Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[11 -20]

24/04/201312:09(Xem: 3327)
[11 -20]


Đối Thoại Thiền
Giai Không
Pháp Bảo, Sydney 1997
---o0o---

11. Is That So?

The Zen master Hakuin was praised by his neighbours as one living a pure life.

A beautiful Japanese girl whose parents owned a food store lived near him. Suddenly, without any warning her parents discovered she was with child. This made her parents angry. She would not confess who the man was, but after much harassment at last named Hakuin.

In great anger the parents went to the master. “Is That So?” was all he would say. After the child was born it was brought to Hakuin. By this time he had lost his reputation, which did not trouble him, but he took very good care of the child. He obtained milk from his neighbours and everything else the little one needed.

A year later the girl-mother could stand it no longer. She told her parents the truth – that the real father of the child was a young man who worked in the fishmarket.

The mother and father of the girl at once went to Hakuin to ask his forgiveness, to apologize at length, and to get the child back again.

Hakuin was willing. In yielding the child, all he said was: “Is That So?”.

Thế À

Thiền sư Bạch Ẩn (Hakuin-Ekaku: 1686-1769) được người láng giềng ca tụng như một người sống đời sống thanh tịnh.

Một gia đình người Nhật, chủ nhân cửa tiệm thực phẩm, sống gần Bạch Ẩn, có cô con gái đẹp. Bất ngờ một hôm cha mẹ cô khám phá ra cô đã có thai. Việc này làm cha mẹ cô nổi giận. Cô không chịu thú nhận người đàn ông cô chung đụng là ai, nhưng sau bao nhiêu là phiền phức, cuối cùng lại là tên Hakuin. Rất phẫn nộ, cha mẹ cô gái đến ngay vị thầy này. Hakuin chỉ vỏn vẹn thốt lên: “Thế à?” rồi thôi. Sau khi đứa bé sinh ra nó được mang tới trao cho Bạch Ẩn. Lúc đó, Bạch Ẩn mất hết danh dự, nhưng việc này không làm Thiền sư buồn phiền mà lại còn săn sóc đứa bé rất chu đáo. Ông xin sữa của những bà mẹ láng giềng và những đồ dùng cần thiết cho đứa bé.

Một năm sau cô gái không còn chịu đựng lâu hơn được nữa. Nàng tỏ sự thật với cha mẹ nàng rằng người cha thật sự của đứa bé (không phải là Hakuin) chính là một thanh niên bán cá trong chợ. Cha mẹ cô gái lập tức đến chỗ Hakuin để xin ông tha thứ, nhận hết lỗi quấy bấy lâu, và xin đem đứa bé về.

Bạch Ẩn bằng lòng. Khi trao lại đứa bé, Hakuin cũng chỉ thốt lên: “Thế à?”.

Câu Hỏi Gợi Ý

  1. Tại sao cô gái đổ lỗi cho một vị Thiền sư chân chánh phạm giới dâm? Thử luận tội vu oan này theo luật pháp?

  2. Nhận lỗi lầm về mình, phải chăng Hakuin là một người nhu nhượt, hèn nhát?

  3. Danh dự của một người đã mất có thể lấy lại được không? Tại sao?

  4. Bạn nghĩ sao về thái độ của cô gái qua việc làm bất nhất kể trên?

  5. Hakuin tu hạnh Bồ Tát, nên việc nhẫn nhục là thể hiện một hạnh nguyện cứu nhân độ thế?

5 câu hỏi gợi ý vừa rồi, có người đã than phiền rằng “không có vẻ gì Thiền cả”. Bốn câu hỏi đầu đều có tính cách thế tục, e không thích hợp mục này chăng? Tại sao không nêu ra những vấn đề then chốt trong đạo Thiền – thoát tục thanh tân nhẹ nhàng - lại đưa độc giả đến bờ vực thẳm của đời sống đảo điên, hệ lụy?

-Thiền không thể tách rời đời sống hay những sinh hoạt thường nhật của chúng ta. Tất cả những công việc diễn ra mỗi ngày, nếu ta làm việc trong ý thức, tức tâm tư trở nên tỉnh lặng. Như thế là sống trọn vẹn trong sự tỉnh thức qua hơi thở và nụ cười chính mình, thì chẳng phải Thiền là gì?

* Ðạo hữu Duy Học (Sydney)

  1. Tại sao cô gái đổ lỗi cho một vị thiền sư chân chính phạm giới dâm? Thử luận tội vu oan này theo luật pháp?

-Cô gái chửa hoang ở các nước Á Ðông là một việc xấu, khiến cha mẹ xấu hổ, bị xóm giềng hay làng mạc chê cười. Như thế cô gái sẽ ế chồng, không còn ai muốn lấy cô ta nữa. Vì thế, để che dấu việc lỡ lầm này, cô ta đã nghĩ ra cách đổ tội cho một Thiền sư, hy vọng vị tu sĩ vì lòng đại từ bi quảng đại mà tha thứ che chở. Ðây là hành động tội lỗi, vì cô đã vu oan cho một vị tu hành trong cửa Phật. Nếu xử theo luật pháp, tội vu oan người khác rất nặng, có thể bị phạt tiền và tù nữa.

  1. Nhận lỗi lầm về mình, phải chăng Hakuin là một người nhu nhược, hèn nhát?

-Thiền sư Hakuin (Bạch Ẩn) nhận lỗi lầm về mình chẳng phải Ngài nhu nhược hay hèn nhát mà chính Ngài là một vị tu hành chân chính, đạo hạnh cao cả. Ngài là vị thiền sư đầy kinh nghiệm nên đã lấy hạnh “từ bi, vô ngã” để đối xử với mọi người. Lòng từ bi, tâm vô ngã nên Ngài chỉ thốt lên hai tiếng “Thế à?”, khi bị gán tội làm cô gái chửa hoang. Tiếng “Thế à” cũng có nghĩa là: “việc xảy ra sao tôi nhận vậy, không có phản ứng chi cả”.

  1. Danh dự của một người đã mất có thể lấy lại được không? Tại sao?

-Ðối với một người thế gian, khi không có tội mà bị vu oan liền phản ứng ngay, và phản ứng một cách quyết liệt. Nạn nhân có thể kiện lại người vu khống mình để bảo toàn danh dự đã bị mất. Nếu tòa xử không có tội thì danh dự được cứu vãn. Ðối với đạo Phật, một tu sĩ đã tu hạnh nhẫn nhục có lòng từ bi quảng đại và tâm vô tướng thì chẳng sợ những lời đàm tiếu, thị phi của thế gian. Vì sao? Vì tu sĩ đã phá chấp, biết rõ những lời khen chê hay vu khống hoặc thưởng phạt đều không đáng bận tâm. Nếu cố chấp sẽ sinh phiền não, dấy khởi tham-sân-si, tạo nghiệp luân hồi.

  1. Bạn nghĩ sao về thái độ của cô gái qua việc làm bất nhất kể trên?

-Cô gái gây tội lỗi, thoạt đầu đổ lỗi cho thiền sư Bạch Ẩn, sau lại nói với cha mẹ rằng anh bán cá trong chợ mới đúng là tác giả - cha của đứa bé – mà cô đang bị thiên hạ cười chê. Thái độ bất nhất của cô ta đã nói lên lòng hối hận vô bờ. Cô không muốn để cho một vị Thiền sư khả kính, như ngài Bạch Ẩn phải bị tiếng oan! Cô gái đã biết sám hối một việc làm không thể tha thứ như vậy; cũng làm cho cha mẹ cô được vui lòng và làng xóm được hoan hỷ thấy thiền sư Bạch Ẩn là một bậc tu hành khả kính, đạo hạnh trong sạch, biết nhẫn điều khó nhẫn, khỏi bị tiếng oan.

  1. Hakuin tu hạnh Bồ Tát, nên việc nhẫn nhục là thể hiện một hạnh nguyện cứu nhân độ thế?

-Hakuin tức thiền sư Bạch Ẩn tu hạnh Bồ Tát, nên sẵn sàng chấp nhận tất cả mọi sai trái, nhầm lẫn của thế gian, vì thường bị tham, sân, si gây nên đủ thứ tội lỗi. Một vị Bồ Tát đã tu lục độ luôn thực hành hạnh “nhẫn nhục ba la mật” hay nhẫn nhục vô tướng để làm gương cho mọi người. Hạnh Bồ Tát là để cứu độ mọi chúng sanh, hoặc khuyến tấn chúng sanh nên bỏ “cái ta” quá lớn để cư xử với mọi người bình đẳng; được khen không mừng, bị chê không giận buồn, tức giữ cái Tâm bình đẳng rồi vậy.

* Ông Trần H. Hải (Nam Úc)

  1. Có ba lý do cô gái đổ lỗi cho một vị thiền sư chân chánh phạm trọng giới:

a)cùng đường, bí lối không biết phải làm sao hơn.

b)sự xấu hổ đến cùng cực, nạn nhân muốn có bóng mát che chở.

c)người tu hành dễ tha thứ hơn người khác

Tội vu oan theo luật pháp, nội vụ khi được tòa xử xong:

-đương đơn phải trả tất cả các án phí (phí tổn tòa án) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

-có thể bị án tù treo tùy trường hợp gia trọng.

-bồi thường một đồng bạc ($1.00) danh dự cho bị cáo.

  1. Người tầm thường khi phạm lỗi lầm xấu ác hay tìm cách che dấu, đổ lỗi kẻ khác. Như thế cái lỗi trước chưa xong, lại tạo thêm tội lỗi khác. Ðây chính là kẻ hèn nhát, đê tiện đáng khinh bỉ, vì dám làm mà không dám nhận chịu trách nhiệm.

-Kẻ không làm điều xấu ác mà nhận chịu thay người khác là anh hùng, người có một sức mạnh tinh thần dũng kiện vững bền mới đương đầu nổi bao nhiêu chuyện phức tạp, khó khăn. Kẻ đáng được ca tụng, xứng đáng nêu gương cho người khác.

  1. Danh dự hay tiếng thơm sạch ở đời chẳng qua là bức màn che, lớp áo mới màu mè. Thực chất của một người sống có đạo đức không cần nước sơn vẽ màu mè bên ngoài ấy. Vì thiếu đạo đức tối thiểu, người ta sống trên danh dự, khi danh dự bị mất như trận cuồng phong quét sạch tất cả những gai gốc lởm chởm. Cũng như bát nước đầy bị đổ thì cũng khó hốt lại được như trước.

  1. Con người thường có lúc phải hồi tâm hướng thiện. Ðó là những lúc lương tâm dày vò cắn rứt không cho phép nói hay làm điều tội lỗi xấu ác. Thái độ cô gái hành xử bất nhất cũng là tâm trạng tự hối mà chính lương tâm cô phản tỉnh phải đi theo con đường đúng, theo lẽ phải.

  1. Thực hành hạnh nguyện Bồ Tát có hai khía cạnh:

-Những việc do chính mình đề ra và theo đuổi một cách tích cực trong nghĩa tinh tấn, dù gặp chướng ngại vẫn cố gắng vượt qua;

-Việc không đâu do ngoại cảnh đưa tới buộc phải đương đầu, đối phó.

Trường hợp nhẫn nhục chịu đựng của Bạch Ần nằm trong khía cạnh thứ hai này. Tuy nhiên, mức độ của sự việc như ta theo dõi thì, đây cũng chỉ là một khía cạnh trong những hạnh nguyện của Bồ Tát mà thôi.

* Bạn Minh Giác (Vic)

1. Thường thường người ta ưa làm ác hay kéo lôi người khác làm việc ác. Mục đích là để có thêm đồng minh với mình. Trong trường hợp cô gái thiếu nết na và vị thiền sư đức hạnh như trong câu chuyện là một ngoại lệ. Cô gái muốn chạy tội bằng cách đổ tội cho một người khác thường - một Thiền sư - để chứng tỏ rằng cô bị ép buộc, do một sức mạnh nào đó lôi cuốn vào con đường sai quấy tội lỗi. Nhưng cô đã rơi vào một trọng tội khác: tội vu oan cho người tu hành chân chánh. Luật pháp thế gian thì luôn luôn có kẽ hở mà kẻ có tiền và có thế lực thường hay thắng thế, cho dù sự việc xảy ra lớn hay nhỏ.

Thiền sư là người tu hành đạo hạnh không dựa vào hai sức mạnh vật chất thế gian: tiền tài và thế lực. “Luật pháp là những màn nhện mà những con ruồi to thì chui lọt, còn những con nhỏ thì mắc lưới” (Les lois sont des toiles d’araignées à travers lesquels passent les grosses mouches et où restent les petites), như một văn sĩ Pháp đã nói, thật là chí lý ở mọi thời và mọi quốc độ. Thế thì luật pháp có gì công bằng đáng tin tưởng?

2. Câu nói lững lờ “Thế à” của Hakuin chưa chắc Thiền sư nhận lỗi hay không nhận lỗi. Như con dao hai lưỡi, hãy coi chừng. Nếu ai lầm tưởng sẽ bị cái hại vào thân. Hakuin là một người kiên cường dũng mãnh, không là kẻ nhu nhược, hèn nhát như ta tưởng.

3. Danh dự của một người cũng chỉ là lớp vỏ bọc đường, lớp nước sơn màu mè dễ tróc thì gặp nước hay lửa đụng vào. Nước luôn luôn chảy xuôi dòng, thể nguội; lửa thường bốc khói, thể nóng. Dòng nước dụ cho dòng đời, lửa chỉ lòng sân hận bừng bốc, làm thiêu đốt tất cả những công trình sáng tạo của một đời khổ công tạo dựng. Hai trạng thái nóng lạnh đều làm cho danh dự con người dễ tan hoại như chiều lá thu rơi rụng. Lá vàng khi lìa cành rơi xuống đất thì không thể trở lại thân cây được nữa; cũng như danh dự một khi đã bị xúc phạm, bị mất cũng khó mà lấy lại được.

4. Con người lúc ở trạng thái tinh thần hốt hoảng thường hay sợ sệt, dễ gây ra bất cứ điều lầm lỗi xấu ác nào. Nhưng sau khi nghĩ lại, người ta ăn năn tỉnh ngộ. Trường hợp của cô gái trong câu chuyện là một điển hình.

5. Pháp nhẫn nhục là phương pháp tương đối khó thực hành đối với mọi người, nhưng không vì thế mà không ai làm được. Nhẫn được điều khó nhẫn là thành tựu được một hạnh nguyện trong sự nghiệp tu hành. Việc cứu đời, giúp người của Hakuin nếu có, là hoàn toàn do người đời ban tặng, còn Thiền sư thì không vướng bận việc gì…

Nhận Xét Góp Ý

1) Câu tục ngữ “cận đâu xâu đó” ở thời nào cũng vẫn đúng. Câu này có nghĩa là ở gần đâu thì nương tựa đó hay thường thân cận tiếp xúc người nào, kẻ đó phải chia xẻ một phần với ta trong đời sống, nhất là trong đời sống tâm linh. Cô gái lẳng lơ để phải mang bầu, lại đem đổ tội cho vị Thiền sư, vì nhà cô ở gần thiền viện. Do quen biết hay có thể cô ta thường gặp mặt Hakuin, và sự việc vu khống đã xảy ra cho một người tu hành, không sự nghiệp, không truyền nối kế thừa.

Theo luật pháp thế gian, tội vu cáo oan người là một trọng tội không thể tha thứ, vì làm nhục danh dự kẻ khác, cũng tương đương tội giết người không cần vũ khí, gươm dao. Tuy nhiên, sự việc nghiêm trọng hay không còn tùy tâm trạng của quan tòa lúc xét xử mà bị can bị kết tội nặng hay nhẹ. Riêng Thiền sư thì không muốn cho ai phải chịu khổ, cho dù đó là kẻ thù của mình đi nữa. Việc vu oan của cô gái đối với Hakuin không thành vấn đề. Việc đó đối với tâm tư của Thiền sư coi như nước chảy qua cầu, không lưu lại dấu vết gì.

2) Không tạo điều sai quấy tội lỗi mà gặp trường hợp bất đắc dĩ phải nhận tội công khai trước mọi người, là một người phi thường, chứng tỏ phải có một tinh thần đại lượng bao dung, nhận tội thay kẻ đã “ném đá dấu tay” trước búa rìu thị phi công luận. Một người nhu nhược hèn nhát thì không đủ can đảm làm nghĩa cử cao đẹp như thế.

3) Danh dự của một người thường không được xây dựng trên căn bản đạo đức. Việc được mất, hơn thua là lẽ thường tình thế gian. Việc đời có muôn mặt, danh dự là một khía cạnh cao quí của đời sống mà ai cũng ưa đắm, tranh giành. Ðược danh dự có nhiều lúc còn quí hơn vàng – tùy theo quan niệm mỗi người – theo sự cảm thọ dĩ nhiên không ai giống ai cả. Theo đó một khi danh dự đã mất không bao giờ lấy lại được. Vì nó không được xây trên nền tảng căn bản của đạo đức mà trên những ý niệm tầm thường thế nhân.

4) Cô gái tỏ ra khôn ngoan và có suy tính kỹ. Ðối tượng mà cô nhắm tới là một vị Thiền sư danh đức, như bóng cây cổ thụ che rợp bóng mát rộng lớn, lợi lạc nhiều người và mọi vật. Việc làm của cô không phải bất nhất mà do tình thế đã thay đổi, đã đến lúc thuận duyên buộc cô phải nói ra hết sự thật u ẩn chấp chứa trong lòng bấy lâu nay.

5) Như tích truyện Quan Âm Thị Kính, trong một kiếp trước tiểu Kính Tâm mắc tội hàm oan do Thị Mầu vu oan giá họa. Nhờ biến cố đau thương đó trong đời tu niệm mà cô gái cải dạng nam trang dốc lòng tu tập đến đạt thành chánh quả, tức là thành Phật Quan Âm. Hakuin chọn đúng con đường theo hạnh nguyện - nếu phải gọi đó là hạnh nguyện - Bồ Tát.

12. Gudo And The Emperor

The emperor Goyozei was studying Zen under Gudo. He inquired: “In Zen this very mind is Buddha. Is this correct?”

Gudo answered: “If I say yes, you will think that you understand without understanding. If I say no, I would be contradicting a fact which many understand quite well”.

On another day the emperor asked Gudo: “Where does the enlightened man go when he dies?”.

-Gudo answered: “I know not”.

-Why don’t you know? Asked the emperor.

-Because I have not died yet, replied Gudo.

The emperor hesitated to inquire further about these things his mind could not grasp. So Gudo beat the floor with his hand as if to awake him, and the emperor was enlightened!

The emperor respected Zen and old Gudo more than ever after his enlightenment, and he even permitted Gudo to wear his hat in the palace in winter. When Gudo was over eighty he used to fall asleep in the midst of his lecture, and the emperor would quietly retire to another room, so his beloved teacher might enjoy the rest his ageing body required.

Gudo Và Thiên Hoàng

Thiên Hoàng Goyozei (2) học thiền với Thiền sư Gudo. Vua thắc mắc: “Trong Thiền, chính cái Tâm này là Phật, có đúng thế không?”, bạch Thầy.

Gudo đáp: Nếu tôi trả lời đúng thì Ngài sẽ cho rằng Ngài hiểu mà không hiểu; còn trả lời không thì đi ngược lại với thực tế mà nhiều người hiểu.

Một hôm khác Thiên Hoàng hỏi Gudo: “Một người giác ngộ sẽ đi về đâu sau khi chết?”

-Tôi không biết, Gudo trả lời.

-Tại sao Thầy không biết? Vua hỏi.

-Vì tôi chưa chết, Gudo trả lời.

Thiên Hoàng còn phân vân muốn hỏi thêm nhiều việc mà tâm mình chưa nắm vững. Vì thế Gudo lấy tay đập lên sàn nhà như để thức tỉnh vua, và Thiên Hoàng giác ngộ.

Thiên Hoàng cũng để Gudo đội mão của vua trong hoàng cung vào mùa đông. Khi Gudo trên 80 tuổi, Thiền sư thường ngủ ngay trong lúc đang giảng pháp; vì thế Thiên Hoàng yên lặng rút lui sang một phòng khác để bậc thầy yêu kính của mình di dưỡng tấm thân lúc tuổi già.

Chú thích

(1)Thiên Hoàng (Ten nô), danh từ riêng Nhật dùng chỉ vua của họ, đồng nghĩa như Hoàng đế hay Tổng thống ngày nay.

(2)Goyozei (Hậu Dương Thành thiên hoàng: 1586-1611) ở vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Nhật Bản.

Câu Hỏi Gợi Ý

1)Bạn hiểu sao thái độ của Gudo khi trả lời nhà vua như không rõ ràng, không dứt khoát như thế?

2)Cùng một vấn đề được lập đi lập lại nhiều lần có lợi hay hại. Tại sao?

3)Gudo trong cung nội dạy đạo Thiền cho Thiên Hoàng, có phải là một bậc quốc sư đương thời của triều đình tại Nhật Bản?

4)Gudo làm cho Thiên Hoàng giác ngộ, phải chăng chính Thiền sư giác ngộ?

5)Khi nào thì một người được giác ngộ?

* Ðạo hữu Duy Học (Sydney) có cái nhìn như sau:

1)Bạn nghĩ sao thái độ của Gudo khi trả lời nhà vua như không rõ ràng, không dứt khoát như thế?

-Xin mạn phép ghi lại câu trả lời của Thiền sư Gudo. Thiền sư đáp: “Nếu tôi trả lời đúng thì Ngài sẽ cho rằng Ngài hiểu mà không hiểu; còn trả lời không thì đi ngược lại với thực tế mà nhiều người hiểu”. Thoạt tiên đọc qua câu trên, chúng ta có cảm tưởng bình thường là không rõ ràng, không dứt khoát, nhưng thực ra với lối quán xét, quán chiếu của Thiền, câu trả lời của Thiền sư Gudo rất là rõ ràng, dứt khoát, sâu sắc xuất phát từ tâm của bậc đã giác ngộ, đã đạt được “bình đẳng tánh trí” hay “vô phân biệt trí” của chư Phật. Trở lại câu trên, chữ “Nếu” cho hay Thiền sư không nói rõ, không xác định rằng ý của vua là đúng hay không đúng. Chữ Nếu là không có thật. Thiền sư còn tiếp: “… còn trả lời không…” câu xác định này Ngài cũng chẳng trả lời khẳng định ý vua là không đúng. Thiền sư Gudo dứt khoát chẳng muốn trả lời vua là đúng, là không đúng. Vì nếu trả lời ngay ý vua là đúng hay không đúng, đương nhiên Thiền sư bị mắc kẹt vào “Phân Biệt”. Vậy câu trả lời của Thiền sư chứng tỏ Ngài biết “khế cơ và khế lý” hợp với lẽ đạo, lễ độ với vua, đúng với tinh thần “vô phân biệt” của các bậc giác ngộ.

