Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 3

24/04/201320:10(Xem: 3152)
Quyển 3

KINH PHÁP THIỀN BÍ YẾU
Hán dịch : Cưu-ma-la-thập
Việt dịch : Nhựt Chiếu

---o0o---

Quyển 3

Ðời Diêu Tần Tam tạng Pháp Cưu-ma-la-thập... dịch.

XIX. Tôi nghe như vầy: Có một thời Ðức Phật trụ tại rừng cây Kỳ-đà vườn Cấp Cô Ðộc thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ có Ðức Thế tôn và đủ 1.250 vị tỳ-kheo. Trong pháp hội lúc đó có một tỳ-kheo tên là Thiền Nan-đề, từ lâu đã thông đạt thiền định sâu, thành A-la-hán, có đủ ba minh sáu thông và tám giải thoát. Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục ngay ngắn, chấp tay quỳ thẳng và bạch Phật rằng: Ngày nay Như lai hiện hữu ở thế gian làm lợi lạc an ổn cho tất cả. Sau khi Ðức Phật diệt độ, Ngài không còn hiện hữu, trong bốn bộ chúng, người có nghiệp chướng, nếu lúc buộc niệm mà cảnh giới thanh tịnh không hiện ở trước, đồng thời phiền não và tất cả tội phạm từ đột-kiết-la cho đến tội nặng vẫn hiện hữu, như thế muốn sám hối thì nên làm gì để diệt các tội tướng này? Nếu lại có người sát sanh tà kiến mà muốn tu chánh niệm thì nên diệt tà kiến, ác sát sanh, chướng phiền não bằng cách nào? Nói lời ấy rồi, như núi lớn lở, năm vóc gieo xuống đất, đảnh lễ chân Phật, lại bạch Phật rằng: Cúi xin Ðức Thế tôn vì chúng con giải nói, khiến cho tất cả chúng sanh đời sau hằng được chánh niệm, không lìa Hiền Thánh.

Bấy giờ Ðức Thế tôn giống như đấng cha lành an ủi con, bảo rằng: Lành thay! Này thiện nam tử! Con thực hành tâm từ và lòng từ đều sanh. Nay con đều thành tựu đại bi, vô lậu, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi và bát Thánh đạo. Ngày nay con vì tất cả chúng sanh đời sau hỏi pháp trừ tội. Hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ ghi nhớ.

Bấy giờ Ðức Thế tôn liền phóng quang trên đỉnh đầu. Hào quang này màu vàng có 500 hóa Phật nhiễu Phật bảy vòng, chiếu sáng rừng Kỳ-đà cũng màu vàng. Hiện tướng này rồi hào quang lại vào xương đầu của Phật .

Bấy giờ Ðức Thế tôn bảo Thiền Nan-đề và dạy A-nan rằng: Các ông nên dạy chúng sanh đời sau, những người có nhiều nghiệp tội, vì trừ tội nên bảo họ niệm Phật. Nhờ niệm Phật nên trừ được các nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng. Niệm Phật thì trước nên ngồi ngay, chấp tay, nhắm mắt, đưa lưỡi lên nứu răng. Nhứt tâm buộc niệm, tâm tâm chuyên chú nối nhau, khiến không phân tán. Tâm đã định rồi, trước nên quán tượng. Quán tượng thì nên khởi tưởng niệm quán đất phía trước, khiến cực sáng sạch. Chọn lấy độ dài hai trượng ngay ngắn như bức vách, khiến tăng thêm sáng sạch, giống như gương sáng. Thấy đất phía trước rồi, thấy đất bên trái, cũng làm cho sáng sạch. Thấy đất bên phải, cũng làm cho sáng sạch. Và thấy đất phía sau cũng làm cho sáng sạch. Khiến đất bốn phương đều bằng phẳng như bàn tay. Ở mỗi phương tưởng hai trượng đất, khiến cực sáng sạch. Ðất đã sáng rồi, lại nên nhiếp tâm quán đất phía trước, tưởng hoa sen. Hoa có ngàn cánh và được trang nghiêm bằng bảy báu. Lại nên tưởng kim tượng một trượng sáu. Kim tượng này ngồi kiết già trên hoa sen. Thấy tượng này rồi, phải nên quán nhục kế trên đỉnh. Thấy tóc nhục kế trên đỉnh màu xanh sậm đỏ.Tóc buông ra dài một trượng ba. Lại lúc buông ra xoay về bên phải mềm mại. Có ánh sáng lưu ly trụ trên đỉnh Phật . Như thế mỗi lỗ chân tóc có một sợi mọc xoay về(bên phải). Quán 84.000 sợi đều khiến rõ ràng. Thấy việc này rồi, kế quán mặt tượng. Mặt tượng tròn đầy như trăng Rằm. Oai quang rực rỡ phân biệt rõ ràng. Lại quán trán rộng bằng thẳng. Tướng lông giữa chân mày trắng như ngọc tuyết, như châu pha lê, xoay về bên phải mềm mại. Lại quán mũi tượng như thoi vàng đúc, giống như mỏ của con ó chúa ở trước mặt. Lại quán miệng tượng. Môi màu đỏ đẹp như trái tần-bà-la. Kế quán bốn mươi cái răng tượng, vuông trắng đều bằng. Trên răng có dấu ấn, trong dấu ấn phát ra ánh sáng như chân châu trắng. Giữa răng màu hồng, chiếu ra ánh sáng hồng. Kế quán cổ tượng, như ống lưu ly phát ra ánh sáng màu vàng. Kế quán ngực tượng, các chữ đức chữ vạn trong tướng ấn khiến rất phân minh. Mỗi dấu ấn đều phát ra ánh sáng năm màu đầy đủ. Kế quán cánh tay tượng Phật như vòi voi chúa, mềm mại khả ái. Kế quán bàn chân tượng, mười ngón so le, nắm tay trong ngoài sít sao đều đặn. Trên tay mọc lông như ánh sáng lưu ly. Lông đều uốn lên như móng đồng đỏ. Trên móng sắc vàng, trong móng sắc hồng, như núi đồng đỏ và vàng tía hợp lại. Kế quán kẻ ngón tay, giống như ngỗng chúa, lúc xòe ra thì thấy như lưới chân châu, thu lại thì không thấy. Quán tay tượng rồi kế quán thân tượng. Cách ngồi an ổn như núi vàng ròng, không nghiêng trước ngã sau mà ngồi ngay ngắn. Lại quán chân tượng, như bắp chân của nai chúa thẳng, tròn, đầy đặn. Kế quán bàn chân bằng, đầy đặn, vững chải. Chỉ dưới bàn chân có hình hoa sen, đầy đủ 1.000 nan hoa sen. Trên bàn chân mọc lông như lưu ly xanh sậm, lông đều uốn lên. Ngón chân đều đặn ngay ngắn, so le vừa phải. Móng màu hồng đỏ. Ngay ở ngón chân cũng có chỉ hình bánh xe đủ 1.000 nan hoa. Màng da mỏng giữa những ngón chân giống như mạng lưới, tương tự như chân nhạn chúa. Quán những việc như thế và quán ánh sáng của thân, ánh sáng tròn, ánh sáng của ót. Aùnh sáng có hóa Phật , các chúng đại tỳ-kheo và hóa Bồ-tát. Hóa thân như thế như vòng lửa xoay thì ánh sáng xoay theo.

Như thế quán nghịch là quán ngược từ chân lên đến búi tóc trên đỉnh. Quán thuận là từ đỉnh xuống chân. Quán tượng như thế khiến tâm phân minh, chỉ thấy một Phật tượng. Thấy một Phật tuợng rồi lại nên quán thấy hai tượng. Lúc thấy hai Phật tượng, khiến thân Phật tượng thành lưu ly, phát ra ánh sáng nhiều màu sắc, ánh sáng nối tiếp nhau như đốt núi vàng, hóa tượng vô số. Thấy hai tượng rồi lại thấy ba tượng. Thấy ba tượng rồi lại thấy bốn tượng. Thấy bốn tượng rồi lại thấy năm tượng. Thấy năm tượng rồi cho đến thấy mười tượng. Thấy mười tượng rồi tâm chuyển sáng sắc, thấy Diêm-phù-đề, cả trong bốn biển. Phàm phu tâm hẹp hòi không làm cho rộng được. Nếu rộng lớn thì nhiếp tâm khiến trở về. Cả trong bốn biển, lấy núi Thiết Vi làm giới hạn. Thấy tượng Phật đầy trong biển này, với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp đều rất phân minh. Mỗi một tướng tốt có vô số hào quang. Như trong nhiều hào quang thấy từng cảnh giới tạp uế bất tịnh là do từ tội báo.

Lại nên quét dọn đất bùn ở tháp, tạo tác trù tính làm việc trong sạch, nhún nhường, khiêm hạ, tu các pháp sám hối. Lại nên an tâm chánh niệm một nơi như quán tượng trước, không duyên theo việc khác. Quán kỹ giữa chân mày tượng. Quán giữa chân mày tượng rồi, kế theo thứ tự quán các tướng còn lại, mỗi một tướng tốt đều làm cho rõ ràng. Nếu không rõ ràng, thì lại sám hối và làm các việc khổ nhọc. Nhiên hậu nhiếp tâm quán tưởng như trước, thấy sắc thân các tượng Phật đoan nghiêm, 32 tướng tốt đều đầy đủ, khắp trong bốn biển, đều ngồi trên hoa. Thấy tượng ngồi lại nhớ đến Ðức Thế tôn còn ở đời ôm bát cầm gậy vào làng khất thực, du hóa khắp nơi, đem phước đức cứu độ chúng sanh. Ngày nay ta chỉ thấy tượng ngồi, không thấy tượng đi, xưa có tội gì.

