Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[1-10]

24/04/201312:08(Xem: 3721)
[1-10]


Đối Thoại Thiền
Giai Không
Pháp Bảo, Sydney 1997
---o0o---

1. Finding A Diamond On Muddy Road^

Gudo was the emperor’s teacher of his time. Nevertheless, he used to travel alone as a wandering mendicant. Once when he was on his way to Edo, the cultural and political centre of the shogunate, he approached a little village named Takenaka. It was evening and a heavy rain was falling. Gudo was thoroughly wet. His straw sandals were in pieces. At a farmhouse near the village he noticed four or five pair of sandals in the window and decided to buy some dry ones.

The woman who offered him the sandals, seeing how wet he was, invited him to remain for the night in her home. Gudo accepted, thanking her. He entered and recited a sutra before the family shrine. He then was introduced to the woman’s mother, and to her children. Observing that the entire family was depressed, Gudo asked what was wrong.

“My husband is a gambler and a drunkard”, the housewife told him. “When happens to win he drinks and becomes abusive. When he loses he borrows money from others. Sometimes when he become thoroughly drunk he does not come home at all. What can I do?”.

“I will help him”, said Gudo. “Here is some money. Get me a gallon of fine wine and something good to eat. Then you may retire. I will meditate before shrine”.

When the man of the house returned about midnight, quite drunk, he bellowed: “Hey, wife, I am home. Have you something for me to eat?”

“I have something for you”, said Gudo, “I happened to be caught in the rain and your wife kindly asked me to remain here for the night. In return I have bought some wine and fish, so you might as well have them”.

The man was delighted. He drunk the wine at once and laid himself down on the floor. Gudo sat in meditation beside him. In the morning when the husband awoke he had forgotten about the previous night. “Who are you? Where do you come from?”, he asked Gudo, who still was meditating.

“I am Gudo of Kyoto and I am going on to Edo”, replied the Zen master.

The man was utterly ashamed. He apologized profusely to the teacher of his emperor.

Gudo smiled. “Everything in this life is impermanent”, he explained. “Life is very brief. If you keep on gambling and drinking, you will have no time left to accomplish anything else, and you will cause your family to suffer too”.

The perception of the husband awoke as if from a dream. “You are right”, he declared. “How I can ever repay you for this wonderful teaching. Let me see you off and carry your things a little way”.

“If you wish”, assented Gudo.

The two started out. After they have gone three miles Gudo told him to return. “Just another five miles”, he begged Gudo. They continued on.

“You may return now”, suggested Gudo. “After another ten miles”, the man replied.

“Return now”, said Gudo, when the ten miles had been passed.

“I am going to follow you all the rest of my life”, declared the man.

Modern Zen teachers in Japan spring from the lineage of a famous master who was the successor of Gudo. His name was Mu-nan, the man who never turned back.

Tìm Viên Ngọc Quí Trên Ðường Lầy^

Gudo là quốc sư vào thời bấy giờ. Dù vậy, sư thường vân du đây đó một mình như người hành khất. Một hôm trên đường tới Giang Hô, trung tâm văn hóa và chính trị của Nhật thời tướng quân, sư tới một làng nhỏ tên là Takenaka. Lúc đó trời vừa tối, và mưa nặng hột, Gudo bị ướt cả. Ðôi giày rơm tơi tả. Gudo để ý nhà một nông gia kế bên có để bốn, năm đôi giày phía trong cửa sổ, và định mua một đôi.

Thiếu phụ thấy nhà sư bị ướt dầm dề bèn mời vô nhà nghỉ lại đêm đó, và tặng sư một đôi giày. Gudo nhận lời và cám ơn bà ta.

Sư vào nhà và đọc kinh trước bàn thờ của gia đình, rồi thiếu phụ tự giới thiệu mẹ mình và các con với Gudo. Ðể ý quan sát, sư thấy gia đình có việc gì buồn bực, Gudo hỏi: Có điều gì sai quấy chăng? Thiếu phụ trả lời:

“Chồng tôi là một người cờ bạc và nghiện ngập. Khi thắng anh ấy uống li bì. Lúc thua anh ta mượn tiền của nhiều người khác. Tôi phải làm gì bây giờ? Ðôi khi say sưa anh ấy không về nhà nổi”.

Gudo nói: “Ðược rồi, tôi sẽ giúp chồng chị. Ðây là một ít tiền, chị tìm mua cho tôi một hủ rượu ngon và một ít thức ăn; xong rồi chị đi nghỉ đi, còn tôi, tôi sẽ ngồi thiền trước bàn thờ”.