2)Cùng một vấn đề được lặp đi lặp lại nhiều lần có lợi hay hại. Tại sao?

-Một vấn đề được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ đập vào tai, vào mắt, vào các căn thức, tàng thức của con người có sức lôi cuốn, biến thành hành động và gây nên nghiệp thiện hay ác. Nếu con người chịu khó học hỏi, tu tập, thực hành, chứng nghiệm những gì đã lãnh thọ thì sẽ hoán chuyển nghiệp, biến tham-sân-si thành Bồ Ðề. Ngược lại, không sửa đổi, không tu, không hành, đương nhiên phải bị ngụp lặn trong vòng sanh tử luân hồi.

3)Gudo trong cung nội dạy đạo Thiền cho Thiên Hoàng, có phải là một bậc quốc sư đương thời của triều đình tại Nhật Bản?

-Câu này đã có trả lời sẵn trong bài với phép lễ độ, trí sáng suốt “vô phân biệt” của một Thiền sư giác ngộ. Gudo đã rất xứng đáng là bậc thầy của vua và của tất cả dân chúng. Bằng chứng Gudo đã làm cho nhà vua trở nên giác ngộ đạo vô thượng. Vua lại càng kính trọng và phụng dưỡng Ngài trong lúc tuổi già, để đáp đền thâm ân giáo huấn.

4)Gudo làm cho Thiên Hoàng giác ngộ, phải chăng chính Thiền sư giác ngộ?

-Ðương nhiên Thiền sư giác ngộ, vì qua câu trả lời câu hỏi của vua, Thiền sư đã chứng tỏ Ngài đạt “bình đẳng tánh trí” hay “vô phân biệt” của chư Phật.

5)Khi nào thì một người được giác ngộ?

-Trong đời mạt pháp này, con người còn đam mê, tham đắm vật chất, còn vướng quá nhiều phiền não, tham, sân, si, nên tìm ra một người giác ngộ thật là khó! Có lẽ chúng ta sẽ thấy những tia sáng của một số ít tâm thức trở nên trong sáng qua việc tu hành cần mẫn, bền chí lâu dài qua pháp “lục độ ba la mật”. Ðó là con người tuy sống trong cảnh động mà tâm vẫn tịnh, hành mà vô hành, lúc nào cũng từ bi bình đẳng, vô ngại. Qua sự tu học, chúng ta thấy các vị đã giác ngộ như Lục Tổ Huệ Năng. Ngài đã sống trong đám thợ săn mà tâm Ngài chẳng động, không sát sanh hại vật, như Ngài Duy Ma Cật sống với vợ con mà tâm vẫn thanh tịnh. Sơ Tổ phái thiền Trúc Lâm tại Việt Nam là vua Trần Nhân Tông, một vị vua chay tịnh tu thiền. Ngài bỏ cả ngôi vị đế vương vào tu ở núi Yên Tử, dạy cho dân bỏ mê tín, tu thập thiện, thọ Bồ Tát giới v.v… Thiền sư Vạn Hạnh xem thường công danh phú quí. Ngài thông cả tam giáo, bách luận, giúp vua Lê Ðại Hành đánh bại giặc Tàu, cứu dân, cứu nước. Vua Trần Thái Tông dạy dân “Thiền - Tịnh song tu”, và là một vị Thiền sư nổi tiếng vào thế kỷ thứ mười ba, dạy pháp môn niệm Phật, hành theo Giới - Ðịnh - Huệ để dứt trừ phiền não, là trở về với chân tâm, Phật tánh sẵn có nơi tâm mỗi người.

* Bạn Minh Giác (Vic)

Bạn Minh Giác có cái nhìn quán chiếu đi vào chiều sâu của vấn đề, đưa ra nhận xét như sau:

1) Câu trả lời không dứt khoát, không rõ ràng mà phân hai, có nhiều lúc lại cần thiết cho người đối thoại, nhất là trong quan niệm Thiền. Qua ba lần hỏi đáp, giữa Gudo và thiên hoàng Goyozei thì cả ba lần vua đều thất vọng, vì những câu trả lời cộc lốc của Thiền sư, khiến nhà vua vô cùng bối rối. Cũng chính nhờ tâm trạng bối rối ngơ ngác của nhà vua mà Thiền sư có dịp khai ngộ và Hoàng đế bừng tỉnh cơn mê truyền kiếp của mình.

2) Cũng như cơm, nước, đại tiện, tiểu tiện mỗi ngày ta nhập vào, thải ra để nuôi dưỡng cơ thể. Ai bảo điều này là vô dụng, không cần thiết? Hoặc như dòng hải triều mỗi ngày hai bận xuống lên, đâu phải là không cần thiết? Tuy nhiên, có những sự việc nếu tái diễn nhiều lần sẽ là mối nguy hại cho chính mình và người, như các thói xấu thì cần phải tìm cách ngăn chặn, trừ diệt. Nói khác đi, những việc lợi theo nghĩa thông thường, nếu cũng nên lặp đi lặp lại nhiều lần, những việc có hại, thì nên giảm thiểu càng ít càng hay.

3) Quốc sư là bậc thầy của cả một nước, được vua tôn xưng, là người xứng đáng giúp vua trong các kế sách trị quốc an dân, thông hiểu chính trị, quân sự và ngay như chiến lược quốc phòng. Một Thiền sư chuyên dạy đạo Thiền cho vua thì chưa hẳn đã là vị quốc sư của triều đình.

4) Giác ngộ là chính tự mỗi người bừng vỡ tâm tư, hoát nhiên thông tỏ từ nguồn chân đến pháp giới do một động lực tinh thần bừng sáng. Vì thế, có nhiều lúc một người làm cho kẻ khác giác ngộ, chưa chắc chính mình đã giác ngộ. Nói cách khác, Gudo làm cho Thiên Hoàng Goyozei giác ngộ, không nhứt thiết Gudo phải giác ngộ. Vì đứng trên lập trường tự giác thì “Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc”. Nếu ông không lo tu tập thì ông sẽ không bao giờ đắc, bà không tu thì bà cũng không đắc vậy.

5) Nếu hiểu chữ “giác ngộ” là một từ xa lạ đối với những ai kia, thì giác ngộ quả là xa xôi diệu vợi. Còn nếu hiểu giác ngộ là trạng thái tâm tư hoàn toàn tĩnh thức thì khi phiền não lắng trong là được giác ngộ. Tuy nhiên, giác ngộ có ba cấp bậc: phần giác như phàm phu chúng ta, thức giác, chỉ các bậc hiền nhân, chư vị Bồ Tát và toàn giác chỉ có chư Phật đạt được.

Như vậy, một người tu hành không đợi đến khi chứng thành đạo quả mới giác ngộ mà trong lúc tu tập cũng đã có sự giác ngộ một phần rồi.

Nhận Xét Góp Ý

1. Có – Không, Xác định - Phủ định v.v… đều còn trong vòng đối đãi, không hợp với Thiền. Thiền vượt qua tất cả, thiền sư là người thong dong tự tại như mây bay trong bầu trời cao rộng, nước chảy giữa dòng không bị vướng mắc, cản ngăn. Ðó là tính vô ngại hay vô phân biệt. Còn đi vào phạm trù xác định hay phủ định là còn bị kẹt trong vòng sắc tướng, chưa vượt thoát ra khỏi kiến chấp, chưa giải thoát được.

2. Có những việc cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để nhiều người cùng được lợi lạc mà nhiều khi ta cố vô tình quên đi cũng không thể được. Cũng có những sự việc mà ta không muốn hay cố làm ngơ cho quên đi những dằn vặt ray rứt, hối hận trong tâm, việc lặp đi lặp lại càng làm cho ta thêm bận tâm, chán ngán mà thôi. Nói khác hơn, những việc lợi ích cho cả thể xác lẫn tâm linh thì cho dù ta có không muốn hiển nhiên nó phải được tái diễn như vậy. Vấn đề là một việc có tính phương hại thì không nên để cho tái diễn nhiều lần. Vì nó gây ảnh hưởng không tốt không những cho chính người tác tạo ra mà còn cho nhiều người khác thật tai hại.

3. Không cứ Gudo mà bất cứ vị Thiền sư nào lãnh hội Thiền đều dạy đạo Thiền được cả. Một vị thầy dạy Thiền cho nhà vua thì không cần đòi hỏi phải ở cương vị của một bậc quốc sư. Vì quốc sư thì không được thong dong tự tại trong cung nội như ta thấy qua câu chuyện mà Gudo có được tại triều đình.

4. Giác ngộ theo nghĩa chuyên môn – toàn giác – như Phật thì, chúng ta chưa ai đạt được. Theo một nghĩa thông thường, giác ngộ là tĩnh thức thì mỗi người ai cũng có được trạng thái này và đều có khả năng, mà không cần phải là một Thiền sư như Gudo.

Như câu 4 trên đã nói, một người mà tâm tư bừng vỡ, phiền não lắng xuống là có được trạng thái giác ngộ. Tuy nhiên giác ngộ được một phần hay giác ngộ toàn phần lại là một việc khác.

13. Ten Successors

Zen pupils take a vow that even if they are killed by their teacher, they intend to learn Zen. Usually they cut a finger and seal their resolution with blood. In time the vow has become a mere formality, and for this reason the pupil who died by the hand of Ekido was made to appear a martyr. Ekido had become a severe teacher. His pupils feared him. One of them on duty, striking the gong to tell the time of day, missed his beats when his eye was attracted by a beautiful girl passing the temple gate.

At that moment Ekido, who was directly behind him, hit him with a stick and the shock happened to kill him.

The pupil’s guardian, hearing of the accident, went directly to Ekido. Knowing that he was not blame, he praised the master for his severe teaching. Ekido’s attitude was just the same as if the pupil were still alive.

After this took place, he was able to produce under his guidance more ten enlightened successors, a very unusual number.

Mười Người Ðắc Ðạo

Những Thiền sinh thề rằng cho dù thầy họ có giết chết, họ vẫn nhất quyết học Thiền. Họ thường cắt ngón tay lấy máu in dấu sự quả quyết này. Ðến khi lời thề chỉ còn là một việc làm hình thức, và vì lý do này mà một đệ tử đã bỏ mạng dưới bàn tay của Ekido, như một người tử vì đạo.

Ekido là vị thầy rất nghiêm khắc, vì thế các đệ tử rất sợ Thầy. Một trong số các đệ tử có bổn phận thỉnh chuông báo thức giờ giấc đã đánh sai nên bị ăn đòn, vì mắt anh ta bận dòm chòng chọc vào một cô gái xinh đẹp đi ngang trước chùa. Ngay trong lúc đó, Ekido đã đứng sau lưng đánh cho một gậy, và cơn “shock” mạnh làm người môn đệ ấy chết.

Một Thiền sinh quản chúng (*) nghe tai nạn xảy ra bèn chạy ngay tới chỗ Ekido. Biết việc như thế mà vẫn không phiền trách, anh ta còn ca ngợi sự giáo huấn nghiêm chỉnh của Thầy. Thái độ của Ekido vẫn một mực như lúc người môn đệ kia còn sống.

Sau khi việc này xảy ra, dưới sự hướng dẫn của mình, Ekido còn đào tạo thêm được mười môn đệ đắc đạo viên mãn, một con số thật là hy hữu!

(*) Quản chúng: người trông coi, đốc thúc mọi công việc tu tập, học hành, công tác trong đại chúng tại một thiền viện có đông người tu tập. Vị quản chúng, chúng Trưởng hay Liên chúng Trưởng đều như nhau, tùy theo tăng viện nhiều hay ít chúng, là do đại chúng bầu cử.

Câu Hỏi Gợi Ý

1.Lời thề và lời phát nguyện khác hay giống nhau? Tại sao?

2.Ekido là một vị thầy tàn bạo? Bạn nghĩ sao về thái độ làm chết người dưới bàn tay hung hãn của một vị thầy dạy đạo Thiền như thế?

3.Biết Thầy đã nhẫn tâm làm chết một huynh đệ pháp hữu (bạn đồng tu) mà thái độ thầy quản chúng vẫn dửng dưng, phải chăng đây là tội đồng lõa?

4.Hãy cho biết ba hình thức phạm tội từ nặng đến nhẹ ra sao?

5.Một vị thầy đã mang tiếng là nghiêm khắc, hẳn bị đệ tử lánh xa, có đúng như thế không?

* Bạn Minh Giác (Vic): Sau khi đọc, suy nghĩ, tìm hiểu câu chuyện “Ten Successors” kỹ càng đăng tôi có mấy ý kiến và nhận xét như sau:

1)Lời thề và lời phát nguyện khác hay giống nhau? Tại sao?

-Lời thề thường là của người đời, phát xuất từ lòng giận tức, bất mãn hay qua đầu môi chót lưỡi, nên không thực tế. Vì lời thề thiếu sự kiểm chứng của lương tâm. Có những trường hợp lời thề chỉ có trên mặc hình thức do sự cao hứng hoặc do tình cảm bốc cháy của những đôi nam nữ thanh niên vừa tròn tuổi lớn. Trong khi đó lời phát nguyện là của những người tu luyện nội tâm, phát xuất từ lòng từ bi quảng đại, vì thương mình và đồng thời cũng yêu thương khắp hết tất cả mọi loài. Như đức Phật Thích Ca Mâu Ni và chư thánh hiền Bồ Tát, phát lời thệ nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh. Lời phát nguyện của đức Ðịa Tạng Bồ Tát: “địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Ðề” (trong địa ngục chưa rảnh tôi nguyện chưa thành Phật, chỉ khi nào độ hết chúng sanh mới chứng quả Bồ Ðề), là những minh chứng hùng hồn không thể nào sai khác, lời nguyền sắt thép vẫn một – như như bất biết.

Có sự khác nhau giữa lời thề và lời phát nguyện như sau:

-Lời thề thường bị dục vọng chi phối dẫn dắt phát xuất từ lòng dục của kẻ phàm tục. Lời phát nguyện ngược lại do chí nguyện của người tu có một tâm hồn kiên định không do dục vọng lôi cuốn, nên lời nguyện được xem như là một bảo chứng chắc chắn, thà tan thân mất mạng lời nguyện vẫn được giữ vẹn toàn.

-Lời thề do lòng tự ái, tâm ích kỷ, tánh bảo thủ, chấp ngã v.v… sai sử phát ra; lời phát nguyện do tâm vị tha, tánh quảng đại, từ bi là động cơ chính người ta có thể xã thân quên mình vì người.

2)Ekido là một vị thầy tàn bạo? Bạn nghĩ sao về thái độ làm chết người dưới bàn tay hung hãn của một vị thầy dạy đạo Thiền như thế?

-Ðúng, Ekido là một vị thầy tàn bạo. Cái tàn bạo hiếm thấy ở đời này cần phải có để cảnh giác những kẻ u mê theo danh sắc biết hồi đầu phản tỉnh. Việc làm chết người bằng một chiếc gậy của một thiền sư chỉ là hành động ngẫu nhiên vô tình, thâm tâm thiền sư thì không muốn sát hại một môn sinh, chỉ muốn nhắm tới cái ảnh hưởng sâu rộng của đại chúng trong thuật trừng tâm mà Thầy đang đảm đang vai trò trọng yếu. Ðó mới là điểm then chốt của vấn đề cần luận giải để soi sáng cho những ai còn đang trong cơn mộng túy, chưa tỉnh thức phải hồi tâm.

3)Biết thầy đã nhẫn tâm làm chết một huynh đệ pháp hữu (bạn đồng tu) mà thái độ thầy quản chúng vẫn dửng dưng phải chăng đây là tội đồng lõa?

-Thái độ ung dung tự tại lúc nào cũng vẫn được tôn trọng và cần phải có đối với một người hành thiền mà thầy quảng chúng là một. Giận dữ chăng? La lối om sòm cho người lân cận tới cấp cứu chăng? Hoặc giả đi báo cảnh sát chăng?

-Những phản ứng nhất thời bồng bột ấy liệu có giúp cứu sống lại người bạn đồng tu? Giữ bình tĩnh yên lặng nhìn sự việc chiều sâu để quán chiếu, nhiếp tâm cầu nguyện cho người bạn pháp hữu xã báo thân ô trược này, trở về thế giới thanh tịnh, thì việc làm nào quí giá hơn, cao thượng hơn?

4)Hãy cho biết ba hình thức phạm tội từ nặng đến nhẹ ra sao?

Theo kinh sám hối, tội tướng có ba hình thức từ nặng đến nhẹ như dưới đây:

-Mình đích thân làm.

-Hoặc dạy người làm.

-Thấy người khác làm đồng lõa thuận theo. Như tội sát sanh chẳng hạn. Chính tự tay mình giết hại thì phải bị đền mạng hay bị tù chung thân. Trường hợp bày mưu lập kế sai sử người khác giết cũng phải vào tù, nhưng tội trạng còn tùy vụ án mà được giảm khinh. Như thấy người sát hại mà tán thưởng, thích chí hòa theo thì phạm vào tội can phạm, sai sử người phạm tội là tòng phạm; tự mình cố ý gây tội ác là thủ phạm.

5)Một vị thầy đã mang tiếng là nghiêm khắc, hẳn bị đệ tử lánh xa, có đúng như thế không?

-Thái độ nghiêm khắc của vị thầy phải xét theo hai khía cạnh:

  • Vị ngã – ích kỷ - là người chỉ biết vun bồi cho bản ngã mình lớn hơn, vững vàng hơn, thì không xứng đáng để gần gủi. Tốt hơn hết chúng ta nên tìm cách xa lánh vị thầy thiếu tác phong đạo đức như thế càng sớm càng tốt.

  • Vị tha – xã kỷ - là người biết quên mình cho kẻ khác thì đáng ca ngợi tán dương. Một người có lòng quảng đại thì nhiều người tìm tới thọ giáo; kể cả việc hy sinh thân mạng để được học hỏi với thầy trong tinh thần khoan khoái đầy phấn khởi.

* Ðạo hữu Duy Học (Sydney)

1)Lời thề là một sự quyết định phát xuất từ tâm thành thật, mong mỏi đạt tới một cứu cánh cao đẹp trong một thời gian của cuộc đời, dù bất cứ giá nào cũng phải quyết tâm thực hiện. Tỷ dụ: ngài Tất Ðạt Ða tu dưới gốc cây Bồ Ðề có thề rằng, nếu Ngài không đạt giác ngộ, thì Ngài không rời khỏi gốc cây ấy, dù xương tan thịt nát.

-Lời phát nguyện cũng là lời thề, nhưng có tầm quan trọng lớn hơn, có ích lợi chẳng phải cho cá nhân mà cho tất cả mọi người ở đời này và nhiều đời sau nữa. Như trong kinh A Di Ðà, đức Phật khuyên chúng sanh nhiều lần hãy phát nguyện sanh về cõi Cực Lạc - quốc độ của Phật A Di Ðà - nếu nguyện bền chắc. Chỉ cần xưng danh hiệu Ngài mười niệm hay một niệm mà nhứt tâm cũng được vãng sanh. Dĩ nhiên khi vãng sanh thì không còn thối chuyển mà tu cho tới khi đắc quả, đắc quả rồi sẽ trở lại độ khắp mọi chúng sanh thoát tam đồ khổ. Lời phát nguyện có tầm quan trọng rộng lớn như vậy, và khi đã phát nguyện rồi thì không thối lui nữa. Trong khi lời thề của thế gian thì khác hẳn lời phát nguyện. Con người thương nhau thì thề “sống chết có nhau”, “thương yêu nhau tới lúc bạc đầu”… Nhưng khi lửa tham-sân-si quấy động lấn áp thì họ quên ngay lời thề cũ, và thay lòng đổi dạ, tạo nghiệp ác, bị trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi!

2)Trước khi xét đoán thiền sư Ekido, chúng ta nên chọn một căn bản nào đó để xét kẻo nhầm. Ðứng về Thiền thì ai cũng rõ phải kiến tánh rồi mới khởi tu. Kiến tánh tức biết trong thân tứ đại hay thân sanh diệt bằng xương bằng thịt này có phần bất sanh bất diệt. Ðó là TÁNH, PHẬT TÁNH, CHÂN TÂM. Thân tứ đại chỉ là thân do duyên hợp, thân giả tạm. Thân này vô thường và vô ngã. Hiểu thân này vô ngã thì khi ai mắng chửi hay đánh đập ta, ta không buồn hay hận nữa. Thậm chí có bị chết cũng không lo, không sợ. Giác như vậy, hiểu như vậy, chúng ta không còn cố chấp, nên thiền sư Ekido cũng như đệ tử của Ngài có chết cũng không còn là vấn đề phải bàn cãi thắc mắc nữa. Vì khi rõ “vô ngã” rồi thì con người và việc làm cũng đều hư vọng, vô ngã cả. Trong Duy Thức dạy: “Nhân vô ngã, pháp vô ngã”.

3)Ðứng về mặt thế gian, một ông thầy trừng phạt học trò mà làm thiệt mạng một học trò, nhất định có tội. Thầy quản chúng không thể dững dưng trước sự việc mà phải làm chứng trước pháp luật về việc phạm pháp trên, nhưng chẳng phải là đồng lõa. Còn nếu chúng ta đứng về mặt đạo lý và tĩnh giác được “vô ngã” thì chẳng ai có tội. Vì người còn hư vọng thì việc làm cũng hư vọng nốt. Thầy quản chúng đã Giác thì thầy dững dưng là hợp với “Ðạo”, vì vậy thầy chẳng có tội chi hết. Nếu hiểu được mọi pháp đều hư vọng, thì sống-chết, có tội-không có tội đều hư vọng cả.

4)Theo thế gian, ba hình thức phạm tội là bị phạt tiền, bị tù treo và tội bị giam tùy theo mức phạm tội. Tỷ dụ một người tài xế lái xe vượt quá tốc độ sẽ bị phạt vạ, và lỗi phạm được ghi vào bằng lái một lần. Nếu vì vô ý hay cố tình gây ra thương tích cho người khác thì có thể bị phạt vạ, phải bồi thường tiền hoặc bị tù treo. Trường hợp gây ra thiệt mạng hay chấn thương cho người khác suốt đời thì không thoát khỏi bị phạt vạ và tù tội. Các trường hợp phạm pháp khác cũng tương tự.

