chắn sẽ quay trở lại? Sắc tức thị Không, Không tức thị sắc.

Khi tôi còn ở một thiền viện tại Nhật, có một giáo viên người Mỹ làm quen với Thiền qua sách vở, đến ở đây một thời gian ngắn. Ông được phân một gian phòng nhỏ hơi xa nhà vệ sinh chung. Mỗi khi mắc tiểu vào lúc nữa đêm, ông đi vào vườn thay vì phải đi bộ một đoạn khá xa đến nhà vệ sinh. Sau khi ông ta làm như vậy nhiều đêm, một hôm khi cả ba chúng tôi đang đứng trong vườn, vị lão sư nói với ông ta:

"Người ta nói anh đi tiểu trong vườn này, phải không?"

"Đúng."

" Vườn là nơi thiêng liêng. Hãy dùng nhà vệ sinh."

" Tại sao vườn thiêng liêng? Không phải Bồ đề đạt ma đã nói' Hư không bao la không có gì thiêng liêng?'"

Nghe đến đó, lão sư đập ông ta," Không được tiểu trong vườn--vào nhà vệ sinh!"

Tại sao lão sư đánh ông ta? Không phải cái vườn này cũng trống không và không có gì thiêng liêng sao? Từ cái nhìn phối cảnh của tâm tuyệt đối, không có cái gì là thiêng liêng, cũng không có gì gọi là trần tục ca. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng ở mức độ tương đối của xã hội về mặt đạo đức, quí vị không được vi phạm những thuần phong mỹ tục, tiêu chuẩn lịch sự bằng việc tiểu trong vườn của thiền viện, chỉ vì qúi vị qúa lười không chịu đi đến nhà vệ sinh. Cùng với sự tuyệt đối hay bình đẳng, khiá cạnh sống của chúng ta phải được sự nhìn nhận về mặt tương đối. Và ngược lại, sự nhận thức về những khác biệt tương đối đồng thời được cân bằng bởi sự bình đẳng.

Ở mộ? xã hội dân chủ như của chúng ta sự bình đẳng được nhấn mạnh và người ta có khuynh hướng cho rằng," Tôi cũng tốt như mọi người khác". Điều này dẫn đến hệ qủa là người ta ít tôn trọng những gì khác biệt với mình. Quan điểm như vậy là một chiều. Dĩ nhiên, người ta có thể có cùng một mối quan tâm hay cơ hội như nhau, nhưng như vậy không có nghĩa là mọi người sinh ra trên cỏi đời này đều phải thông minh, tài năng và ý chí như nhau hoặc tất cả đều vô minh như nhau. Công bằng một chiều là sự phân biệt giai cấp được tạo ra trong các xã hội có phân chia giai cấp. Phật giáo dạy chúng ta đều có Phật tánh như nhau, chỉ khác nhau ở biệt nghiệp. Sự giống nhau và khác nhau-- là hai mặt của một vấn đề. Tôi đã nói "một" phải không? Bỏ nó đi--và bỏ luôn "Phật tánh." Thế ta còn lại cái gì? [đột nhiên giơ nắm tay đưa thẳng lên trời.]

Qúi vị nghĩ gì về câu hỏi," Ai đang ở trước mặt trẫm?" của Lương Võ Đế. Có phải nhà vua quá bối rối hay cố cứu vãn lòng tự cao bị tổn thương của mình? Dù sao câu hỏi vẫn bao hàm một ý nghĩa rõ ràng," Làm sao ngươi có thể nói không có gì thiêng liêng khi ngươi là một thánh nhân? Và rồi lời đáp khó hiểu của Tổ sư, một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong thiền:"Tôi không biết." Cho tôi hỏi quí vị: có phải Bồ đề đạt ma thật sự trả lời câu hỏi của nhà vua hay đang tìm cách né tránh nó? Nếu đó là câu trả lời, ý của Tổ là gì?

Hiểu biết thông thường phát sinh từ mối quan hệ chủ thể-đối tượng. Khi qúi vị suy nghĩ về một đối tượng như công việc làm chẳng hạn, qúi vị xem xét, phân tích, suy luận rồi đi đến kết luận về nó. Nhưng phương pháp này thu được những thông tin rất hạn chế. Để thực sự hiểu một điều gì đó một cách rốt ráo, quí vị phải kinh qua một phạm trù mà trong phạm trù này trí phân biệt vẫn chưa bắt đầu hoạt động. Ai có thể nói gì về lĩnh vực này? Không có gì được dạy hay được đề cập đến, nó cần phải được cảm nghiệm. Vì bất cứ cái gì mà qúi vị hiểu bằng lý trí chỉ là một nữa của sự thật; cái mà quí vị không biết là hiểu thật sự.

"Phàm"và"Thánh "--không phải sự phân biệt độc đoán này có khuynh hướng tách rời một cái từ cái đã được đặt tên sao? Thiêng liêng thật sự-- toàn bộ--là không, hư vô, vô ngã, một điều kiện mà trong đó cái này không thể đứng tách rời mọi thứ khác. Có một lần thầy tôi nói rằng," Nếu một người có vẻ quá thánh thiện đến nổi có thể phong ông ta là thánh, thì sự tu luyện tâm linh của ông chưa viên mãn. Nếu ông ta phát triển trọn vẹn, sẽ không có gì để qúi vị có thể phát biểu về ông ta. Ông ta sẽ vượt ra ngoài sự phân loại."

Quí vị có thể hiểu sự vi diệu "Ta không biết" của Bồ đề đạt ma không? Giả sử ngài trả lời,"Đúng, tôi là một thánh nhân." Như vậy ngài đã khẳng định một sự phân biệt vốn không tồn tại, phải không? Hơn nữa, tự cao tự đại như vậy sẽ là trái với" sự thiêng liêng" phải không? Nhưng nếu ngài trả lời," Không, tôi không là thánh" ngài đã từ chối một sự hiển nhiên. Thế ý tổ muốn nói gì trong câu đáp,"Ta không biết"? Chắc chắn ngài biết rõ khi nào ngài nóng hay lạnh, vui hay buồn, vì đâu phải ngài không có cảm giác. Nhưng trước hết, hầu như ngài biết rằng không có gì để biết, vì theo ý nghĩa sâu thẳm nhất, không có gì có thể biết được; tri kiến này là tuệ giác tối thượng. Khi tâm vượt qua khỏi ý niệm phàm thánh, rỗng hay đầy, tôi và người khác, chân lý luôn biểu lộ; đây là điều then chốt để hiểu tâm người khác. Đây là điều kiện của tâm Bồ đề đạt ma. Nó không thật thánh thiện hay sao?

À, cái " Ta không biết" đó!--nó chống lại mọi cố gắng của lý trí tìm cách áp đặt lên nó. Thật sự để nắm bắt nó, qúi vị phải dẹp qua một bên tất cả khái niệm, lý thuyết và lao thẳng vào chiều sâu của tâm Bồ đề đạt ma, nơi mà những sóng "biết" và "không biết" không thể đến được.

Trở lại công án:" Lương Võ Đế không hiểu. Thấy không thể độ gì cho nhà vua, Đạt ma bỏ đi vào đất Ngu?quot;, ẩn ở chùa Thiếu Lâm, chín năm ngồi xoay mặt vào vách. Và chính nơi đây là nơi xảy ra cuộc hội ngộ đầy ấn tượng giữa Đạt ma và Thần Quang, người sau này trở thành đại đệ tử của ngài--và là nhị tổ của Thiền tông tại Trung quốc.

Ngày nọ, có ông tăng tên là Thần Quang đến viếng sư, nhiệt thành cầu được khai ngộ pháp thiền, nhựng Đạt ma lạnh lùng không thèm đoái hoài đến. Thần Quang không vì thế mà nãn lòng, lại cho rằng các bậc chí thánh thuở xưa đều phải trải qua đủ thứ thử thách chông gai mới thành được bổn nguyện. Một đêm kia ông đứng dầm mình trong tuyết chờ Đạt ma lưu tâm ban pháp từ cho đến khi tuyết rơi đầm đià chôn vùi ông đến thắt lưng.

Bấy giờ, sư mới quay đầu lại hỏi"Ông muốn cầu gì?"