Vào khoảng nửa đêm người chồng say mèm trở về, anh ta gọi lè nhè: “Mình ơi! Anh đã về rồi! Em có gì cho anh ăn không?”

“Tôi có một món cho anh đây, Gudo nói: tôi đi đường lỡ gặp mưa phải ngưng lại, và được vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây đêm nay. Ðáp lại, tôi mua một ít rượu và cá này, anh có thể dùng được”.

Hắn ta rất hài lòng nốc lấy rượu ngay và ngã lăn ra thiếp trên sàn nhà; trong khi Gudo ngồi thiền bên cạnh.

Sáng hôm sau khi thức dậy hắn quên hết mọi chuyện đêm qua. Hắn ta hỏi nhà sư: “Ông là ai? Từ đâu đến?” Gudo đang trong thiền định đáp: “Tôi là Gudo đến từ Kyoto và đi Edo. Người đàn ông quá đỗi hổ thẹn. Anh ta cung kính xin lỗi quốc sư.

Gudo mỉm cười giảng giải: “Mọi vật trên đời này đều vô thường; đời sống quá mong manh. Nếu anh cứ bài bạc và nghiện ngập, anh sẽ không còn thì giờ để theo đuổi bất cứ một công việc nào khác và anh lại còn gây khổ thêm cho gia đình nữa”.

Người chồng chợt tỉnh dậy như đang từ một cơn mơ. Anh ta nói: Thầy dạy thật chi li! Tôi làm thế nào để tạ ơn thầy về những lời chỉ giáo tuyệt vời này? Hãy để tôi theo cùng và mang bớt đồ tiễn thầy một đoạn đường.

Gudo chấp thuận nói: “Ðược, nếu anh muốn”. Hai người lên đường. Sau khi đi được ba dặm, Gudo bảo người đàn ông: Anh nên trở lại. Anh ta nài nỉ: Xin đi thêm năm dặm nữa! Họ tiếp tục… (Khi đi được năm dặm) Gudo nhắc: Anh có thể trở về bây giờ. Xin 10 dặm nữa, người đàn ông đáp. Khi đi được mười dặm, Gudo nói: Bây giờ anh nên trở về.

“Tôi theo thầy trong suốt quảng đời còn lại”, người đàn ông tuyên bố.

Trong các vị thiền sư hiện đại Nhật Bản, có một vị nổi bật trong sự truyền thừa của Gudo tên là Mu-Nan (Vô Qui), người không bao giờ trở về.

Nhận Xét Góp Ý

Ðọc qua phần đối thoại trên ta nhận thấy có 4 điểm chính cần nêu ra:

-Khung cảnh đặc biệt,

-Nhân vật ít có;

-Bài thuyết pháp hùng hồn, và

-Tinh thần nhập thế của Ðại thừa Phật giáo hay Phật Giáo Thiền.

Giữa đêm khuya tối trời, lại gặp cảnh mưa gió dữ dội nổi lên, khiến cho một người đi đường bị ướt như chuột lột. Bên đường lại có một căn nhà nhỏ của người nông phu nghèo khổ, đã sống lam lũ quanh năm ở đó. Nhà có một bà mẹ già và mấy đứa con nhỏ. Người chồng của thiếu phụ có thể nói là một người đàn ông hư hỏng, gây ra cho cảnh gia đình nghèo lại càng nghèo thêm, với tâm trạng buồn khổ của người thân, nhất là chị vợ của anh ta.

Cũng may, trong lúc vắng nhà, chị đang khổ tâm không ít về cảnh nhà nghèo, và chồng con, nên gặp người lạ đêm hôm lỡ đường lại gặp mưa, chị không ngần ngại mời vào nhà nghỉ lại qua đêm.

Người gặp mưa trong đêm tối không ai khác hơn là một vị thiền sư nổi danh mà trong cả nước ai cũng biết tới. Thiền sư linh cảm nhận ra được cảnh sống của gia đình này có sự xáo trộn, mất hạnh phúc, nên muốn biết việc gì đã xảy ra cho gia đình. Thiếu phụ trong lúc đang buồn lại có người khơi đúng tâm sự mình, bèn thật tình thuật hết đầu đuôi câu chuyện bất ổn có thể kéo dài đến “đổ vỡ nếp sống gia đình, và ý của bà ta cũng muốn người khách lạ chia sẻ cảm thông. Ðó cũng là tâm lý chung của hầu hết người đời đều như vậy.