5)Bình thường ai cũng rõ kỹ luật ở trường học rất cần thiết ngăn chặn học sinh bỏ xấu theo tốt, giúp họ cố gắng học hỏi trong tinh thần tiến bộ, ngõ hầu gặt hái kết quả tốt đẹp. Một vị thầy đương nhiên phải nghiêm khắc, tự làm gương mẫu cho học trò trong việc thi hành nghiêm túc kỷ luật hay nội qui nhà trường đề ra, có như vậy mới đảm bảo việc học được kết quả tốt. Tuy nhiên, thời nay trong các trường học vấn đề giáo dục đã có sự tiến bộ, có dân chủ, có tự giác; khiến ông thầy dạy không còn dùng tới những hình phạt như đánh đòn, chửi mắng học trò như trước kia nữa. Vì học trò có tinh thần tự giác, tự biết phải lo chăm chỉ học hành đàng hoàng, nên giữa thầy trò lại có sự thông cảm, có tình thân và có sự giúp đỡ lẫn nhau.

Còn đứng về mặt “Ðạo” mà xét, một vị thầy hay tu sĩ lại cần đặt nặng về đạo đức, nên việc nghiêm khắc đối với các đệ tử cũng là điều tốt thôi. Vì nghiêm khắc tức có phạm hạnh làm gương cho các đệ tử giữ giới. Thầy không nghiêm khắc đương nhiên kỷ luật nội qui không được tôn trọng, dĩ nhiên các đệ tử dễ buông lung, giải đãi mà tu như vậy thì không có kết quả. Tuy nhiên bên cạnh thái độ nghiêm khắc của thầy cũng cần có lòng từ bi nữa. Vì từ bi là một vị thuốc bổ thật cần thiết cho tâm linh chúng sanh.

Một ông thầy từ bi và sáng suốt luôn luôn được các đệ tử yêu mến mà kính phục, tin tưởng vào đức hạnh của thầy trong việc dẫn dắt ta tinh tấn tu hành. Tóm lại, nếu một vị thầy vừa nghiêm khắc, vừa từ bi là một bậc thầy trọn vẹn, và đệ tử luôn luôn tăng mà không giảm.

Nhận Xét Góp Ý

1. Cả hai đều phát xuất từ một tâm trạng tỉnh táo muốn hướng tới một tình trạng tốt hơn để làm thăng hoa cuộc sống, và làm đẹp để cải thiện xã hội nói chung. Tuy nhiên, lời thề thường được nhìn qua bản ngã nặng trược của con người; trong khi lời nguyện thì cao thượng hơn, sâu xa hơn, vị tha hơn. Vì một đàng do tâm vụ lợp hẹp hòi, một đàng do lòng quảng đại chủ lực.

2. Nếu hiểu lẽ sống chết là thường như bao nhiêu việc khác chung quanh cuộc sống hàng ngày, thì có gì phải bận tâm tới vấn đề sanh tử. Ekido được tiếng là vị thầy nhân từ, vì giúp cho một chúng sanh đang đắm chìm trong bể ái thoát kiếp luân hồi. Việc làm chết người có suy tính của thiền sư đâu phải dững dưng mà được, phải không?

3. Nguyên nhân nào đưa tới hậu quả như thế này, thế nọ khi chứng kiến một việc hay sự việc xảy ra, cần có thời gian suy nghĩ, đối với những người chuyên sống nhiều về đời sống nội tâm. Thời gian để suy nghĩ vấn đề vừa xảy ra mà thầy quản chúng trong câu chuyện nhằm trong trường hợp này.

4. Nếu nói về ba hình thức phạm tội theo thế gian và đạo giáo thì có khác nhau:

- Ba hình thức phạm tội từ nặng đến nhẹ theo thế gian pháp gồm:

a)Thủ phạm: người trực tiếp thi hành tội ác.

b)Tòng phạm: kẻ gián tiếp tạo phương tiện cho người khác phạm tội.

c)Can phạm: những người tán đồng, bao che tội ác.

- Ba hình thức phạm tội từ nặng đến nhẹ theo xuất thế gian pháp (đạo giáo) cũng tương tự:

a)Tự đích thân gây ra tội ác.

b)Sai khiến, xúi dục người khác phạm tội.

c)Thấy người khác phạm tội không can ngăn, còn hùa theo bênh vực để chạy tội dùm, hay thích chí tán đồng…

Một quan tòa công minh xử theo công pháp có thể bị lầm, nhưng nếu tòa án lương tâm phán xét thì không thể có kẻ bị hàm oan trước một án lệnh đã thành hình. Cả ba hình thức phạm tội như vừa nói, nếu đứng về mặt thế gian pháp mà xét thì cả ba đều đúng luật định, còn xét về mặt đạo lý (lương tâm) nó cũng không sai lệch.

5. Không hẳn như vậy. Có nhiều khi nghe danh một người nghiêm khắc, người ta lại càng tìm tới thọ giáo đông hơn là đằng khác. Thế thường hay có những chuyện nghịch đời như vậy. Tại sao? Vì việc gì tai nghe không bằng mắt thấy.

-Một người nghiêm khắc để giáo huấn học trò nên người, như hiền mẫu răn dạy con cái, bà mẹ không dạy con điều hư, việc quấy bao giờ. Chỉ trừ những đứa con hư mới tìm cách lánh xa bà mẹ trong trường hợp như thế.

-Dĩ nhiên, Ekido dạy đệ tử nghiêm khắc là do một dụng tâm đã có sẵn. Ta không thể kết luận theo như thường tình, e mắc lầm thì không đúng với phong cách của Thiền.

14. Reciting Sutras

A farmer requested a Tandai priest to recite sutras for his wife, who had died. After the recitation was over the farmer asked:

-Do you think my wife will gain merit from this?

-Not only your wife, but all sentient beings will benefit from the recitation of sutras, answered the priest.

-If you say all sentient beings will benefit, said the farmer “My wife may be very weak and others will take advantage of her, getting the benefit she should have. So please recite sutras just for her”.

The priest explained that it was the desire of a Buddhist to offer blessings and wish merit for every living being.

-That is the fine teaching, concluded the farmer, but make one exception. I have a neighbour who is rough and mean to me. Just exclude him from all those sentient beings.

Tụng Kinh

Một nông phu mời một vị tăng (1) phái Thiên Thai (2) tới đọc kinh cho vợ ông vừa mất. Thời tụng kinh vừa xong, người nông phu hỏi vị Tăng:

-Thầy có nghĩ rằng vợ tôi được lợi ích từ việc tụng kinh này không?

-Không những vợ ông mà tất cả hay chúng sanh (3) đều được lợi ích trong việc tụng kinh này.

Nông phu hỏi:

-Nếu thầy bảo tất cả hữu tình chúng sanh đều được lợi ích thì, vợ tôi có lẽ rất yếu đuối, như vậy những kẻ khác sẽ tranh hết lợi của nàng, dành hết những công đức của nàng. Vậy xin thầy tụng kinh riêng cho nhà tôi thôi.

Vị tăng giảng giải rằng đó là ước vọng của một Phật tử muốn dâng hiến phước báu và muốn ban ân cho mọi sinh vật.

Người nông phu kết luận:

-Ðó là một lời dạy hay, nhưng xin hãy trừ một việc. Tôi có một ông láng giềng nói năng thô bạo với tôi. Hãy loại trừ hắn ra khỏi những hữu tình chúng sanh đó.

Chú thích:

(1)Từ priest chỉ chung giới tu sĩ thuộc mọi tôn giáo. Ở đây trong lãnh vực Phật giáo nên hiểu là một tăng sĩ.

(2)Thiên Thai: Một trong các tông phái lớn thuộc Phật giáo Nhật Bản, do ảnh hưởng từ tông Thiên Thai của Trung Quốc, do ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư (538-597) sáng lập tại núi Thiên Thai thuộc tỉnh Chiết Giang. Tông Thiên Thai tại Nhật Bản do ngài Tối Trừng (Saicho: 767-822) khai sáng. Ngài có sang Trung Quốc học Phật, nghiên cứu tông Thiên Thai vào năm 804 và trở về nước năm 806. Sau đó Ngài lập tông Thiên Thai tại Nhật Bản.

(3)Chúng sanh: Chỉ chung tất cả các loài, nhưng bao hàm trong bốn loại này:

-Thai sanh: Loài sanh sản bằng bào thai.

-Noãn sanh: Loài đẻ trứng.

-Thấp sanh: Loài sanh sống ở những nơi ẩm thấp.

-Hóa sanh: Loài biến hóa hình dạng như bướm, muỗi, lăng quăng v.v…

Mặc dù chỗ thọ thân bề ngoài có khác chẳng đồng, nhưng tánh biết của mọi loài đều giống nhau. Loài nào cũng biết tham sống sợ chết cả. Vì thế bài phát nguyện hồi hướng sau mỗi thời kinh là:

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Ðệ tử và chúng sanh

Ðều trọn thành Phật đạo.

Có bao nhiêu công đức đều san sẻ hết khắp mọi loài chúng sanh, là một lời nguyện của người Phật tử học theo hạnh nguyện của Phật.

Câu Hỏi Gợi Ý

1)Tại sao phải tụng kinh cầu an người sống và cầu siêu người chết?

2)Ý niệm san sẻ phước đức đến khắp muôn loài của người Phật tử có thực tế không? Tại sao?

3)Lời yêu cầu của người nông phu việc loại bỏ một việc, liệu vị tăng sĩ có đáp ứng không?

4)Tâm địa của người nông phu là muốn cho vợ được giải thoát khỏi kiếp khổ đọa đày ở địa ngục, có đúng không?

5)Tụng kinh là nhờ vào tha lực. Hãy giải thích thế nào Thiền cần sự tự lực nhiều hơn?

* Ðạo hữu Quảng Thành qua cái nhìn trực diện, nhận xét:

1)Theo pháp môn Tịnh Ðộ, chư Tăng Ni thường tổ chức lễ cầu an hay cầu siêu tại chùa hay tư gia nếu gia chủ thỉnh cầu. Tụng kinh cầu an có mục đích giúp người bị bệnh hay gặp khó khăn được an lành, phiền não, nghiệp chướng, khổ ách được giảm đi. Còn cầu siêu có mục đích giúp cho hương linh người chết được sanh về Tây phương Cực lạc hoặc sanh về cõi nhàn, hoặc nếu đầu thai trở lại cũng được sanh vào một gia đình mô phạm có đạo đức, sống trong cảnh ấm no, sung túc. Kết quả của lễ cầu an hay cầu siêu còn tùy thuộc phần lớn vào cả hai phía: người hành lễ có thành tâm hay không và chính gia đình đương sự và đương sự có tu tâm dưỡng tánh hay buông lung, giải đãi. Nếu tinh tấn tu hành, đương sự sẽ mau lành bệnh hoặc tai qua nạn khỏi, còn nếu chết sẽ được siêu sanh Tịnh Ðộ.

2)Ý niệm san sẻ phước đức đến khắp muôn loài của người Phật tử rất thực tế, vì người con Phật luôn luôn mang tâm “tự giác, giác tha”, muốn cứu giúp mọi loài, mọi người vì họ tu theo hạnh Từ bi của chư Phật. Tuy nhiên chữ “Phước đức” ở đây có một nghĩa đặc biệt! Một đệ tử Phật không dễ gì có được phước đức nếu không tinh tấn tu hành, từ bi, hỉ xả, gột rửa “Tham-sân-si-mạn-nghi-tà-kiến” hàng ngày và còn phải trả bốn ơn đầy đủ nữa. Phước đức của người tu chính là công hạnh của họ.

3)Người nông phu yêu cầu tu sĩ loại bỏ người láng giềng nói năng thô bạo ra khỏi các chúng sanh hữu tình chứng tỏ ông ta ích kỷ, tham lam, thiếu sáng suốt, nghèo từ bi, dĩ nhiên vị tu sĩ không thể chiều ý anh được.

4)Người nông phu đã thỉnh một vị tăng tới tụng kinh cho vợ ông vừa mất là mong muốn cho vợ ông được giải thoát, khỏi bị đọa vào địa ngục. Việc tụng kinh có đạt kết quả hay không còn tùy thuộc vào chính vợ ông và ông nữa. Việc cải nghiệp là một chuyện rất khó, tùy thuộc vào cả vợ, lẫn chồng, nếu cả vợ chồng biết “phước-huệ song tu”, làm lành tránh ác, giữ trọn năm giới, siêng năng tụng kinh niệm Phật, ăn chay, sám hối, cúng dường, hộ trì tam bảo, v.v… việc tụng kinh nhiên hậu mới mang lại kết quả tốt đẹp, còn nếu không ra công tu tập như trên thì khó bề cải nghiệp và giải thoát chỉ là chuyện bọt nước mà thôi.

5)Theo Tịnh độ tông, người Phật tử tội dày phước mỏng khó lòng tự lực tu hành để giải thoát, mà họ cần tới tha lực của chư thánh hiền, Bồ Tát và Phật. Còn theo Thiền tông cần “kiến tánh thành Phật”, người Phật tử phải học và hành Thiền, theo lời chỉ dạy của Thiền sư hay Tổ. Sau đó họ phải tự lực, công phu suốt cuộc đời mới hy vọng có được tâm thức trong sáng hoặc giải thoát, bằng nữa đường bỏ cuộc thì cũng uổng công mà thôi! Nói vậy không phải hành Thiền mà khó mà niệm Phật dễ. Niệm Phật mà chẳng phát tâm từ bi, buông lung, trể biếng, không quyết tâm, không chí thành thì khó mà đạt “Nhất tâm bất loạn” được. Ngoài ra, niệm Phật cho thuần thục cũng phải cố gắng đi tới chỗ “vô niệm” nữa mới đạt “Di Ðà tự tánh” và “Duy tâm tịnh độ”, tức chỗ rốt ráo của Tịnh độ vậy.

* Ðạo hữu Trần Thị Thông vắng mặt một thời gian, nay tiếp tục luận giải qua ngòi bút sắc cạnh như sau:

1) “Nam mô A Di Ðà Phật, xin sư cô vui lòng ghi tên tôi cầu siêu vào khóa lễ này”. Sư cô Hương Ðăng ngẩng đầu lên: “Cái gì, còn sống mà xin cầu siêu, có nói lộn không?. Một bà lớn tuổi nói: “Người chết thì đọc kinh cầu siêu cầu nguyện cho hương linh sớm siêu độ cõi Phật, thoát khỏi cảnh địa ngục khổ sở, còn tụng kinh cầu an dành cho người sống, có lẽ nói lộn cầu an với cầu siêu rồi à”. “Tôi nói thật mà, tôi xin được cầu siêu”. Sư cô lặng thinh, bà già lớn tiếng: “Thiệt là kỳ cục, mấy người trẻ bây giờ không hiểu biết gì chùa chiền, cung kính, nói bậy bạ vào chùa không khéo lại gieo nghiệp khổ”. “Thưa bà, tôi muốn cầu siêu bởi vì bản thân tôi chưa quét sạch nổi “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giã tướng”.

2) Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi dùng nước cam lộ cứu độ chúng sinh tiêu tan bịnh tật, tội diệt phước sinh. Ngài Ðịa Tạng Bồ Tát nguyện lực quảng đại làm cho chúng sinh thoát khổ đắc lạc, tiêu trừ hết nạn tai ách chướng. Vậy thì cái ý niệm san sẻ phước đức đến khắp muôn loài của người Phật tử cũng nương theo đức từ bi của Bồ Tát, nhưng mà có cảm ứng được hay không tùy thuộc vào lòng thành tâm tột bực của người đó phát nguyện, đem lợi lạc cho người không nghĩ tư lợi thì đó là tác dụng tinh thần hành Bồ Tát đạo.

3) Chư Phật, chư Bồ Tát đều có trí tuệ vô lậu tận quang minh, còn tăng sĩ học Phật từ bi hỉ xả, tứ vô lượng tâm là căn bản của pháp hành Bồ Tát đạo thì tại sao không đáp ứng lời yêu cầu của người nông dân, vả lại lấy cái nhìn sáng suốt mà quan sát, người nông dân điển hình cho sự vô minh tội lỗi kết lũy nhiều đời sâu dầy, nếu như không tạo cơ duyên từng chút, từng chút giảm đi, e rằng vai trò người tăng sĩ so với đức Phật, thật không thấy hổ thẹn sao?

4) Với câu hỏi này, nếu nói đúng, thì khiếm khuyết nhiều, nhưng là nền tảng sự trau dồi tu học Phật pháp rất phong phú, xin miễn đề cập. Theo Thiền thì là một chuyện khác, đúng hay không đúng khó mà nói, nương theo Phật dạy ly khổ đắc lạc, liễu sinh thoát tử ngộ được “vô sinh pháp nhẫn” nghĩa là “chẳng thấy pháp gì sinh, chẳng thấy pháp gì diệt”, Thiên đàng hay địa ngục đều do mình tạo ra, tại sao không có cái THẤY được như vậy nhỉ?

5) Tụng kinh là một tha lực đáng kể, nhờ đó nhắc nhở cho kẻ có thiện tâm lúc nào cũng biết nương Tam Bảo làm thiện tránh ác, cầu phước báu cho đời sau, so với Thiền thì đòi hỏi người học Phật phải có một nội lực mạnh mẻ kiên tâm bền chí, không bị ngoại cảnh chi phối, trừ khử tâm tham, phá bỏ sân hận, tiêu diệt ngu si, quét sạch ba độc sạch sẽ, tự nhiên trí huệ hiện tiền. Dụng công phải dùng giới định tuệ siêng năng tinh tấn, dần dần quét sạch bốn tướng, ba tâm quá khứ, hiện tại, vị lai cũng không còn, lúc đó đi đâu cũng không bị câu thúc, hết sức tự tại. Liễu sinh thoát tử là thế! Song chúng ta nghiệp dày ám chướng, muốn đến chốn này chỉ có cái miệng nói vui thôi.

* Ðạo hữu Quốc Vinh lần đầu tiên thi thố ngòi bút trong phần luận giải này.

1) Phạm vi chuyên môn bao giờ cũng vẫn được đề cao và quí trọng, như câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”, thì ở lãnh vực tinh thần cũng vậy. Chúng ta có thói quen đọc kinh Phổ Môn cầu an người sống và kinh Di Ðà cầu siêu người chết. Kinh cầu siêu cho người sống và kinh cầu an cho người chết, không là việc sai quấy. Quí hồ người cầu nguyện có thành tâm tha thiết theo lời kinh tiếng pháp hay không mới là quan trọng đáng nói.

2) Người tu hành nhắm tới hai phần: tự lợi và lợi tha. Nghĩ tới tự lợi, không nghĩ lợi tha là người chấp bản ngã sâu nặng, chưa có tâm quảng đại trong việc thực hành Bồ Tát hạnh. Khi làm xong một việc Phật sự dù nhỏ ta đem lòng hồi hướng cho khắp mọi loài chúng sanh, là khuyến khích người khác mở rộng tâm từ bi, bình đẳng đối với mọi người và mọi loài, không phân biệt dáng hình, trí ngu, hơn kém.

3) Một việc đã rồi thì không thế nào kéo lại được nữa, huống nữa một ý niệm vụt qua, cũng như không ai tắm một khúc sông hai lần. Thời tụng kinh đã xong, việc hồi hướng công đức cho mọi loài cũng đã hoàn mãn. Việc làm cao quí này nói lên được ý nghĩa: “một là tất cả, tất cả là một”, tụng kinh hồi hướng cho người quá cố một phần, đồng thời cũng cầu nguyện cho tất cả đều được pháp hỷ sung mãn (pháp lành an lạc).

4) Kinh A Di Ðà có ghi rõ. Từ một ngày hoặc đến bảy ngày người niệm Phật nhất tâm không tán loạn, sẽ được vãng sanh thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà.

Ý muốn của người chồng tha thiết mong cho vợ (thần thức) được giải thoát kiếp khổ đọa không hẳn ở cảnh giới địa ngục. Ðây là một ước nguyện chân thành, cũng như việc hồi hướng công đức đến mọi loài chúng sanh, kẻ lợi ích nhiều, người được ít, là do cái nhân lành của kẻ ấy đã tạo trong quá khứ hay ở hiện tại.

5) Tha lực cũng chỉ là một trợ duyên cần thiết, nhưng không nên trông vào đó hoàn toàn được. Người trông vào tha lực hoàn toàn cũng chẳng khác gì nấu cát mà muốn thành cơm, cơm không thể nấu thành được, cũng như không gieo nhân lành tạo phước đức mà chỉ nhờ vào việc tụng kinh để mong giải thoát kiếp khổ, chẳng hóa ra niềm tin quá hời hợt lắm sao? Hành giả phải tự lực nhiều hơn trong việc thực hành giáo pháp hàng ngày, thì việc tụng kinh, làm phước, cúng dường, công quả bố thí, v.v… mới trở nên có ý nghĩa.

Thiền chỉ rõ cho hành giả bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi phải luôn luôn chỉnh tề với tâm tỉnh thức thì kết quả được như nguyện.

Nhận Xét Góp Ý

1) Báo hiếu đền ơn đối với những người thân trong gia đình Á Ðông rất quan trọng. Người Phật tử nên đền đáp công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ, nói chung là người thân thuộc trong lúc còn sống và khi họ qua đời, ý niệm báo ân đáp nghĩa vẫn được tôn trọng duy trì. Tụnh Kinh cầu an những người thân thương lúc bệnh hoạn, tai nạn, xa nhà v.v… là mình muốn phần thể xác họ không bị đau đớn, khổ sở… Cầu siêu lúc họ lìa đời là nguyện cho phần thần thức, tâm thức, tâm linh họ nhẹ nhàng siêu thoát không bị sa đọa vào một cảnh giới tối tăm đau khổ.

2) Việc san sẻ phước đức hay hồi hướng công đức khắp mọi loài chúng sanh là một việc làm quá lớn lao to tát vượt ngoài khả năng một người bình thường. Nhưng đó lại là hạnh nguyện lợi tha của người thực hành Bồ Tát hạnh. Bậc Bồ Tát muốn cho mọi loài hữu tình đều giác ngộ như mình nên nhiều lúc tự quên mình để cứu độ người và vật vẫn hy sinh không hề lẫn tiếc thân mạng. Ban phát cho người niềm vui và lẽ sống, cũng như tánh không sợ sệt và giáo pháp giải thoát tạo niềm an lạc cho họ đều nằm trong nghĩa hồi hướng công đức.