Nhớ nghĩ như thế rồi lại sám hối. Ðã sám hối rồi thì nhiếp tâm buộc niệm quán tượng như trước. Lúc quán tượng, thấy các tượng ngồi tất cả đều đứng dậy, thân lớn một trượng sáu, ngay thẳng không nghiêng, thân tướng quang minh đều đầy đủ. Thấy tượng đứng rồi lại thấy tượng đi, ôm bát cầm gậy oai nghi đỉnh đạc, chư thiên và chúng nhân đều vây quanh. Lại có các tượng bay lên hư không phóng hào quang sắc vàng, đầy trong hư không, giống như mây vàng. Lại giống núi vàng, tướng tốt không gì so sánh. Lại thấy nhiều tượng ở trong hư không làm mười tám thứ thần biến. Trên thân chảy nước, dưới thân xuất lửa. Hoặc thấy thân lớn đầy trong hư không. Lớn lại hiện nhỏ như hạt cải. Ði trên đất như trên nước, đi trên nước như trên đất. Ở trong hư không, đông nổi lên tây chìm xuống, tây nổi lên đông chìm xuống, nam nổi lên bắc chìm xuống, bắc nổi lên nam chìm xuống, giữa nổi lên bìa chìm xuống, bìa nổi lên giữa chìm xuống. Ði đứng nằm ngồi tùy ý tự tại.

Thấy việc này rồi lại nên nhớ nghĩ về Ðức Thế tôn lúc còn ở đời dạy các vị tỳ-kheo nằm nghiêng hông phải. Nay ta cũng nên quán các tượng nằm. Liền thấy các tượng nằm, mặc tăng-già-lê, gối đầu lên khủy tay mặt, nằm nghiêng hông phải. Dưới hông tự nhiên sinh giường sắc vàng, bằng gỗ chiên đàn sáng chói, đủ loại màu sắc, nhiều hoa sen đẹp dùng làm đồ trải. Trên có trướng báu rủ xuống và các chuổi anh lạc. Phật phóng hào quang lớn đầy trong trướng báu giống như hoa vàng, lại tương tự như trăng sao. Vô lượng ánh sáng báu giống như mây tụ tập ở trên không rực rỡ. Trong có hóa Phật đầy hư không.

Thấy tượng nằm rồi, lại nên nhớ về quá khứ có Ðức Phật tên Thích-ca-mâu-ni, chỉ một mình giáo hóa chúng sanh. Trụ ở đời này 49 năm, nhập đại niết-bàn mà bát niết-bàn, giống như củi hết lửa tắt, vĩnh viễn tịch diệt không còn. Nay ta tâm tưởng, nhờ tâm tưởng nên thấy nhiều tượng này. Nhiều tượng này không từ đâu đến, không đi đến đâu. Từ tâm vọng tưởng của ta mà thấy những tượng này vậy. Lúc nhớ nghĩ như thế, dần dần các tượng biến mất hết, chỉ còn thấy một tượng ngồi kiết già trên đài hoa. Quán kỹ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của tượng này đều khiến sáng tỏ. Thấy tượng này rồi gọi là pháp quán tượng.

Ðức Phật bảo Thiền Nan-đề và dạy A-nan: Sau khi Phật diệt độ, nếu tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di muốn sám hối, thì tuy Phật không còn, nhưng buộc niệm quán kỹ hình tượng, thì các nghiệp tội ác mau được thanh tịnh.

Quán tượng này rồi, lại nên quán từ trong rún tượng, bèn phóng ra một hào quang. Hào quang này màu vàng, phân làm năm chi. Một hào quang chiếu bên trái, một hào quang chiếu bên phải, một hào quang chiếu phía trước, một hào quang chiếu phía sau, một hào quang chiếu lên trên. Năm hào quang như thế, trên mỗi một hào quang đều có hóa Phật . Tướng Phật thứ tự đầy trong hư không. Lúc thấy tướng này khiến cực sáng tỏ. Lại thấy hóa Phật trên đến cõi Phạm thế đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Thấy hào quang màu vàng trong ba ngàn đại thiên thế giới như núi vàng tía, trong ngoài không ngại.

Lúc thấy việc này tâm ý vui vẻ. Thấy tượng ngồi phía trước như chân ảnh của Phật . Thấy ảnh Phật rồi, lại nên nhớ nghĩ đây là ảnh thế thôi. Ðức Thế tôn có oai lực, trí tuệ tự tại hiện ra việc này. Nay ta nên quán kỹ Phật chân thật. Bấy giờ liền thấy thân Phật vi diệu sạch như lưu ly trong có kim cang. Trong kim cang có ánh sáng vàng tía, cùng phản chiếu nhau thành các tướng tốt: 32 tướng và 80 vẻ đẹp, giống như vân ấn sáng rực vi diệu, thanh tịnh không thể nói hết. Tay cầm bình rửa đứng trong hư không. Trong bình đầy nước giống như cam lồ. Nước đó có năm màu năm ánh sáng trong sạch như ngọc lưu ly mềm mại mượt mà, rưới lên đầu hành giả và khắp trong thân. Mắt thấy nước trong thân, khi chạm vào tám mươi hộ trùng thì dần dần teo rụng. Trùng đã khô chết rồi thì thân thể mềm mại tâm ý vui thích. Nên tự nghĩ rằng Như lai là đấng cha lành dùng nước pháp thượng vị cam lồ này mà rưới trên đỉnh đầu mình. Pháp quán đảnh này chắc chắn không hư dối.

Bấy giờ lại nên khởi tưởng niệm cúi xin Ðức Thế tôn vì con thuyết pháp. Phật thuyết pháp là thuyết tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, bảy giác chi, tám thánh đạo. 37 pháp này nhứt nhứt phân biệt, thuyết cho hành giả.

Thuyết pháp này rồi, lại dạy quán khổ, không, vô thường, vô ngã. Dạy pháp này rồi, nhờ thấy Phật nên được nghe diệu pháp, tâm ý khai mở như nước thuận dòng. Không bao lâu cũng thành đạo A-la-hán.

Người nghiệp chướng nặng, thấy miệng Phật động mà không nghe thuyết pháp. Giống như người điếc không nghe biết được. Bấy giờ lại nên hành pháp sám hối. Ðã sám hối rồi, năm vóc gieo xuống đất, đối trước Phật khóc ra tiếng. Trải qua nhiều thời gian tu các công đức, rồi sau mới được nghe Phật thuyết pháp. Tuy nghe pháp mà nghĩa không hiểu rõ. Lại thấy Ðức Thế tôn dùng nước bình rửa rưới lên đỉnh đầu hành giả. Màu nước biến đổi lạ lùng, sắc thuần kim cang từ trên đỉnh vào. Mỗi màu một khác: Xanh, vàng, đỏ, trắng. Các tướng uế tạp cũng hiện ở trong. Nước từ trên đỉnh xuống thẳng trong thân, từ gót chân chảy ra, vào trong đất. Tức thời đất biến thành ánh sáng lớn bằng một trượng, nhập vào trong đất. Như thế dần dần sâu thẳng tới mé nước. Ðến mé nước rồi lại nên tác ý theo ánh sáng này đi.

Lại quán nước này, dưới nước rỗng không rộng lớn. Lại nên quán dưới không có đất lưu ly màu xanh đậm. Dưới đất lưu ly có đất màu vàng. Dưới đất màu vàng có đất kim cang. Dưới đất kim cang lại thấy hư không. Thấy hư không này hoát nhiên hư không rộng lớn, đều không sở hữu.

Thấy việc này rồi nhiếp tâm trở lại, quán một Phật tượng như trước. Bấy giờ hào quang Phật đó tăng lên rực rỡ, không thể nói hết. Lại cầm bình rửa, rưới nước lên đỉnh đầu hành giả. Nước sáng rỡ cũng như đã nói trên. Bảy lần như thế.

Ðức Phật bảo Thiền Nan-đề rằng: Ðây gọi là quán tượng tam-muội. Cũng gọi là định niệm Phật . Lại gọi là trừ tội nghiệp. Còn gọi là cứu phá giới, làm cho người hủy phạm cấm giới không mất thiền định.

Ðức Phật bảo A-nan: Ô ng khéo thọ trì pháp quán đảnh quán Phật tam-muội này, vì tất cả chúng sanh đời vị lai, nên phân biệt rộng.

Lúc Ðức Phật nói lời này, Tôn giả Thiền Nan-đề, chư thiên chúng và 1.250 vị tỳ-kheo đều thưa rằng: Như lai Thế tôn ngày nay vì các chúng sanh, những người nhiều loạn tâm, mà nói pháp trừ tội. Cúi xin Ðức Thế tôn khai mở pháp cam lồ để cho các chúng sanh, sau Phật diệt độ được đạo niết-bàn. Tỳ-kheo Thiền Nan-đề nghe đức Phật nói phép quán Phật tam-muội này thân tâm hoan hỷ. Ðúng lúc liền được môn tam-muội. Hoát nhiên ý khai mở, thành A-la-hán, tam minh, lục thông đều đầy đủ.

Ðức Phật bảo A-nan: Tưởng này thành thì gọi là quán Phật tam-muội thứ 19. Cũng gọi là pháp quán đảnh. Ông khéo thọ trì, cẩn thận chớ để quên mất. Vì tất cả chúng sanh đời vị lai phân biệt nói rộng.

Lúc Ðức Phật nói lời này, chúng tỳ-kheo nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành.