Quang đáp, giọng nghẹn ngào trong nước mắt: Ngưỡng mong Hoà thượng từ bi mở cam lồ, rộng độ chúng sanh.

Sư nói: Diệu đạo vô thượng của chư Phật phải nhiều kiếp tinh cần, khó làm, làm được, khó nhịn, nhịn được, hàng đức nhỏ trí cùn, lòng đầy khinh mạn, há có thể chịu nổi nhọc nhằn lao khổ cầu pháp chân thừa hay sao?

Quang nghe quở, bèn rút dao bén chặt lìa cánh tay trái và đưa lên trước mặt sư. Sư biết gặp được pháp khí, bèn nói: Chư Phật lúc phát tâm cầu đạo vì pháp bỏ thân, nay ông chặt tay trước mặt tôi, vậy muốn cầu gì?

Nói xong, sư bèn đổi tên Thần Quang ra Huệ Khả.

Khả bạch: Pháp ấn của chư Phật, có thể nghe chăng?

Sư nói: Pháp ấn của chư Phật không thể nhờ vào người khác.

Khả bạch: Nhưng tâm con không an, thỉnh sư làm cho tâm con an.

Sư nói: Đưa tâm ngươi đây ta an cho.

Khả bạch: Con kiếm mãi mà chẳng thấy tâm đâu cả.

Sư nói: Thế là ta đã an cái tâm ngươi rồi đó."

Quí vị nhận thấy khó tin phải không? Qúi vị có cho nó là huyền thoại không? Được, cứ cho rằng nó là huyền thoại đi. Nhưng đừng quên huyền thoại không là một câu chuyện không thực, chỉ vì nó qúa sâu sắc, qúa tuyệt vời, không bao gồm những sự kiện đơn thuần. Không hi sinh, không đoạn lià những tư niệm cao ngạo, những đam mê bất tịnh, quí vị có thể đạt được mục đích tối hậu --NGỘ --hay không?

3 NGÀY THỨ SÁU(^)

BÀI THUYẾT KHÍCH LỆ

Vào giai đoạn này của khóa nhiếp tâm, thường nghe những người trong buổi độc tham nói," Dù tôi có làm gì đi nữa, tôi cũng không thể vượt qua một điểm nào đó. Sự tập trung của tôi rất mạnh nhưng tôi cảm thấy như đang húc đầu vào tường. Tôi cố gắng hết sức để vượt qua chướng ngại nhưng không có dấu hiệu nào tỏ ra thành công. Sau cùng, tôi kết thúc bằng căng thẳng và kiệt sức. Tôi có thể làm gì hơn nữa? Những người này có lẽ làm việc chăm chỉ, nhưng không bao giờ có thể đi hết con đường. Hành động của họ giống hệt một kiểu như trong những khoá nhiếp tâm trước mà họ từng tham dự-" luôn luôn chạy đua nhưng không bao giờ tới đích."

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Giống như họ đào một giao thông hào nhưng không dẫn đến đâu cả, không thể di chuyển ra khỏi đó, sang phải hay sang trái. Nếu qúi vị là người gặp chổ bế tắc này hết khoá này đến khóa khác, quí vị phải biết cần phá vỡ lối mòn quen thuộc này và tìm một lối đi mới. Cụ thể mà nói, nếu qúi vị quen với việc nghĩ ngơi buổi sáng trong giờ giải lao sau thời gian làm việc, hãy cương quyết với chính mình thay vì nghĩ nơi là ngồi thiền. Hay nếu qúi vị thường xuyên ăn ăn một ngày ba bửa trong khóa nhiếp tâm, thỉnh thoảng thử bỏ đi một bửa ăn và dùng thời gian đó để toạ thiền. Nếu quí vị chưa bao giờ thức khuya trể hơn một hay hai giờ sau buổi toạ thiền chính thức về đêm, quyết tâm ngồi đến ít nhất là nữa đêm và không từ bỏ vì buồn ngủ. Nếu trong lúc đó, qúi vị thường ngồi ở thiền đường, thay vì vậy, hãy lấy gối ra ngồi bên ngoài hay ngược lại.

Ở khoá nhiếp tâm cách đây không lâu, có một người đã kiến tánh sau nhiều khoá nhiếp tâm thức khuya và dậy lúc chuông đánh thức gõ, cuối cùng anh ta thử đi ngủ sớm và thức dậy lúc nữa đêm để thiền. Dù qúi vị trù tính phá vỡ cách thức trước đây, một khi qúi vị làm như vậy, năng lượng bắt đầu trôi và qúi vị tự nhận ra mình đang làm điều mà quí vị không thể làm ở những khóa nhiếp tâm khác. Nhưng đằng sau quyết tâm phải là nổ lực phấn khởi và tận tu? Tôi đã từng nói: Đối với một người yếu đuối, bức tường là một vách núi không thể vượt qua. Hãy tự vấn: Liệu một người yếu ớt trong tình trạng buồn ngủ có thể nào đồng hành với quí vị không?

Một cách âm thầm phải được đặc biệt kể tới cái có thể được gọi là ý chủ bại. Quí vị nào là con mồi của cách này thì phải hiểu là đây là thời điểm quyết định của khóa nhiếp tâm, khi tâm quí vị đột nhiên tràn đầy cảm giác bấc lực, quí vị tự nhủ thầm," Ta thất bại quá nhiều, không có cơ hội kiến tánh thì có khác gì đâu. Kiến tánh có lợi gì?" Một lần nữa, hoạt động tinh vi của bản ngã thiết lập mọi loại chướng ngại để tự bảo vệ nó. Sự hợp thức hoá thái độ chiến bại này nại ra nhiều lý do. " Nó thật sự không đáng--Điều gì sẽ xãy ra nếu tôi kiến tánh? Tại sao phải tiếp tục?" Hay nếu quí vị đau chân quá, quí vị tự nhủ ," Nếu ta tiếp tục cố gắng, ta có thể làm cho chính mình có tật vĩnh viễn. Vậy tốt nhất nên rút lui ngay bây giờ." Và trong cuộc sống của những người như vậy, nơi mức khởi hành họ tỏ ra mạnh bạo đi về một hướng nào đó, nhưng khi ý chủ bại xen vào, sự giải thích bắt đầu hoạt động, họ sẽ tìm cách thoái thác và kết thúc công việc trong cái mà chúng ta gọi là thất bại. Đây đúng là một bản sao. Một sự không bằng lòng chấp nhận trách nhiệm mà quí vị mơ ước thành công sẽ mang đến. Quí vị tự dán cho mình cái nhãn hiệu " Tôi là người không thích hợp", quí vị có thể từ bỏ công việc đánh thức chân tâm của mình và né tránh những thách thức khác.

Quí vị, người bị truyền nhiễm cách sống này, có cơ hội tối thượng để nhổ nó ra lập tức và trên hết, ở khóa nhiếp tâm này, nơi mà quí vị có thể rút nguồn năng lượng tinh thần tích tụ của 54 con người khác làm việc cực nhọc suốt ngày đêm. Không có thời gian nào tốt hơn bây giờ, khi sức mạnh định lực của tập thể đã kiến lập trong suốt năm ngày rưỡi qua. Đây chính là thời gian thử cái để tạo ra một cái gì mới mẽ, một sự bùng nổ năng lượng mới phá đi chổ dựa của lề thói cũ. Thiền sư Bạt tu?nói," Nếu quí vị đẩy về phiá trước sức lực cuối cùng ở chính điểm nơi con đường tư duy của quí vị bị cản trở ,và rồi, cái chướng ngại hoàn toàn bật ra từ tay quí vị bắn lên trên không và rơi vào vực thẳm khổng lồ của lửa phiá trước mặt quí vị, ngọn lửa bất tận của bản tính nguyên thủy của chính quí vị, rồi tất cả ý thức-ngã, tất cả cảm giác và tư niệm mê hoặc sẽ chết theo với cái gốc bản ngã của quí vị, nguồn gốc thật sự của chân tánh sẽ xuất hiện." Điều này có nghĩa là quí vị phải trở nên trần trụi, quí vị phải hàng phục mọi thứ . Hãy làm điều này và tất cả sẽ là của quí vị--quí vị sẽ là tất cả!