3) Lời yêu cầu của người nông phu không chính đáng. Vì tánh ích kỷ nhỏ nhoi thường tình. Người mang tâm ích kỷ thì thường bị thiệt thòi nhiều mặt như ta đã thấy ở đời mà người nông phu là một bằng chứng:

a. Không có được lợi ích gì trong thời kinh để hồi hướng cho người vợ quá cố.

b. Vị tăng không đáp ứng được theo lời yêu cầu của gia chủ. Vì trái hạnh lợi tha của người Phật tử.

4) Người chồng nào không có tâm ích kỷ (chữ tâm địa chỉ ý này) muốn vợ như thế này, thế nọ lúc còn sống và ngay như lúc chết. Khi vợ chết người chồng mong linh hồn khỏi bị đọa trong cảnh giới tối tăm hiểm nạn.

Tuy nhiên, cái muốn của người chồng tưởng chừng thương vợ nhiều, vô tình không có lợi nhiều cho linh hồn người quá cố.

5) Tụng kinh để nhờ vào tha lực: Người tụng và sức gia bị của chư Phật, Bồ tát. Thông thường ai cũng nghĩ và làm như vậy. Nhưng tụng kinh chỉ mới là điều kiện cần thiết khi hữu sự, chưa phải đủ để được tai qua nạn khỏi hay thoát kiếp khổ luân hồi. Cần đòi hỏi người cầu nguyện tâm thành và cái thiện nhân đã có nơi đối tượng mới đạt được lợi ích thực sự.

15. Three Days More

Suiwo, the disciple of Hakuin, was a good teacher. During one summer seclusion period, a pupil came to him from a southern island of Japan.

Suiwo gave him the problem: “Hear the sound of one hand”.

The pupil remained three years but could not pass this test. One night he came in tears to Suiwo. “I must return south in shame and embarrassment”, he said, “for I cannot solve my problem”.

“Wait one week more and meditate constantly”, advised Suiwo. Still no enlightenment came to the pupil. “Try for another week”, said Suiwo. The pupil obeyed, but in vain.

“Still another week”. Yet this was of no avail. In despair the student begged to be released, but Suiwo requested another meditation of five days. They were without results. Then he said: “Meditate for three days longers, then if you fail to attain enlightenment, you had better kill yourself”.

On the second day the pupil was enlightened.

Ba Ngày Nữa

Sui-Wo (Sui-ố) đệ tử Hakuin (Bạch Ẩn) là một thiền sư giỏi. Suốt thời kỳ ẩn tu mùa hè một môn sinh từ miền Nam nước Nhật đến học. Sui-Wo cho người học trò một công án:

-“Hãy lắng nghe âm thanh của một bàn tay”. Anh ta nghiền ngẫm mãi suốt trong ba năm, nhưng không giải được câu trắc nghiệm hóc búa này. Một đêm, anh ta đến khóc với Sui-Wo và rằng: “Con phải trở về miền Nam trong sự hổ thẹn và bối rối, vì con không thể giải quyết nổi vấn đề của con”.

-Con hãy đợi thêm một tuần nữa, và hãy suy nghĩ không ngừng, Sui-Wo khuyên nhủ.

Một tuần trôi qua mà người môn đệ vẫn chưa ngộ được câu ấy.

-Sui-Wo bảo: “Con hãy cố gắng thêm một tuần nữa”. Ðệ tử vâng lời, nhưng đều vô vọng.

Thêm một tuần vẫn hoài công vô ích. Trong lúc tuyệt vọng, người môn sinh xin được giải bỏ, nhưng Sui-Wo yêu cầu anh ta nên tọa thiền thêm năm ngày nữa.

Năm ngày trôi qua vẫn không đạt đến kết quả. Sui-Wo bảo: “Hãy tọa thiền thêm ba ngày nữa, nếu như con thất bại không đạt được giác ngộ, tốt hơn hết con nên tự tử”. (Câu nói đánh thức người học trò) qua ngày thứ hai anh ta bừng ngộ.

Câu Hỏi Gợi Ý

1)Lắng nghe âm thanh của một bàn tay có công dụng gì?

2)Sự cố gắng không có kết quả sẽ đưa lại hậu quả ra sao?

3)Tại sao Sui-Wo bảo người học trò tự tử?

4)Nếu bảo thiền do tự lực phải chăng người đệ tử do tự lực mà được giác ngộ?

5)Sau khi đã giác ngộ, hành giả có cần làm gì thêm nữa không? Tại sao?

* Ðạo hữu Nguyễn Thành Tạo (Brisbane) qua cái nhìn của nhà kỹ sư điện tử, nêu lên nhận xét của mình về 5 nghi vấn vừa rồi như sau:

1)Lắng nghe âm thanh của một bàn tay có công dụng gì?

Bàn tay là khâu chìa khóa vàng mở cửa đi vào đời tạo lập sự nghiệp, xây dựng cuộc sống tương lai. Thiếu bàn tay là thiếu tất cả ngay cả sự sống. Vì thế, mọi người cần nên cẩn trọng giữ gìn bàn tay cho thật kỹ để được hiệu dụng lâu dài suốt cuộc hành trình hiện thế của mình trên đời này.

2)Sự cố gắng không có kết quả sẽ đưa lại hậu quả ra sao?

Sự cố gắng không có kết quả còn tùy vào mỗi trường hợp sau đây:

  1. Nếu là những người có chí hướng, nghị lực và cương quyết sẽ nhẫn nhục và gia tâm cố gắng hơn nữa để đạt tới thành công. Dĩ nhiên, khi thất bại cũng có gây ra sự buồn bực chán nản, để rồi họ tự xét thấy mình chưa tận lực hết sức nên kết quả không tương xứng, cần phải miệt mài trì chí hơn nữa.

  2. Ðối với kẻ thất chí hay người thiếu nghị lực, tin tưởng, gặp thất bại trên đường đời là chùn bước, dội ngay không dám tiến tới, đâm ra dễ chán nản bỏ cuộc. Trường hợp gặp thất bại ê chề, họ dám kết thúc đời mình bằng tìm quên trong giấc ngủ thiên thu.

3)Tại sao Sui-Wo bảo người học trò tự tử?

Người đời thường nói: “sự bất quá tam” có nghĩa là việc gì quá ba lần không xong, không giải quyết được thì xem như người đó bất lực vì kém thông minh hay trí tuệ bị u mê ngu đần. Ở đây người thiền sinh giải một công án “quán xét âm thanh của một bàn tay” do thầy đưa ra đã ba năm vẫn hoài công trong tuyệt vọng và thối chí muốn rút lui. Thầy khuyên anh nên thêm một tuần, và rồi một tuần nữa vẫn lại trôi qua trong im lặng, không thấy có kết quả. Cuối cùng đến lần thứ tư có lẽ vì quá bực tức người học trò tối dạ, buộc lòng thiền sư phải dùng câu nói khích động đánh thẳng vào tâm thức người đệ tử phấn chí vươn lên và đạt đến thành công trong sự nghiệp giác ngộ.

4)Nếu bảo thiền do tự lực phải chăng người đệ tử do tự lực mà được giác ngộ?

Thiền hoàn toàn do tự lực mới có kết quả được như ý, cũng như thức ăn trên thị trường chẳng thiếu thứ gì, nhưng muốn giúp cơ thể dinh dưỡng và phát triển đều đặn, ta cần phải biến thái thức ăn, và chính mình phải tự ăn chúng vào để cho tiêu hóa chất bổ dẫn đi nuôi khắp toàn thân. Tự lực là như vậy.

5)Sau khi đã giác ngộ, hành giả có cần làm gì thêm nữa không? Tại sao?

Một người tu hành đã đạt được giác ngộ phải qua quá trình miệt mài khổ công tu luyện khá lâu. Khi đạt đạo tâm trí mở thông như đèn sáng, như ánh trăng sao trên bầu trời vằng vặc sáng làm lợi lạc cho muôn loài vạn vật. Tuy nhiên, bậc A La Hán đạt đến quả vị này rồi thì dừng lại, không phát nguyện độ sanh mà muốn dừng lại đó nhập vào cảnh giới Niết Bàn an lạc.

* Ðạo hữu Duy Học (Sydney)

1) Câu hỏi chia làm hai phần: lắng nghe âm thanh của một bàn tay và công dụng của nó. Ít ra cũng phải cảm nhận được âm thanh của một bàn tay, rồi mới thấy được công dụng. Nếu người không bao giờ hành thiền, nhất định không thể có cảm nhận và thấy được điều này và kẹt trong công án.

Thật ra tu thiền theo thiền sư Nhật Hakuin (Bạch Ẩn), Ngài không dùng suy tưởng hay bàn luận. Tri thức không được dùng ở đây mà chỉ có trực giác, có nghĩa thấy là thấy, không thấy là không thấy. Qua công án “lắng nghe âm thanh của một bàn tay” theo suy tư thường, ai cũng rõ một bàn tay không thể có âm thanh. Phải hai bàn tay vỗ thì mới có tiếng. Vậy lắng nghe thì nghe cái gì? Thoạt thấy vô lý! Công án có một sự bí mật. Nếu hành giả đã từng hành thiền, chỉ quán siêng năng, đương nhiên có ngày đạt tới cái thấy, cái sáng của “Tuệ Giác”. Cái thấy này không do suy tưởng mà do trực giác, sau khi đã thiền định lâu năm (thiền quán niệm hơi thở, thiền Tứ Niệm Xứ, thiền Minh Sát, Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền…). Hành giả chỉ cần vượt qua ngoài thế giới hiện tượng là sẽ thấy được âm thanh của một bàn tay. Ðó là một thứ âm thanh “không âm thanh”, tức âm thanh của Pháp, âm thanh của “Tánh Không”. Duy Thức dạy: vạn pháp đều Không. Tóm lại, công án lắng nghe âm thanh của một bàn tay là công án bẫy, quá khó giải!

Công dụng của công án trên giúp hành giả đạt tới Ngộ. Thoạt nhiên, khi lãnh công án từ thầy rồi, người đệ tử theo dõi ngày đêm, tập trung vào câu đó để cho tâm thức không còn thì giờ dong ruổi nữa, đó là giữ Giới. Lúc đó ý thức chết lịm, đó là Ðịnh. Ðến khi chín muối, khối nghi tình vỡ tung ra là Ngộ, đó cũng là Huệ. Công dụng của công án là vậy. Công án thúc đẩy hành giả phải quay lại chính mình, cột tâm vào công án cho tới ngày khai ngộ, tức kiến tánh thì phải trãi qua ba giai đoạn Giới-Ðịnh-Huệ.

2) Khi hành giả cột tâm vào công án là lúc thực hành thiền định, vì hành công án là hành thiền định vậy. Hành giả ở trong trạng thái “tâm lý căng thẳng” chưa hề có bao giờ, hành giả có thể bị điên, nếu không có vị thầy hay thiền sư hướng dẫn ở kế bên. Thường thì hành giả vất vả quá sức mà chưa đạt ngộ thì chính người thầy dạy chỉ cho hành giả một bước nhảy sau chót để đạt tới tâm thức bừng vỡ gọi là Ngộ, như công án của tổ Bồ Ðề Ðạt Ma an tâm mà đa số quý vị hành thiền đều rõ.

3) Thiền sư Sui-Wo bảo học trò tự tử là có ý sách tấn phải cố gắng tột bực nhiều hơn nữa để đạt đến kiến tánh, chớ không phải bảo phải tự tử thật. Ông thầy nào cũng thương thiền sinh và giúp đỡ, khuyến khích giữ tâm luông tĩnh giác để tiến tới phát triển định tuệ. Ðó cũng là mục đích của thiền công án.

4) Hành thiền phải dùng tự lực rất nhiều, Thiền sư ở kế bên là để trợ giúp ta luôn giữ được tinh thần tĩnh giác. Từ tĩnh giác, thiền sinh đi vào xã bỏ hết mọi vọng niệm phân biệt, phá hết ngã chấp pháp chấp, tiến tới bừng vỡ tâm thức đạt kiến tánh (Ngộ). Có thể do tự lực mà thiền sinh ngộ. Nhưng còn phải tùy theo căn cơ của mỗi người nữa. Nếu thiền sinh còn yếu kém thì nhất định phải cần có vị thầy giúp đỡ. Giúp đỡ đây không có nghĩa là câu lý luận dài dòng, bàn phiếm không ăn nhập gì tới vấn đề, so sánh …; giúp đỡ đây chỉ là làm một cử chỉ hay một câu nói ngắn gọn như “Thế là ta đã an tâm cho ngươi rồi đó!” của Tổ Ðạt Ma nói với ngài Huệ Khả, khi tới cầu đạo với Tổ.

5) Câu này khá khó trả lời, vì hành thiền khổ công cho đến hết cả đời may ra mới có một vài người đạt đến kiến tánh. Còn như nữa đường đứt gánh hay bị ngoại cảnh chi phối làm mất tĩnh giác thì làm sao hành giả có thể giác ngộ được.

Những ai đã nghiên cứu lịch sử Thiền tông, hẳn còn nhớ những câu chuyện sau đây của các bậc đã giác ngộ và độ đời ra sao.

- Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi đắc đạo dưới gốc cây Bồ Ðề, đã dành trọn trên hơn 40 năm thuyết pháp độ sanh.

- Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đắc đạo từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc truyền bá đạo Thiền trong thời gian dài khiến đạo Thiền càng lớn mạnh tại nước Tàu rồi truyền đi khắp Ðông Nam Á và rồi cho cả thế giới!

- Thiền sư Trần Thá Tông để lại những tác phẩm Phật giáo trứ danh cho hậu thế như “Thiền Tông chỉ Nam”. “Lục thời sám hối khoa nghi”, “Kim Cương tam muội kinh chú giải”, “Bình đẳng lễ sám văn”, “Khóa Hư Lục” v.v…

- Thiền sư Thanh Từ thành lập một tu viện Thiền lớn nhất tại Việt Nam ở Long Thành – Bà Rịa. Sau khi Cộng sản chiếm miền Nam ngài đã cho xuất bản nhiều sách về Thiền để Phật tử làm phương tiện tu học.

- Thiền sư Nhất Hạnh lập “Làng Hồng”, một trung tâm tu thiền lớn nhất Âu Châu ở về miền Nam nước Pháp, qui tụ mỗi năm các nơi hướng về tu tập hàng ngàn thiền sinh đủ các sắc dân tạp chủng. Ngoài ra ngài còn sang Hoa Kỳ, Canada, Úc hay Á Châu để hướng dẫn Phật tử tu thiền…

Tóm lại, khi các ngài đã giác ngộ thì có thể dành thời gian để hướng dẫn hậu lai tu đạo Giác Ngộ. Ðó cũng chính là bản thể nguyện “Từ Bi độ sanh” của quý ngài để báo ân Ðức Phật bằng cách phục vụ chúng sanh trong tinh thần bình đẳng vô tướng.

* Ðạo hữu Trần Thị Thông (Pháp) nhận xét như sau:

1) Ðể trả lời câu hỏi này, xin phép mượn một vài đoạn trong quyển lược giải “Bát Nhã Ba La Mật Ða tâm kinh” của thầy Thích Duy Lực, nhằm làm sáng tỏ vấn đề giúp cho sự hiểu biết của mỗi người, tùy căn cơ tiếp thu dễ dàng. “Bây giờ chúng ta Tham Thiền, đề câu thoại đầu, khởi lên nghi tình, tức là hành thâm Bát Nhã rồi, chỉ cần dũng mãnh tham cứu mãi, tương lai nhất định sẽ đến được bờ bên kia. Tham tới lúc ngộ là Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến quá trình phá ngũ uẩn là từ sắc uẩn đến thức uẩn, y theo thứ lớp mà phá, khi phá được thức uẩn rồi thì Kiến Tánh. Ðến đây tất cả chướng ngại đều bị quét sạch, cho nên kinh nói Giai Không. Phật pháp nói chữ Không là để hiện ra cái dụng tích cực của tự tánh, chứ không phải là cái rỗng không, tiêu cực như người đời hay hiểu lầm, cũng không phải cái không ngơ. Chữ Không này kỳ thực nói ra rất dễ hiểu, ví như một căn nhà, nếu không có cái Không (chỗ trống) thì không ở được, một cái bàn không có cái Không thì chẳng thể để đồ được, một cái tách nếu không có cái Không thì chẳng thể đựng trà, đựng nước, đựng cà phê được, cho nên có thể suy ra bất cứ cái gì, nếu không có cái Không thì chẳng thể dùng được. Muốn dùng thì phải có cái Không, cái Không đến cùng tột thì cái dụng cũng được đến cùng tột. Cái dụng của tự tánh cũng như vậy, hễ Không đến cực tức là Phật, cũng là hoàn toàn phát huy được cái đại dụng của Bát Nhã cùng khắp hư không pháp giới. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu thì tất cả tai nạn khổ sở đều tiêu tan sạch. Chữ Ðộ là độ thoát, tức Ðộ Thoát Nhất Thiết Khổ Ách rồi. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Nhất thiết duy TÂM tạo”, sắc là do tâm tạo, không cũng là do tâm tạo. Hai cái đều không có tự tánh thì cần tiêu diệt sắc rồi mới có thể thành Không! Cũng không cần phân biệt là tánh hay là tướng. Lúc chúng ta thấy sắc, sắc vốn là Không. Bởi vì cái Sắc đó do Tâm tạo, vốn không có thật, cho nên nếu không chấp cái sắc là thật thì, Sắc Tức Thị Không, không chấp cái Không là thật thì, Không Tức Thị Sắc. Hai cái vốn không khác biệt, chỉ vì chúng sanh có bịnh hay chấp thật nên mới phân biệt có Sắc có Không. Nếu không chấp thật thì không cần đập bể hay phân tích, tự nhiên Sắc, Không bất nhị, không có khác nhau”.

2) Thông thường sự cố gắng không đem lại kết quả sẽ đưa đến sự thất vọng, thiếu niềm tin, biến thái… Ngược lại, trong đạo Thiền, xin được nhắc lại công án của ngài Lâm Tế (trích trong Phật Pháp và Thiền Tông của Thích Duy Lực) để làm thí dụ cụ thể cho người tu học: “Ngài Lâm Tế ở trong Thiền hỏi ngài Hoàng Bá, trong Hội có thủ tọa Mục Châu, người đã kiến tánh triệt để, một ngày kia gặp Lâm Tế hỏi: “Ông ở đây bao lâu” – “Ba năm”. “Có hỏi pháp với Hòa Thượng Hoàng Bá chưa?” – “Chưa” – “Sao không đi hỏi” – “Vì không biết hỏi cái gì” – “Ði hỏi thử: Thế nào là đại ý của Phật pháp?”. Lâm Tế đến phòng Hoàng Bá hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Câu hỏi vừa dứt thì bị Hoàng Bá đánh đập đuổi ra. Ngay đó Lâm Tế đã phát nghi tình rất mạnh nhưng không biết đó là tham thiền. Hôm sau Mục Châu hỏi Lâm Tế: “Có đi hỏi Phật pháp chưa?” – “Có đi rồi” – “Hỏi như thế nào?” – “Câu hỏi tôi vừa dứt thì bị đánh đập đuổi ra. Không biết lỗi ở chỗ nào (nghi tình)” – “Ði hỏi lần nữa thử coi”. Lâm Tế ráng đi hỏi lần nữa vẫn bị đánh đập đuổi ra. Hôm sau Mục Châu gặp hỏi: “Có đi lần nữa không?” – “Ði hỏi rồi” – “Kỳ này ra sao?” – “Cũng bị đánh đập rồi đuổi ra như kỳ trước” – “Ði hỏi thử thêm một lần nữa thử xem” – Thôi! Thôi! Ðã hai lần bị đánh đập như thế còn hỏi chi nữa? – “Theo thường lệ, việc gì cũng phải trải qua ba lần mới đúng. Cứ đi hỏi thêm một lần nữa đi”. Lâm Tế vâng lời ráng đi hỏi nữa. Kỳ này Hoàng Bá phát giận hơn hai kỳ trước và đánh mạnh hơn làm cho cái nghi của Lâm Tế mạnh đến mức không chịu nổi, liền đến phòng Mục Châu nói: “Tôi muốn đi nơi khác không muốn ở đây nữa” – “Muốn đi cũng được, nhưng phải đến từ giã với Hòa thượng Hoàng Bá”. Lâm Tế đến từ giã ngài Hoàng Bá, Hoàng Bá hỏi: “Ði đâu?” – “Chưa nhất định đi nơi nào”. Hoàng Bá nói: “Khỏi cần đi chỗ khác. Ði đến chỗ Ðại Ngu Thiền sư thì sẽ có giúp ích cho ngươi”. Lâm Tế đi gặp ngài Ðại Ngu, Ðại Ngu hỏi: “Từ đâu đến?” – “Từ Hoàng Bá đến” – “Hoàng Bá có dạy bảo gì chăng?” – “Ba lần hỏi Phật pháp, ba lần đều bị đánh đập đuổi ra. Không biết lỗi ở chỗ nào?” – “Hoàng Bá, vì ngươi từ bi như thế vậy mà còn nói lỗi ở chỗ nào!” Lâm Tế ngay đó hoát nhiên đại ngộ. “Ồ” lên một tiếng rồi buột miệng nói: “Phật Pháp Hoàng Bá vốn không có nhiều”. Lâm Tế đã khai ngộ rồi liền trở về chỗ Hoàng Bá, Hoàng Bá hỏi: “Có gặp Ðại Ngu chưa?” – “Có gặp rồi” – “Ðại Ngu nói thế nào?”. Lâm Tế kể lại lời Ðại Ngu nói. Hoàng Bá nói: “Ðại Ngu sao nhiều chuyện quá! Sau này gặp sẽ cho một bạt tai”. Lâm Tế nói: “Khỏi cần đợi sau này. Cho bạt tai liền ngay bây giờ. Nói xong liền cho Hoàng Bá một bạt tai.

3) Kinh Phạm Võng nói: “Tự tánh vốn thanh tịnh, nếu nhận được tự tâm, thấy được bản tánh, tức thành Phật đạo”. Sui-Wo dùng phương tiện cùng tột nhằm khai ngộ người đệ tử nhận thấy được tự tánh vốn đầy đủ nơi tâm, phá bỏ chấp ngã, chấp pháp, nhận được bổn tâm vốn là giải thoát, chẳng thể hướng ra ngoài tìm cầu. Ðây là lối khai thị đốn giáo, chỉ thẳng nơi tâm, kiến tánh thành Phật, có thể coi những công án Thiền đều mang tính chất chung này, tùy căn duyên mỗi người tự chứng ngộ đều chẳng khác lý đạo.