XX. Ðức Phật bảo A nan: Người tham dâm nhiều tuy quán Phật tam-muội như thế mà đối với việc ấy không trừ được, không thể thu được đạo quả Hiền Thánh, thì phải dạy lại tự quán thân mình như pháp trước, lại quán người xương, làm cho thật sáng sạch giống như núi tuyết. Lại phải buộc niệm trụ ý trong rún, hoặc trong eo lưng, theo dõi hơi thở ra vào. Hơi thở ra và vào đếm một, đếm đến mười; rồi trở lại một, tiếp tục theo dõi hơi thở qua lại đến mười. Sau đó lại bỏ đếm mà chỉ. Bấy giờ tâm ý điềm tĩnh vô vi. Tự thấy da của thân giống như túi lụa trắng. Thấy việc này rồi, không thấy xương thân, không biết thân ở đâu. Bấy giờ lại nên dạy khởi tưởng trở lại, khiến nội thân, tâm ý, các chi phần và xương cốt của thân thể như người bạch ngọc. Ðã thấy việc này rồi lại nên buộc niệm trên đốt xương lớn của xương sống trong eo lưng, khiến tâm không phân tán. Lúc đó lại tự nhiên sẽ thấy trên thân có một đóm sáng lớn như đồng tiền. Dần dần rộng lớn như con cá ma-già. Khắp xung quanh mây tụ tập lại giống như mây trắng. Trong mây trắng có mặt trời sáng như gương pha lê. Aùnh sáng dần dần nhiều, toàn thể sáng tỏ. Lại có ánh sáng trắng tròn giống hệt như bánh xe. Trong ngoài đều sáng, sáng hơn mặt trời. Lúc thấy việc này lại đếm từ một đến mười như trước. Hoặc một lần hay nhiều lần tùy ý. Như thế buộc niệm ở chỗ kín(?), khiến tâm không phân tán. Lại nên buộc niệm như trước, quán đốt xương lớn trong eo lưng. Lúc quán đốt xương lớn thì định tâm bất động. Lại tự thấy ánh sáng như khoảng đồng tiền lớn trên thân sáng nhiều hơn trước vài lần. Tinh tấn gấp đôi lại thấy ánh sáng của thân tăng trưởng gấp bội như miệng cái vò rửa. Vật sáng ở đời không có để lấy làm ví dụ. Thấy ánh sáng này rồi, siêng năng tinh tấn gấp đôi, tâm không lười mỏi lui sụt. Lại thấy ánh sáng này như khoảng cái gương sáng ở trước ngực. Lúc thấy ánh sáng này nên siêng năng tinh tấn như cứu lửa cháy đầu, siêng năng không dừng lại thì thấy ánh sáng này tăng nhiều. Vật báu đặc biệt của chư thiên cũng không có để ví dụ. Aùnh sáng này thanh tịnh không có tỳ vết. Có bảy loại ánh sáng có màu sắc và bảy sắc báu có ánh sáng từ ngực ra vào ở giữa vùng sáng. Lúc hiện tượng này xuất hiện thì rất vui mừng, tự nhiên thích thú, tâm rất an ổn, không có vật gì ví dụ được. Lại tinh tấn, tâm không lười mỏi dừng nghỉ thì thấy ánh sáng như mây nhiễu quanh thân bảy vòng. Mỗi một ánh sáng hóa thành bánh xe ánh sáng. Trong bánh xe ánh sáng tự nhiên sẽ thấy tướng mạo căn bản của 12 nhân duyên. Nếu không tinh tấn mà giải đãi lười biếng, phạm giới nhẹ cho đến tội đột-kiết-la, thì thấy ánh sáng liền tối giống như tường vách, hoặc thấy ánh sáng này giống như áo thầy tu cũ rách. Do ý phóng dật coi thường tội nhỏ nên che chướng ánh sáng vô lậu của Hiền Thánh.

Ðức Phật bảo A-nan: Pháp môn quán đảnh bất tịnh quán này là hạt giống của chư Hiền Thánh, dạy chư tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, nếu muốn tu các pháp của Hiền Thánh thì nên quán kỹ các pháp: khổ, không, vô thường, vô ngã, nhân duyên. Như học sổ tức khiến tâm không loạn. Nên siêng trì giới, nhứt tâm nhiếp trì tội nhỏ. Nên sinh lòng ân cần, coi trọng tàm quý, sám hối, cho đến tội nhỏ, cẩn thận chớ che giấu. Nếu che giấu tội thì thấy các ánh sáng như cây mục. Lúc thấy việc này tức biết phạm giới. Lại xấu hổ, sám hối, tự trách, quét dọn đất dơ ở tháp và làm các việc khổ nhọc. Lại nên cúng dường cung kính sư trưởng cha mẹ. Ðối với thầy và cha mẹ xem như Ðức Phật rất mực cung kính. Lại theo thầy và cha mẹ xin thệ nguyện rộng, mà nói rằng: Nay con cúng dường thầy và cha mẹ, nhờ công đức này nguyện con đời đời hằng được giải thoát. Xấu hổ và tu công đức như thế rồi, đếm hơi thở như trước, lại thấy ánh sáng này sáng tỏ khả ái như trước không khác. Lại nên buộc niệm quán đốt xương lớn trong eo lưng, tâm niệm an định, ý không phân tán. Giả sử có loạn tâm, lại nên tự trách xấu hổ sám hối. Ðã sám hối rồi, lại thấy rún sáng bảy sắc đầy đủ giống như bảy báu. Nên làm cho ánh sáng này hợp thành một ánh áng trắng đẹp khả ái. Thấy việc này rồi, lại dạy buộc niệm tư duy, quán người xương trắng như ngọc tuyết như trước. Ðã thấy người xương trắng rồi, lại nên dạy buộc niệm trụ ý ở đỉnh đầu người xương. Thấy đỉnh đầu người xương tự nhiên phóng quang. Aùnh sáng này rất nhiều, sắc giống như lửa, khi dài, khi ngắn, lúc thô , lúc tế, lúc thẳng như cây giáo cán dài..., từ trên đỉnh đầu lộn ngược xuống vào trong xương đỉnh đầu. Từ xương đỉnh đâu ra vào trong xương cổ. Từ xương cổ ra vào trong xương ngực. Từ xương ngực xuất ra lại vào trong rún. Từ trong rún xuất ra lại vào trong đốt xương lớn của xương sống. Vào trong đốt xương lớn rồi, ánh sáng liền mất. Aùnh sáng mất rồi, đúng lúc có một vầng mây sáng lớn tự nhiên, với nhiều báu trang nghiêm, hoa báu thanh tịnh, màu sắc hạng trung và thượng. Trong ấy có một vị Phật tên Thích-ca-mâu-ni , tướng sáng rỡ, đầy đủ 32 tướng và 80 vẻ đẹp. Mỗi một tướng tốt phóng ra ngàn ánh sáng. Aùnh sáng này rất nhiều như hằng ức ngàn vạn mặt trời chói lọi hừng hực. Ðức Phật đó cũng thuyết pháp bốn chân đế. Tướng rực rỡ đứng trước hành giả, lấy tay xoa đầu. Hóa Phật lại dạy rằng: Ông đời trước tham dục, sân nhuế, ngu si, do duyên đuổi theo việc ác, bị vô minh che lấp, khiến ông đời đời thọ sanh trong sanh tử. Nay ông nên quán kỹ các sự khốn khổ trong thân và các lửa ngoài thân tất cả đều biến diệt.

Nói lời này rồi lại dạy pháp quán bất tịnh như trước. Quán các trùng trong thân tất cả khô héo rơi rớt. Thấy việc này rồi lại nên khởi tưởng lửa đốt chết các trùng. Trùng đã không chết, lại tự thấy thân như pha lê trắng, tự nhiên trắng đẹp. Thấy xương trắng rồi từ đầu phát ra ánh sáng. Aùnh sáng này lúc lớn, lúc nhỏ, khi thô, khi tế như cây giáo làm cho dài ra năm trượng(?). Lại nên tưởng niệm khiến đầu hướng trở lại. Lại nên tác ý khiến đầu hướng trở lại và làm cho thân đều lộn ngược, để đầu chống vào xương sống ở khớp xương lớn đối với rún.

Thấy việc này rồi, lại nên quán kỹ khiến người xương trắng và ánh sáng đồng sắc. Thấy đồng sắc rồi, thấy ngay ánh sáng này có trái cây đủ loại màu sắc. Thấy trái cây này rồi, lại thấy nhiều ánh sáng. Từ đầu trái cây này xuất ra có ánh sáng sắc trắng. Aùnh sáng này rất nhiều như mây báu trắng. Những người xương này sắc trắng đẹp không khác với ánh sáng.

Lại thấy những xương bể gẫy rơi rớt. Hoặc đầu rơi xuống đất, hoặc các khúc xương phân tán, hoặc có xương trắng toàn thân giống như gió mạnh thổi mưa tuyết tụ tán bất định, ví như diện chớp theo đó khi hiện khi mất. Những người xương này rơi xuống đất thành nhóm giống như gò đất, tương tự cây vụn mục, tụ tập một nơi. Hành giả tự quán thấy trên gò xương tự nhiên có hơi bốc lên đến hư không giống như mây khói. Mây ấy trắng đẹp đầy khắp hư không, uyển chuyển xoay về bên phải, mây trở lại tụ tập cùng một nơi.

Lúc thấy việc này, lại nên tưởng một người xương. Thấy thân người xương này có chín bức tranh chín màu rõ ràng. Trong mỗi bức có người xương chín màu, màu này sáng đẹp không thể nói hết. Mỗi một người xương đều làm cho thân thể phản chiếu rõ ràng đầy đủ trong người xương phía truớc, khiến không chướng ngại.

Quán như thế rồi lại nên tự quán trong từng màu giống như lưu ly, không có các che chướng. Chín mươi chín màu trong màu đó, mỗi màu lại có rất nhiều người xương chín màu. Những người xương này lại có các loại tướng, tính của chúng bất đồng, nhưng không chướng ngại nhau.Thấy việc này rồi nên siêng năng tinh tấn diệt tất cả điều ác. Thấy việc này rồi thì mây rất sáng tụ ở trước giống như cái ly từ rún mà vào thân. Ðã vào rún rồi lại vào trong xương sống. Vào xương sống rồi tự thấy thân mình so với trước đây không khác, bình phục như cũ. Xuất định nhập định nhờ đếm hơi thở nên thường thấy việc nói trên.

