Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương X - PHẦN TẬP PHÁT TRIỂN CHÂN KHÍ VÀ ĐIỀU THÂN

24/04/201317:46(Xem: 4018)
Chương X - PHẦN TẬP PHÁT TRIỂN CHÂN KHÍ VÀ ĐIỀU THÂN

Chương X

PHẦN TẬP PHÁT TRIỂN CHÂN KHÍ
VÀ ĐIỀU THÂN

Phát triển chân khí và Điều Thân là một tên gọi chung cho một nhóm các thế tập mà tên chính xác bao gồm các thế sau đây.

  • Quân bình chân khí

  • Vượng não

  • Vận nội lực

  • Điều chỉnh thân

1. Thế Quân Bình Chân Khí

a. Quân Bình Chân Khí, Thế Đứng

Chuyển nguồn năng lượng từ phía dưới chân lên phía trên để cho nguồn năng lựợng trong người được quân bình. Thế này gồm 3 hơi thở vào và ra, sau đó nín thở và phồng xương lồng ngực lên. Ba hơi đầu tương đối dễ, nhưng khi nín thở cần nỗ lực hơn.

136

Hình 136(10-1) Quân bình chân khí, Đứng

137

Hình 137(10-2) Quân bình chân khí, Đứng

Khởi thế tập: đứng xuống tấn, hai bàn tay để trên bắp vế. Người nghiêng phía trước 15 độ. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Thở đan điền và thở thong thả, thật nhẹ và sâu đồng thời cảm nhận sự thoải mái nơi thân (hình 10-1).

Sau lần thở ra thứ ba, nín thở, đưa xương lồng ngực lên, lưng thẳng. Như thế hơi bị hút lên phía trên, nên bụng tự nhiên thóp lại. Nín thở cho đến lúc cảm thấy vừa đủ thì hít hơi vào và nghiêng người ra phía trước 15 độ như lúc bắt đầu (hình 10-2).

Tập ba lần sau đó đứng thẳng người và thở đan điền thật thoải mái cùng cảm nhận năng lượng nơi não và nơi thân.

b. Quân Bình Chân Khí, Thế Ngồi

Đúng ra thì thế tập này sẽ thực hành sau thế Dũng sĩ Quỳ và trước thế Dũng Sĩ Ngồi, tuy nhiên liệt kê ở đây để dễ tham chiếu. Thế này có thể Quỳ hay Ngồi tập đều được.

Ngồi 2 tay chống trên bắp vế, người nghiêng về trước 15 độ. Thở 3 hơi Đan Điền, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng (hình 10-3).

Sau hơi thứ ba thì nín thở, phồng xương lồng ngực lên, thẳng người. Nín hơi lâu mau tùy sức, rồi hít vào và cúi người xuống lại như trước. Tập 3 lần.

270

Hình 138 (10-3) Quân bình chân khí, Ngồi

271

Hình 139(10-4) Quân bình chân khí, Ngồi

2. Thế Vượng Não

Sự vận động này có mục đích làm cho Bộ Não được khỏe mạnh. Cũng như trong các thế tập khác, phải nhớ để đầu lưỡi nơi hàm phía trên trong miệng, gần với chân răng hàm trên.

Đứng thẳng người, đầu lưỡi chạm hàm trên, hít vào bằng mũi, đồng thời bắt đầu đưa hai tay lên phía trước (hình 10-5).

138

Hình 140(10-5) Thế Vượng Não

Khi hai tay đưa lên phía trên đầu là phổi đầy hơi, thì bế huyệt Hội Âm (co cơ hậu� môn lại) (hình 10-6).

139

Hình 141(10-6) Thế Vượng Não

140

Hình 142(10-7) Thế Vượng Não

Thở ra dồng thời hạ� hai cánh tay xuống phía trước, cúi người xuống, hai tay tiếp tục quạt ra phía sau lưng, lên phía trên (hình 10-7).

Dùng sức nơi hai bắp thịt nách quạt mạnh hai tay ra phía trước, đứng thẳng lên cùng lúc hít hơi vào. Khi hai tay bật lên ở phía trên đầu thì phổi lại đầy hơi, thở ra bằng miệng cùng lúc hạ hai tay xuống. Khi gần� hết hơi thì xịt mạnh cho sạch phổi (hình 10-8).