4) Thông thường người tu thiền phải thấy suốt đạo lý, nếu như tự mình chưa giác ngộ được, thì phải cần đến thiện tri thức chỉ dẫn, khai thị ngộ nhập tri kiến Phật; ngược lại, nếu người tu thiền không nỗ lực tự nơi mình, ỷ lại người thầy hướng dẫn giáo hóa, thì dù ông thầy tận tụy dậy dỗ cũng không tài nào giúp được. Bởi tự tâm có sẵn chơn như bản tánh. Nếu thấu suốt lời Phật nói: “Minh Tâm Kiến Tánh” là phá được vô ngã, phát huy cắt đức sáu trần, tiêu trừ bảy nghiệp, dứt được hết, định được hết, khó ai mà có thể suy lường được… Nếu cứ mê chấp vọng tưởng điên đảo, thì dù thiện tri thức từ bi độ lượng, hành Bồ Tát đạo cũng chẳng cứu nổi. Chúng ta tu học phải có cái nhìn chánh kiến, tránh làm tổn hại tinh thần chánh pháp Phật dạy là ở điểm này.

5) Sau khi giác ngộ, hành giả tự bản thân phải thanh lọc những thô tế do tạp nhiễm cảnh trần. Mặt khác mở rộng thế giới an lành cho mọi người, chan hòa tình thương đại loại, thực hành Bồ Tát đạo, phát huy đời sống tâm linh thăng tiến, thành tựu bốn pháp là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự; xây dựng Phật quốc. Ðiểm quan trọng là người chứng ngộ vẫn hiện hữu sinh hoạt bình thường trong xã hội, cùng đồng hành với thế gian, nhưng không đắm nhiễm như mọi người, có đầy đủ đức tính phước đức trí tuệ, làm lợi ích cho người, tiêu biểu một hình ảnh Bồ Tát thông đạt Phật đạo.

Nhận Xét Góp Ý

1) Bàn tay chứa đựng cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhờ bàn tay giúp ta trong công cuộc mưu sinh. Năm ngón tay thon thon chụm vào nhau tượng trưng cho sự hòa hợp của một gia đình gồm đôi vợ chồng và các con quây quần đùm bọc lẫn nhau. Cha tức là mẹ, mẹ tức là cha, cả thằng hai, con Ba và thằng Út cũng vậy (Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị), có nghĩa sự chia xẻ ngọt bùi, đắng cay, đau khổ v.v… cả gia đình đều cùng nhau gánh chịu. Cha đau cũng tức mẹ đau, và mẹ đau hẳn trong nhà mấy con cũng đau theo, nào chúng có vui sướng gì. Trong bàn tay một ngón bị thương chảy máu, các ngón còn lại cũng đau đớn nhức nhối khó chịu. Qua quá trình tạo dựng tông môn gia tộc, bàn tay un đúc lại lưu giữ huyết thống dòng họ tổ tông từ đời nọ đến đời kia. Nhìn vào bàn tay cũng tức nhìn vào sự cấu trúc từ đời ông cha truyền lại, các con phải gắng ăn ở cho phải đạo làm người, đừng chống trái bât hòa nhau mà gia cang xáo trộn. Cha mẹ bất hòa, các con buồn khổ làm cho gia đình lủng củng bất an, thì tổ tiên dù khuất bóng cũng cảm được nổi đau lòng, chứ nào có vui sướng gì!

Quán chiếu thẳng nơi bàn tay của chính mình là để nhìn kỹ dòng máu nóng đang luân lưu kỳ diệu trong từng đường mạch mà suy niệm tới lẽ tồn vong sinh diệt ở đời này, luôn luôn biến chuyển không ngừng. Máu ngừng lưu thì tim ngừng đập và dòng đời được kết thúc thì bàn tay cũng được lật qua để đi vào một thế giới khác.

2) Sự cố gắng hay chuyên cần nhằm hai khía cạnh:

a. Khía cạnh thiện: Ðó là sự tinh tấn mãi không ngừng đối với người tu hành. Nếu sự cố gắng không đạt được kết quả, hành giả tự nghĩ do nghiệp lực xấu ác mình tạo từ trước đến thời kỳ phải trả cho xong. Ý thức được như thế nên cần phải tích cực hơn nữa, không lui sụt đạo tâm, không thối chí nản lòng trước nghịch cảnh;

b. Khía cạnh bất thiện xấu ác hiểu theo nghĩa của cố gắng là siêng năng. Siêng năng không có nghĩa là tinh tấn, ví như tên trộm xông vào nhà phải dùng mọi thủ đoạn gian manh mới lọt được vô bên trong cũng thuộc loại đại siêng năng vậy. Sự cố gắng này nếu trót lọt trôi chảy, có nghĩa là không bị chủ nhà phát hiện, tên bất lương sẽ thu vét đồ đạt rồi tẩu thoát êm. Trong trường hợp bị bắt quả tang, bị đưa ra tòa xét xử và phải bị ngồi tù hay bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, tùy theo trường hợp.

3) Không ai còn lạ gì cách sử dụng đòn “bí pháp” của Thiền sư, miễn giúp người môn đệ tỏ ngộ được sự mê chấp, bất luận là hình thức nào kể cả đánh đập, la hét, mắng nhiết cũng không là vấn đề. Có khi vị thiền sư không từ nan cả việc sát sanh vẫn là diệu kế giúp làm vỡ tung mối bế tắc do khối vô minh ứ đọng nơi tâm thức người học trò, như ngài Nam Tuyền giết mèo chẳng hạn để cảnh giác chúng tranh tụng nhau về một con mèo tới hồi quyết liệt.

Ðừng có bắt chước những việc làm phi thường vượt ngoài khuôn khổ ấy mà lầm to, sẽ đọa sâu trong mấy tầng địa ngục không biết bao giờ mới ra khỏi!

4) Thiền hoàn toàn do tự lực, nhưng muốn đạt được cứu cánh phải cần phương tiện như dùng thuyền bè để qua sông, ngón tay chỉ mặt trăng, kinh điển, thiền sư… là những phương tiện trợ duyên cần thiết trên đường tu, còn đạt ngộ Thiền là do tự chính mình cần hành tinh tấn không ngừng.

5) Cũng như nói sau khi tốt nghiệp đại học xong, bạn có cần làm gì nữa không? Hẳn người có kinh nghiệm sống sẽ không quan tâm tới vấn đề. Việc tu hành đạt đến trình độ giác ngộ cũng thế, hành giả sẽ rộng đường hóa độ chúng sanh do hạnh nguyện mỗi người và trình độ tu chứng mà công việc độ sanh có rộng hẹp không giống nhau.

16. The Moon Cannot Be Stolen

Ryokan (1), a Zen master, lived the simplest kind of life in a little hut of the foot of a mountain. One evening a thief visited the hut (2) only to discover there was nothing in it to steal.

Ryokan returned and caught him, “You may have come a long way to visit me”, he told the prowlor, “and you should not return empty-handed. Please take my clothes as a gift”.

The thief was bewildered. He took the clothes and slunk away.

Ryokan sat naked, watching the moon. “Poor fellow” he mused, “I wish I could give him this beautiful moon”.

Mặt Trăng Không Ai Ðánh Cắp Ðược

Thiền sư Ryokan (Lương Khoan: 1758-1831) sống thật hết sức giản dị trong một cái am nhỏ dưới chân núi. Vào một đêm kia kẻ trộm tới viếng am và lục soát, nhưng hắn ta thấy không có vật gì để chôm cả.

Lương Khoan trở về, bắt được quả tang tên trộm, nói với vẽ tội nghiệp: “Anh từ xa đến để thăm tôi, chẳng lẽ anh lại trở về tay không sao! Hãy lấy quần áo của tôi làm món quà”.

Tên trộm ngạc nhiên bối rối, hắn chôm quần áo của Lương Khoan rồi dông mất.

Lương Khoan ngồi vò võ vừa ngắm vầng trăng thanh vừa nhủ thầm một mình: “Ông bạn đáng thương ơi, ước gì ta có thể cho anh vầng trăng sáng đẹp này”.

Ghi chú:

(1) Ryokan: Thiền sư Lương Khoan sinh năm 1758 tại miền Nam Nhật bản, có lòng từ bi rộng khắp đối với hết thảy mọi người, không phân biệt sang hèn, quí tiện. Hạnh tu khất thực có một không hai của Ngài mãi còn được truyền tụng. Lê bước chân đi khắp nơi khất thực để tự nuôi sống, và kết cỏ, đẵn cây trên rừng cất am nhỏ dưới chân núi, Thiền sư sống một mình trong tĩnh lặng an nhiên tự tại.

Vào năm 1777, Ryokan lên 20 tuổi bèn xuất gia theo Hòa thượng Ðại Nhẫn (Tainin Wa YO) tại chùa Viên Thông (En Tsu-ji) tại O Ka Ya Ma-Ken (huyện Cương Sơn) thuộc miền Nam Nhật bản. Sau khi đắc pháp với bổn sư, ngài hành theo hạnh khất thực, đi hành cước khắp nơi, chỗ nào cũng có dấu chân ngài lui tới hoằng hóa.

Ngài viên tịch vào ngày mồng 6 tháng giêng năm 1831 sau giấc ngủ an lành rồi vĩnh viễn lìa đời, thọ 74 tuổi.

(2) Hut: túp lều, cái am lợp bằng tranh, lá hay cỏ khô, cũng gọi là cái cốc hay thảo am, tịnh thất, là nơi thanh tịnh mà một người ẩn tu tự chọn lựa để ở tu niệm, không muốn bị ai quấy rầy.

Câu Hỏi Gợi Ý

1)Tên trộm là ân nhân của Thiền sư? Bạn nghĩ sao?

2)Thái độ tha thức dễ dãi đối với kẻ bất lương của thiền sư Ryokan thật khó hiểu. Ðiều này đúng hay sai?

3)Việc Thiền sư cho quần áo tên trộm là thể hiện lòng từ bi quảng đại để dạy hắn một bài học xứng đáng?

4)Thông thường kẻ bất lương nể sợ người lương thiện. Trong trường hợp này tại sao tên ăn trộm không tỏ ra chút sợ phục chủ nhà lại còn chôm cả quần áo của nạn nhân rồi đào tẩu?

5)Một vầng trăng tỏ, một Thiền sư, một tên trộm. Theo bạn phải giải quyết thế nào sự xung đột dữ dội đang giằng co giữa thiện ác? Ai là kẻ chiến thắng và ai là người chiến bại?

Ðạo hữu Trần Thị Thông

1. Tên trộm là ân nhân của Thiền sư? Bạn nghĩ sao?

- Gọi tên trộm là ân nhân của Thiền sư, hàm chứa hai chữ đức hạnh của người tu Phật, bất cứ ở nơi đâu, trong tình huống thế nào, đều phải nương theo đó làm căn bản, vun bồi đạo hạnh. Vì thế, bất luận làm việc gì cần phải giúp đỡ người, đem lợi ích cho người, phải xem đó là bổn phận; như giáo huấn Phật dạy một khi đạo hạnh viên

mãn thì đạt được Tam thân, Tứ trí, Ngũ nhãn, Lục thông. Ðến giai đoạn này mới thấu triệt tâm lượng quảng đại của Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát thương xót chúng sinh như thế nào! Khác hẳn tâm lượng của chúng sinh như thế nào! Khác hẳn tâm lượng chúng sinh còn bị gò bó hạn hẹp trong mắt thấy tai nghe, làm điều gì cũng nghĩ riêng tư, chưa thiết thực để đạt tới cái tâm lượng đại đồng như chư Phật, Bồ Tát.

2. Thái độ tha thứ dễ dãi đối với kẻ bất lương của thiền sư Ryokan thật khó hiểu. Ðiều này đúng hay say?

- Thái độ Thiền sư Ryokan đối với kẻ trộm hợp với đạo lý, thể hiện tinh thần Phật giáo chân chính, phát huy vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, làm gì cũng không mong cầu, toan tính, luôn luôn nghĩ đến lợi ích kẻ khác.

3. Việc Thiền sư cho quần áo tên trộm là thể hiện lòng từ bi quảng đại để dạy hắn một bài học xứng đáng?

- Người tu đạo lấy đạo đức làm nền tảng, đạo đức do tâm phát sinh ra. Thiền sư tỏ lòng từ bi quảng đại với tên trộm là biểu hiện đức hạnh chân chính không hư dối, nhờ đó cảm hóa, dắt dìu họ thoát ra vòng sinh tử luân hồi điên đảo. Phật dạy tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều có đức tướng trí tuệ Như Lai, nếu hội đủ cơ duyên thì thành Phật. Bậc thượng căn, trí tuệ thông suốt, phát nguyện độ sinh, lẽ tất nhiên đem cái tác dụng cùng tột của đạo lý vào đời sống hàng ngày rất hợp tình và rất đáng quí trọng.

4. Thông thường kẻ bất lương nể sợ người lương thiện. Trong trường hợp này tại sao tên trộm không tỏ ra chút sợ phục chủ nhà lại còn chôm cả quần áo của nạn nhân rồi đào tẩu?

- Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát đều xem đạo đức nhân nghĩa là cái chất bên trong, quần áo dáng vẻ, là cái hình thức bề ngoài. Người tu Phật phải làm sáng tỏ cái chất bên trong, không chạy tìm kiếm bên ngoài, cho nên trong kinh có nói, chân Thánh không cần đội mũ Thánh, chân Phật không cần mặc áo cà sa. Trong trường hợp tên trộm cũng giống như kẻ tìm kiếm bên ngoài, không tỏ ra một chút sợ sệt là vì được Thiền sư khuyến khích, khiến hắn thản nhiên ôm trọn quần áo ra đi, như vậy hắn còn gọi “tên trộm” không? Hay chỉ còn là “người cho của” và “kẻ nhận của”. Thế mới biết tác dụng đạo lý thâm sâu vi diệu, thấu suốt căn nguyên, nguồn cội là một chuyện chỉ có bậc thượng căn mới hành xử được, cộng thiện hạ mà VÔ NGÃ.

5. Một vầng trăng tỏ, một thiền sư, một tên trộm. Theo bạn phải giải quyết thế nào sự xung đột dữ dội đang giằng co giữa thiện ác? Ai là kẻ chiến thắng và ai là người chiến bại?

- Một vầng trăng tỏ, một Thiền sư, một tên trộm xin mượn công án của Phật Thích Ca và Tổ Ðạt Ma do thầy Thích Duy Lực lược giải như sau: Có một Phạn Chí móng tay dài xin biện luận nghĩa lý với Phật, giao ước trước rằng: “Nếu tôi thua thì sẽ tự chém đầu để tạ lỗi”. Thế Tôn hỏi: “Nghĩa lý của ngươi lấy gì làm tôn chỉ?”. Phạn Chí nói: “Tôi lấy “tất cả đều chẳng thọ nhận” làm tôn chỉ”. Phật nói: “Tôn chỉ này ngươi thọ nhận chăng?”. Phạn Chí quay đầu bỏ đi, giữa đường chợt tỉnh ngộ, than rằng: “Nghĩa lý của ta có hai chỗ thua. Tại sao? Nếu nói thọ nhận thì chỗ thua là thô (lớn), nếu nói chẳng thọ nhận thì chỗ thua là tế (nhỏ). Tất cả trời, người và nhị thừa đều chẳng biết cái nghĩa lý chỗ thua của ta, chỉ có Thế Tôn với các Ðại Bồ Tát mới biết”. Nghĩ thế, ông liền trở về trước Phật nói: “Nghĩa lý tôi có hai chỗ thua nên xin tự chém đầu để tạ lỗi”. Phật nói: “Trong pháp ta chẳng có việc này. Ngươi biết quấy thì nên hồi tâm hướng đạo”. Do đó Phạn Chí cùng 500 đệ tử đồng thời theo Phật xuất gia. Sau này đều chứng quả A-La-Hán.

* Ðạo hữu Duy Học

1) Ở ngoài đời thường ai cũng sợ kẻ gian manh, trộm cắp, lừa đảo, bất hiếu, bất nghĩa và tìm cách xa lánh, hoặc nếu có bất đắc dĩ gặp họ, chúng ta cũng chỉ chào hỏi mà không dám kết bạn với họ. Còn trong “THIỀN”, trên quan niệm “TỪ BI VÔ TƯỚNG” của Thiền sư Ryokan, chúng ta không còn sợ kẻ gian, kẻ trộm vì họ cũng là con người, chỉ vì vô minh, tham dục che lấp “TÁNH GIÁC” nên hành động lầm lẫn. Nếu tu Phật, đương nhiên chúng ta hành xử “TỪ BI”, coi họ như bạn và sẵn sàng dìu họ trở về con đường thiện. Vì vậy một tên trộm đối với Thiền sư cũng là bạn, vì Thiền sư không thân, không sơ, không yêu, không ghét ai, mà hành xử vô tư với mọi người, bình đẳng với mọi người, “hành mà vô hành”, nên không có phân biệt.

2) Thiền sư Ryokan đã đối xử “TỪ BI”, tha thứ, bao dung, thương xót tên trộm, nên đã bảo hắn “… Hãy lấy quần áo của tôi làm món quà”. Phàm là tu sĩ, cách đối xử với mọi người rất rõ rệt, dễ hiểu, thẳng thắn, được nói là được, có thì nói có, không thì nói không, vì các ngài trực tính, không thích lời hoa mỹ, thêu dệt như người đời, sợ mất lòng. Các ngài tâm tịnh, nên hễ nói là từ tâm tịnh mà phát ngôn, vậy có gì mà bảo là đúng hay sai, vì nói đúng sai là có “phán xét”, tức có “phân biệt” theo tri giác thường tình.

3) Ngoài đời con người hay nhỏ nhen, hễ thuận ý vừa lòng thì không sao, trái ý hay mất quyền lời là sinh ra thù hận, oán ghét, đó là cố chấp! Thiền sư là người đạo hạnh, có đâu oán ghét thù hận, nên chắc chắn hành xử “TỪ BI”, với tên trộm cũng như với mọi người, và không thể nào làm khác.

4) Thông thường kẻ bất lương rất sợ mọi người, vì sợ người ta tố giác. Trong trường hợp tên trộm tới nhà Thiền sư Ryokan, hắn nghĩ nếu có gặp Thiền sư, Thiền sư cũng sẽ đối xử độ lượng với hắn, nên hắn có ăn trộm hắn cũng không sợ. Vì đức độ từ bi, nên Thiền sư đã nói với tên trộm như sau: “Anh từ xa đến thăm tôi, chẳng lẽ anh lại trở về tay không sao! Hãy lấy quần áo của tôi làm món quà”. Nghe vậy, đương nhiên tên trộm lấy đồ thoải mái và chuồn, không chút sợ sệt! Nhưng hiểu theo “NHÂN QUẢ”, ăn trộm cũng như hành động gian tham, tham danh, tham lợi, tất nhiên gây nghiệp báo chẳng lành sau này, khó mà tránh được ác báo trong hiện kiếp hay hậu kiếp, đúng theo “nhân nào quả nấy”!

5) Ngoài đời, chúng ta thường nói tốt xấu, thiện ác, thích phân biệt đủ thứ vì tính cố chấp, nhưng trên quan niệm Phật Giáo và hành Thiền, Thiện ác chỉ là hành tướng của tâm, có sanh, có diệt, và nếu chúng ta khéo “QUÁN XÉT TÂM” và biết cách “AN TRỤ TÂM”, các niệm thiện ác sẽ từ từ lắng xuống không quấy động tâm nữa. Tâm lúc đó là tâm “RỖNG”, tâm “THANH TỊNH”, đó là “VẦNG TRĂNG TỎ” mà các tu sĩ, thiền sư và thiện tri thức tìm kiếm. Trong Thiền có câu “TRÌ THÀNH NGUYỆT HIỆN” là vậy! Thiền sư hay tên trộm cũng có “VẦNG TRĂNG TỎ”, nhưng Thiền sư có khả năng sống thực với VẦNG TRĂNG TỎ, còn tên trộm thì không. Chỉ vì tên trộm bị “THAM DỤC” che mất “VẦNG TRĂNG TỎ” của hắn rồi! Ở đây không thể nói thắng hay bại, mà chỉ nên nói GIÁC và MÊ, hễ GIÁC thì biết đường về, còn MÊ thì không!

Nhận Xét Góp Ý

1) Hễ ăn trộm là gây nhân xấu hiện tại và phải nhận mọi hậu quả trong tương lai. Những gì ta không muốn thì đừng gây ra cho người khác. Của cải vật chất, tiền tài, châu báu là do mồ hôi nước mắt ta khổ công làm ra, một khi mất đi hay hư hao thì sự thương tiếc biết chừng nào. Thà thân thể chịu đau ta không tiếc bằng mất của! Trong khi cũng có người dửng dưng trước vật chất kim tiền, biết trọng nhân nghĩa, đạo đức hơn vàng để hướng tới một mục đích cao thượng hơn, tươi đẹp hơn.

Thiền sư tu hạnh xã ly, không đắm nhiễm trước vật chất xa hoa thì cho dù có được vẫn không thêm, có mất tâm vẫn nhất như không bớt. Kẻ trộm đã lầm đối tượng viếng thăm, hắn cũng còn may là gặp vị thiền sư nhân đức, nếu không hắn không bị ngồi tù, thì cũng bị phạt vạ cho bỏ tánh tham lam cố hữu bấy lâu.

2) Người tu Phật phải hiểu đúng lời Phật dạy “lấy ân báo oán” mới đem lại an lạc cho mình và người. Việc gì xảy ra, nếu hai người cùng nóng giận, cãi lẩy nhau đến quyết liệt? Nếu biết hậu quả không lường của vấn đề tham hận, si mê, tốt hơn một trong hai người phải nhẫn hòa hay bỏ đi nơi khác có phải là cách hay nhất? Thiền sư Ryokan đối xử tử tế, tha thứ dễ dàng tên trộm chun vào nhà mình lấy đồ tẩu đi… cũng là điều dễ hiểu; vì không thể làm gì khác hơn là giúp hắn mau chùn ra khỏi nhà vẫn hơn là phải dằng co với hắn, không kéo lại mang họa vào thân.