Lúc thấy việc này lại nên dạy buộc niệm trụ ý trong ánh sáng ở rún của mình, không cho tâm phân tán. Bấy giờ tâm ý hết sức an ổn. Ðã an ổn rồi lại nên tự học thẩm xét phân biệt các Thánh giải thoát.

Bấy giờ lại sẽ thấy bảy Ðức Phật quá khứ vì mình thuyết pháp. Thuyết pháp là nói bốn chân đế, nói năm thọ ấm rỗng không, không có cái ta. Lúc đó chư Phật và chư Hiền Thánh thường đến trước hành giả dạy các loại pháp. Cũng dạy quán không, vô ngã, vô tác, vô nguyện tam-muội. Bảo rằng: Này pháp tử! Nay con phải nên quán kỹ sắc, thanh, hương, vị, xúc thảy đều vô thường, không đứng lâu được; mà tức thời biến diệt nhanh như điện chớp, Cũng lại giống như huyễn, giống như ngựa hoang, như ngọn lửa lúc cháy, như thành càn-thát-bà, như điều thấy trong mộng, thức dậy không biết ở đâu. Như đục đá nháng lửa, phút chốc biến diệt. Như chim bay trên không, dấu vết không tìm được. Như tiếng vang của tiếng gọi không có người đáp. Nay con cũng nên quán như thế. Ba cõi như huyễn, cũng như sự biến hóa. Thế là liền thấy tất cả trong thân và ngoài thân trống không vô sở hữu. Như chim bay trên không không có chỗ dừng.Tâm vượt ba cõi. Quán các thế gian, Tu-di, biển lớn đều không tồn tại lâu dài, cũng như huyễn hóa. Tự quán thân mình không thấy thân tướng. Lại nhớ nghĩ rằng thế giới vô thường, tam giới bất an, tất cả đều không. Có thân ở đâu cùng vật xúc đối? Những sắc dục và những người nữ này từ điên đảo khởi, thấy khả ái là sai trái. Sự thật là pháp hủ bại hoại diệt rất mau. Nữ sắc giống như cùm khóa làm lao khổ tinh thần con người. Người ngu mê luyến không biết chán đủ, không thể từ bỏ, không khỏi xiềng xích, không dứt gông cùm. Hành giả đã biết pháp tướng, biết pháp không tịch thì đối với những sắc dục này giống như giặc thù đâu đáng luyến tiếc. Lại giống như lao ngục kiên cố kín bít khó buông xả. Nay ta quán không, chán lìa ba cõi. Quán thấy thế gian như bọt trên nước, cái ấy tất phải tiêu diệt, tâm không có các tưởng, biết được thế pháp hoạn lụy nặng nề. Kẻ phàm phu mê hoặc đến chết cũng không giác tỉnh, không biết các khổ mê luyến khó tránh, phóng túng tình sắc mê cuồng không đâu không đến. Nay ta quán thấy sự mê cuồng nữ sắc này như tiếng vang, cũng giống như tượng trong gương, tìm cầu không thể được. Quán nữ sắc này ở nơi đâu cũng đều là vọng kiến suy hại, dối gạt những kẻ phàm phu, làm hại rất nhiều. Nay quán sắc này giống như hoa bay loạn theo gió rơi rụng, xuất hiện không từ đâu đến, cũng không đến đâu, huyễn hoặc không thật mà người ngu vui thích mê đắm. Nay quán sắc này tất cả vô thường, như người bịnh hủi mà lương y trị sai. Nay ta quán khổ, không, vô thường, thấy sắc tướng này đều không kiên cố có thật, nghĩ đến những kẻ phàm phu rất đáng thương xót, mê đắm sắc này kính trọng không chán. Vì ngu mê say đắm dục lạc ngon ngọt không cùng, nên làm các việc ân ái mà thành nô bộc, cũng như muốn dùng giáo dài đâm mình đau suốt tim tủy. AÂn ái là cùm khóa ràng buộc thân mình! Quán niệm về mình như thế, lại quán tất cả thảy đều không tịch. Các sự dâm dục và các tình thái sắc dục này đều từ năm ấm, bốn đại mà sanh. Nhưng năm ấm vô chủ, bốn đại vô ngã, tính tướng đều không thì do đâu mà có?

Lúc quán như thế thì trí tuệ sáng tỏ thấy thân rất sáng như ngọc ma-ni, không có chướng ngại, giống như kim cương hoàn toàn thanh bạch sáng rỡ. Như nai bị vây đột nhiên khỏi được cái khổ nguy hại của người thợ săn. Quán tính tướng năm ấm đều thanh tịnh, quán sáu đại như chim bay liệng trên cao, thân không nơi nương tựa. Nhờ tiêu diệt lưỡi câu sắc dục, cố gắng vươn lên mà được độ. Lìa các nữ sắc, lại không phát khởi vọng tình, tự nhiên vượt ra ngoài biển dâm dục. Tất cả kiết sử giống như những con cá tranh nhau đuổi theo rơi vào hầm tối. Vô minh lão tử bị lửa trí tuệ đốt cháy. Quán sắc tạp uế xấu ác bất tịnh, giống như huyễn hoặc không có lúc tạm dừng. Vĩnh viễn lìa xa sự đắm nhiễm về sắc thì không bị sắc trói buộc.

Ðức Phật bảo A-nan: Nếu có tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di tham dâm nhiều, thì trước dạy quán Phật , khiến xa lìa các tội. Nhiên hậu mới nên dạy buộc niệm, khiến tâm không phân tán. Ðếm hơi thở là cách trừ tâm tán loạn. Pháp đếm hơi thở này là thuốc trừ tham dâm, là chỗ sở hành của Vô thượng pháp vương. Ông khéo thọ trì, cẩn thận chớ để quên mất. Tưởng này thành thì gọi là quán sổ tức thứ 20 xong.

Bấy giờ A-nan,Tôn giả Thiền Nan-đề cùng chư tỳ-kheo nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành.

XXI. Có một thời tôi nghe như vầy: Ðức Phật du hành trong nước Xá-vệ , giáo hóa đến tụ lạc Ða-la. Ðến tụ lạc rồi cùng 1.250 vị tỳ-kheo vào thôn khất thực. Khất thực rồi trở về, ở dưới gốc cây, rửa chân rồi thu dọn y bát, trải ni-sư-đàn, ngồi kiết già. Bấy giờ trong chúng có một tỳ-kheo tên là Ca-chiên-diên, có một đệ tử tên là Bàn-trực-ca, xuất gia đã lâu, qua tám trăm ngày độc tụng một bài kệ mà không thể thông hiểu. Ngày đêm sáu thời luôn tụng lời này: “Dứt ác làm lành, tu không phóng dật”, chỉ tụng lời này mà cuối cùng không thuộc. Bấy giờ Tôn giả Ca-chiên-diên dùng hết đạo lực dạy trao cho đệ tử mà không thể đạt được. Liền đến chỗ Phật làm lễ, nhiễu Phật ba vòng và bạch Phật rằng: Như lai ra đời có nhiều lợi ích, làm lợi lạc an ổn cho trời người, độ khắp tất cả, chỉ riêng đệ tử của con chưa được thấm nhuần. Cúi xin Ðức Thế Tôn vì con khai ngộ khiến Bàn-trực-ca được giải thoát.

Ðức Phật bảo Ca-chiên-diên: Hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ ghi nhớ. Nay Như lai sẽ vì ông nói về nhân duyên xưa kia.

Ca-chiên-diên bạch: Thưa đức Thế tôn, con xin muốn nghe.

Ðức Phật bảo Ca-chiên-diên: Cách đây 91 kiếp có Phật Thế tôn tên là Tỳ-bà-thi, Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế tôn. Ðức Phật đó ra đời giáo hóa chúng sanh, độ người khắp cả rồi bát-niết-bàn mà diệt độ. Sau khi Ðức Phật diệt độ, có một tỳ-kheo thông minh nhiều trí, độc tụng ba tạng, tự thị kiêu mạn, tán loạn phóng dật, có người theo học mà không chịu dạy truyền , chỉ chuyên cống cao, không tu chánh niệm. Sau khi mệnh chung đọa vào địa ngục hắc ám, trải qua chín mươi kiếp luôn ở chỗ tối tăm, ngu muội vô trí. Do công đức lực xuất gia đời trước, nên từ địa ngục ra được sanh lên cõi trời. Tuy sanh lên cõi trời mà thiên cung và các cúng cụ, tất cả đen tối thấp kém hơn chư thiên. Nhờ tụng ba tạng, trên cõi trời mệnh chung, sanh về Diêm-phù-đề, gặp Phật ở đời. Do trước cống cao, tuy gặp Phật mà không hiểu pháp tướng. Nay Ta sẽ nói các phương tiện, dạy pháp buộc niệm.

Bấy giờ Ca-chiên- diên bạch Ðức Phật rằng: Thưa Ðức Thế tôn, cúi xin Như lai vì tỳ-kheo Bàn-trực-ca này và tất cả chúng sanh ngu si loạn tưởng đời vị lai mà nói pháp chánh quán.

Ðức Phật bảo Bàn-trực-ca: Từ ngày nay ông thường ở chỗ vắng, nhứt tâm ngồi thẳng, bắt tréo tay, nhắm mắt, nhiếp thân khẩu ý, cẩn thận chớ phóng dật. Bởi ông trong nhiều kiếp phóng dật và chịu cần khổ lâu dài. Ông hãy theo lời Ta quán kỹ các pháp.