141

Hình 143(10-8) Thế Vượng Não

Bắt đầu đứng thẳng lại như cũ (hình 10-9). Tập 10 lần thế Vượng Não. Sau đó đứng thở đan điền và cảm nhận năng lượng nơi bộ não.�

142

Hình 144(10-9) Thế Vượng Não

3. Thế Vận Nội Lực

Mục đích để gia tăng Chân Khí, tạo sức mạnh cơ bắp và tinh thần. Gồm có 3 thế.

a. Vận Nội Lực, Thế thứ nhất

Đứng thẳng người, hai chân ngang hai vai. Hít vào bằng mũi đồng thời đưa hai cánh tay ra phía ngoài và đưa lên trên (hình 10-10).

143

Hình 145(10-10) Vận Nội Lực I

144

Hình 146(10-11) Vận Nội Lực I

Khi hai bàn tay lên phía trên đầu là phổi đầy hơi. Nắm hai bàn tay thật chặt, đồng thời gồng hai cánh tay thật mạnh (hình 10-11).

Bắt đầu thở ra và cùng lúc dùng hết sức mạnh kéo hai cánh tay xuống� phía dưới, tiếp tục gồng, hai lòng bàn tay hướng ra phía trước (hình 10-12).

145

Hình 147(10-12) Vận Nội Lực I

Tiếp tục gồng và kéo hai bàn tay vào phía trong, ngang hai bên hông, đồng thời tiếp tục thở ra (hình 10-13).

Buông xả các bắp thịt (hết gồng) và đưa hai bàn tay ra phía trước rồi hạ xuống, tiếp tục thở ra (hình 10-14). Thực hành 3 lần thế thứ nhất.

146

Hình 148(10-13) Vận Nội Lực I

147

Hình 149(10-14) Vận Nội Lực I

b. Vận Nội Lực, Thế thứ hai

Đứng thẳng người, đầu lưỡi chạm hàm trên. Hít vào và đưa tay lên như thế� thứ nhất (hình 10-15)

148

Hình 150(10-15) Vận Nội Lực II

Khi phổi đầy hơi, hai tay nắm thật chặt và bắt đầu gồng hai cánh tay (hình 10-16).

Thở ra cùng lúc kéo tay xuống, hai chân xuống tấn, hai cánh tay tiếp tục gồng. Hai nắm tay hướng ra phía ngoài (hình 10-17).

149

Hình 151(10-16) Vận Nội Lực II

150

Hình 152(10-17) Vận Nội Lực II

Khi hai tay đến hông thì kéo vào trong, tiếp tục gồng và thở ra (hình 10-18).

151

Hình 153(10-18) Vận Nội Lực II

152

Hình 154(10-19) Vận Nội Lực II

Đánh mạnh hai tay xuống, đồng thời thở mạnh ra (hình 10-19).

Khi xuống dưới, hai bàn tay bung ra, hết gồng (hình 10-20, nếu nhìn ngang thì hình 10-21).

153

Hình 155(10-20) Vận Nội Lực II

Hai cánh tay vòng lên hai bên, bắt đầu gồng lại bắp thịt hai cánh tay thật mạnh, lúc này trong phổi không còn hơi (hình 10-22).

Đẩy mạnh hai cánh tay lên trên cùng lúc đứng lên, xả gồng và thở ra bằng miệng cho thật hết hơi (hình 10-23).

Sau khi thực hành ba lần thế thứ hai, thở 3 lần đan điền và cảm nhận nguồn năng lượng gia tăng trong cơ thể.

154

Hình 156(10-21) Vận Nội Lực II

155

Hình 157(10-22) Vận Nội Lực II

156

Hình 158(10-23) Vận Nội Lực II

c. Vận Nội Lực, Thế thứ ba

Đứng hai bàn chân chéo nhau theo cách Giao Chỉ. Hai đầu gối tựa vào nhau cho vững, lưng thẳng, cổ thẳng (hình 10-24), tuy có hơi quá đáng một chút. Tuy nhiên, trên thực tế trong khi tập, hai chân chúng ta đứng gần hơn và độ chéo của hai bàn chân cũng ít hơn như vẽ trong hình 10-25 này. Đứng đúng cách rồi thì hít vào bằng mũi, đồng thời hai tay đánh vòng ra phía ngoài rồi đưa lên (hình 10-26).

157

Hình 159(10-24) Vận Nội Lực III

158

Hình 160(10-25) Vận Nội Lực III

159

Hình 161(10-26) Vận Nội Lực III

Khi phổi đầy hơi, nắm hai bàn tay thật chặc, nghĩa là gồng hai cánh tay (hình 10-27).