LỜI BÌNH VỀ " MỘT NGƯỜI Ở TRÊN CÂY"-- CÔNG ÁN 5 TRONG MÔN QUANCỦA VÔ MÔN

CÔNG ÁN: Thiền sưHương Nghiêm nói:" Thiền ví như một người lơ lững trên miệng một vực sâu muôn trượng, răng cắn vào cành cây, chân thõng giữa hư không hai tay không thể níu vào đâu được. Lúc ấy có người đi qua hỏi vọng lên:" Tổ Đạt ma qua Tàu có ý nghĩa gì?" Nếu người trên cây mở miệng trả lời thì rơi mất mạng trong vực sâu.nếu không trả lời thì phụ lòng người hỏi. Trong phút giây nguy kịch khó xử ấy, người ấy phải làm sao?

LỜI BÌNH CỦA VÔ MÔN: Cho dù sự hùng biện của quí vị trôi chảy như dòng sông cũng vô ích. Cho dù quí vị có thể giảng giải tất cả kinh Phật, điều đó cũng trở thành vô dụng. Nếu quí vị có thể trả lờ? vấn đề đúng lúc, quí vị có thể giết người đang sống, hay làm người chết sống lại. Nhưng nếu quí vị không thể trả lời, qúi vị phải hỏi khi gặp Đức di lặc.

KỆ CỦA VÔ MÔN:

Hương Nghiêm đã nói sàm,

Chất độc tuôn trào,

Dừng ở miệng tăng.

Nhìn họ lăn lộn,

Mắt đen trừng trừng như là của quỷ.

Quí vị đừng tưởng câu hỏi này là bởn cợt không liên quan gì đến hiện thực trong đời sống của quí vị. Ngược lại, nó có ý nghĩa chứng minh rằng tâm kỳ diệu của quí vị bình đẳng tương ứng trong mọi tình huống khi mà quí vị không cầm giữ trong đó những khái niệm trưù tượng.

Hương Nghiêm sống vào cuối thời đại nhà Đường. Ngoài việc làu thông kinh kệ, ông rất nhanh trí và có khả năng phân tích cao.Một hôm, thầy ông là Qui Sơn hỏi," Ông là người có trí thông minh sắc bén và học rộng. Bây giờ vấn đề sinh tử là căn bản nhất trong mọi thứ. Đừng nói với ta những gì ông đã biết từ kinh kệ mà hãy nói cho ta một từ thiết yếu về cái tôi của ông trước khi ông rời bụng mẹ, trước khi ông có thể phân biệt được hướng Đông, hướng Tây." Ngạc nhiên, Hương Nghiêm không thể thốt lên một lời nào. Trở về phòng mình mà vẫn còn dằn vặt về câu hỏi, ông điên cuồng lục tung tất cả sách vở, những lời trình bày của ông bị Qui Sơn thẳng tay gạt bỏ. Cuối cùng nguồn tri thức của ông cạn kiệt, ông van nài sư cho ông một dấu vết. Mặc cho Hương Nghiêm van nài, Qui Sơn vẫn khăng khăng," Cho dù ta tiết lộ nó rỏ ràng cho ông, nó vẫn là cái chứng nghiệm của ta chứ không phải của ông."

Trong tuyệt vọng Hương Nghiêm đốt tất cả sách và những thứ ông đã ghi chép lại để nghiên cứu, ông nói" Một bánh vẽ không làm no bụng người đói." Thề từ bỏ việc nghiên cứu Phật học, ông rời Qui Sơn mà nước mắt tuông trào, cuối cùng ông đến một ngôi chùa đổ nát của một thiền tăng nổi tiếng đã viên tịch từ lâu, và định cư ở đây tự nguyện giữ mồ cho thiền sư đã quá cố. Rỏ ràng điều giữ ông ở đây là bầu không khí và những rung động của ngôi chùa, nuôi dưỡng trong ông sự khao khát giải quyết câu hỏi của Qui Sơn.

Một hôm khi ông đang quét sân, Hương Nghiêm ném một viên ngói bể sang một bên, ngẫu nhiên đụng vào cây tre tạo ra tiếng rắc lớn. Giật mình vì âm thanh bất ngờ. Ông hốt ngộ và bật cười làm một bài kệ:

Âm thanh cái bị gõ,

Ta quên hết mọi điều.

Quay trở lại lều, ông tắm gội, thắp hương và vái theo hướng chùa của Qui Sơn nói," Ôi Hoà thượng thật đại từ, ơn ngài còn hơn cha mẹ, nếu lúc trước vì ta mà nói ra thì ta đâu có được như hôm nay."

Người thầy đầu tiên của tôi vốn là một giáo sư đại học lâu năm, thường nói các học giả trí thức luôn trao đổi những ý nghĩ nên họ khó đạt ngộ hơn những người bình thường không mang gánh nặng như vậy. Ông cũng cho rằng phụ nữ thường ngộ nhanh hơn đàn ông, chủ yếu vì tâm họ thường không che chở và chơi đùa với những khái niệm nhiều như cánh đàn ông. Ông cho biết thêm ," nhưng một khi người tri thức cao bứt phá thì thường đó là sự đột phá rất hoàn toàn." Vấn đề là vì tâm giác ngộ đã sẵn có nơi mọi người, và ai cũng có tiềm năng đánh thức nó dậy.

Dù cho tuệ-tâm ngay trước mắt, người ta không thể mang nó vào ý thức mà không phải trải qua tìm kiếm và đấu tranh. Khi miếng ngói va vào thân tre, lúc đó tâm của Hương Nghiêm đã chín muồi do nổ lực tìm kiếm đầy gian truân của ông; âm thanh này chỉ đẩy cái ngộ của ông. Nó giống như một cây diêm đang cháy ném vào cái mồi lửa, đốt cháy khái niệm và ý niệm, huỷ diệt tất cả chúng trong ngọn lửa Tự-siêu việt của ông.

Trở lại với công án:" Tổ đạt ma qua Tàu có ý nghĩa gì?'"--Đó là, từ Ấn độ đến Trung hoa. Theo sự nhất trí chung của các thiềnsư, thì câu này có ý là ," chân lý tối thượng của thiền là gì?"

Chân lý tối thượng không là một lý tưởng cao cả hay một hệ thống đạo lý. Cũng không phải theo kiểu " chân lý là vẻ đẹp và vẻ đẹp là chân lý " của các nhà thơ. Khi thiền sư Đạo nguyên được hỏi," Chân lý gì ngài tìm thấy ở Trung hoa sau ba năm tu luyện ở đó?" Hương Nguyên đáp" Đó là mũi tôi đứng, mắt tôi nằm ngang." Một thiền sư khác khi được hỏi về chân lý thiền, lại đáp," Xin lỗi, tôi phải đi tiểu. Thử nghĩ mà xem--ngay cả những điều vặt vãnh như thế này, tôi vẫn phải tự làm." Hoặc có khi trả lời," Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ."

Nhưng nếu qúi vị thân lơ lửng trên cây, bên dưới là vực sâu, răng cắn vào một cành cây, hai tay không có chổ níu, và ai đó bên dưới thành thật hỏi về chân lý. Làm cách nào quí vị trả lời? Thật nan giải! Bằng cách nào đó người trên cây có thể trả lời câu hỏi trọng yếu đó không? Nếu được, thì bằng cách nào? Đưa công án này ra là để kiểm tra cái thiền của quí vị: làm cách nào để đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu cấp bách của cuộc sống ở mọi thời điểm, trong mọi hoàn cảnh.

Chưa ngộ, mọi người hầu như ở trên cây, bám lấy chỉ trong gang tấc. Họ không sống--họ chỉ tồn tại. Họ không lớn lên--họ chỉ đung đưa. Họ không ngừng mở miệng giải thích hay phàn nàn và rơi vào thế giới đau khổ của sợ hãi và nghi ngờ, của cô đơn và tuyệt vọng.

Trong cuộc sống đời thường vẫn có những " người ở dưới gốc cây" đưa ra những câu hỏi gây bối rối cho quí vị: Bạn có thật sự là một người chồng hay người vợ người cha hay con đáng yêu hay không? Bạn có hành động như một thành viên có trách nhiệm với nhân loại không?