3) Thông thường ở đời hễ thấy quyền lợi mình bị xâm phạm, hư hao mất mát chúng ta có phản ứng ngay không cần suy nghĩ, miễn sao cho hả cơn tức giận đang bị dồn nén trong lòng mà không cần biết lỗi phải và lợi hại ra sao.

Ðó chính là nguyên nhân gây ra nhiều sự tranh chấp, xung đột tư tưởng, quyền lực giữa cá nhân với cá nhân, giữa đoàn thể với đoàn thể, giữa quốc gia này với quốc gia khác và đưa tới sự bùng nổ lan rộng ra cho quốc tế đồng chịu chung cộng nghiệp: chiến tranh, sát hại, huynh đệ tương tàn…

Con người sống tĩnh thức luôn kiểm soát chính mình, lấy lý trí làm chủ, không để tham, sân, si, xâm lấn tâm trí. Thái độ cho tên trộm quần áo của thiền sư là việc làm sáng suốt, những người tĩnh thức mới đủ lý trí xử sự bình đẳng với kẻ gây tội lỗi, xấu ác. Việc làm đó đối với thiền sư xem ra tầm thường như bao việc tụng kinh, tọa thiền, công tác, dịch kinh, viết sách khác trong tăng viện hàng ngày.

4) Không sợ mà nể sợ; sợ mà không phục cái nào để chọn đây? Mới trông bề ngoài của tên ăn trộm tỏ ra dạn dĩ như vậy đối với thiền sư mà thực tế không phải vậy. Người đời thường nói “thuốc đắng đả tật”, với thái độ từ tốn độ lượng khoan dung của thiền sư đã là bài thuyết pháp không lời vô cùng cần thiết cao quý. Người đạo đức không cần dùng lời thô quát mắng, chửi rủa, đánh đập… mà bằng cái nhìn thân thiện, cử chỉ khoan thứ dễ dãi đủ cảm hóa được người hung ác, những kẻ bất lương biết hồi tâm hướng thiện. Bài pháp hùng hồn sống động nhất, cảm hóa được người sâu xa hữu hiệu nhất là bằng các oai nghi tế hạnh, ý giáo, bằng tác phong đạo đức; không phải bằng thái độ vũ phu thô bỉ của người không tu, kém học. Ðành rằng chiếc áo không làm nên nhà tu nhưng nó là một bảo chứng để nhà tu hoàn thiện sự nghiệp giác ngộ của mình. Chiếc áo là lớp vũ khí tinh nhuệ cũng cần như cơm ăn, áo mặc, tụng kinh, ngồi thiền, thuyết pháp của nhà tu Phật không thể thiếu. Chỉ một chiếc áo của thiền sư cũng đủ cảm hóa kẻ bất lương, người vô minh, cộng thêm lòng từ bi của người mặc nó như chiếc giáp đồng mang đi vào mọi chỗ hiểm nguy bức bách vẫn không hề nao núng mà còn nhiếp phục dẫn dắt người khác về con đường ngay, nẽo thiện.

5) Vầng trăng là vầng trăng, thiền sư là thiền sư, tên trộm là tên trộm không có sự xung đột nào xảy ra. Thế giới tự nhiên - vầng trăng – thì không thể đem so sánh thế giới hiện thực – con người – để cho rằng có sự xung đột xảy ra được. Không ai là kẻ chiến thắng và không ai là người chiến bại trong trường hợp này cả. Thiện và ác như lật úp bàn tay nào có khó gì, nếu không khéo vô tình một người đang là thiện hẳn rơi vào cạm bẩy ác mấy hồi. Ðiều cần nhất là cái tâm ta có được tôi luyện tới chỗ hoàn thiện hay không? Vầng trăng tỏ là tánh giác, bằng ngược lại là trăng mờ, là vô minh, chìm đắm. Người tu hành đạt đến chỗ viên dung vô ngại rồi thì tâm cũng chính là vầng trăng tỏa chiếu khắp muôn loài vạn vật. Xin trích dẫn đoạn kinh Vô Cấu Xưng do T.T. Thích Bảo Lạc dịch, phẩm “Pháp Môn Không Hai” như dưới đây:

“Nếu các vị Bồ Tát hiểu rõ thật tướng các pháp không tối, không sáng, thì bản tánh vốn không hai khác. Cũng ví như vị tỳ kheo nhập vào “diệt tận định” thì không còn thấy có tối, sáng nữa, tướng của mọi pháp cũng thế”.

Tên trộm, thiền sư hay vầng trăng tuy hai mà một. Khi chưa ngộ còn là kẻ hung ác đầy tội lỗi, lúc hồi đầu định tĩnh là người giải thoát, kẻ giác ngộ. Há đó chẳng phải vầng trăng vằng vặc sáng giữa không gian vô cùng tận đấy sao?

17. A Mother’s Advice

Jiun, a Shingon master, was a well-known Sanskrit scholar of the Tokygawa era. When he was young he used to deliver lectures to his brother-students.

His mother heard about this and wrote him a letter.

“Son, I do not think you become a devotee of the Buddha because you desire to turn into a walking dictionary for others. There is no end to information and commentation, glory and honour. I wish you would stop this lecture business. Shut yourself up in a little temple in a remote part of the mountain. Devote your time to meditation and in this way attain true realization”.

Lời Khuyên Của Mẹ

Ji-un là thiền sư phái Chân Ngôn (1) Nhật Bản, và là học giả Phạn Ngữ (Sankscrit) danh tiếng vào thời Ðại Ðức Xuyên (2). Khi còn niên thiếu Ji-un hay diễn thuyết cho bạn bè nghe.

Mẹ Ji-un biết được việc này, bà viết thư khuyên nhủ:

“Này con, mẹ không nghĩ rằng con trở thành người dâng hiết cho Phật, mà con còn muốn là “một cuốn từ điển sống biết đi” cho bao nhiêu người khác. Không ngớt trình báo và phê bình, vinh quang và danh dự. Mẹ muốn con chấm dứt việc diễn thuyết. Con hãy tự khép mình ẩn tu trong một ngôi chùa nhỏ tại một ngọn núi xa xôi hẽo lánh nào đó. Hãy hiến trọn thì giờ của con vào việc thiền định, vì chỉ có thiền định mới đạt đến tĩnh thức giác ngộ chân thật”.

Chú thích:

(1)Chân ngôn tông (Shingon-shu): Phái Chân Ngôn Nhật Bản do Tổ Hoằng Pháp Ðại sư, hiệu Không Hải (Kobo Taishi-Kukai) sáng lập. Ngài sinh năm 774 và tịch năm 835. Vào đời nhà Ðường (618-907) Ngài sang Trung Quốc học về Mật giáo. Mật Tông vốn từ Ấn Ðộ truyền sang Tàu theo hai chiều hướng là Kim Cương giới và Thai Tạng pháp, cùng với Kim Cang biến chiếu gọi là pháp Quán Ðảnh. Sau khi trở về Nhật, Ngài chuyên chú việc phát triển Mật Tông. Ðịa bàn hoạt động đầu tiên của ngài tại chùa Ðông Tự (Kyoto), một thời gian sau ngài dời về chùa Kim Cang Phong, núi Takano (Cao Dã Sơn) nhập thiền định vĩnh viễn ở đó cho tới khi tịch, thọ 62 tuổi.

Tông Chân Ngôn dùng ấn chú hay Mạn Ðà La tức mật chú như những phép tắc hành trì.

Ngày nay Mật tông tại Nhật Bản không thạnh hành bằng Mật tông Tây Tạng.

(2)Ðức Xuyên Gia Khang (1596-1605), Ðức Xuyên Tú Trung (Tokugawa Hidetaka: 1605-1623, Ðức Xuyên Gia Quang (Tokugawa Yemitsu: 1623-1651), Ðức Xuyên Gia Cương (Tokugawa Yetsuna: 1651-1680), Ðức Xuyên Cương Cát (Tokugawa Tsunayoshi: 1680-1709), Ðức Xuyên Gia Tuyên (Tokugawa Yenobu: 1709-1712), Ðức Xuyên Gia Kế (Tokugawa Yetsugu: 1712-1716), Ðức Xuyên Cát Tông (Tokugawa Yoshimune: 1716-1745)

Câu Hỏi Gợi Ý

1. Tại sao mẹ của Ji-un khuyên ông chấm dứt việc diễn thuyết. Theo bạn bà mẹ của Ji-un nghĩ đúng hay say?

2. Người xuất gia là thoát vòng thế tục, tại sao bà mẹ của thiền sư còn can dự vào đời sống người con như bị gò bó mất tự do?

3. Người tu thiền định vì sao ví như một cuốn từ điển sống biết đi?

4. Thiền sư có nghe theo lời khuyên bảo của mẹ? Việc này có ảnh hưởng ra sao tới đời tu niệm của ông ta?

5. Sự khác nhau giữa Mật giáo và Thiền tông ra sao?

* Ðạo hữu Duy Học, Sydney:

1. Tại sao mẹ của Ji-un khuyên ông chấm dứt việc diễn thuyết. Theo bạn bà mẹ của Ji-un nghĩ đúng hay sai?

- Khi khuyên Ji-un chấm dứt việc diễn thuyết, mẹ ông biết rõ việc diễn thuyết ngoài đường cho bè bạn nghe không đúng với đường lối tu lúc bấy giờ. Vì tu theo phái Chân Ngôn ở Nhật tức Mật Giáo, hành giả phải vận dụng ba yếu tố: thân thể, ngôn ngữ và tâm niệm, có nghĩa tay phải bắt ấn, miệng niệm chú Ðà La Ni, tâm nghĩ tưởng đức Ðại Nhựt Như Lai trong việc hành trì tam Mật (thân mật, khẩu mật, ý mật) để đạt tới chỗ hiển hiện Phật, Bồ Tát và Minh Vương.

Vì tu hành nghiêm chỉnh như thế thì Ji-un không thể đi thuyết pháp ở ngoài đường được.

2. Người xuất gia là thoát vòng thế tục, tại sao bà mẹ của thiền sư còn can dự vào đời sống người con như bị gò bó mất tự do?

- Theo Á Ðông trong nếp sống đại gia đình, người mẹ hay cha có bổn phận nhắc nhở con cái. Ðiều đó chứng tỏ lòng yêu thương của cha mẹ là mong cho con thành đạt. Nếu mẹ Ji-un can dự vào đời sống của con, không có ý gò bó mà mang ý nghĩa sách tấn con tu hành cho nghiêm chỉnh để chóng đạt đạo quả mà thôi.

3. Người tu thiền định vì sao ví như một cuốn từ điển sống biết đi?

- Mẹ Ji-un thấy Ji-un hay đi diễn thuyết cho bè bạn, nên dụ Ji-un là một cuốn từ điển sống biết đi, chứ thật ra một người tu thiền định không cần phải làm như vậy, vì mất thì giờ. Nếu tu thiền đến mức chứng ngộ rồi hành giả có thể thuyết pháp trong thiền đường, tùy theo yêu cầu của Phật tử mà không nên đi ra ngoài đời để thuyết pháp như trường hợp của Ji-un.

4. Thiền sư có nghe theo lời khuyên bảo của mẹ? Việc này có ảnh hưởng ra sao tới đời tu niệm của ông ta?

- Theo như đề tài mẹ Ji-un khuyên con hiếu trọn thì giờ vào việc thiền định. Vì chỉ có thiền định mới đạt đến tĩnh thức giác ngộ chân thật. Ðó là lời khuyên rất chí lý! Ji-un nghe lời mẹ, tinh tấn tu thiền định cẩn mật nên đã đắc đạo.

5. Sự khác nhau giữa Mật giáo và Thiền tông ra sao?

- Ở bên Nhật tu theo Mật giáo của phái Chân Ngôn, hành giả phải diệt ngay phiền não ở ngay thân xác; khi diệt hết phiền não tức có thể thành Phật ngay. Muốn được kết quả phải cần vận dụng cả ba yếu tố: thân, khẩu và ý ứng hợp theo Tam Mật để đạt tới hiển hiện Phật, Bồ Tát và Minh Vương (đã dẫn ở câu 1).

Nhưng tu Mật Giáo cũng phải chú tâm tới các hoạt động xã hội, nhằm tạo sự an lạc cho dân, làm vậy cũng không đi xa lý tưởng. Ði vào thực tế của xã hội, hành giả phải mở rộng lòng yêu thương vô hạn, tức thể hiện lòng từ bi trọn vẹn đối với mọi người về cả hai mặt: vật chất và tinh thần để cứu độ. Ðó là giá trị cao thượng trong tư tưởng Mật giáo mà thời ngài Không Hải Hoằng Pháp đại sư (Kukai Kobo Taishi: 774-835).

Còn về Thiền tông, tông Lâm Tế cũng gọi là Thiền công án và tông Tào Ðộng khi hành giả cần giữ yên lặng trong lúc tọa thiền. Ðó là pháp “mặc Chiếu Thiền”, cách hành trì khác với thiền công án. Tuy có sự khác nhau về cách thực hành giữa hai tông, nhưng cùng một mục đích là trực ngộ bản tâm theo khả năng của chính mình.

Về kinh điển, Mật Tông (Chân Ngôn) tụng kinh Bát Nhã Lý Thú theo tư tưởng Bát Nhã chân không; còn Thiền Tông, tuy chủ trương “Giáo ngoại biệt truyền”) nhưng cũng suy cứu các kinh như Kim Cang, Bát Nhã, Ðại Bát Nhã, chú Lăng Nghiêm, Bồ Ðề Hòa Tán, Tọa Thiền Hòa Tán, Lâm Tế Lục, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan v.v…

Về cách thờ tự thì tông Chân Ngôn tôn thờ đức giáo chủ Ðại Nhật Như Lai, chư Phật, Bồ Tát, Minh Vương, và chư thiên liên hệ đến Ðại Nhật Như Lai. Ngoài ra, Ngài Không Hải đại sư, cùng các bậc Tổ cũng được tôn thờ như Ðức Phật. Còn Thiền tông tôn thờ: Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Dược Sư, Ðại Nhật Như Lai, Bồ Tát Quán Thế Âm, Sơ Tổ Thiền Bồ Ðề Ðạt Ma, chư Tổ của mỗi tông Lâm Tế hay Tào Ðộng.

Tóm lại, hành giả thực hành Thiền tông phải ra công tự lực tu thiền định để chứng ngộ Bản Lai diện mục (Phật Tánh); Mật Tông nhờ sự nghiêm trì Tam Mật được sự gia hộ của Ðức Ðại Nhật Như Lai để thoát ly sanh tử; chỗ cứu cánh vẫn chỉ có một, không khác.

* Ðạo hữu Trần Thị Thông, Pháp:

1) 49 năm trên đường hoằng pháp, Ðức Phật tùy theo căn cơ sâu cạn của chúng sanh mà giáo hóa, thế mà Ngài lại nói rằng: “Ta bốn mươi chín năm thuyết pháp chưa từng nói một chữ”. Mục đích người học Phật “thấy tánh thành Phật”, thoát ra ngoài vòng sanh tử luân hồi. Hành động của bà mẹ Ji-un phản ảnh được sự thâm sâu của giáo lý Phật dạy.

2) “Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật”. Phương pháp Thiền tông là chẳng nương tựa vào kinh nghiệm hoặc lý luận mà đạt tới, vỏn vẹn chỉ một phương pháp trực tiếp chứng nhập, tức thấy tánh thành Phật. Bởi thế, theo yêu cầu trong câu hỏi này tùy thuộc sự nhận xét của mỗi người, đứng về phía người con xuất gia hay đứng về phía người mẹ đều phải thận trọng cân nhắc để không bị gò bó trong nhị nguyên tương đối. Chúng ta là những người học Phật, lòng dạ chúng ta chẳng qua lòng dục, bị hạn hẹp trong sáu căn, sáu trần chưa vượt ra ngoài tham, sân, si, phần nhiều chìm đắm trong bể khổ trầm luân, làm sao mà chẳng bị đọa vào địa ngục. Vì thế, Phật Thích Ca rủ lòng từ bi thương xót dạy chúng ta: “Minh Tâm, kiến tánh” thấy mọi vật trong thế gian bình đẳng, không thêm không bớt, không nhơ không sạch, xa lìa mọi thống khổ, đạt tới giải thoát. Do đó, nói hay không nói, người học Phật chính tâm không thể hàm hồ làm tổn hại đến chánh pháp.

3) Người tu Thiền định ví như một cuốn tự điển sống biết đi, cụ thể nhất nên xem lại kinh điển nói về hành trạng của chư Phật, chư Tổ qua đó sẽ lĩnh hội được cái “chân thật trí”. Người học Phật ngày nay phần nhiều cố chấp cái phương tiện mà quên mất cái cứu cánh, làm sao thấu suốt “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, nghĩa là “đừng để tâm mình bị lôi cuốn bởi điều gì”.

4) Lời khuyên bảo của bà mẹ không xa lìa thật tướng, cũng giống như lời thầy dạy dỗ người xuất gia trong chốn tòng lâm, hẳn nhiên có tác dụng sâu sắc, đáng kính trọng đối với thiền sư Ji-un. Cụ thể nhất là quá trình tu niệm của ông đã đem lại một hình ảnh cao quý tiêu biểu cho phái Chân Ngôn, và cho lịch sử Phật giáo Nhật Bản nói chung.

5) Với câu hỏi này, mong quý đạo hữu khác giải đáp dùm. Lý do không nắm rõ chỗ khác biệt giữa Mật giáo và Thiền tông. Chân thành cảm tạ.

Nhận Xét Góp Ý

1)“Ngôn ngữ đạo đoạn”, càng y cứ vào ngôn ngữ càng cách đạo rất xa. Vì sao? Vì đạo lìa hẳn mọi ngôn thuyết. Hễ còn bị kẹt trong lời nói ngôn ngữ là còn phải bị trầm luân trong sanh tử luân hồi, chưa hoàn toàn giải thoát được. Ở trên đời không ai hiểu được người con hơn là bà mẹ. Mẹ của Ji-un khuyên ông không nên chạy theo hình danh sắc tướng (ngôn thuyết bề ngoài) để không đạt tới mục đích tối thượng: giải thoát mọi sự khổ mà nên để dành thì giờ cũng như tâm lực vào việc tu tập thiền quán.

2)Xuất gia đúng nghĩa phải lìa hẳn ba cái nhà đầy ắp bao hệ lụy ràng buộc dây dưa khó dứt; không những nhà thế tục bận vướng thê nhi, tử đệ phải lìa mà còn nên tìm cách cắt đứt cái nhà phiền não ngự trị lâu đời khiến tâm ta trở nên vẩn đục bụi vô mình trần cấu; xa hơn nữa, người xuất gia còn phải vượt thoát ra khỏi nhà ba cõi: cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc để tâm được an lạc giải thoát. Thấy người con chưa thoát khỏi phiền não trong việc hành đạo, truyền đạo, bà mẹ góp phần trợ lực khuyên con không nên đi xa rời thực tế đời sống đạo. Như vậy cái nào làm cho Ji-un bị gò bó mất tự do? Do bà mẹ hay tại chính Ji-un?

3)Cuốn tự điển không thể cập nhật hóa được những dữ kiện đang xảy ra, vì nó bị đóng vào khuôn khổ có định hình của thời gian, người tu thiền định không bị đóng khung vào hoàn cảnh cũng như không bị câu thúc bởi thời gian. Vì thế người tu thiền định được ví như một cuốn tự điển sống đầy đủ nhất, linh động nhất, thích ứng mọi biến thái vô thường của cuộc sống đầy phức tạp diễn ra trước mắt.

4)Nếu bảo rằng thiền sư nghe lời khuyên của mẹ thì hóa ra bà mẹ của Ji-un chính là bậc thầy dẫn đạo của ông ta; còn như bảo, ông ta hoàn toàn không để ý tới những gì bà mẹ khuyên can, thì đạo hạnh của Thiền sư chưa trọn vẹn hoàn toàn, vì sẽ mang tiếng là người con không giữ tròn đạo Hiếu. Ðứng trước một nan đề khó xử như thế, hẳn Ji-un phải lựa chọn một hướng đi để con đường tu không bị lui sụt, ngăn ngại mà giữ tròn cung cách của một người xuất gia chuyên lo công cuộc hoằng dương Phật pháp, hóa giải mọi dị biệt, độ hết thảy mọi chúng sanh mà chính bà mẹ của Thiền sư cũng là một trong số đó, nghĩa là bà cũng cần được sự hóa độ hay cứu thoát như những người khác vậy.

5)Mật giáo và Thiền tông khác nhau hai điểm: về phương pháp tu niệm và cách thực hành. Phương pháp tu thiền chuyên về quán tưởng hay thiền định; Mật giáo chuyên việc trì chú, kiết ấn để góp hết định lực hay sức tinh anh vào câu thần chú, dấu định ấn cho được kết quả linh nghiệm. Về cách thực hành thì thiền định đạt đến trí tuệ để giải thoát tới chỗ chân không diệu hữu. Mật giáo dùng phương tiện lực qua pháp ấn linh phù để đạt tới pháp thuật nhiệm màu mà hành giả phải khổ công tu luyện lâu năm mới kiến hiệu và hữu dụng.

18. My Heart Burns Like Fire

Soyen Shaku, the first Zen teacher to come to America, said: “My heart burns like fire but my eyes are as cold as dead ashes”. He made the following rules which he practiced every day of his life.

In the morning before dressing, light incense and meditate.

Retire at a regular hour. Partake of food at regular intervals. Eat with moderation and never to the point of satisfaction.

Receive a guest with the same attitude you have when alone. When alone, maintain the same attitude you have in receiving guests.

Watch what you say, and whatever you say, practise it.

When an opportunity comes do not let it pass by, yet always think twice before acting.

Do not regret the past. Look to the future.

Have the fearless attitude of a hero and the loving heart of a child.

Upon retiring, sleep as if you had entered your last sleep. Upon awakening, leave your bed behind you instantly as if you had cast away a pair of old shoes.