160

Hình 162(10-27) Vận Nội Lực III

Dùng hết sức mạnh kéo hai tay xuống đồng thời thở ra (hình 10-28). Hai tay đến hông thì kéo hai tay vào phía trong, tiếp tục gồng và tiếp tục thở ra (hình 10-29).

161

Hình 163(10-28) Vận Nội Lực III

162

Hình 164(10-29) Vận Nội Lực III

Đánh mạnh hai tay cùng lúc người cúi xuống, tiếp tục thở ra. Khi người đã cúi xuống phía dưới thì hai bàn tay bung ra, các bắp thịt cũng tự nhiên xả gồng (hình 10-30).

163

Hình 165(10-30) Vận Nội Lực III

164

Hình 166(10-31) Vận Nội Lực III

Đưa hai cánh tay thẳng ra hai bên như cánh máy bay (lúc này phổi tự động ngưng thở ra) rồi đưa hai bàn tay vào phía trong cùng lúc bắt đầu gồng hai cánh tay lại (hình 10-31). Tiếp tục đưa hai cánh tay vào trong, tiếp tục gồng. Khi hai bàn tay đưa lên phía trên đầu thì nắm chặt hai bàn tay lại và tiếp tục gồng hai cánh tay (hình 10-32).

165

Hình 167(10-32) Vận Nội Lực III

Kéo hai cánh tay xuống với hai bàn tay đang nắm tay chặt vào ngang hông (hình 10-33). Khi đã đưa tay vào trong hết mức thì đưa hai bàn tay ra ngoài, xả gồng, lại thở ra đồng thời đứng lên (hình 10-34).

Thực hành 3 lần thế thứ ba và thở đan điền 10 lần sau mỗi thế. Mỗi lần thở vào và thở ra thoải mái cùng cảm nhận nguồn năng lượng nơi đan điền thượng (vùng vỏ não trán trước) và nơi thân.

166

Hình 168(10-33) Vận Nội Lực III

167

Hình 169(10-34) Vận Nội Lực III

Sau khi đã tập ba thế riêng rẽ, mỗi thế ba lần, ta hãy đứng thở thật thoải mái. Sau đó tập cả ba thế 1,2,3 liên tiếp. Thở đan điền 10 lần sau thế thứ ba cùng cảm nhận năng lượng mạnh mẽ nơi đan điền thượng và nơi thân. Tập ba lần như vậy.

d. Vận Nội Lực: Tiếp Xúc Với Đan Điền

Những người làm việc phải suy nghĩ, tính toán nhiều, những người hay bị chứng lo âu, buồn rầu, xuống tinh thần, trầm cảm, mỏi mệt, đau nhức mình mẩy, khiếp sợ thì tập thế Vận Nội Lực sẽ� cảm nhận năng lượng gia tăng nơi bộ não và nơi thân rất tốt. Khi tập nên tiếp xúc với, hay cảm nhận cảm giác mạnh mẽ nơi vùng não trước, cũng gọi là vỏ não trước trán. Sau đó, khi ăn cơm, đi bộ, ngồi thiền ta cũng nhớ trở về tiếp xúc hay cảm nhận cảm giác rất thoải mái nơi vùng vỏ não trước trán hay đan điền thượng. Để cho sự thực hành phát triển sức mạnh tâm linh và niềm an lạc được dễ dàng hơn, xin nhớ thực hành một cách cụ thể như sau:

1.Khi tập thế vận nội lực, cảm nhận nguồn năng lượng gia tăng nơi bộ não nói chung và vùng vỏ não trước trán nói riêng.

2.Khi đi bộ, ăn cơm, ngồi thiền, làm việc:

  • 10% chú ý thoải mái vào vùng đan điền hạkhi thở bụng,

  • 10% chú ý và cảm nhận thoải mái cảm giác an lạc nơi vỏ não trước trán, nơi huyệt Ấn Đường, vùng đan điền thượng.

001

Hình 170(10-35) Ba Đan Điền

Đó là một cách tập rất đặc biệt (bí quyết) mà chúng ta sẽ tập suốt đời để sống khỏe mạnh, an vui, giảm các chứng đau nhức và các chứng lo âu, sợ hãi, buồn rầu hay trầm cảm, đồng thời duy trì một trạng thái hưng phấn nhẹ nhàng và thường xuyên nơi thân tâm. Bí quyết này trước đây chỉ được truyền khẩu giữa thầy trò, giờ đây, vì lợi ích cho mọi người chúng tôi xin phổ biến và chỉ dẫn rõ ràng cách thực hành cho có kết quả bền chắc.