Liệu chúng ta có thể giữ mãi im lặng đối với những câu hỏi này không? Không phải phát biểu hay im lặng mà chính độ sâu hiểu biết và sự vô ngã đằng sau chúng mới thật là quan trọng. Khi bị mắng, quí vị cải lại hay tìm cách trả thù, thách thức sự giận dữ trong chính mình và người khác, hay đứng lặng thinh xấu hổ? Khi thấy điều xấu hay bạo lực xảy ra, quí vị giữ yên lặng hay lên tiếng phản đối hay ra tay hành động ngăn cản chúng? Im lặng có lẽ là bằng vàng(gold) nhưng một số người lại cho rằng, nó chỉ là màu vàng(yellow).

Khi Hương Nguyên trao công án này cho tăng chúng, một đại đệ tử đứng dậy nói," Đừng quên nói về người đang ở trên cây. Làm cách nào anh ta đáp câu hỏi đó sau khi anh ta rớt xuống?" lúc này Hương Nguyên cười hả hê. Quí vị có hiểu tại sao không? Phật tánh của quí vị là gì trước khi qúi vị được sinh ra và nó sẽ như thế nào khi quí vị chết đi? Có sự khác biệt nào giữa cái trước và cái sau không?

Quí vị sẽ nói gì nếu ai đó thúc ép qúi vị về sự thật sâu kín nhất của trong đời của quí vị ? Câu trả lời của quí vị có tính triết lý hay không? Với thơ ca? Hay im lặng? Hay quí vị đập mạnh tay xuống? Nếu quí vị không biết quí vị đang làm gì, đó chỉ là sự đóng kịch. Đừng làm kẻ giả mạo thiền! Để có câu trả lời thiền thật sự, tâm quí vị phải trống rỗng mọi khái niệm--liên quan đến cái tôi, ý nghĩ của tôi, lý tưởng của tôi và những thứ tương tự.

Có vẻ nhạt nhẻo phải không? Tại sao vô niệm? Không phải ý niệm là huyết mạch của một con người có hiểu biết hay sao? Đúng, và nó cũng là cái ách người đó tự gắn vào mình. Quí vị có muốn tự do thực hiện tất cả các kiểu khám phá kỳ diệu hay không? Thế thì tránh ý niệm. Đối với những lý tưởng, hãy là con người đích thực, đừng là con người lý tưởng. Và hãy sống một cuộc sống không phán xét hay giải thích nó. Đừng suy nghĩ và trò chuyện, hãy bắt đầu cảm nhận và hành động.

Một số quí vị trước đây có lẽ đã xem phim hoạt hình với cảnh đôi vợ chồng già đang trải qua một buổi tối yên tỉnh ở nhà. Bà thì ngồi ở một góc phòng đan áo, ông ngồi đọc báo ở một góc khác. Không nhìn lên bà hỏi," Ông có yêu tôi không , mình ơi." Không rời mắt khỏi tờ báo, ông thủ thỉ " Dỉ nhiên là tôi yêu." Ở góc thấp hơn là một con chó nhỏ đang nhìn chăm chăm người chồng như muốn nói, " Lạy Chúa, đừng nói với vợ ông như thế. Hãy thể hiện đi!"

Con người luôn luôn là kẻ tìm kiếm vĩ đại, kẻ chất vấn không mệt mỏi. Họ hỏi mãi, " Ý nghĩa cuộc sống là gì? Chân lý là gì? Nhưng hãy nói với tôi nhanh lên, ý nghĩa của ánh nắng mặt trời là gì? Ý nghĩa của mưa và sấm là gì? Ý nghĩa của con sóc có đuôi rậm và con chuột thì thẳng là gì?Ý nghĩa của Bồ đề đạt ma đến từ Tây phương là gì?

Người ta kể về một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng, một lần ông chơi một tbản nhạc đương thời không có phần hòa âm tại một cuộc họp mặt riêng. Sau khi chơi xong bản nhạc, một người lớn tuổi bước đến nói," Tôi không hiểu bản nhạc này, nó có ý nghĩa gì vậy?" Không nói một lời, người nghệ sĩ chơi lại bản nhạc một lần nữa, rồi quay sang nói" Đó là ý nghĩa của nó!"

Trong hai câu đầu lời bình Vô môn nói,"Cho dù sự hùng biện của quí vị trôi chảy như dòng sông cũng vô ích; cho dù quí vị có thể giải thích tất cả kinh Phật, điều đó cũng trở thành vô dụng."

Trong "Tín tâm minh," tam tổ Tăng Xán ca rằng:

Tín tâm bất nhị Tín tâm chẳng phải hai

Bất nhị tín tâm Chẳng phải hai tín tâm

Ngôn ngữ đoạn đạo Lời nói là đạo đức

Phi cổ lai câm Chẳng kim cổ vị lai

Kinh là nơi cất giữ những lời dạy của Đức Phật. Chúng dung chứa chân lý nhưng dể bị hiểu lầm. Thiền không phỉ báng kinh; chỉ nhắc nhở rằng kinh là ngón tay chỉ mặt trăng, bản thân nó không phải là mặt trăng (tâm). Đó là lý do tại sao thiền một tông phái duy nhất trong hệ thống Phật giáo không đặt cơ sở của mình trên bất cứ kinh nào. Tâm là bản thể của thiền, và kinh là tâm Phật. Nếu còn sống đến ngày hôm nay, liệu Ngài có nói những lời giống như đã được ghi lại trong kinh không?

Chân lý thì vô cùng, làm thế nào cái hữu hạn vươn tới cái vô hạn.Những ngôn từ dùng để giải thích là ngôn ngữ chết khô , không có quyền lực phấn khích. Giải thích và mô tả chỉ là những ô cửa nhỏ nhìn ra bên ngoài vũ trụ vô biên, vì thế thiền sư Bạt tu?tuyên bố:

Phạm vi của ngôn từ

Như núi và sông

Không gì ngoài một dòng mê hoặc.

Vô môn nói: Nếu quí vị có thể trả lời đúng lúc, quí vị có thể giết người đang sống, làm người chết sống lại." Ai là người sống cần bị giết? Đó là cái ngã tích cực điên loạn của những người có cuộc sống chộn rộn, phân tán, đi vòng vòng như quay chỉ, không ngừng cải vả và phân biệt. Bên ngoài họ dường như đầy năng lượng và mục đích nhưng bên trong là sự bối rối, bị thúc đẩy bởi những sợ hãi và bó buộc xói mòn. Một khi đã giết được bản ngã- cái tôi ung nhọt--một sản phẩm của vô minh và sợ hãi--và mang vào ý thức cái tâm không vết nhơ, họ sẽ cảm nhận được một thế giới hoàn toàn mới mẽ và kỳ diệu. Do đó người sống bị giết và làm người chết sống lại. Đó là phép mầu của ngộ. Đó là giải thoát.

Trở lại lời bình:" Nhưng nếu quí vị không thể trả lời, qúi vị phải hỏi khi gặp Đức Di Lặc." Di Lặc là vị Bồ tát Bổ Xứ, một vị Phật tương lai sẽ hạ sanh, sẽ xuất hiện trong chu kỳ trần thế kế tiếp, như là Thích ca mâu ni là Phật của chu kỳ hiện tại. Kinh nói ngài sẽ xuất hiện 5.670.000.000 năm sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Câu nói của Vô môn không phải để mỉa mai. Nó chính là sự nhắc nhở không thể bắt chước được, nếu quí vị không thể nổ lực tuyệt đối để tỉnh giác, quí vị còn phải đương đầu nhiều nổi khổ đau trong một thời gian dài (5.670.000.000 năm).

Và bây giờ là bài kệ của Vô môn

Hương Nghiêm nói sàm,

Chất độc tuông trào,

Dừng ở miệng tăng.

Nhìn họ lăn lộn,

Mắt đen trừng trừng

Như là của quỷ.