Tâm Tôi Bừng Vỡ Như Lửa Cháy

So-yen Sha Ku là một thiền sư Nhật đầu tiên đến Hoa Kỳ, nói rằng: “ Tâm tôi bừng cháy như lửa, và mắt tôi lạnh như tro tàn”. Ông đề ra qui luật sau đây để áp dụng suốt đời: “Sáng thức dậy thay quần áo, đốt nhang và tọa thiền. Hãy nghĩ vào giờ nhất định. Ăn uống phải cho điều độ, không cần thỏa mãn. Tiếp khách cùng một thái độ như khi ta sống một mình. Khi sống một mình vẫn giữ thái độ như khi tiếp khách. “Quán xét kỹ những gì ta nói và bất cứ điều gì phải nói mới nên nói. Cơ hội đến không nên để lỡ mất. Hãy luôn luôn suy nghĩ chín chắn trước khi hành động. Ðừng luyến tiếc quá khứ, nên nhắm hướng tới tương lai. Phải có thái độ cứng rắn của kẻ trượng phu (anh hùng) và lòng thương (ngây thơ) của một đứa trẻ. Lúc ngủ nên ngủ giấc ngủ như vừa rồi. Khi thức giấc nên rời bỏ giường lại như vứt đôi giày cũ”.

Câu Hỏi Gợi Ý

1)Những việc diễn ra mòn vẹt mỗi ngày trong cuộc sống tầm thường có gì đáng nói? Bạn nghĩ sao?

2)Con người có bao giờ sống thực với lòng mình không? Tại sao?

3)Tại sao không luyến tiếc quá khứ mà hãy nhắm hướng tương lai?

4)Bạn nghĩ sao câu: “Tâm tôi như lửa cháy, mắt như tro tàn” của Thiền sư So-Yen Sha-Ku?

5)Những cơ hội tốt mỗi ngày là gì? Làm sao để bắt kịp cơ hội?

* Trần Thị Thông

1. Quan sát cuộc sống tầm thường hàng ngày, không xa rời mối đạo, phải là bậc cao minh lĩnh hội được nghĩa nhiệm mầu của Phật dạy. Hễ thấu suốt cái then máy nhiệm mầu này, sốt sắng soi lại lòng mình, khám phá cái vốn sẵn đủ trong tâm của mỗi người, chứ không phải từ đâu xa lạ, cho đến thân hình cha sanh mẹ tạo, từ đó đặc hướng chú trọng đến tinh thần và đổi NHÂN hơn là đổi QUẢ. Tiếc thay, tất cả cách nhau chỉ một cái THOÁNG, người khám phá ra được cái thoáng này chẳng được mấy người.

2. Sống thực là sống thế nào? Chúng ta lòng dạ thô thiển, hư thực hàm hồ, mỗi khi xúc cảnh lâm tình, phần nhiều bị lôi cuốn theo mừng, giận, khổ, vui, nên suốt đời nhận giả làm thật, nghĩ mình là đúng, là hay; cho người là sai, là quấy, vọng tưởng điên đảo, làm cho cả thế gian đi vào con đường bế tắc, tuy hình tướng làm người nhưng cùng thú vật cũng chẳng khác chút nào. Thử nghĩ có đáng thương tâm không? Bởi thế, chuyện đập bể một hột bụi lấy ra ba tạng kinh điển nhà Phật thật sâu kín, phải có sức hiểu biết sâu sắc thì mới thông suốt được nghĩa hư huyền trong kinh điển nhà Phật, ngược lại chỉ làm tăng sức phá hoại, không cách nào chữa được. Ðó là cái tinh túy Phật giảng kinh Lăng Già.

3. Muốn thể hiện được tác dụng độc đáo của Thiền tông qua câu hỏi này, xin tạm mượn vài đoạn trong “Ba trụ Thiền” do Ðỗ Ðình Ðồng dịch: “Tọa thiền đưa đến một sự chuyển hóa nhân cách và cá tính. Sự khô khan, cứng đờ và vị kỷ nhường chỗ cho ấm áp hoạt bát từ bi, trong khi nhu nhược và sợ hãi biến thành tự chủ và can đảm”. “Tâm hoàn toàn tự do không ràng buộc gì với toàn bộ các hình thức tư tưởng, thị kiến, đối tượng, tưởng tượng dù thiêng liêng hay cao thượng và đưa đến một trạng thái rỗng không tuyệt đối, mà từ đó một ngày nào đó tâm có thể nhận ra chân tánh của nó hay bản tánh của vũ trụ”.

4. Phật nói câu nào cũng cao siêu, vi diệu; Thiền sư So Yen Sha Ku, chỉ dụng ở chỗ “minh tâm kiến tánh” của Phật dạy mà nói: “Tâm tôi như lửa cháy, mắt như tro tàn” có thể nói câu nói này hàm chứa toàn vẹn tác dụng giáo lý Phật dạy, nhất là hai chữ TINH TẤN nhắc nhở cho người học Phật thành tâm không biếng nhác, thối Bồ Ðề tâm phải thận trọng.

5. “Chánh pháp của Phật rất khó gặp, chúng ta là chúng sinh khổ não, nay có thiện căn, được thọ làm thân người, lại phát chút đạo tâm tin tưởng đạo pháp, chăm lo tu đạo, như thế ắt có sự vun trồng bồi đắp từ nhiều kiếp rồi, nếu không thì quyết chẳng thể nào đến được nơi này. Nhưng thiện căn tuy có mà không cảm được chánh pháp, lại nhầm lẫn nhận lấy những pháp ngoại đạo, thật khổ lắm!” Ðoạn này trích trong “Thiền thất khai thị lục” của ngài Lai Quả Thiền Sư, do Thích Duy Lực dịch, là một cơ hội cho người học Phật tự soi rọi chính mình mỗi ngày, tự mình thắp đuốc lên mà đi, tự mình giác ngộ, thì mới có thể gánh vác trách nhiệm hành Bồ Tát đạo.

* Ðạo hữu Duy Học (Sydney)

1. Những việc diễn ra mòn vẹt mỗi ngày trong cuộc sống tầm thường có gì đáng nói? Bạn nghĩ sao?

Trong cuộc sống, hàng ngày con người làm bất cứ việc gì cũng đều nhằm một mục đích nào đó, cũng có thể là lý tưởng mà họ đang theo đuổi. Có người lo cơm áo, lo gia đình sao cho được hạnh phúc. Có người xã thân cho xã hội, có người xã thân cho đạo, mong giải thoát cho tự thân khỏi mọi thống khổ, triền phược, rồi mang tâm đại bi cứu độ mọi chúng sanh, thực thi hạnh Bồ Tát.

2. Con người có bao giờ sống thực với chính mình không? Tại sao?

Khi làm một việc gì, con người có thể có ý thức việc mình làm hoặc không có ý thức; và khi không có ý thức, con người không thể làm chủ được tâm họ, sống buông lung theo ngoại cảnh, ngoại vật; từ đó chẳng rõ thiện ác ra sao miễn thỏa mãn tham dục là được. Con người sống thực với lòng mình chính là con người biết thiện ác là gì, có ý thức việc mình làm, biết nhân quả, hành thiện tránh ác, tu tâm dưỡng tánh để tự lợi và lợi tha.

3. Tại sao không luyến tiếc quá khứ mà hãy nhắm hướng tương lai?

Ðối với các thiền sư hay hành giả tu thiền tông, các vị sống tĩnh thức, ý thức việc mình làm, theo dõi “TÂM” tức “TÁNH GIÁC” như con theo mẹ, không giây phút nào để tâm xao lãng, chạy theo ngoại cảnh hoặc quá khứ. Nếu buông lung, luyến tiếc một quá khứ nào đó, dù vui hay không vui, đều bị ràng buộc vào một thứ phiền não tích lũy từ lâu, gọi là “NỘI KẾT” hay “KIẾT SỬ”. Nên chi các vị phải luôn tỉnh thức, không còn quay lại quá khứ, coi quá khứ như đôi dép bỏ! Ðọc bài nói về thiền sư So Yen Sha Ku, chúng ta rõ thiền sư khuyên hậu sinh tu thiền nên hướng về tương lai là có ý nhắc nhở chúng ta phải nhắm tới hai điều đã nói trong bài này:

a)Phải có thái độ cứng rắn của kẻ trượng phu.

b)Phải có lòng thương của một đứa trẻ.

Thái độ cứng rắn chính là giữ giới với quý Thầy, với Tam Bảo, làm thiện tránh ác, giữ tâm trong sạch, không giao động trước tiền, tài, tình, danh vọng, v.v… Còn lòng thương của một đứa trẻ là lòng thương không tính toán, không so đo, không phân biệt, lòng thương này chính là lòng “TỪ BI” mà chúng ta coi như một phương châm hành động hàng ngày. Hễ tu Phật mà chẳng giữ giới và chẳng chăm sóc cho “TỪ BI TÂM” phát triển thì cũng chẳng khác chi xây lâu đài trên bãi cát vậy!

4. Bạn nghĩ sao câu: “Tâm tôi như lửa cháy, mắt như tro tàn” của Thiền sư So-Yen Sha-Ku?

Ði tới một xứ lạ chưa hề tới bao giờ, hẳn Thiền sư So Yen Sha Ku cũng có tâm nôn nóng chẳng khác chi lửa cháy vậy. Tuy nhiên mắt thiền sư lại lạnh như tro tàn. “Lạnh như tro” nói lên cái tâm bình tĩnh, không tham luyến, có nghĩa dù nước Hoa Kỳ có văn minh, giàu có, nguy nga đến thế nào chăng nữa, thiền sư cũng chẳng bị lôi cuốn! Có thể thiền sư tới Hoa Kỳ để xem dân tình ở đó sống ra sao, có lành mạnh, có hướng về tâm linh, có làm lành tránh ác hoặc biết tu tâm dưỡng tánh? Hoặc nếu họ bị ngoại đạo, phù chú, bùa ngải làm mê hoặc thì thiền sư phải khởi đại bi mà độ họ trở về con đường ngay thật, con đường giác ngộ mà đức Bổn Sư, chư Bồ Tát, chư Tổ đã để lại cho hậu thế noi theo mà hành.

5. Những cơ hội tốt mỗi ngày là gì? Làm sao để bắt kịp cơ hội?

Hễ tu Phật, hành giả có rất nhiều cơ hội trong mỗi ngày để tu, tỷ dụ làm thiện, tránh ác, giữ giới, tụng kinh cầu an để tai qua nạn khỏi, quốc thái dân an, cầu siêu để hỗ trợ cho tâm linh người quá cố sớm siêu sinh tịnh độ v.v… Nếu có nhiều thì giờ rảnh rỗi, ta nên tu tâm dưỡng tánh để sửa đổi lỗi lầm, sám hối, phát triển tâm từ bi, gột rửa phiền não tham sân si, v.v…. Tóm lại, hễ tu thì chẳng lúc nào ngồi không vì phải tu trong bốn oai nghi, giữ chánh niệm trong mỗi hành động của mình. Còn nếu buông lung, giải đãi thì mọi cơ hội tới đều bỏ qua, chớ có nghĩ đâu tới việc bắt kịp cơ hội nữa!

Nhận Xét Góp Ý

1. Hai thứ tập nhiễm ta nên để ý phân biệt:

a)Tập nhiễm xấu ác như nghiện rượu, cà phê, thuốc lá, sắc dục v.v…

b)Tập nhiễm thiện lương như sáng thức dậy sớm tọa thiền, tụng kinh, niệm Phật, làm phước, bố thí v.v…

Những thói quen khi ngủ dậy, bạn không thể không bật điện sáng, mở vòi nước, vào nhà vệ sinh, chà răng, rửa mặt … Ðó là những việc hết sức tầm thường mà không ai có thể thiếu được. Bạn cần tới mấy thứ đó như cũng cần cơm ăn áo mặc vậy. Thiếu ăn một bữa sẽ làm thân thể gầy ốm, bịnh hoạn. Nếu việc tu tập cũng được quy định mỗi ngày nghiêm túc như vậy, chứng tỏ là người biết quân bình đời sống thể chất và tinh thần. Vì nhiều người chỉ thiên trọng đời sống vật chất nhiều hơn, nên gây ra không biết bao nhiêu lỗi lầm xấu ác. Trong một ngày hai mươi bốn giờ, bạn dành ra được mấy tiếng cho việc tu tập thiền quán? Tụng kinh, thiền quán, bạn cho là tầm thường sao? Thế còn mấy việc ăn uống, chưng diện, giải trí… còn tầm thường hơn, có làm bạn quan tâm tới không?

2. Nội tâm mỗi người có hai trạng thái hành động và tĩnh. Ðộng cũng có nghĩa xấu ác tội lỗi đua đòi theo lòng dục thèm khát sai sử. Tĩnh là lúc tâm hồn trong sạch sáng suốt, thánh thiện không gây nên điều dữ. Phần đông sống theo động loạn, tuy đôi lúc cũng có thức tỉnh, nhưng trong chốc lát rồi theo dòng đời lại tiếp tục tạo tội gây lỗi lầm sai trái. Thật ra, sự tĩnh thức của người phàm phu không phải không có, nhưng rất hiếm hoi, nên Phật gọi cái biết trong tĩnh thức của chúng sanh chỉ là “phần giác”, giác một phần; chư Phật, chư Bồ Tát luôn luôn tĩnh thức, sáng suốt hoàn toàn nên được toàn giác. Giác ngộ hoàn toàn nên không còn bị phiền não nhiễm ô chi phối. Sống theo dục vọng nhiễm ô, con người cố tình che dấu những tội lỗi xấu ác, tức sống không thực với chính mình. Vì con người sống giả dối không thực nên cứ mãi gây tạo tội ác mà vẫn tưởng không ai hay biết.

3. Quá khứ đã qua không thể nào nắm bắt lại được. Lúc về già ta hay luyến tiếc quá khứ - một thời huy hoàng đã tắt biến - để rồi không làm được gì hữu ích cho ngày mai. Ðiều cần thiết bạn nên làm là hãy hướng đến tương lai trong tin yêu sáng tạo. Ta là chủ nhân ông tạo tác nghiệp đời mình nên vững bước tiến đi lên, không than phiền, không oán trách, không đổ lỗi bất cứ ai mà nên can đảm hăng hái lên đường xây dựng một ngày mai tươi sáng.

4. Phật dạy, người xuất gia như kẻ bơi thuyền ngược dòng nước, nếu lơ đễnh thả tay lái ắt bị vỡ thuyền, mất mạng, hoặc như kẻ cầm đuốc đi ngược gió không khéo sẽ bị cháy tay. Thân và mạng như con mắt và cái tâm.

Thiền sư So Yen Sha Ku ví tâm mình như lửa cháy, mắt như tro tàn, tức dửng dưng trước mọi sự cám dỗ, hấp lực có tính cách hào nhoáng không thể lung lạc nổi một người đã tự nguyện dấn thân hy sinh vì lợi ích cho tha nhân, phục vụ quảng đại quần chúng. Ở đời năm món dục lạc lôi cuốn con người mạnh nhất là tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống cao sang, ngủ nghỉ thỏa thích. Khi tâm không dấy động móng khởi niệm ưa đắm thì ngoại cảnh không thể lôi cuốn ta được.

Người xuất gia là những chiến sĩ can trường của cả hai mặt trận: ngoại xâm và nội thù. Giặc bên trong như tham lam, ích kỷ, kiêu mạn v.v… luôn luôn rình chờ tác hại. Người tu cố giữ tâm trong sạch, mắt không đắm sắc mà bất động trước ngoại cảnh là người có tâm lượng từ bi với mọi người, mọi loài.

5. “Một ngày đã qua mạng cũng theo đó giảm dần, như cá cạn nước, đâu có vui gì. Ðại chúng nên cần tinh tấn, như cứu lửa đang cháy trên đầu vậy. Tại sao? Vì ở đời mấy ai tắm được hai lần trong cùng một khúc sông?

Câu này cũng nhắc cho ta ý niệm tinh tấn như: “Chớ hẹn đến già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”. Ðiều gì ta làm được trong phút giây hiện tại nên thực hiện ngay, vì chỉ có hiện tại là giờ phút đẹp vô cùng. Ta không thể chần chờ lỡ đánh mất cơ hội khó tìm lại được. Cổ nhân có dạy: Việc gì làm được hôm nay đừng để đến ngày mai, nói lên tính cương quyết dứt khoát, không hẹn chầy hẹn mai mà lỡ mất cơ hội thực hiện. Ðể thể hiện được việc làm dứt khoát, hành giả phải tập kiên nhẫn chịu khó và thể hiện trọn vẹn tinh tấn liên tục không ngừng.

19. The Gate Of Paradise

A soldier named Nobushige came to Hakuin, and asked: “Is there really a paradise and a hell?

“Who are you?” inquired Hakuin.

“I am a samurai”, the warrior replied.

“You, a soldier!” exclaimed Hakuin. “What kind of ruler would have you as his guard?” Your face looks like that of a beggar”.

Nobushige became so angry that he began to draw his sword, but Hakuin continued: “So you have a sword! Your weapon is probably much too dull to cut off the head”.

As Nobushige drew his sword, Hakuin remarked: “Here open the gates of held!”.

At these words the samurai, perceiving the master’s disciple, sheathed his sword and bowed.

“Here open the gates of paradise”, said Hakuin.

Cửa Thiên Ðường

Có một quân nhân tên là Nô-Bu-Shi-gê tới gặp thiền sư Ha-ku-in (Bạch Ẩn) và hỏi: “Thưa ngài, có địa ngục, và thiên đường không?

Thiền sư Bạch Ẩn hỏi: Anh là ai?

-Tôi là một võ sĩ, quân nhân trả lời.

-Anh, anh là lính à! Thiền sư Bạch Ẩn quát lớn: “Anh là cận vệ của ai? Mặt anh trông giống tên ăn mày”.

Nô-Bu-Shi-gê rất giận dữ rút thanh kiếm ra nhưng Bạch Ẩn vẫn tiếp tục nói: “Ðược, anh có thanh kiếm! Vũ khí của anh bất quá cắt đầu tôi là cùng”

Vừa lúc Nô-Bu-Shi-gê rút thanh kiếm, Bạch Ẩn chỉ ngay: “Ðấy, cửa địa ngục đang mở!”.

Với những lời lẽ ấy làm anh binh sĩ bái phục xin làm đệ tử thiền sư, rồi tra thanh kiếm vào võ, sụp lạy.

“Ðấy, cửa thiên đường đã mở!”, thiền sư Bạch Ẩn nói.

Câu Hỏi Gợi Ý

  1. Thiên đường hay địa ngục do đâu có?

  2. Bồ Tát Ðịa Tạng Vương và hạnh nguyện độ sanh ở cõi địa ngục ra sao?

  3. Việc người quân nhân buông vũ khí theo thiền sư, có giống như tên đồ tể buông dao? Hãy giải thích.

  4. Việc gì xảy ra, nếu tên lính sừng sộ chém đầu Hakuin? Nếu phải thiệt mạng mà đạo nghiệp chưa thành, do một chút sơ hở của thiền sư. Bạn nghĩ sao?

  5. Tục ngữ có câu: “Nóng mất ngon, giận mất khôn”. Theo bạn thì thế nào với kinh nghiệm bản thân?

* Ðạo hữu Duy Học, Sydney

1) Thiên đường hay địa ngục do đâu có?

Thiên đường hay địa ngục đều do tâm mà có, vì tâm làm chủ mọi hành động của chúng ta, từ cử chỉ đến lời nói. Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật dạy trong “Phẩm Song Yếu” như sau:

“Tâm dẫn đầu mọi pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác

Nếu nói hay hành động

Với tâm tư ô nhiễm

Khổ não sẽ theo ta

Như xe, theo vật kéo”

“Tâm dẫn đầu mọi pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác

Nếu nói hay hành động

Với tâm tư thanh tịnh

Hạnh phúc sẽ theo ta

Như bóng không rời hình”

(H.T. Minh Châu lược dịch: Kinh Lời Vàng)

Thật vậy, tu hành cần phải thường xuyên chăm sóc tâm, như con theo mẹ mới hy vọng cải được tâm. Ta cần phải lắng mọi phiền não tham dục, sân hận, kiêu căng, đố kỵ, chấp nhặt, nhỏ nhen v.v… Còn nếu không làm chủ được tâm, không biết nhiếp tâm, thì việc tu hành chỉ mới bề ngoài mà thôi.

2) Bồ Tát Ðịa Tạng Vương và hạnh nguyện độ sanh ở cõi địa ngục ra sao?

Theo kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện, đức Phật Thích Ca phó chúc cho Bồ Tát Ðịa Tạng Vương cứu độ chúng sanh sau khi Phật nhập niết bàn cho đến lúc đức Di Lặc ra đời. Cũng theo kinh trên, Bồ Tát tiền thân là một cô gái Bà La Môn, đã xuống địa ngục tìm mẹ để cứu mẹ. Sau mẹ cô được Phật độ thoát khỏi địa ngục và sanh lên cõi trời. Chính lúc thấy rõ cảnh khổ ở địa ngục mà cô phát nguyện như sau: “Bao giờ địa ngục trống không, chúng sanh độ hết, tôi mới thành Phật quả”. Hạnh nguyện ấy nói rõ trong biểu tượng của Bồ Tát Ðịa Tạng, tay mặt cầm tích trượng có 12 khoen, tay trái nắm hạt minh châu. Tích trượng 12 khoen có nghĩa Bồ Tát dùng pháp 12 nhân duyên để dạy chúng sanh tu thoát ra khỏi tam đồ khổ, thoát sinh tử luân hồi. Còn viên minh châu của Bồ tát tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ khiến chúng sanh bị giam cầm trong ngục tối, trong tham đắm ngũ dục, biết rõ pháp tu mà tiến đến bờ giải thoát. Tóm lại hạnh nguyện của Bồ tát là hạnh nguyện Ðại Từ Bi, cứu khổ hết mọi loài chúng sanh.

3) Việc người quân nhân buông vũ khí theo thiền sư, có giống như tên đồ tể buông dao? Hãy giải thích.

Trong con người luôn có tam độc ngự trị, đó là “tham, sân, si”. Ðã đành gốc nó là si, là vô minh, nhưng cái sân có sức tàn phá mãnh liệt khi con người sân hận có võ khí trong tay như anh đồ tể hay người quân nhân trong câu chuyện. Vì vậy người lính hay đồ tể có thể giết người trong chớp mắt. Muốn ngăn chận cái sân, người tu hành chỉ còn cách sử dụng lòng từ bi dũng cảm. Thiền sư Bạch Ẩn biết rõ gốc sân nên ngài đã bình tĩnh và từ bi đối xử với người lính hung dữ, và anh ta, thay vì chém Thiền sư, đã tra kiếm vô vỏ và sau hết phải bái phục ngài.

4) Nếu phải bị thiệt mạng mà đạo nghiệp chưa thành, do một phút sơ hở của thiền sư. Bạn nghĩ sao?