Ngoài ra, những người nào bị các chứng tâm thần như lo âu, sợ hãi, trầm cảm, ngoài việc thuốc men theo lời bác sĩ dặn, thực hành các thế Vận Nội Lực, sau đó ngồi trên ghế hay trên bồ đoàn (gối ngồi thiền) thở đan điền và cảm nhận nguồn năng lượng theo cách số 2 nói trên đồng thời c��m nhận hay nghĩ đến tình thương. Thở vảo cảm nhận tình thương nơi vùng đan điền trung, vùng quả tim, thở ra và chuyển tình thương đó đến cho những người thân trong gia đình. Sau khi cảm nhận nguồn năng lượng tình thương gia tăng, hướng đến những người mình không ưa hay giận, chuyển năng lượng tình thương đi kèm với cảm giác thoải mái đến họ.

Vận Nội Lực là cách tập rất quan trọng nên chúng ta cố gắng tập cho thật đúng để được kết quả như� ý muốn và xử dụng được nguồn năng lượng tốt lành suốt đời cùng truyền lại cho con cháu.

4. Thế Điều Chỉnh Thân

Chúng ta xử dụng thân thể của mình rất nhiều trong các sinh hoạt nặng nhẹ mỗi ngày như là làm việc, vận động thể thao, du lịch, cùng nhiều thứ khác từ nhỏ đến lớn. Gân cốt và bắp thịt chúng ta dần dần không còn ngay hàng và khó kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, mạch lạc như hồi còn trẻ. Chúng ta cần thực hành các động tác điều chỉnh thân trước và thân sau để cho các phần trong cơ thể có dịp kết hợp với nhau tốt đẹp hơn.

a. Điều Chỉnh Thân Sau

Điều chỉnh thân sau có mục đích giúp cho các bắp thịt chân, vùng xương chậu, lưng, vùng xương sống được ngay ngắn và khỏe mạnh.

Nằm thẳng người trên thảm tập. Thở ba hơi đan điền, buông xả toàn thân từ đầu, mặt, cổ, vai, lưng, ngực, bụng, tay, chân, bàn tay và bàn chân. Sau đó thực hành thở toàn thân: Thở vào cảm nhận (tưởng thấy) không khí trong lành tràn ngập vào thân qua làn da làm gia tăng sức khỏe, thở ra, không khí thoát ra từ thân. Thực hành thật êm dịu cách thở toàn thân 10 lần (hình 10-36).

Khi tập thế điều chỉnh thân sau thì nhớ hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Nằm trên thảm tập, hít vào. Khi thở ra thì đồng thời kéo chân phải lên sát vào người. Lúc chân lên sát vào người thì hết hơi trong phổi, nín thở. Có thể đếm tới 5 hay thấy nín vừa đủ, thì lại hít vào bằng mũi, đồng thời hạ chân xuống (hình 10-37).

168

Hình 171(10-36) Điều Chỉnh Thân Sau

169

Hình 172(10-37) Điều Chỉnh Thân Sau

Khi phổi đầy hơi thì thân người lại nằm thẳng như trước (hình 10-38). Lại thở ra bằng miệng đồng thời kéo chân trái lên sát người, nín thở (hình 10-39).

170

Hình 173(10-38) Điều Chỉnh Thân Sau

171

Hình 174(10-39) Điều Chỉnh Thân Sau

Khi thấy nín vừa đủ, hít vào và hạ chân xuống, phổi đầy hơi và người nằm thẳng như trước (hình 10-40). Thở ra bằng miệng đồng thời kéo hai chân lên sát người, nín thở (hình 10-41).

172

Hình 175(10-40) Điều Chỉnh Thân Sau

173

Hình 176(10-41) Điều Chỉnh Thân Sau

Nín thấy vừa đủ, hít hơi vào bằng mũi, hạ hai chân xuống và nằm thẳng như trước (hình 10-42). Sau đó nín thở (nhớ khác trước, phải giữ hơi trong phổi để có sức ngồi dậy), ngồi lên Thế Bán Nguyệt (nửa vầng trăng), hai chân đưa lên và hai cánh tay nằm song song với mặt đất. Nín hơi thấy đủ thì thở ra và hạ người xuống (hình 10-43).

174

Hình 177(10-42) Điều Chỉnh Thân Sau

175

Hình 178(10-43) Điều Chỉnh Thân Sau

Nằm thẳng người như trước (hình 10-44).