" Nói sàm" chỉ vấn đề nan giải sư đưa ra. "Chất độc" ở đây là thuốc giải chữa bệnh nghiện dùng lời và khái niệm của các tăng. Ca ngợi-bằng-vu khống của Vô môn là đặc điểm của thiền. Các thiền sư không dùng từ ngữ "thân thương", những gì mà thầy tôi gọi là "tô son, trét phấn", vì có thể dẫn đến chấp ngã mê lầm. Nếu chúng ta có thói quen nói về chân tâm như" như ý châu," hay ca tụng Đức Phật là" Đấng cứu tinh trần thế," hay biểu dương Bồ đề đạt ma là "Khai tổ vinh quang." Chúng ta đã làm một việc thừa--làm ô uế tâm mình. Ở một nơi khác Vô môn nói về Bồ đề đạt ma: "Lão ngoại quốc già răng rụng đó vênh váo vượt hàng trăm dặm đường biển…lão ta chỉ có một đồ đệ mà ngay cả hắn cũng què quặt nốt. Tốt! Tốt!" Trong Thiền quí vị tìm thấy ở nơi nào " Sự bất kính kính phục" như " Sự kính phục bất kính phục " như vậy? Vô môn thật sự đang ca tụng Hương Nghiêm vì lòng từ bi và trí tuệ của ngài, vì lòng can đảm gây ấn tượng chặt đứt cái ngã, chống việc phát biểu bằng lời và phân biệt từ bên trong hàng ngũ đệ tử của mình.

Hương Nghiêm làm điều đó một cách tận tâm, ngài chủ ý nhìn xem họ với đôi" mắt đen trừng trừng như là của quỷ," để tìm dấu hiệu lộ ra của thức ngộ.

4 NGÀY THỨ BẢY (^)

BÀI THUYẾT KÍCH LỆ

Khóa nhiếp tâm này còn lại khoảng sáu giờ nữa. Chắc chắn một số quí vị sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe điều này. Quí vị có lẽ tự nhủ, sau khi tham gia quá nhiều công việc cực nhọc ở khoá nhiếp tâm này, bây giờ không còn gì để làm ngoài việc thoải mái đi đến đích. Có lẽ quí vị cũng nhận ra mình đang theo đuổi những ý nghĩ về điều quí vị sẽ làm sau khóa nhiếp tâm.

Theo cách này, khoá nhiếp tâm xem như thất bại --gần như một bi kịch--bi kịch mỉa mai thì đúng hơn. Vì cơ hội lớn nhất của khóa nhiếp tâm ở trong tầm tay vào những giờ phút cuối này, tại sao như vậy? Vì nữa ngày cuối cùng này trở nên thật sự cô đọng của sáu ngày rưỡi nổ lực liên tục. Cho đến bây giờ tất cả nổ lực đang dần dần mài nhọn tâm sắc như dao cạo. Bây giờ cho dù quí vị để ý nhìn thấy những vọng niệm, chúng chỉ là những gợn sóng trên mặt đại dương. Không có ai ở đây mà tâm không chuyển sau thời gian nổ lực trong mồ hôi và nước mắt. Tâm bây giờ thanh tịnh hơn nhiều so với cách đây một tuần lễ. Và một lần nữa tạo ra định lực bao trùm thiền đường này. Muốn có được trạng thái trong sáng này sẽ phải mất sáu ngày rưỡi của khóa nhiếp tâm khác, nghĩa là phải đi lại từ đầu.

Qúi vị nào đêm qua đã thức khuya không ngủ, có lẽ vào lúc này không cảm thấy năng lượng đó và sự trong sáng này. Tuy nhiên nó có ở đó, và nếu quí vị không làm yếu nó đi, nó sẽ bất thần sẵn sàng trở lại với quí vị. Nên nhớ rằng khi quí vị mệt bản ngã cũng mệt theo. Điều này có nghĩa là có thể làm giảm cái mệt, nếu quí vị không nhường bước cho nó. Nếu qúi vị cảm thấy mệt mỏi qúa mức, ngủ một giấc ngắn vào thời gian nghỉ giải lao kế tiếp. Nếu quí vị toạ thiền suốt đêm, chỉ mười lăm phút nữa là đến giờ nghỉ ngơi và với nữa giờ nghỉ ngơi đủ để quí vị phục hồi sức khỏe. Lúc đó quí vị có thể vào định, bằng sự tập trung vô niệm của mình vào công án, giải đáp sẽ đột nhiên lộ ra cho qúi vị.

Hơn bao giờ hết, hãy nhớ rằng vào thời điểm này của khóa nhiếp tâm, ngộ có thể đến bất cứ lúc nào. Đừng nghĩ rằng sáu ngày rưỡi đã rời xa quí vị; chúng không như thế. Tất cả chúng đang hiện hữu nơi này, nén lại vào những giờ phút cuối cùng. Cho dù bây giờ trong tâm quí vị cảm thấy điều gì chăng nữa, trong phút chốc nó có thể thay đổi hoàn toàn. Nhờ định lực được vun đắp dần trong thiền đường, bất cứ quí vị nào cũng có thể, với một cái nâng mạnh, bỗng nhận ra tâm mình trống như một tờ giấy trắng. Và trong trạng thái này, chỉ cần một âm thanh, một lời nói, hay một cái va chạm đúng lúc là ngộ ngay. Một số người phá được công án của họ trong mười phút cuối cùng của khóa nhiếp tâm và một số thì ngay sau khi khóa học kết thúc. Một người cùng dự khóa nhiếp tâm với tôi ở Nhật, đang lái xe về nhà sau đợt nhiếp tâm, khi ông ta băng qua đường rầy xe lửa mà phía trước là một đoàn tàu đang tiến tới. Khi người thợ mày kéo còi thì ông ngộ. Nhưng không ai có thể tiên đoán kiến tánh xảy ra khi nào; tuy nhiên nếu quí vị mong đợi một điều gì giống như thế, có thể chắc chắn là không có gì xãy ra.

Không chỉ vì cho chính mình mà quí vị cần tránh suy nghĩ về việc kết thúc khoá nhiếp tâm. Theo nghĩa chân xác thì ai giảm đi sự cố gắng vào thời điểm này là đang hạ thấp những nổ lực của những người khác. Hơn bao giờ hết, bây giờ khi khóa nhiếp tâm nhập lại thành một toàn thể thống nhất và nhạy cảm, những tư niệm không kềm chế được hay sự tiêu cực của riêng một người cũng được cảm nhận bởi những người khác. Ngược lại cũng như vậy--tiếp tục tự nổ lực và những người khác cũng sẽ làm thế. Nó đặt trách nhiệm của toàn khoá nhiếp tâm lên đôi vai của từng vị.

Có ít nhất năm, bảy người ở đây có thể thật sự nói," Chỉ một bước nữa!"và một số quí vị đến đích này trước. Sau khóa nhiếp tâm, nhiều vị tỏ ra luyến tiếc vì không làm thêm chỉ một chút cố gắng nữa. Dostoevsky viết cho em mình rằng:" Biết rằng một cố gắng đơn độc của ý chí sẽ đủ gỡ bỏ lớp che thô thiển đó để trở nên một người đầy sức sống--biết tất cả điều này, mà vẫn sống như những sinh vật nhỏ bé cuối cùng--thật kinh khủng!"

Biết là sau khi khoá nhiếp tâm chấm dứt, một bước nhảy cuối cùng là đủ đưa quí vị vượt qua công án của mình--ai ở đây muốn bước ra khỏi khoá nhiếp tâm với điều này trong tâm?

LỜI BÌNH VỀ" ĐỪNG NGHĨ LÀNH CŨNG ĐỪNG NGHĨ DỮ"--CÔNG ÁN 23 TRONG VÔ MÔN QUANCỦA VÔ MÔN

CÔNG ÁN:Ba ngày sau khi Huệ Năng đi khỏi Hoàng Mai Sơn thì tin mật truyền ý bát loan truyền khắp chốn già lam, một số tăng phẩn uất do Huệ Minh cầm đầu đuổi theo Huệ Năng. Qua một hẻm núi cách chuà khá xa, thấy nhiều người đuổi theo kịp, Huệ Năng ném cái áo pháp trên tảng đá gần đó, và nói với Huệ Minh " Áo này là vật làm tín của chư Tổ, há dùng sức mạnh mà tranh được sao? Muốn lấy thì cứ lấy đi!" Huệ Minh nắm áo cố dở lên, nhưng áo nặng như núi. Ông ngừng tay bối rối, rồi run sợ.

Tổ hỏi: Ông đến đây cầu gì? Cầu áo hay cầu pháp?