Lúc Bàn-trực-ca thuận theo lời Phật, ngồi ngay buộc tâm, Ðức Phật bảo Bàn-trực-ca: Nay ông phải nên quán kỹ đốt xương ngón chân cái, khiến tâm không di dich, làm cho trên đốt ngón chân dần dần nổi phồng, lại khiến trương phình lên, rồi dùng ý khiến chỗ trương phình này lớn dần như hạt đậu. Lại dùng ý khiến chỗ trương phình hư nát, da thịt chia hai, mủ vàng chảy ra, trong mủ vàng máu chảy ròng ròng, da thịt trên một đốt hư hết, chỉ thấy đốt ngón chân phải trắng như ngọc tuyết. Thấy một đốt rồi từ chân phải dần dần rộng lớn, cho đến nửa thân phình trương hư hoại, máu chảy trong mủ vàng, khiến da thịt nửa thân phân ra hai bên, chỉ thấy xương nửa thân rất trắng. Thấy nửa thân rồi, lại thấy toàn thân, tất cả trương phình lên, đều hư hoại, máu mủ kinh tởm, thấy các tạp trùng dạo chơi trong đó, nhiều loại như thế giống như ở trên. Thấy một thân rồi lại thấy hai thân. Thấy hai thân rồi lại thấy ba thân. Thấy ba thân rồi lại thấy bốn thân. Thấy bốn thân rồi lại thấy năm thân. Thấy năm thân rồi cho đến thấy mười thân. Thấy mười thân rồi tâm rộng lớn dần thấy trong một phòng. Thấy trong một phòng rồi cho đến thấy một thiên hạ. Thấy một thiên hạ rồi nếu rộng thì lại thu nhiếp khiến trở về quán một thân như trước.

Quán rồi lại nên chuyển tưởng, buộc niệm quán kỹ đầu mũi. Quán đầu mũi rồi tâm không phân tán. Nếu không phân tán thì quán xương như trước. Lại nên tự tưởng da thịt thân thể đều do tinh khí bất tịnh của cha mẹ hòa hợp tạo thành. Chủng tử của thân này bất tịnh như vậy. Kế lại nên dạy buộc niệm quán răng. Trong thân người chỉ răng này trắng. Xương thân của ta trắng như răng này. Tâm tưởng mãnh lợi nên thấy răng dài lớn giống như thân thể.

Bấy giờ lại nên chuyển tưởng, quán trên trán. Khiến xương trắng trên trán trắng như ngọc tuyết. Nếu không trắng thì nên đổi cách, dạy quán cửu tưởng. Nói rộng như pháp cửu tưởng quán. Lúc hành pháp quán này, nếu người độn căn qua một tháng cho đến chín mươi ngày quán kỹ việc này rồi sau mới thấy. Nếu người lợi căn thì một niệm liền thấy. Thấy việc này rồi, lại dạy quán xương trắng đốt lớn trong eo lưng. Thấy rồi nên quán người xương có nhiều màu sắc như trước. Nếu pháp này không thành thì nên dạy từ tâm quán. Từ tâm quán nói rộng như từ tam-muội. Dạy quán từ tâm rồi lại dạy quán xương trắng. Nếu thấy việc khác thì cẩn thận chớ đuổi theo. Chỉ khiến tâm này rõ ràng phân minh, thấy người xương trắng như núi tuyết trắng. Nếu thấy vật khác thì khởi tâm diệt trừ. Nên quán niệm như sau: Ðức Như lai Thế tôn dạy ta quán xương, vì sao tưởng cảnh giới khác. Nay ta phải nên nhứt tâm quán xương. Thấy xương trắng rồi, làm cho tâm trong lặng không có các tưởng ngoài. Thấy người xương trắng khắp trong ba ngàn đại thiên thế giới. Thấy người xương này rồi, nhứt nhứt đều diệt, quán khổ như trước.

Bấy giờ tỳ-kheo Bàn-trực-ca nghe Ðức Phật nói những lời này giờ lại nên chuyển tưởng, quán trên trán. Khiến xương trắng trên trán trắng như ngọc tuyết. Nếu không trắng thì nên đổi cách, dạy quán cửu tưởng. Nói rộng như pháp cửu tưởng quán. Lúc hành pháp quán này, nếu người độn căn qua một tháng cho đến chín mươi ngày quán kỹ việc này rồi sau mới thấy. Nếu người lợi căn thì một niệm liền thấy. Thấy việc này rồi, lại dạy quán xương trắng đốt lớn trong eo lưng. Thấy rồi nên quán người xương có nhiều màu sắc như trước. Nếu pháp này không thành thì nên dạy từ tâm quán. Từ tâm quán nói rộng như từ tam-muội. Dạy quán từ tâm rồi lại dạy quán xương trắng. Nếu thấy việc khác thì cẩn thận chớ đuổi theo. Chỉ khiến tâm này rõ ràng phân minh, thấy người xương trắng như núi tuyết trắng. Nếu thấy vật khác thì khởi tâm diệt trừ. Nên quán niệm như sau: Ðức Như lai Thế tôn dạy ta quán xương, vì sao tưởng cảnh giới khác. Nay ta phải nên nhứt tâm quán xương. Thấy xương trắng rồi, làm cho tâm trong lặng không có các tưởng ngoài. Thấy người xương trắng khắp trong ba ngàn đại thiên thế giới. Thấy người xương này rồi, nhứt nhứt đều diệt, quán khổ như trước.

Bấy giờ tỳ-kheo Bàn-trực-ca nghe Ðức Phật nói những lời này nhứt nhứt quán kỹ, tâm không phân tán, rõ ràng phân minh. Ðúng lúc liền được đạo A-la-hán, ba minh, sáu thông, đủ tám giải thoát.Tự nhớ đời trước học tập ba tạng rõ ràng phân minh, cũng không sai lầm.

Bấy giờ Ðức Thế tôn nhân tỳ-kheo Bàn-trực-ca ngu si cống cao này mà chế pháp quán xương trắng thanh tịnh này.

Ðức Phật bảo Ca-chiên-diên: Tỳ-kheo ngu si Bàn-trực-ca này còn nhờ buộc niệm thành A-la-hán, huống là người trí mà không tu thiền.

Bấy giờ Ðức Thế tôn dạy việc này rồi nói kệ rằng:

Thiền là pháp cam lồ

Ðịnh tâm diệt các ác

Tuệ giết các ngu si

Mãi không thọ thân sau

Bàn-trực-ca ngu si

Còn nhờ định tâm được

Huống là những người trí

Không siêng tu buộc niệm.

Bấy giờ Ðức Thế tôn bảo Ca-chiên-diên và dạy A-nan: Nay các ông nên thọ trì lời dạy của Phật, dùng diệu pháp này độ khắp quần sanh. Nếu đời sau có chúng sanh ngu si, chúng sanh kiêu mạn cống cao tà ác muốn ngồi thiền thì theo phép quán đầu tiên của Ca-hy-la Nan-đà và phép quán tượng của Thiền Nan-đà. Nên học phép quán của tỳ-kheo Bàn-trực-ca này. Nhiên hậu tự quán thân mình thấy các xương trắng trắng như ngọc tuyết. Lúc những người xương vào thân trở lại, đều thấy xương trắng tuôn ra ánh sáng và tan mất.

Thấy việc này rồi hành giả tự nhiên tâm ý vui hòa điềm tĩnh vô vi. Lúc xuất định trên đỉnh đầu ấm nóng, trong lỗ chân lông của thân thường bay ra những mùi thơm. Xuất định nhập định thường nghe diệu pháp. Lại tiếp tục tự thấy thân thể ấm nóng vui vẻ khoái lạc, dung mạo vui tươi, luôn ít ngủ nghỉ, thân không khổ hoạn. Ðược noãn pháp này thường tự hiểu biết, tâm bớt nóng nảy, thường an lạc. Nếu người đời sau muốn học thiền thì học từ pháp bất tịnh đầu tiên cho đến pháp này. Ðắc pháp này gọi là pháp hòa ấm.

Ðức Phật bảo A-nan: Sau khi Phật diệt độ, nếu có tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di ở trong đời ác trược muốn học chánh thọ tư duy, thì học từ quán buộc niệm đầu tiên là bất tịnh cho đến pháp này, gọi là noãn pháp. Nếu đắc pháp này gọi là quán noãn pháp thứ 21 xong.

Ðức Phật bảo A-nan: Nay ông trì giữ noãn pháp này được thầy Ca-chiên-diên thưa hỏi, cẩn thận chớ để quên mất.

XXII. Bấy giờ A-nan bạch Phật : Thưa Ðức Thế tôn, chúng sanh đời sau, nếu có người thọ trì được tam-muội này, nhứt tâm an ổn được noãn pháp này, thì người này sẽ tự giác tri như thế nào?

Ðức Phật bảo A-nan: Nếu có người quán kỹ các tướng kiết sử, từ quán bất tịnh đầu tiên cho đến pháp này, thì tự biết thân tâm đều ấm nóng, tâm tâm tương tục không có các phiền não sân giận, nhan sắc hòa vui. Ðây gọi là noãn pháp.

Lại nữa A-nan! Nếu có hành giả đắc noãn pháp rồi kế nên dạy buộc niệm tại giữa các xương trắng đều có ánh sáng trắng. Lúc thấy ánh sáng trắng thì xương trắng tan mất. Nếu còn cảnh giới hiện ở trước thì lại phải nhiếp tâm quán lại ánh sáng trắng, thấy các ánh sáng trắng như thiêu đốt lan tràn khắp thế giới. Tự quán thân mình lại sáng sạch, dù pha lê núi tuyết cũng không bằng được. Tự thấy từng người xương lìa tan. Lúc quán này hãy định tâm cho lâu. Tâm đã định rồi sẽ tự thấy trên đỉnh đầu có ánh sáng lớn, giống như ánh sáng của lửa từ trong não phát ra.

Ðức Phật bảo A-nan: Nếu thấy việc này lại nên dạy quán từ đầu đến chân cẩn thận qua lại tất cả mười bốn lần. Quán này rồi, lúc xuất định nhập định thường thấy lửa phát ra trên đỉnh đầu như ánh sáng vàng ròng. Trong lỗ chân lông của thân thể cũng phát ra ánh sáng vàng như những hạt vàng nhỏ li ti. Thân tâm an lạc như ánh sáng tử kim trở vào đỉnh đầu. Ðây gọi là đảnh pháp. Khi có hành giả đắc quán này, là đắc được pháp đảnh quán.