176

Hình 179(10-44) Điều Chỉnh Thân Sau

Thực hành liên tiếp năm động tác nói trên 5 lần. Sau đó nằm thở đan điền 3 lần rồi thực hành thở toàn thân 10 lần là kết thúc phần tập Diều Chỉnh Thân Sau, xin đứng lên và tập thế Điều Chỉnh Thân Trước.

b. Điều Chỉnh Thân Trước

i. Điều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

Điều chỉnh thân trước có 15 động tác, chia ra làm 3 nhóm (nhóm đầu, nhóm giữa, nhóm cuối), mỗi nhóm 5 động tác.

Đứng thẳng người, hai chân ngang hai vai, thở ba hơi đan điền. Đưa hai tay lên chắp trước quả tim tỏ sự� thành tâm (hình 10-45). Hít vào bằng mũi, đưa hai tay lên phía trên trán tỏ sự thành kính đối với đời sống trong đó có cả chính mình (hình 10-46).

177

Hình 180(10-45) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

178

Hình 181(10-46) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

Thở ra bằng mũi, dồng thời ngồi xuống, hai gót chân đưa cao, hay tay thẳng phía trước (hình 10-47). Tiếp tục thở ra, cúi người xuống phía trước, các đầu ngón tay chấm đất, hai chân dưới (cẳng chân) nằm thẳng trên mặt đất (hình 10-48).

179

Hình 182(10-47) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

180

Hình 183(10-48) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

Năm điểm trên người: đầu, hai bàn tay, hai đầu gối chấm đất, hai bàn chân ngữa và thẳng ra sau, tới đây hết hơi trong phổi thì nín thở. Sau đó đưa các đầu ngón chân vào trong chuẩn bị lấy thế bật người ngồi dậy (hình 10-49).

181

Hình 184(10-49) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

Đưa các ngón chân ra phía trước, lấy thế bật người lên và ngồi trên đầu hai bàn chân cùng lúc hít vào, hai tay chắp trước ngực (hình 10-50). Tiếp tục hít vào và đứng lên như lúc bắt đầu khởi thế tập. Sau đó xá và thở ra (hình 10-51).

182

Hình 185(10-50) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

183

Hình 186(10-51) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

Tập động tác kế tiếp như từ hình 10-46 đến 10-50, lần này đến thế quỳ nằm sát trên mặt đất (so với hình 10-49) thì hai cánh tay kéo vào trong nhiều hơn như hình 10-52, đến đây thì hết hơi trong phổi, nín thở, sau đó hít vào và đứng lên như trong hình 10-50 rồi xá và thở ra.

184

Hình 187(10-52) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

Tập thế kế tiếp như từ� hình 10-46 đến 10-50, lần này đưa hai tay lên cao, đến đây hết hơi trong phổi, nín thở, sau đó hít vào rồi đứng lên, xá và thở ra (hình 10-53).

Tập thế kế tiếp như từ� hình 10-46 đến 10-50, lần này nắm hai bàn tay lại, kéo lên cao sau lưng, nín thở. Sau đó đứng lên, xá và thở ra (hình 10-54).

185

Hình 188(10-53) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

186

Hình 189(10-54) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

Tập thế kế tiếp như từ� hình 10-46 đến 10-50, lần này để hai tay ra phía trước như lần đầu tiên, hết hơi trong phổi, nín thở. Sau đó hít hơi vào, đứng lên xá và thở ra (hình 10-55).

187

Hình 190(10-55) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Đầu

ii. Điều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

Đứng thẳng người, chắp hai tay trước quả tim tỏ sự thành tâm (hình 10-56). Hít vào đưa hai tay thẳng lên phía trên đầu, hai bàn tay chắp lại (hình 10-57).

Thở ra, ngồi xuống, hai gót chân đưa cao (hình 10-58). Tiếp tục thở ra, cúi người về phía trước, các đầu ngón tay chấm đất, đầu gối và hai chân dưới nằm thẳng trên mặt đất, các ngó�n chân thẳng ra sau (hình 10-59).

188

Hình 191(10-56) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

189

Hình 192(10-57) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

190

Hình 193(10-58) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

191

Hình 194(10-59) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

Tiếp tục thở ra, hai bàn tay đưa thẳng ra phía trước, trán chạm đất đến đây là hết hơi trong phổi, nín thở (hình 10-60). Đưa các ngón chân ra phía trước, hít hơi vào đồng thời lấy thế bật người ngồi lên trên đầu bàn chân, hai tay chắp phía trước. Tiếp tục hít vào, đứng thẳng lên, xá và thở ra (hình 10-61).