Huệ Minh thưa: Tôi cầu pháp không cầu áo.

Tổ nói: Vậy nên tạm dứt niệm tưởng, lành dữ thảy đừng nghĩ tới.

Huệ Minh vâng lời.

Giây lâu, tổ nói: Đừng nghĩ lành, đừng nghĩ dữ, ngay trong lúc ấy đưa tôi xem cái bổn lai diện mục của ông trước khi cha mẹ chưa sanh ông.

Thoạt nghe, Huệ Minh bổng sáng tỏ ngay cáio chân lý căn bản mà bấy lâu ông đã tìm ở bên ngoài. Cái hiểu của ông bây giờ là cái hiểu của người uống nước nóng lạnh tự biết. Ông cảm động đến nổi toát mồ hôi, trào nước mắt, rồi cung kính đến gần tổ chắp tay làm lễ bạch:

Ngoài lời mật, ý mật như trên còn có ý mật nào nữa không?

Huệ Năng nói: Điều tôi nói với ông tức chẳng phải là mật. Nếu ông tự soi trở lại sẽ thấy cái mật ở nơi ông.

Huệ Minh thưa: Tôi bây giờ như người uống nước tự biết nóng lạnh. Thầy là thầy của tôi.

Tổ nói: Hai ta cùng chung một thầy, hãy nắm chắc những gì ngươi học được từ ngươi.

LỜI BÌNH CỦA VÔ MÔN: Về Lục tổ, phải nói rằng trong hoàn cảnh khẩn trương như vậy, ngài đã làm việc phi thường. Như một bà ngoại nhân từ; ngài lột vỏ trái vãi, lấy hột đi và đặt vào miệng, quí vị chỉ còn nuốt nó thôi.

BÀI KỆ CỦA VÔ MÔN

Mô tả nó là vô ích,

Vẽ vời vô dụng thêm

Dừng tất cả kiếm tìm thủ đoạn

Chẳng nơi nào che dấu được chân ngã

Khi vũ trụ tận diệt, "nó" vẫn vẹn toàn.

Lục tổ Huệ Năng là một trong những ngôi sao rực rỡ trong bầu trời lịch sử Thiền. Hình như chỉ có một mình ngài có cái đởm lược dám vứt bỏ lớp áo khoát tâm linh của người Ấn độ và đặt lại vấn đề ngộ do đọc tụng và nghiên cứu kinh điển, vốn là truyền thống của Phật giáo Trung hoa. Ngài đã đặt lại nền móng cái được tìm thấy trong Pháp Bửu Đàn Kinh, trong đó ghi lại cuộc đời, giáo lý của Ngài. Đó là một trong hai bộ kinh duy nhất không liên quan đến tiểu sử và lời dạy của Đức Phật.( chú thích: chữ kinh thường dùng để chỉ những bút liệu được coi là của Phật dạy, ở đây một bộ sách tập hợp những bài pháp của Lục tổ lại được tôn xưng là kinh, điều đó chứng tỏ sự ưu việt của nó trong lịch sữ Phật giáo Trung quốc. -Nguyên Thạnh)

lục tổ Huệ Năng (638-713) quê ở Tân Châu, xứ Lãnh Nam, sống vào thời nhà Đường thời kỳ cực thịnh của Phật giáo Trung Hoa. Mồ côi cha từ nhỏ, ngài phải bán củi để nuôi mẹ. Trong hoàn cảnh nghèo túng, ngài không được học hành nên không biết đọc, biết viết. Nhiều người cho rằng chính sự nghèo túng và bi kịch đấu tranh để vươn lên trong thời niên thiếu là những nhân tố hàm dưỡng sự phản tỉnh và tự lực, thúc đẩy sự giác ngộ của ngài trong bối cảnh độc đáo của lịch sử thiền.

Một ngày kia, sau khi gánh củi bán tại một tiệm khách, ngài định ra về thì nghe có người đang tụng kinh Phật. Lời kinh làm chấn động tinh thần Huệ Năng, Ông bèn hỏi khách tụng kinh gì và thỉnh ở đâu và tỏ lòng khao khát muốn học kinh với vị thầy ấy. Được cho biết là kinh Kim cang và vị thầy ấy là Hoàng Nhẫn ở núi Hoàng Mai.

Chỉ nghe lời kinh mà Năng đã tỏ ngộ mặc dù chưa biết toạ thiền là gì. Có lẽ lúc này một số quí vị tự hỏi," Nếu không cần phải nổ lực kịch liệt để ngộ, tại sao tôi phải chịu đựng khổ sở trong khóa nhiếp tâm? " Nếu đó là điều quí vị đang suy nghĩ , tôi hoàn toàn thông cảm với quí vị. Nhiều năm về trước khi tôi đang cảm thấy sức ép của những người bạn Nhật ở Kyoto, định rời bỏ sự gò bó khắc nghiệt của thiền viện, tôi đã đặt một câu hỏi giống như thế với thầy tôi. Ông nói:" Qủa thật hiếm có ai có tâm qúa thanh tịnh đến nổi có thể đắc ngộ mà không trải qua tu tập thiền định. Chỉ có Lục Tổ là một biệt lệ. Nhưng chắc chắn trong đời qúa khứ, ngài đã tinh tấn tu tập tự khép mình nên trong kiếp này, tâm của ngài thanh tịnh lạ thường. Trong hoàn cảnh mồ côi cha rất sớm, phải làm việc cực khổ để nuôi mẹ, chắc rằng điều này dẫn ngài mối nghi sinh tử và đắc ngộ theo cách như vậy. Còn lại với mọi người, dù tâm không thiếu sự thanh tịnh và những tự vấn kịch liệt, vẫn phải toạ thiền một cách không mệt mõi để mở rộng tâm nhãn của mình."

Trở lại câu truyện về cuộc đời của Lục Tổ, sau khi biết được vị thầy dạy kinh ấy là Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn ở núi Hoàng Mai. Huệ Năng bèn lo liệu tiền bạc để lại cho mẹ già, và lên đường cầu pháp. Mãi đến hàng tháng trời, Huệ Năng mới đến được Hoàng Mai sơn, xen lẫn với đám đồ chúng, đãnh lễ Ngũ Tổ

Ngũ Tổ hỏi: Ông từ đâu đến?

Huệ Năng đáp: Lãnh Nam.

Tổ hỏi: Ông mou61n cầu gì?

Năng đáp : Chỉ cầu thành Phật.

Tổ nói: Người Lãnh Nam không có tánh Phật, sao làm Phật được!

Huệ Năng bèn đáp: Người có Nam có Bắc, tánh Phật há như vậy sao?

Nói cách khác, Phật tánh là quyền thừa kế chung của tất cả chúng ta. Điều này chính Đức phật khẳng định. Ngay khi chứng ngộ vô thượng bồ đề, Ngài đã tuyên bố," Kỳ diệu thay! Tất cả chúng sinh đều là Phật, được phú cho trí tuệ và đạo đức."

Cho tôi hỏi từng vị: Quí vị có thật tin rằng Phật đã không lầm lẫn khi nói điều này hay không? Quí vị có niềm tin vững vàng rằng bất chấp thể chất mạnh hay yếu, tinh thần bén nhạy hay u tối, thông thái hay thất học, rằng qui?vị có Phật tánh vẹn toàn, không thiếu sót. Và có thể, với tâm nguyện trong sạch và quyết tâm cao, đánh thức nó ngay chính trong khóa nhiếp tâm này không? Quí vị có đấu tranh để giải quyết " cảm giác hoài nghi"--sự mâu thuẩn giữa lời Phật dạy mọi người bẩm sinh không tì vết và bằng chứng của giác quan của quí vị cho rằng chỉ sự không hoàn hảo, trong chính bản thân mình và người khác không?