Ðức Phật bảo A-nan: Ông khéo thọ trì pháp đảnh quán này, vì tất cả chúng sanh đời sau nói rộng.

Bấy giờ A-nan nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành. Ðắc quán này gọi là pháp quán đảnh thứ 22 xong.

XXIII. Ðức Phật bảo A-nan: Tưởng này thành rồi lại

phải dạy buộc niệm quán các xương trắng, khiến các xương tan ra, như gió thổi tuyết tụ tại một nơi, tự nhiên thành đống, trắng như núi tuyết. Nếu thấy việc này thì đắc đạo không khó. Nếu có người đời trước phạm giới, đời này phạm giới thì thấy xương tan tích tụ giống như tro đất, hoặc thấy các vật đen ở trên. Lại nên sám hối, đến người trí nói lỗi của mình. Ðã sám hối rồi, thấy trên đống xương có ánh sáng trắng lớn, cho đến cõi Vô Sắc. Xuất định nhập định thường được an lạc. Gốc ái lại dần dần mỏng yếu. Lại phải quán chín lỗ trở lại như trước, thấy chảy vật bất tịnh đậm đặc, đều khiến rõ ràng, tâm không nghi ngờ hối hận. Lại sẽ thấy giữa các xương như trên sinh lửa đốt các vật bất tịnh. Vật bất tịnh đã hết thì ánh sáng vàng lưu xuất vào lại trong đảnh. Lúc ánh sáng này vào đỉnh đầu thì thân thể khoái lạc, không có gì để ví dụ. Ðắc quán này gọi là pháp quán trợ đảnh phương tiện thứ 23 xong.

XXIV. Lại nên dạy buộc niệm trụ ý tự quán thân mình giống như bó cỏ. Lúc xuất định lại thấy thân mình giống như cây chuối nhiều bẹ bọc nhau. Lại thân như hơi, cũng không thấy xương. Xuất định nhập định thường thấy việc này, thân thể gầy yếu. Lại phải dạy để tự quán thân tụ lại thành một như XXIV. Lại nên dạy buộc niệm trụ ý tự quán thân mình giống như bó cỏ. Lúc xuất định lại thấy thân mình giống như cây chuối nhiều bẹ bọc nhau. Lại nên tự quán lá những cây chuối giống như túi da. Trong thân như hơi, cũng không thấy xương. Xuất định nhập định thường thấy việc này, thân thể gầy yếu. Lại phải dạy để tự quán thân tụ lại thành một bó cỏ khô, thấy thân cứng chắc. Ðã thấy cứng chắc, lại nên dùng bơ, ăn uống điều hòa thích hợp. Rồi sau quán thân trở lại giống như cái túi rỗng có lửa từ trong cháy hết thân này. Thiêu thân hết rồi, lúc nhập định thường thấy ánh lửa. Quán thấy lửa rồi, thấy tất cả bốn phương lửa nổi dậy. Xuất định nhập định thân nóng như lửa. Thấy hỏa đại này nổi lên từ bộ phận của thân thể. Lửa từ trong tất cả lỗ chân lông phát ra. Lúc xuất định cũng tự thấy thân như lửa lớn tụ. Thân thể bị chưng đốt không thể tự kềm giữ. Bấy giờ bốn phương có núi lửa lớn đều đến tập hợp trước hành giả. Tự thấy thân mình và nhiều lửa hợp lại ở đây gọi là hỏa tưởng. Lại làm cho lửa thiêu thân đều hết. Lửa đã cháy hết, lúc nhập định quán thân không thân, thấy thân đều bị lửa đốt hết. Lửa đốt hết rồi, tự nhiên được biết trong thân vô ngã. Tất cả kiết sử đều đồng như thế, không thể nói hết. Ðây gọi là hỏa tưởng, hỏa đại chân thật, quán hỏa đại thứ 24 xong.

Ðức Phật bảo A-nan: Ông khéo thọ trì phép quán hỏa đại vô ngã này. Quán hỏa đại này gọi là lửa trí tuệ đốt các phiền não. Ông khéo thọ trì, vì tất cả chúng sanh đời vị lai, nên phu diễn rộng.

Bấy giờ A-nan nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành.

XXV. Ðức Phật bảo A-nan: Nếu có hành giả đắc quán hỏa đại rồi, lại phải dạy buộc niệm tư duy, bảo buộc niệm ngay mũi. Lại quán hỏa đại này từ nơi nào khởi. Lúc quán hỏa này, tự quán thân mình đều không có ngã. Ðã không có ngã hỏa tự nhiên diệt. Lại nên quán niệm thân mình vô ngã, tứ đại vô chủ. Các kiết sử này và sự sai sử căn bản từ điên đảo khởi. Ðiên đảo cũng không thì vì sao trong pháp không này thấy một cách trái ngược là thân có lửa. Lúc quán như thế, lửa và ngã tìm không thấy. Ðây gọi là quán hỏa đại vô ngã.

Ðức Phật bảo A-nan: Ông khéo thọ trì phép quán hỏa đại này, vì tất cả chúng sanh đời sau nên phân biệt, phu diễn, giải nói rộng.

A-nan nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành

Ðây gọi là quán thứ 25 xong.

Ðức Phật bảo A-nan: Ta thấy lúc hỏa diệt, diệt từ mũi trước, rồi sau thân thể nhứt thời đều diệt. Tâm hỏa trong thân, 88 kiết cũng đều được diệt. Trong thân mát mẻ điều hòa. Tự giác ngộ một cách sâu xa, rõ ràng phân minh, quyết định vô ngã. Xuất định nhập định thường biết trong thân không có ngã. Ðây gọi là quán diệt vô ngã xong.

XXVI. Ðứ Phật bảo A-nan: Lại phải dạy phép quán quán đảnh. Quán quán đảnh là tự thấy thân mình như ánh sáng lưu ly vượt ra ba cõi. Thấy có chân Phật dùng nước bình rửa từ đầu mà rưới đầy khắp trong thân. Khắp thân rồi, các bộ phận trong thân cũng đầy, từ trong rún chảy ra trên đất phía trước. Ðức Phật thường rưới nước. Lúc Ðức Thế tôn quán đảnh rồi liền biến mất. Nước trong rún chảy ra giống như lưu ly. Màu như ánh sáng lưu ly xanh sậm. Quang khí đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Nước chảy ra hết rồi, lại phải dạy buộc niệm nguyện Phật Thế tôn vì mình quán đảnh. Bấy giờ tự nhiên thấy thân như khí thô đại, rất rộng vượt ra ngoài ba cõi. Thấy nước từ đỉnh đầu vào, thấy thân thô đại đồng với nước, đầy trong nước. Lại tự thấy rún giống như suối phun hoa sen chảy ra đầy khắp thân mình. Vòng quanh thân như ao có những hoa sen. Mỗi một hoa sen có bảy màu sáng rỡ. Aùnh sáng ấy diễn nói các pháp khổ, không, vô thường, vô ngã. Tiếng như Phạm âm làm vui tai.

Lúc hiện tượng này xuất hiện, lại phải bảo tréo tay nhắm mắt nhứt tâm ngồi thẳng. Tự quán trong thân từ trên đỉnh đầu không thấy cốt tưởng. Xuất định nhập định tự thấy thân mình như bình lưu ly. Lại phải khởi niệm, tưởng rồng độc tứ đại từ tim mình. Thấy rồi, trong tim như lỗ chân lông khai mở, có sáu loại rồng. Mỗi con rồng có sáu đầu, đầu phun độc giống như gió lửa tràn đầy trên hoa sen trong ao. Mỗi một ánh sáng của hoa chảy vào đỉnh đầu rồng. Lúc ánh sáng vào đỉnh đầu, độc của rồng tự hết, chỉ có nước lớn đầy trong thân. Lúc tưởng này thành gọi là quán thất giác hoa. Tuy thấy tưởng này nhưng trong thiền định sâu còn chưa thông đạt. Lại phải dạy đếm hơi thở như trên, khiến tâm an ổn điềm nhiên vô niệm. Lúc tưởng này thành gọi là quán tứ đại tương ứng thứ 26 xong. ( 26 xong- người dịch thêm).

Ðức Phật bao A-nan: Ông khéo thọ trì quán thất giác ý tứ đại tương ứng này, cẩn thận chớ để quên mất, vì khắp tất cả chúng sanh đời vị lai, nên phân biệt rộng, vì chư tứ chúng phu diễn giải nói.

Bấy giờ A-nan nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành.

XXVII. Lại phải dạy buộc niệm trụ ý quán thủy đại từ lỗ chân lông chảy ra đầy khắp thân mình. Xuất định nhập đinh thấy thân như cái ao, nước màu lục. Nước màu lục này giống như suối trên đỉnh núi, từ đỉnh mà xuất từ đỉnh mà nhập. Thấy có bảy hoa thuần màu kim cương, phóng ra ánh sáng màu vàng. Trong ánh sáng sắc vàng có người kim cang tay cầm kiếm bén chém sáu rồng ở trước. Lại thấy nhiều lửa từ miệng rồng phun ra khắp thân. Lửa cháy nước khô kiệt, lửa liền tắt hết. Nước và lửa diệt hết rồi tự thấy thân mình dần dần lớn trắng giống như kim cương. Xuất định nhập định tâm ý khoái lạc giống như dùng bơ sữa, như uống đề hồ, thân tâm an lạc.

Lại phải dạy buộc niệm quán pháp khác, quán cảnh giới bên ngoài. Vì tưởng ở ngoài nên tự nhiên thấy có một cây sinh quả lạ ngọt. Quả ấy đầy đủ bốn màu bốn ánh sáng. Cây trái như thế như cây lưu ly đầy khắp tất cả. Thấy cây này rồi thấy khắp tất cả bốn loài chúng sanh bị lửa đói bức bách tất cả lại xin. Thấy rồi vui vẻ, sinh lòng thương xót, liền khởi tâm từ. Thấy người xin này như cha mẹ của mình chịu nhiều khổ não, nay ta làm sao cứu bạt. Quán niệm này rồi, liền tự quán thân trở lại như trước, là mủ máu lại là thịt khúc cầm cho người đói. Ăn no rồi chạy đi bốn phía.