192

Hình 195(10-60) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

193

Hình 196(10-61) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

Tiếp theo, tập như trong các hình từ 10-56 đến 10-60, lần này đưa hai bàn tay dọc theo hông, đến đây hết hơi trong phổi, nín thở, 2 tay để dọc theo người. Sau đó hít vào và ngồi dậy (hình 10-62).

194

Hình 197(10-62) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

195

Hình 198(10-63) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

Kế tiếp, tập như� trong các hình từ 10-56 đến 10-60, lần này đưa hai bàn tay cao sau lưng, đến đây là hết hơi trong phổi, nín thở, sau đó hít vào và ngồi dậy (hình 10-63).

Thế kế tiếp cũng tập như� trong các hình từ 10-56 đến 10-60, lần này khi cúi đầu thì kéo hai tay lên sau lưng, đến đây là hết hơi trong phổi, nín thở. Sau đó hít hơi vào và ngồi dậy (hình 10-64).

196

Hình 199(10-64) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

197

Hình 200(10-65) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Giữa

Tập thế kế tiếp như trong các hình từ 10-56 đến 10-60, lần này để hai bàn tay thẳng ra phía trước, đến đây là hết hơi trong phổi, nín thở. Sau đó hít vào và ngồi dậy (hình 10-65).

iii. Điều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

Chắp hai tay trước quả tim tỏ sự thành tâm (hình 10-66). Hít vào bằng mũi, đưa hai tay thẳng lên phía trên đầu, hai bàn tay chắp lại (hình 10-67).

Thở ra đồng thời ngồi xuống, hai gót chân đưa lên, hai cánh tay đưa ngang, hết hơi trong phổi, nín thở (hình 10-68). Sau đó, chắp hai bàn tay lại, hít hơi vào� và đứng lên bằng các ngón chân (hình 10-69).

198

Hình 201(10-66) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

199

Hình 202(10-67) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

200

Hình 203(10-68) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

201

Hình 204(10-69) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

202

Hình 205(10-70) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

Thế kế tiếp, đứng lại như lúc bắt đầu, hai tay chắp trước quả tim bày tỏ sự thành tâm (hình 10-70). Hít vào, đưa hai tay lên phía trên đầu, hai bàn tay chắp lại (hình 10-71).

203

Hình 206(10-71) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

204

Hình 207(10-72) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

Thở ra, ngồi xuống trên các ngón chân, hai gót đưa lên, hai tay đưa cao, hết hơi trong phổi thì nín thở (hình 10-72). Chắp hai bàn tay lại, hít vào đứng lên (hình 10-73).

205

Hình 208(10-73) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

Tiếp theo. đứng thẳng người như lúc ban đầu, hai tay chắp trước quả tim bày tỏ sự thành tâm, xá và thở ra (hình 10-74). Hít vào, đưa hai tay lên phía trên đầu, hai bàn tay chắp lại (hình 10-75). Thở ra, ngồi xuống, hai gót đưa lên, hai tay thẳng ra trước, hết hơi trong phổi, nín thở. Sau đó hít vào và đứng lên như trước (hình 10-76).

206

Hình 209(10-75) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

207

Hình 210(10-75) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

208

Hình 211(10-76) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

209

Hình 212(10-77) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

Thế kế tiếp, tập theo các hình từ 10-70 đến 10-72, lần này đưa tay mặt nằm ngang và tay trái thẳng lên, đến đây thì hết hơi trong phổi, nín thở, sau đó hít vào, đứng lên, hai tay chắp trước ngực, xá cùng lúc thở ra (hình 10-77).

Thế kế tiếp, tập theo các hình từ 10-70 đến 10-72, lần này đưa tay trái nằm ngang vai và tay mặt thẳng lên, đến đây hết hơi trong phổi, nín thở (hình 10-78)

210

Hình 213(10-78) Diều Chỉnh Thân Trước, Nhóm Cuối

Sau đó hít vào, đứng lên, hai tay chắp trước ngực, xá và thở ra. Đến đây là hoàn tất các thế điều chỉnh thân trước, để hai tay xuống, thở đan điền thoải mái và cảm nhận niềm an lạc và năng lượng nơi bộ não và nơi thân.


Khí Công Tâm Pháp Toàn Tập
Thầy Phụng Sơn


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567