Câu này chỉ là giả dụ, vì tên lính đã buông khí giới và bái phục thiền sư Hakuin rồi. Tuy nhiên nếu tên lính chém Thiền sư chết, Thiền sư cũng chẳng than van gì. Vì một thiền sư là một vị chân tu đắc đạo đâu có sợ chết? Ngài không sợ chết vì ngài đã và đang đi trên đường giải thoát, tất nhiên nếu không phải kiếp này, thì kiếp sau ngài cũng tới được bến bờ giải thoát, và chắc chắn thành công. Vì sao? Vì đã bỏ chấp cái tâm vô thường và vững tâm bền chí bỏ tất cả, đó cũng là tâm Từ Bi Hỉ Xả khiến ngài vượt thoát được ba cõi khổ mà tiến lên cõi vô sanh, cõi Niết bàn.

5) Tục ngữ có câu: “Nóng mất ngon, giận mất khôn”. Theo bạn thì thế nào với kinh nghiệm bản thân?

Khi nóng nôn, khi hấp tấp, ta ăn hay uống cũng không biết mùi vị thì làm gì thấy ngon được! Khi ta giận ai, cái giận đã che mất tính thiện, tánh từ bi của ta rồi thì ta không còn khôn ngoan nữa! Chúng ta cứ việc quan sát quanh ta, ở chùa, ở nhà, ngoài chợ. Hễ ai nôn nóng, vội vã hấp tấp trong lời nói, cử chỉ, chúng ta thấy được kết quả việc làm của họ. Cái nôn nóng là một thứ phiền não thuộc sân, do chấp thân mà có, do ích kỷ hẹp hòi mà ra. Người ta nôn nóng trong khi chờ đợi một việc gì, một người bạn, một món hàng, tỷ dụ dành nhau mua một món hàng “sale” bán còn phân nửa giá, mua một chiếc xe hơn, cái nhà, căn phố, cổ phần thương mại v.v… Hễ có tu, có tu tâm, cần quán cái sân, ta sẽ rõ gốc gác của nó và sẽ thắng nó dễ dàng. Nếu không tin, bạn cứ làm sẽ rõ sự thật.

* Ðạo hữu Trần Thị Thông

1) Nếu trả lời thiên đàng hay địa ngục do đâu mà ra. Vậy tâm từ đâu mà có, đến từ chỗ nào? Chắc hẳn nhiều người phải nhức đầu tìm hiểu, mà hễ dùng cái đầu tìm tòi, không chừng lại lọt vào vòng tương đối phân biệt, hoặc nương kinh điển mà luận bàn, thì cũng kẹt vào “Sở tri kiến”. Ðứng ở vị trí nào cũng không dể dàng thoát ra khỏi gông kềm đối đãi hai bên; bởi thế Phật thường nhắc nhở ở mỗi người là một ông Phật, chỉ cần thành tâm tột bực với chính mình, hằng dụng công tu học với một nội lực dũng mãnh ắt có ngày sẽ khám phá trọn vẹn, không cần phải nghĩ phải bàn, chừng ấy thiên đường hay địa ngục chỉ mỉm cười, trân trọng!

2) Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn nguyện có ghi: “Từ nay đến tột số chẳng kể xiết ở đời sau, tôi vì những chúng sinh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng đó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật đạo”. Bởi vì Ngài Ðịa Tạng Vương Bồ tát lập hạnh nguyện rộng đó, nên đến nay trãi qua trăm nghìn muôn ức vô số bất khả thuyết kiếp Ngài vẫn còn làm Bồ Tát. Muốn tìm hiểu phương tiện giáo hóa độ sinh, xin vui lòng đọc kinh Ðịa Tạng Bồ tát Bổn nguyện.

3) Tác dụng người quân nhân buông vũ khí và người đồ tể buông dao đều không khác. Ðể làm sáng tỏ tác dụng này, tạm mượn “công án của Phật Thích Ca và Tổ Ðạt Ma” do thầy Thích Duy Lực dịch: “Thế Tôn thăng tòa, có một Phạn chí cúng dường hoa ngô đồng. Phật bảo: - Buông xuống đi! Phạn Chí buông hoa bên tay trái xuống. Phật bảo tiếp: - Buông xuống đi! Phạn Chí buông hoa còn lại bên tay mặt xuống. Phật lại nói: - Buông xuống đi! Phạn Chí nói: - Nay hai tay đã không còn gì, sao Phật lại bảo buông cái gì xuống nữa? Phật nói: - Chẳng phải ta bảo ngươi buông bỏ hoa. Ngươi phải buông xã ngoài lục trần, trong lục căn, giữa lục thức, nhất thời xã hết đến chỗ không còn gì để xã. Ấy chính là chỗ buông thân mạng của ngươi. Phạn Chí ngay đó ngộ vô sanh nhẫn”.

4) Trong kinh Lăng Già nói 8 thức: nhãn thức, nhỉ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức. Thế mà chỉ có “ý thức” hàm chứa được chữ Niết bàn, chứng tỏ Phật lấy “trí tuệ” làm quý trọng; nếu không phải bậc cao minh thì không qua cửa sống chết, không qua cửa này thì không làm chủ được cái vận mệnh của mình. Cái tác dụng của Hakuin thể hiện được chữ NHÂN và chữ DŨNG, không xem thường cái chết, làm tác hại cái sinh. Ngày xưa kẻ học Phật, chưa thấu suốt lẽ sinh tử, vô cớ mà tự hủy thân mạng, đều không biết NIẾT BÀN.

5) Thật nhiệm mầu cao sâu khi Phật nói TỊCH DIỆT. Không nóng giận thì làm sao có an lạc (Tịch); không nổi sống ba đào thì làm sao dập tắt (Diệt). Hễ mang hình tướng làm người, mừng giận, khổ vui đều do sáu căn, sáu trần lôi cuốn làm chủ; thì làm sao có an lạc, dập tắt để nảy sinh được Ðạo Tâm, làm sao thấy chân thể của mình, không bị chướng ngại dấy động. Nếu đem cái tác dụng của Tịch diệt vào bản thân của mình, khiến cho lòng dục, ý riêng tư tẩy sạch, tỏ cái Tâm, thấy được cái tánh của mình, muôn sự đều bình đẳng, không còn tham luyến, thì dù nóng giận cách mấy cũng không can dự gì đến mình. Tiếc thay, trong chúng ta hiếm hoi có được cái tác dụng này, cứ mãi chìm đắm trong biển khổ trầm luân!

Nhận Xét Góp Ý

1) Tùy theo tâm trạng, hoàn cảnh giữa kẻ hỏi, người đáp và vấn đề nêu ra, thiền giúp hành giả mở tung trói buộc lâu đời từ vô lượng kiếp. Câu trả lời có khi không ăn nhập gì tới câu hỏi, nhưng thật linh động hào hùng. Có lúc thiền sư như không trả lời trực tiếp, câu hỏi mà vặn hỏi lại người hỏi, hầu đập mạnh vào tâm thức đối tượng để soi sáng phản chiếu tự thân tâm. Thiên đường hay địa ngục do đâu có. Câu hỏi có phần làm lúng túng người đọc là thiên đường hay địa ngục? Hai cảnh giới trái nghịch như ban ngày với ban đêm, như bóng tối với ánh sáng, hễ có bên này thì không có bên kia và ngược lại. Thiên đường hay địa ngục cũng dễ như lật úp hay để ngửa bàn tay thôi. Niệm sáng suốt, tâm thiện lương hiện ra cảnh thiên đường trước mắt. Vô minh vọng động, lòng sân hận bừng cháy, ấy là địa ngục.

2) Ðịa Tạng Vương hay vua cõi đại địa bao hàm hết thảy các cõi âm do một người chủ trị. Người đó là Bồ Tát Ðịa Tạng. Vị Bồ Tát bổ xứ, có nghĩa là sắp thành Phật, nhưng do hạnh nguyện chưa thành, nên vẫn còn là Bồ tát. Ngày Ðịa Tạng quán sát chúng sanh phần nhiều bị đọa lạc vào địa ngục không có hạn kỳ nào ra khỏi, Bồ Tát dũ lòng từ bi lân mẫn cứu độ qua đại nguyện kiên thệ:

“Ðịa ngục vị không thệ bất thành Phật,

Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Ðề”

Nghĩa là:

Cõi địa ngục chưa trống (còn có người rơi vào) ta chưa thành Phật. Chúng sanh cứu độ hết ta nguyện mới chứng nên quả Bồ Ðề.

Lời nguyện phi thường mang tính đại hùng, đại lực, lăn xã vào tận địa ngục cứu độ chúng sanh thoát khổ nạn. Chỉ khi nào ở đó không còn một chúng sanh tội nhơn, thì ngài Ðịa Tạng mới hoàn thành đại nguyện. Vấn đề được nêu ra: khi nào chúng sanh hết tội lỗi, lúc đó địa ngục mới được rãnh không. Theo lời nguyện cũng có nghĩa rằng, ngài Ðịa Tạng không bao giờ thành Phật cả. Vì chúng sanh biết đời kiếp nào mới hết gây nghiệp tội?

3) Sử dụng vũ khí, trao đổi vũ khí… người dân thường đều bị ngăn cấm. Một người chứa vũ khí, bán vũ khí, mang vũ khí v.v… được xem là kẻ có tà tâm (cho dù để tự vệ) không thể ở gần người và vật khác. Thái độ giận dữ rút kiếm ra định chém thiền sư của người lính. Chứng tỏ cái tâm hung hăng nộ khí của anh ta lúc bị chọc tức. Việc gì xảy ra, nếu đối tượng lúc đó không phải là vị thiền sư lòng đầy khoan thứ như Hakuin? Một người khác, hẳn nạn nhân có thể chịu chết dưới lằn kiếm lợi hại hoặc ít ra bị trọng thương chứ không dễ được buông tha; đối thủ quy thuận như quân nhân trong câu chuyện.

Việc người lính buông kiếm bái phục thiền sư giúp ta nhận ra bốn điểm sau đây:

- Nội lực thiền sư kiên định không sợ bất cứ gì – dù là vũ khí giết người - của kẻ có tà tâm mà hắn nghĩ có đủ sức mạnh và cả vũ khí hộ thân, xem mạng người như chơi - Ðối tượng của hắn không phải người tầm thường như hắn tưởng – Khi hắn biết rõ đối tượng dám đem sinh mạng mình ra chọi với hai thứ độc: tâm người độc và thanh kiếm độc, bằng sức mạnh vô úy đại hùng, khiến người lính hổ trẽn buông vũ khí.

- Sức mạnh cơn thịnh nộ người lính chưa đủ hung bạo kết liễu (thúc) được mạng sống của một người mà suốt đời chỉ lấy từ bi, trí tuệ làm lẽ sống, phương châm hành động.

4) Giả sử người lính chém chết Hakuin thì hắn sẽ nhận lãnh những hậu quả:

- Bị quân luật phạt tù chung thân hoặc bị kết án tử hình.

- Gia đình hắn buồn khổ, cha mẹ, vợ con bị ám ảnh bởi có người thân là thủ phạm giết người.

- Ðời sau hay nhiều đời sau này hắn phải bị luân hồi (đọa) trong đường ác: địa ngục chịu khổ.

Hakuin nếu chẳng may bị chết dưới lằn đao ác nghiệt mà đạo nghiệp chưa thành thì cũng chẳng sao. Vì ông đã trả xong nghiệp báo trong đời này.

5) Giận là một thái độ thù nghịch bất mãn người khác gây ra cho ta thiệt hại hay mất mát về một phương diện nào đó. Phản ứng của cơn thịnh nộ người khác thì chắc hẳn ai cũng có rồi. Song cường độ của nó như thế nào ta thử căn cứ vào ba trường hợp sau đây:

- Phản ứng lại liền là người nông nổi thiếu sáng suốt.

- Sau cơn giận tức nguôi mới có phản ứng, là kẻ có trí tuệ biết suy nghĩ.

- Không phản ứng chi hết mà bỏ đi và xem như không có chuyện gì xảy ra chứng tỏ người có tâm hồn cao thượng vượt lên trên mọi sự và xem tất cả như gió thoảng mây bay.

Ðể tùy tâm tánh mỗi người mà ứng dụng cho hợp lẽ hầu khỏi gây sự tổn thương thiệt hại chính mình và người.

20. In The Hands Of Destiny

A great Japanese warrior named Nobunaga decided to attack the enemy although he had only one tenth the number of men the opposition commanded. He knew that he would win, but his soldiers were in doubt.

On the way he stopped at aa Shinto shrine and told his men: After I visit the shrine I will toss a coin. If heads comes, we will win; if tails, we will lose. Destiny holds us in her hand”.

Nobunaga entered the shrine and offered a silent prayer. He came forth and toss a coin. Heads appeared. His soldiers were so eager to fight that they won their battle easily.

“No one can change the hand of destiny”, his attendant told him after the battle.

“Indeed not”, said Nobunaga, showing a coin which had been doubled, wih heads facing either way.

Trong Bàn Tay Ðịnh Mệnh

Một đại lãnh chúa của Nhật là No-bu-na-ga quyết định mở cuộc tấn công địch, mặc dù ông chỉ có một phần mười quân số mà trận chiến đòi hỏi. Nhưng ông biết chắc ông sẽ thắng trận, trong khi mấy người lính thuộc hạ của ông nghi ngờ.

Trên đường tiến quân, ông ghé vào một ngôi thần xã (đền thờ thần) để cầu nguyện. Ông bảo đảm lính của ông:

-Sau khi thăm đền tôi sẽ gieo quẻ xin keo, nếu đồng tiền ngữa, chúng ta sẽ chiến thắng, còn đồng tiền sấp ta sẽ thua trận. Vận mạng ở trong bàn tay ta.

No-bu-na-ga vào đền thờ tỉnh tâm cầu nguyện. Ông gieo tiền xem quẻ. Mặt ngửa đồng tiền hiện ra. Các binh sĩ ông tự tin hăng hái chiến đấu cho nên họ thắng trận dễ dàng. Sau trận đánh, một cận vệ nói với No-bu-na-ga “Không ai có thể thay đổi được vận mạng bàn tay”.

-Ðâu phải thế, No-bu-na-ga nói và đưa đồng tiền ra cả hai mặt đều ngửa cả.

Câu Hỏi Gợi Ý

1)Vận mạng có đáng tin tưởng không? Tại sao?

2)Số quân chỉ có một phần mười, No-bu-na-ga vẫn cương quyết ra trận, có liều không?

3)Ông đại chiến sĩ có tự tin tài điều binh mình và sức chiến đấu của các chiến sĩ dưới quyền không?

4)Thử nêu chỗ cốt lõi câu chuyện có liên hệ tới thiền ra sao?

5)Người Phật tử nghĩ gì câu nói quen thuộc: “Ðau chân thì há miệng”? Có phải phó mặc thần quyền định đoạt số phận mình?

* Ðạo hữu Duy Học, Sydney

1) Vận mạng có đáng tin tưởng không? Tại sao?

Câu này không dính dáng tới thiền, vận mạng chỉ có trong thế gian mà thôi. Ngoài ra theo lý Phật, Phật tử phải tin vào nhân quả, làm thiện tránh ác để cải nghiệp. Tuy nhiên trong bài này, ông lãnh chúa Nobunaga biết rõ tâm lý lính của ông hay tin vào số mạng, vận mạng, thắng bại do thần linh quyết định, nên chi bày ra xin quẻ nơi thần linh, mục đích tạo niềm tin cho lính để từ đó, đạt chiến thắng theo dự tính của ông.

2) Số quân chỉ có 1/10, Nobunaga vẫn cương quyết ra trận có liều không?

Nhất định Nobunaga đã liều, khi biết mình ít quân và tinh thần dũng cảm cũng chẳng có bao nhiêu cho nên Nobunaga đã nhờ cậy thần linh bày ra gieo quẻ, để tạo niềm tin, phấn khởi cho quân lính liều mạng, tin ở thần linh, mà đi tới chiến thắng. Thật ra khi ra trận mạc, ít có ông tướng nào gieo quẻ bói rồi mới ra trận!

3) Ông đại chiến sĩ có tự tin tài điều binh mình và sức chiến đấu của các chiến sĩ dưới quyền không?

Khi ra trận, ông và số ít quân lính của ông đã liều mạng chống lại số quân địch đông gấp 10 lần, như vậy ông phải có tài điều binh, còn sức chiến đấu của binh lính ông chỉ có hạn, nhưng vì họ tin vào thần linh nên họ dũng mãnh gấp bội, liều mạng sống chết mà đạt chiến thắng tối hậu.

4) Thử nêu chỗ cốt lõi câu chuyện có liên hệ tới thiền ra sao?

Trong câu chuyện này, Nobunaga biết rõ “Tâm” con người có một sức mạnh vô biên, nếu tâm có lòng tin sắt đá, hành động sẽ dũng cảm tột bậc! Còn nếu không điều khiến được tâm, không làm chủ được tâm, để tâm rong ruổi theo ngoại cảnh con người sẽ dễ buông lung, ham sống, sợ chết… sống phá giới và chẳng bao giờ tới được bờ giải thoát! Nobunaga là con người khôn ngoan, tuy có xảo thuật là tin vào bói quẻ, nhưng nhờ vậy mới đạt tới chiến thắng.

5) Người Phật tử nghĩ gì câu nói quen thuộc: “Ðau chân thì há miệng”? Có phải phó mặc thần quyền định đoạt số phận mình?

Người Phật tử đã học giáo lý và tu phải tỉnh giác, biết rõ lý nhân quả, phải ăn chay, sám hối, cúng dường, niệm Phật, chớ không thể tin vào thần quyền định đoạt số phận mình. Người Phật tử phải tinh tấn tu hành, gột rửa thân tâm ô trược hàng ngày, hàng đêm, tứ thời tỉnh giác, phải lo vấn đề “sinh tử mà sớm chăm chỉ tu hành để cải nghiệp ác ra nghiệp lành, để tự giác giác tha, chớ không thể để “nước đến chân mới nhảy” hoặc “đau chân thì há miệng”. Khi sống chẳng chịu tu hành, đến lúc chết, chân tay, tâm trí mê man làm sao còn tỉnh táo để tu, thật quá khờ dại!

* Ðạo hữu Quốc Vinh, QLD

1) Vận mạng con người quả đáng quan tâm với người có tầm nhìn theo định hình cố hữu xưa nay. Khi gặp những việc quan trọng quyết định đến tánh mạng không thể giải quyết là người ta bất lực tin ngay vào vận mạng; cho nên tục ngữ có câu: “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Do đó giúp nuôi sống những nhà xem tướng số, chỉ tay, xem quẻ, bói toán v.v…

Người Phật tử tin thuyết nhân quả nghiệp báo công bằng, chắc chắn không hề sai. Vì con người tin vào định mệnh không hoàn toàn, không đúng đắn, Phật giáo không cho đó là điểm cứu cánh để con người phó mặc trông chờ trao gởi…

2) Có nhiều việc vượt hơn sức người ta tin tưởng để chiến thắng chính mình và hoàn cảnh. Nobunaga là một thí dụ điển hình. Ðó không phải thái độ liều lĩnh mà là sự cương quyết dứt khoát nhờ sức tự tin ở chính mình.

3) Chỉ tin tưởng một phần nào. Ông ta không hoàn toàn đặt kỳ vọng ở sự chiến đấu can cường của các chiến sĩ dưới quyền. Vì ngoài sức người sẵn có, người ta tin tưởng vào thiêng liêng, lực vô hình giúp sức.

4) Cái tâm con người được diễn tả chi tiết như sau:

Tam điểm như tinh tượng

Hoành câu tợ nguyệt tà

Phi mao tùng thử đắc

Tố Phật dã do tha

Nghĩa là:

Ba điểm như vì sao

Cong vòng vành trăng khuyết

Mang lông (đội sừng) nào ai biết

Làm Phật cũng ai hay…

Chỗ cốt lõi là cái tâm chân chánh sẽ thể hiện việc làm chơn chánh thiện lành.

5) Câu “đau chân há miệng” có thể không đúng với mọi người, ở tất cả mọi hoàn cảnh. Không, vì sức chịu đựng của con người có giới hạn. Một khi sự chịu đựng vượt quá giới hạn ta thường hay chịu bất lực phó mặc cho số phận run rủi hay lực vô hình chi phối.

Nhận Xét Góp Ý

1) Vận mạng không phải điểm cứu cánh cho ta hoàn toàn tin tưởng phó thác; lại cũng không được thừa nhận là sinh lộ mà là tử lộ đối với người Phật tử, vì nó sẽ dẫn dắt con người tới nẽo đường cùng không lối thoát. Vì thuyết định mệnh không giải quyết được tận gốc rễ sanh tử khổ đau của con người đeo mang trong kiếp này hay kiếp khác.

2) Chắc chắn là không. Vì ông ta lượng định biết trước những gì mình phải đương đầu đối phó. Ta không nên xem đó là thái độ kẻ liều lĩnh mà là người dũng lực đầy can đảm nhờ một sức mạnh tinh thần vô song mới dám hành động như thế.

3) Nhà quân sự Nobunaga tin nơi tài điều binh chính mình một phần, phần khác ông cũng tin nơi sức chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ dưới quyền để mang lại chiến thắng vẽ vang trong sự xây dựng đất nước huy hoàng an lạc.

4) Vận dụng sức quán chiếu những đường nhỏ li ti trong vòng bàn tay không phải một người thường có thể làm được mà phải là người sống nhiều về nội tâm nhờ thiền quán, tâm tỉnh thức mới thấy rõ được sự mầu nhiệm của bàn tay bao hàm luôn quá khứ đến hiện tại, và thấu suốt vị lai. Những người chỉ của lòng bàn tay ta cũng là những liên hệ truyền thống truyền đời từ ông bà, cha mẹ và con cháu về sau. Mối liên hệ cốt lõi của đạo thiền là đây mà không phải tìm cầu đâu xa khác.

5) Chỉ khi nào con người bất lực trước sự sống để đối phó mặc dòng đời theo sóng triều dâng dào dạt mỗi ngày hai bận xuống lên thì câu “đau chân há miệng” mới hữu dụng và tồn tại được. Người học Phật phải thể hiện theo đúng tinh thần Bi-Trí-Dũng hẳn rõ hơn ai hết, không đợi đến lúc “nước tới chân mới nhảy” mà phải lo tu nhân tích đức từ trước làm hành trang trên đường giác ngộ.

---o0o---


Vi tính: Phước Sơn Minh Trần
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]