Bấy giờ lại nên tự quán thân mình cho đến thân người. Thân mình và thân người từ điên đảo khởi, thật vô ngã sở. Nếu có ngã, vì sao bỗng nhiên thấy có ngạ quỷ này đến ở bên mình. Bấy giời lại thấy vô lượng ngạ quỷ, thân cao lớn vô lượng vô biên, đầu như núi lớn, yết hầu như sợi tóc, bị lửa đói bức bách kêu gào xin ăn. Thấy việc này rồi nên khởi tâm từ, dùng thân thí cho quỷ. Quỷ đói được rồi cắn ăn, thân thể liền no đủ.

Thấy việc này rồi, lại phải dạy quán nhiều ngạ quỷ, thấy ngạ quỷ nhiễu thân bốn vòng. Lấy thân cho các ngạ quỷ ăn như trước. Thấy việc này rồi lại dạy nhiếp thân khiến tâm không phân tán. Tự quán thân mình là chỗ tụ tập bất tịnh. Lúc quán như thế liền tự thấy thân mủ máu và các thịt đều đoạn đoạn hoại, tụ tập trên đất phía trước, thấy những chúng sanh giành giựt ăn.

Ðã thấy việc này lại nên tự quán thân từ các khổ sanh, từ các khổ có, là pháp bại hoại, không lâu sẽ tiêu diệt, bị ngạ quỷ ăn. Lúc tưởng như thế bỗng thấy chỗ tim trong thân có lửa mạnh cháy, tất cả hoa sen trên ao phía trước, các ngạ quỷ có nhiều hình xấu ác và nước ao sâu rộng đều hết. Thấy việc này rồi, lại nên dạy quán kỹ thân mình, thân thể bình phục đầy đủ như trước. Lại nên quán tất cả lỗ chân lông của thân mình, nhờ tâm từ nên máu biến thành sữa, từ lỗ chân lông chảy ra trên đất như ao, sữa nhiều sung mãn. Lại thấy rất nhiều ngạ quỷ đến trên ao này, do tội xưa nên không uống sữa được. Bấy giờ lấy tâm từ nhìn quỷ như con, muốn cho uống sữa. Vì tội của quỷ nên sữa biến thành mủ. Trong khoảng chờ đợi ấy tâm từ trở lại. Nhờ tâm từ nên tất cả sữa trong lỗ chân lông của thân chảy ra nhiều gấp đôi số trước. Nghĩ đến các ngạ quỷ đói khổ bị bức bách sao không đến uống. Bấy giờ ngạ quỷ hình cao lớn vài mươi do tuần bước đi như tiếng 500 chiếc xe, đi đến trước hành giả kêu rằng đói đói. Bấy giờ hành giả liền dùng tâm từ cho sữa để uống. Lúc ngạ quỷ uống đến miệng biến thành mủ. Tuy là mủ nhưng do tâm từ của hành giả nên liền được no đủ.

Thấy quỷ no rồi lại tự quán thân, liền tự thấy dưới chân mình lửa bốc lên đốt chúng sanh phía trước cho đến các cây to lớn đều cháy hết. Bấy giờ nếu thấy có nhiều dị loại, thì trở lại buộc niệm quán kỹ thân mình, khiến tâm không động, vắng lặng vô niệm. Ðã không niệm tưởng, nên phát thệ nguyện, nguyện sanh đời sau, không chịu quả báo hậu hữu, không vui thế gian. Nguyện này rồi liền thấy đất phía trước giống như lưu ly. Thấy dưới lưu ly có nước sắc vàng. Tự thấy thân mình đồng với đất, giống với màu nước, nước ấy ấm nóng. Trong nước sanh cây như bảy báu, cây cành lá rậm rạp. Trên có bốn quả. Tiếng của quả như tiếng linh, diễn thuyết pháp khổ, không, vô thường, vô ngã. Nghe tiếng này rồi tự thấy thân mình chìm trong nước, đi đến chỗ cây. Tự chăm chú quán thân, thấy nước trên đỉnh đầu chảy ra, đầy trong ao lưu ly. Bỗng chốc lại có lửa nổi lên. Trong lửa sinh gió giống như lưu ly. Lại thấy trên đỉnh, từ đỉnh cứng chắc đến chân giống như kim cương, lại có lửa nổi lên, đốt kim cương hết, nước ấm cạn khô.

Liền lại quán thân, phía trước mình, thấy trong ao trong thân bỗng nhiên có cây cành lá đầy đủ. Cây mới có quả, tiếng của nó như tiếng linh, diễn thuyết pháp thanh tịnh về khổ, không, vô thường, vô ngã. Quả mầu nhiệm như thế có âm thanh hay, hương vị đầy đủ, nay ta nên ăn. Tưởng như thế rồi liền ngước lên cây hái quả ăn. Mới được một quả mà mùi vị ngon ngọt, không có vật gì ví dụ được. Ðã ăn quả rồi thì thấy cây khô héo. Chỉ còn ba quả hãy còn tươi sáng. Sau khi ăn quả thân tâm điềm đạm, không có tưởng lo vui. Tự quán tâm thức là pháp bại hoại, từ các khổ mà cò. Căn bản của các khổ, thức là nhân duyên. Nay quán thức này như bọt trên nước, không có lúc tạm dừng. Tứ đại vô chủ, thân không có ngã, thức không chỗ y chỉ. Quán các pháp như thế lại bảy thất 49 lần, và quán kỹ tâm thức là pháp bại hoại.

Bấy giờ tự thấy thân mình trắng như ngọc tuyết, đốt đốt chống lên nhau. Lại phải dạy tự lấy tay mặt xoa thân này. Thấy xương thân như bụi, nát như phấn, như đất bụi phấn. Lại dạy quán thân như hơi, từ sổ tức mà có. Thân như túi hơi không có lúc tạm dừng. Lại phải dạy tự quán thân trở lại thành một người xương trắng như trước. Thấy người xương rồi, tự quán thân mình như trước, nát tan trở lại, giống như vi trần, như người lấy phấn bôi ở đất. Bỗng thấy trên đất có người xương màu xanh tan nát như trước, lấy bôi trên đất. Lại quán thân như bụi nhỏ màu xanh, bụi nhỏ biến thành người xương, xương ấy đen hết sức. Lại nên lấy xương vụn nát bôi lên đất như trước. Lại tự quán thân giống như đất đen. Thấy trong đất đen có bốn con rắn đen, mắt đỏ như lửa. Rắn đến bức hại thân, phun nọc độc muốn hại, nhưng không làm hại được, liền biến thành lửa tự thiêu thân mình. Bấy giờ trong hư không tự nhiên có tiếng luôn nói những pháp khổ, không, vô thường, vô ngã. Lúc thấy việc này mỗi con rắn độc có tám mươi tám đầu bị lửa đốt. Lúc thấy việc này, trong hư không tự nhiên có nước rưới lên thân rắn độc. Lửa tắt hết thì tám mươi tám đầu, tất cả đều tiêu.

Lúc xuất định thấy thân an lạc lặng lẽ vô vi. Lại nên dạy tự quán thân mình, tưởng không cao lớn. Bỗng lại thấy thân tự nhiên cao lớn rực rỡ khả quan, như núi bảy báu. Tự thấy tâm mình như ngọc ma-ni. Bấy giờ lại nên quán không như trên. Lúc quán không, tự biết thân mình vui hòa mềm mại khoái lạc vô tỷ. Ánh sáng màu bảy báu trên hoa sen phía trước chiếu vào tim mình, xuyên qua đủ mười lần trong ngọc ma-ni. Bảy chi bảy màu thảy đều đầy đủ. Tự quán thân rỗng không cũng không các tưởng. Bấy giờ trên đỉnh đầu tự nhiên có ánh sáng giống như mây màu vàng. Cũng như lộng báu, màu lại giống bạc. Vào từ đỉnh đầu, che trên ánh sáng ngọc ma-ni. Xuất định nhập định luôn thấy việc này. Người thấy việc này tự nhiên không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.

Ðức Phật bảo A-nan: Sau khi Phật diệt độ, bốn bộ đệ tử: tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di tu tập quán này, gọi là chánh quán thứ 27 (bản chữ Hán là 26- người dịch). Cũng gọi là được Tu-đà-hoàn đạo. Nếu đắc quán này phải nên biết rõ sự thật, khiến thân tự nhiên lìa năm loại ác, hợp với kinh, không trái luật, tùy thuận luận. Ðây gọi là Tu-đà-hoàn quả tướng.

Bấy giờ A-nan nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành.

XXVIII. Ðức Phật bảo A-nan: Nếu có hành giả đắc quán này, nên giữ kín, chớ vọng tuyên truyền. Chỉ nên nhứt tâm cần hành tinh tấn. Cần hành tinh tấn rồi, lại phải dạy quán kỹ địa đại. Pháp quán địa đại cũng nói như trên. Quán địa đại rồi, kế dạy quán thủy đại. Quán thủy đại là tự quán các nước trong thân mình, thân như lưu ly cứng chắc khó hoại. Nếu thấy tự thân đều là nước, thì nên dạy chuyển phép quán. Nếu lại thấy hết cả thân thành lưu ly cũng dạy chuyển phép quán. Quán địa đại khiến thân lưu ly giống như hơi nhẹ, thấy nước từ trong mắt hiện ra. Nếu thấy việc này gọi là quán tứ đại một cách vi tế. Lại dạy quán từ đầu trở lên khiến nước đầy ở trong. Thấy nước từ trong mắt chảy ra cũng không rơi xuống đất. Tự thấy mắt mình như bọt trên nước, cũng đầy nước ở trong. Nếu thấy việc này thì nước ở đầu không ấm không lạnh, điều hòa vừa phải. Nếu nước ấm là quán giả ngụy. Ðúng ra thì sắc nước trong lặng không ấm không mát. Kế nên dạy quán từ eo lưng trở lên, nước không ấm không lạnh. Lại quán yết hầu như ống lưu ly. Nước vào trong ngực kế xuống đến bụng, cho đến đầu gối, không cho vào cánh tay, khiến nước trong lặng màu hoàn toàn như pha lê. Nếu cảm thấy nước ấm là chân quán.