Trừ phi lời đáp của quí vị đối với những câu hỏi này là ở thể xác định. Nếu không, quí vị không thể nào mở được tâm nhãn của mình, cho dù có thường xuyên tọa thiền hay dự bao nhiêu khóa nhiếp tâm đi nữa. Qúi vị sẽ có được sự yên tỉnh của thân, sự trong sáng của tâm, tất nhiên những phẩm chất này không phải là không quan trọng, nhưng chúng không phải là ngộ. Mục đích tối hậu của tu tập thiền định là rốt ráo giác ngộ, không phải trạng thái bình yên hay năng lượng cao, bởi thứ ấy chỉ là phó phẩm của thiền. Để thức tỉnh, điều quan trọng là cái tâm chất vấn phát triển từ sự bối rối cơ bản, hay một khối nghi ngờ." Các Thiền sư nói," Nghi lớn, ngộ lớn; nghi nhỏ ngộ nhỏ; không nghi, không ngộ."

Trở lại câu chuyện, lời đáp của Huệ Năng làm đẹp lòng Ngũ Tổ, sư nói:" Này gã nhà quê rất giỏi miệng lưỡi, bây giờ hãy đi làm việc cùng tăng chúng. Người mới tu phải vào kho thóc giã gạo trong tám tháng."

Có bao nhiêu người trong số quí vị đến thiền viện tu tập, bị làm mất mặt trong lần đầu gặp gỡ, rồi bị làm ngơ, thậm chí không được phép vào thiề? đường trong vòng tám tháng? Nếu Ngũ Tổ không đánh giá cao Huệ Năng, chắc chắn Tổ đã không đối xử như thế. Về phiá Huệ Năng, Ngài vẫn biểu lộ lòng tin mạnh mẽ vào Tổ và Phật tánh của chính mình.

Ngày kia, Tổ báo cáo vị nào có thể tỏ ra đạt lý đạo, Tổ sẽ truyền áo pháp để làm tổ thứ sáu. Thần Tú là người học cao nhất trong nhóm tăng chúng ở Hoàng Mai sơn, và nhuần nhã nhất về việc đạo, cố nhiên được đồ chúng coi như là người xứng đáng được hưởng vinh dự ấy, bèn làm một bài kệ trình chổ hiểu biết và viết lên vách bên chái nhà chùa. Kệ rằng:

Thân là bồ đề cội,

Tâm như gương sáng dài.

Giờ giờ siêng phủi quét,

Chớ để nhuốm trần ai.

Khi Huệ Năng nghe một ông tăng khác ngâm nga bài kệ này, Ngài biết người làm bài kệ này chưa ngộ được chân tánh. Sau đó Huệ Năng làm một bài kệ nhờ ông tăng kia chép lại bên cạnh.

Bồ đề vốn không cội,

Gương sáng cũng không dài

Nguyên chẳng có một vật

Sao gọi phủi trần ai.

Đọc bài kệ này, Ngũ tổ biết ngay ai sáng tác nó. Đêm đó, Tổ truyền y và bát và dặn rằng,"Kể từ nay ngươi là Tổ thứ sáu." Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn biết chư tăng sẽ không chấp nhận kẻ mới xuất gia này là người kế tục tổ, vì vậy ngài khuyên Lục Tổ Huệ Năng bí mật trở lại quê nhà, thay tên đổi họ đến khi ngộ chín muồi mới đảm đương công việc hoằng pháp. Ngài cũng nói rằng vì sự truyền y có thể trở thành nguồn gốc của sự tranh giành trong tương lai, nên kể từ đó trở đi chỉ lấy tâm truyền tâm.

Công án xoay quanh sự kiện Lục Tổ rời thiền viện mang theo y và bát. Bây giờ dù pháp truyền trong bí mật, nhưng chẳng bao lâu mọi người đều biết. Những diễn biến kế tiếp được kể tiếp trong công án:

" Một ông tăng đuổi theo Lục tổ vào hẻm núi." Ông tăng này, xưa kia từng là một viên tướng nên tánh khí thô lỗ. Nhưng đừng cho rằng ông là người xấu. Nên nhìn ông ta như một người bảo vệ pháp nhiệt tình. Đối với ông cũng như nhiều người khác, thật không thể nào hình dung rằng pháp bảo lại được trao cho một cư sĩ không tu luyện chính thức. Sự quan tâm như vậy, dù lầm lạc, cho thấy vị tăng này đi theo Phật đạo một cách thành tín và nhiệt tâm.

" Tổ ném áo pháp trên một tảng đá gần đó và nói với ông tăng (Huệ Minh):" Áo này là vật làm tín của chư tổ, há dùng sức mà tranh được sao? Muốn lấy thì cứ lấy đi". Để giải quyết công án này, trước hết qúi vị phải biết tại sao Lục Tổ làm vậy, không chỉ là một cố gắng tránh bạo lực mà còn là một thách thức. Tại sao thách thức? Đó là chướng ngại đầu tiên của công án.

"Huệ Minh nắm áo cố dở lên nhưng áo nặng như núi." Nếu quí vị cho là vị tăng này bất lực không thể di chuyển được áo, vì đột nhiên hiểu ra rằng hành động đó là một tội lỗi, ông bị tê liệt bởi cảm giác ăn năn, như thế là quí vị đang đánh giá thấp sức mạnh của pháp và của Lục Tổ ,người là hiện thân của nó! Nếu đức tin có thể dời núi thì tại sao nó không thể làm cho y và bát trở nên bất động?

" Ông ngừng tay bối rối và run sợ, 'Tôi cầu pháp, không cầu áo. Xin thầy từ bi chỉ giáo!'" Trừ phi quí vị cảm thấy được trạng thái tuyệt vọng của ông tăng này sau những lời cầu xin. Nếu không, dường như đối với quí vị, công án này không khác gì một câu chuyện ngụ ngôn về việc ăn cắp các vật dụng bình thường của chùa, và bối cảnh giác ngộ của vị tăng này có vẻ là một bí mật lớn. Chìa khóa để mở cánh cửa tâm của ông ta, nhìn thấy trạng thái hoàn toàn thất vọng, chính là sự van xin," Xin thầy từ bi chỉ giáo!" Nó biểu lộ sự thay đổi hoàn toàn của tâm. Không có sự vô ngã được diễn đạt bởi lời cầu xin này, cái ngộ của vị tăng có thể không xãy ra." William James nói," Mọi tôn giáo bắt đầu bằng tiếng kêu cứu 'Giúp tôi với!' Một trong những mô tả về ngộ trong Ba trụ thiềncó đề cập chuyện này:" 'Tôi đang hấp hối,'tôi khóc sụt sùi.' Tôi đã giết tất cả vị thánh của tôi.Tôi không có bí quyết hồi sinh. Tôi hoàn toàn đơn độc.' Nổi sợ vu vơ và tuyệt vọng hoàn toàn xâm chiếm tôi và tôi nằm trên sàn nhà vì không biết bao lâu tiếng thét phát ra từ hố bụng tôi,' nếu có ai trên mặt đất này quan tâm đến là tôi đang sống hay chết, hãy giúp tôi, ồ hãy giúp tôi!'" Tâm trạng này là tiên đề cho ngộ.

Trở lại công án :" Tổ thứ sáu nói,' Khi ngươi đuổi theo ta, thì ngươi không nghĩ đến điều thiện hay ác, mà chỉ cầu đoạt báu, lúc đó chân ngã của ngươi nằm ở đâu? '"Ở đây chúng ta đến điểm trung tâm của công án. Nếu quí vị buộc phải chứng minh sự hiểu biết của mình về đoạn này trong buổi độc tham và không chỉ dùng lời để diễn tả, quí vị còn phải đặt mình vào tâm, mà phải là tâm của vị tăng đau khổ.

" Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác " có nghĩ là không theo kiểu đánh và giá phán đoán vu vơ, dựng lên một bức tường chắn giữa anh và người khác, phân thế giới thành "đây với tôi" thân quen và "đó với anh" xa la.?Thiền dạy rằng mọi sự không thiện không ác, mà cả thiện cả ác, hoặc hơn nữa, bên ngoài thiện lẫn ác. "Chân ngã" là cái bản lai diện mục trước khi ta được sinh ra. Theo cách nói của một thiền sư xưa,"Đó là chân tánh của mọi sinh vật có tri giác, đã hiện hữu trước sự khai sinh ra ta, và đang hiện hữu, không thay đổi và vĩnh viễn …Khi ta được sinh ra, chân tánh không vì thế mà được tạo và khi ta chết, nó cũng không mất đi. Chân tánh không phân biệt giống đực hay giống cái, cũng không nhuốm màu sắc nào của thiện hay ác…"

Dầu khi ấy còn trẻ, Lục Tổ hẳn nhận ra rằng đuổi theo mình là một con người tuyệt vọng, bị xô đẩy bởi thất vọng và lo âu, cũng như bởi khát khao sâu sắc tự ngộ. Nếu không thì tại sao vị tăng-cựu tướng quân này bền gan đuổi theo, theo một số tài liệu, cả trăm dặm? Hãy hình dung ông ta trong cuộc rượt đuổi. Tay chân vung vẫy mãnh liệt, mắt trợn trừng, thở hổn hển và đẩm đầy mồ hôi khi rượt đuổi vị Tổ. Khởi đầu một cách phấn khích, rồi kiên trì, và cuối cùng, một cách vô niệm cho đến khi bắt kịp ngài. Trừ phi quí vị cũng đã kinh nghiệm qua cái " đêm đen của tâm hồn", khi phải đấu tranh sôi nổi với một công án hay vấn đề tinh thần khác, với mồ hôi và nước mắt tuông trào, bạn chẳng thể nào cảm thông sâu sắc với vị tăng đau khổ. Cái tâm đang bị thúc dục bởi tham và sự kiếm-tìm-ngã đã trở nên không bị một tí ràng buộc. Không do dự, người thầy giáng ngay câu quyết định bằng lời nói hợp lúc, hẳn phải có hiệu quả như tia chớp.

Bây giờ, nói cho tôi hay: Đâu là chân ngã của vị tăng ấy?

"Nghe được điều này, vị tăng tức thời ngộ. Toàn thân ông vả mồ hôi. Nước mắt tuông trào, ông đãnh lễ và hỏi,' Ngoài lời mật, ý mật, còn có ý mật nào nữa không?'" Có thể hiểu được câu hỏi này. Có một sự thật là người ta không nắm giữ bất kỳ cái gì mà người ta vốn không có. Ngộ thật đơn giản và rỏ ràng đến nổi thật tự nhiên để cảm nhận thấy phải có cái gì siêu hơn nữa." Lời mật, ý mật," ở đây bao hàm một sự hiểu biết chân tình. Ngộ tạo nên những cảm xúc mật thiết thân mạnh mẽ nhất. Nếu bạn đã từng bị xa rời người bạn đời hay con cái, thành viên trong gia đình, bạn cũ, bạn mới hiểu niềm vui khi gặp lại. Thực tại của Phật tánh là thực tại của quan hệ ruột thịt của mọi hình thái đời sống. Những cảm giác này quá phạm vi ngôn ngữ. Nếu có bí mật nào ở đây thì là một bí mật công khai ai cũng biết, nhưng bị lãng quên hay không được trông thấy trong cái ồn ào huyên náo của cảm xúc và ý tưởng bị cái ngã thống trị.

" Cám ơn lời chỉ giáo của thầy…tôi giống như một người đã uống nước và thật sự cảm nhận nó nóng hay lạnh." Thiền nhấn mạnh đến kinh nghiệm, nếm trải. Nếu một hình ảnh có gí trị một ngàn từ (words), người ta thích thưởng thức hình ảnh hơn. Để biết vị của mật ong thế nào, ta phải nếm; để biết ngộ là gì, người ta phải ngộ.

Hãy xem lòng trung thành của Tổ dành cho Tổ thứ năm:" Chúng ta cả hai có chung một thầy; hãy nắm chắc những gì ngươi học được từ người." Ngài thật sự đang nói " Hãy biết ơn vì điều thầy đã dạy ông là không có gì để học--trí tuệ vốn gắn liền với ông --và do vậy không có gì để cố gắng đạt được."

Bây giờ là lời bình của Vô môn:" Về Lục Tổ, phải nói rằng trong hoàn cảnh khẩn trương như vậy, ngài đã làm được một việc phi thường." Lời bình này dường như ngụ ý là, bị chạm trán bất ngờ sự hiện diện đầy đe doạ của người rượt đuổi và rồi với sự chuyển tâm nhanh chóng, Tổ bối rối và chợt nghĩ ra câu nói," Khi ngươi đuổi theo ta thì không nghĩ đến cái thiện hay ác…chân ngã lúc ấy của ngươi đâu?" Vô môn bề ngoài phê phán Tổ, nhưng thật ra đang ca ngợi ngài, mặc dầu ông diễn tả theo cung cách nhạo báng vốn có.

Trong Pháp Bửu Đàn Kinh (Platform), đã được trích dẫn, có chi tiết hơi khác với công án này:" Tổ thứ sáu nói với người đuổi mình,' Vậy tạm nên dứt niệm tưởng, lành dữ thảy đừng nghĩ tới, rồi ta sẽ chỉ cho ông!' Vị tăng toạ thiền hồi lâu. Sau đó Tổ nói,' Đừng nghĩ lành, đừng nghĩ dữ" … Lưu ý câu,"sau khi vị tăng toạ thiền hồi lâu …" Có hay không trạng thái tâm chuyển diễn ta từ toạ thiền, như trong dị bản thứ hai, hay có được từ trạng thái thiền khi chạy, như đã hàm ý trong chính công án, điều kiện tiên khởi của ngộ, tâm không bị tí gì ràng buộc, hiện diện.

Để tiếp tục:" Ông nhân từ như bà ngoại, ngài lột vỏ trái vãi, lấy hột đi và đặt vào miệng, qúi vị chỉ còn nuốt nó thôi." " Nhân từ như bà ngoại" là sự nhân từ quá đáng hay không cần thiết. Vô môn rõ ràng đang chê trách Lục Tổ vì cung cách nhẹ nhàng, vì đã làm nhiều hơn điều cần phải làm. Thật sự ông đang tán dương bằng cách dè bỉu. Xét cho cùng, vị tăng đến với ngộ qua ngôn từ và hành vi của Tổ có hiệu quả trong tình huống này, thực vậy,nhưng đừng cho là toàn ngộ đạt được một cách dễ dàng. Toàn ngộ đòi hỏi năm tháng toạ thiền khó khăn, nổ lực và bền bỉ." Ngộ của chính Vô môn với công án Không chỉ đạt được sau sáu năm toạ thiền kiên trì.

Cuối cùng là bài kệ của Vô môn:" Mô tả nó là vô ích, vẽ vời vô dụng thêm." Kỳ thực, khi lời nói ra đến trực tiếp từ tâm có năng lực lay chuyển chúng ta theo cách mà lời dạy, bị mất sinh khí đi do viết chẳng thể làm được, ấy thế mà mọi lời, khái niệm và hình tượng, trong điều kiện tốt nhất, của nó " có thể mở rộng vô cùng tận". Ma cảnh-- là các ảo giác và ảo ảnh--cũng chỉ là hình ảnh. Vậy chớ bám vào nó, ngay khi chúng giúp quí vị giải toả cái sự tẻ nhạt của tọa thiền vô cảm, chú tâm. Và không gắn quí vị vào danh-sắc." Chân ngã" ,"Phật tánh","tâm" --chúng thuần là sự đặt tên gợi ý cho cái không thể đặt tên hay đánh giá , cho cái vô hình tướng, dầu có mọi hình tướng.

Không thể nào ca ngợi đầy đủ:" Dừng tất cả kiếm tìm thủ đoạn." Vô môn đang nói rằng không gì sánh bằng ngã-vô-sắc-tướng này, tại sao lại tìm cái gì khác? Hãy ngừng theo đuổi các thú vui hão huyền khác. Mò mẫm và tìm kiếm này chẳng bao giờ đem quí vị đến sự ngộ chân ngã của mình.

" Không nơi nào che dấu được chân ngã." Chân ngã hiển biểu lộ ở mọi nơi, ngay dưới mũi quí vị--không, nó là mũi của qúi vị. Để che dấu, chân ngã của qúi vị phải đứng ngoài vũ trụ niệm( every conceivable universe) phải không?"Khi vũ trụ tận diệt, 'nó' vẫn vẹn toàn." Chân ngã của quí vị chẳng thể bị hũy hoại, bởi chính lý do nó là sự hũy hoại. Chân ngã không được sinh ra, nó chẳng thể bị diệt. Dầu rằng nó là sức sáng tạo phía sau mỗi sự vật đơn giản.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]