Tưởng này thành rồi, lại dạy quán các đốt của tứ chi thông suốt, nước đều đầy ở trong. Như đồ lưu ly dùng đựng đầy nước, dần dần rộng lớn, thấy đầy một giường, người ngoài cũng thấy. Nếu thấy nước này trong lạnh chính là chân thủy. Nếu thấy tướng khác không gọi là chân thật vào thủy quang tam-muội. Nước dần dần rộng lớn đầy trong một nhà, đều trong lặng như hơi lưu ly. Rồi dần dần rộng lớn đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới.

Thấy việc này rồi nên ở chỗ vắng nhứt tâm ngồi yên, bảo các bạn đồng học đều giữ thanh tịnh, không cho ồn náo. Bấy giờ lại sẽ thấy ánh lửa màu tía trên nước nổi lên. Nên tự nhớ tưởng nước này từ nơi nào nổi lên, vì sao sẽ hết. Nếu nói ta là nước thì thân ta vô ngã, trước đã quán vô ngã, nay từ trong pháp không, nước từ đâu nổi lên. Lúc quán niệm như thế, tính của nước như hơi dần dần từ trên đỉnh đầu chìm mất, nước dần dần hết, chỉ còn da bọc thân. Tự thấy thân mình rất là mỏng manh, không có vật nào ví dụ được, như bó cỏ như vi trần. Lại thấy trong thân bỗng nhiên có lửa đốt thân cháy hết. Quán thân vô sở hữu, vĩnh viễn không có ngã. Ngã và chúng sanh tất cả đều không. Bấy giờ tâm ý của hành giả yên tịnh rất là vi tế, không có vật gí ví dụ được. Lúc tưởng này thành, gọi là quán chân vô ngã thứ 28 (bản chữ Hán là 27- người dịch). Cũng gọi là tưởng diệt thủy đại. Cũng gọi là hướng Tư-đà-hàm. Ngoài Hiền Thánh vi tế, pháp giới vi diệu ra khó có cảnh giới nào hơn, không thể nói hết. Lúc hành giả ngồi tu các tam-muội, khi được vô ngã tam-muội sẽ tự nhiên thấy Phật.

Ðức Phật bảo A-nan: Nay ông khéo thọ trì cảnh giới vi diệu thuộc thủy đại chân thật này, vì tất cả chúng sanh vị lai phu diễn nói rộng.

Bấy giờ A-nan nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành.

XXIX. Ðức Phật bảo A-nan: Ðắc quán này rồi lại phải dạy phép quán thủy đại. Quán thủy đại này rất là vi tế, làm cho thủy đại này hợp với hỏa đại. Thấy thân như hơi, như bóng lưu ly. Quán bốn bên rún lửa đều nổi lên. Thấùy ánh lửa giống như mặt trời phản chiếu. Nếu thấy trên rún có hỏa quang nổi lên, hoặc từ trong mũi xuất, hoặc từ trong miệng xuất, thì lửa từ tai mắt tùy ý ra vào. Nếu thấy việc này thì thấy tất cả lửa từ lỗ chân lông xuất. Sau khi lửa xuất thì có nước màu lục liền theo sau lửa. Tự thấy trong thân trên nước dưới lửa, trên lửa dưới nước. Quán thân không thân.

Lúc tưởng này thành, thấy nước lửa của thân không ấm không lạnh, thân tâm vắng lặng an trụ vô ngại. Ðây gọi là Tư-đà-hàm quả. Cũng gọi là cảnh giới thật tướng. Lúc thấy việc này xuất định nhập định thường không thấy thân. Lúc nhập định, người ngoài cũng thấy nước lửa từ lỗ chân lông ra, từ lỗ chân lông vào. Người tham dâm nhiều thấy lửa từ trên đỉnh đầu vào, từ thân căn ra, rồi sau đầy khắp thân thể. Nước cũng lại như vậy. Lại nên tự quán lửa trên đầu như cái lộng mây sáng màu vàng diêm-phù-đàn-na. Hoặc thấy dưới thân như hoa bảy báu. Trong tâm điềm tĩnh an ổân khoái lạc. Việc vui ở đời không có để làm ví dụ. Lúc xuất định thân cũng an lạc, khiến chúng sanh ở ngoài thấy mình thiền định tam-muôi an ổn với ánh sáng vàng màu vàng, ngay cả Ðế thích chư thiên cũng cung kính lễ bái, cùng bảo: Ðại đức! Nay ông khổ hết chắc chắn sẽ thành Tư-đà-hàm quả. Nghe rồi hoan hỷ, tu thân thiền định, tâm không bị trói buộc chướng ngại, an ổn khoái lạc, dạo chơi trong vô ngã tam-muội, các tam-muội vô nguyện, vô tác... đều hiện tiền.

Cảnh giới vi diệu thiện thắng như thế, lúc hành giả ngồi, trong thiền định tự nhiên phân biệt. Nếu người độn căn, thì Ðại sư Thế tôn hiện ra trước nói pháp. Nhờ thấy Phật, nghe pháp hoan hỷ, đúng thời liền đắc Tư-đà-hàm đạo. Lại nên chí tâm tìm lại quán trước, quán qua hai mươi lăm lần khiến cực sáng tỏ.

Ðức Phật bảo A-nan: Ông khéo thọ trì phép quán thủy đại thứ 29 này, cẩn thận chớ để quên mất. Ðắc quán này cũng gọi là Tư-đà-hàm, cũng gọi là khéo vãng lai. Nhờ nhân duyên căn lành đời trước nên gặp thiện tri thức hành pháp thanh tịnh. Ông sẽ đắc Tư-đà-hàm đạo này.

Bấy giờ A-nan nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành.

XXX. Ðức Phật bảo A-nan: Nếu có tỳ-kheo, tỳ-kgeo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di đắc quán thủy đại vi diệu này rồi, lại phải dạy phép quán hỏa đại an ổn vi diệu tối thắng kỳ đặc. Lúc thực hành quán này, tự thấy trong rún một sàng hỏa quang vi diệu như hoa sen. Sắc nó chói lọi như trăm ngàn vạn ức vàng diêm-phù-đàn-na hòa hợp.

Thấy việc này rồi lại phải dạy quán lửa trong thân. Lúc quán nội hỏa tự thấy tâm hỏa thường có quang minh sáng hơn trăm ngàn vạn ức trăng sáng, ngọc thần. Tâm sáng thanh tịnh cũng lại như vậy. Xuất định nhập định như người cầm hỏa châu sáng đi, lo sợ người khác thấy, nhưng chỉ tự trong tâm sáng tỏ, như thế người khác không thấy. Dần dần sáng lớn thấy thân giống như gương pha lê sáng. Thấy tim cũng như trăng sáng, ngọc thần; lo người khác thấy, kỳ thật người khác không thấy việc này.

Lúc nhập định nhờ tâm sáng nên thấy ba ngàn đại thiên thế giới thô và tế. Thấy Diêm-phù-đề, núi Tu-di và nước biển lớn đều rõ ràng. Lại thấy vua ngọc ma-ni trong nước biển lớn. Lửa của vua ngọc ma-ni phát ra các lửa.

Thấy việc này rồi, bấy giờ thấy Phật nói rộng chín định thứ tự. Chín định thứ tự là chín không trở ngại, tám giải thoát. Những quán như thế không phải dự bị thọ nhận, mà Phật hiện tiền nên Phật tự nói (cho hành giả). Người lợi căn nghe Phật nói pháp trong chín vô ngại đạo, đúng lúc liền được A-la-hán đạo, siêu việt địa vị A-na-hàm. Như vải sợi nhỏ trắng tốt dễ nhuộm màu. Nếu người độn căn lại phải dạy phép quán phong đại. Phép quán phong đại thấy tất cả gió rất là vi tế. Nhỏ đến nổi có thể dùng tâm nhãn thấy mà không thể nói hết. Gió lại xen với lửa, lửa lại xen với gió, nước vào trong lửa, gió vào trong nước, lửa vào trong gió. Gió, lửa và nước mỗi thứ qua lại lỗ chân lông như ý tự tại. Hoặc lại có gió mười sắc đầy đủ như mười ánh sáng báu, từ lỗ chân lông của thân xuất, từ trên đỉnh nhập, từ trong rún xuất, từ dưới chân nhập. Trong tất cả thân phần xuất, từ giữa chân mày nhập; từ giữa chân mày xuất, từ tất cả thân phần nhập. Ðủ loại vô lượng cảnh giới, Hiền Thánh quang minh, Hiền Thánh chủng tử. Các pháp Hiền Thánh như thế đều từ trong phong đại này khởi, từ trong phong đại này nhập. Ðây là quán phong đại. Với đầy đủ tướng mạo, cảnh giới vi diệu, chỉ Bậc A-la-hán mới phân biệt rộng được, chứ không thể nói hết. Lúc hành giả ngồi sẽ tự nhiên thấy. Nếu thấy việc này thì luyện các phiền não thành A-na-hàm. Quán phong đại này gọi là cảnh giới thứ 30 tương ứng với A-na-hàm.

Ðức Phật bảo A-nan: Ông khéo thọ trì phép quán phong đại, tương ứng với A-na-hàm thuộc cảnh giới tối thắng, cẩn thận chớ để quên mất.

Bấy giờ A-nan nghe Ðức Phật nói vui vẻ phụng hành.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]