Thiếu phụ trong câu chuyện trên cũng mang tâm trạng y hệt như thế, vì bà ta mang tâm trạng rất đau khổ cảnh sống của gia đình. Nhưng thường thì chúng ta muốn thổ lộ việc riêng cho người khác cốt cho vơi bớt nỗi buồn đang chất ngất trong lòng mà không mong được người đối diện hiểu trọn vẹn chiều sâu của vấn đề.

Ở đây vị Thiền sư nhìn đời bằng cặp mắt tu chứng, đã mở ra khúc mắc cho gia đình đang mất hạnh phúc này, và tìm cách hướng thiện người chồng, thiếu ý thức trách nhiệm và bổn phận, vì bỏ phế vợ con.

Nhân vật ít có khó gặp trên đời, là vị quốc sư - bậc thầy của cả một nước - gặp gia đình người nông phu nghèo khó. Chẳng may người chồng đâm ra cờ bạc, rượu chè hư hỏng, khiến người vợ phải chịu cảnh sống đau khổ ấy với một bà mẹ già và mấy đứa con dại trong một căn nhà chật vật về mọi mặt - vật chất, tinh thần, trong cảnh sống lam lũ nơi quê mùa hẩm hiu. Nhờ sự nhẫn nại đảm đang và cũng do một cơ duyên tình cờ chị gặp được vị quốc sư đang trên đường hoằng hóa, như bắt được ngọc minh châu - quốc bảo - bậc thầy của vua một nước. Công việc của một quốc sư là cố vấn trong mọi việc quốc sự để giúp vua trị nước. Nhưng do sự tình cờ hay do một nhân duyên nào đưa tới, Gudo đã đi ngang qua nhà người nông dân đầu tắt mặt tối này, để dẫn dắt anh ta trở lại con đường chân chính?

Bài thuyết pháp hùng hồn nhất mà sau khi thành đạo, đức Phật cũng chỉ thuyết bài pháp Tứ Ðế - nói về sự khổ - cho 5 người bạn đồng tu lúc trước với Ngài tại vườn Lộc Uyển, thì ngày nay Gudo cũng thuyết bài pháp bất tuyệt ấy. Nhân duyên hội đủ, nhà sư thuyết giảng về lý vô thường, mạng sống con người ngắn ngủi không có gì bảo đảm chắc chắn. Từ con người đến vạn vật ở đời, tất cả đều vô thường, và kiếp sống mong manh như sợi chỉ đong đưa trước cơn gió thoảng, không có bất cứ vật gì tồn tại lâu dài cả. Khi một hơi thở ra nhưng không hít vào trở lại, mạng sống coi như chấm dứt. Bất cứ trai gái, trẻ già, giàu nghèo sang hèn ai cũng phải chết: cái chết không hẹn bất cứ người nào. Tại sao con người không ý thức tới sự bấp bênh của kiếp sống mà cứ mãi đắm say trong dục vọng để sa vào hố sâu tội lỗi?

Tinh thần nhập thế của Ðại thừa Phật giáo: xây dựng cá nhân tốt đẹp, tạo dựng hạnh phúc gia đình, mới ổn định được xã hội và đem lại an lạc phú cường cho đất nước. Con người là nhân tố chính trong việc xây dựng và phát triển theo hai nghĩa hẹp và rộng. Cá nhân phải học hỏi, tu sửa bản thân và ổn định gia đình: khi có đủ khả năng kiến thức đem đức độ tài năng giúp đời là phát triển theo nghĩa rộng. Theo như tinh thần Nho gia, muốn kiến tạo xã hội, con người cũng qua 4 giai đoạn tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ mà như sách Ðại Học nói: dục bình thiên hạ, tiên trị kỳ quốc; dục trị kỳ quốc, tiên tề kỳ gia; dục tề kỳ gia, tiên tu kỳ thân; dục tu kỳ thân, tiên chánh kỳ tâm”. Nghĩa là: muốn cho thiên hạ được thái bình thì trước hết mỗi quốc gia phải ổn định, muốn cho quốc gia ổn định, trước hết gia đình phải hòa thuận; muốn cho gia đình được hòa thuận, trước hết mỗi người phải sửa đổi những hành vi bất chánh; muốn sửa đổi những hành vi bất chánh, trước hết phải sửa đổi tâm mình cho ngay chánh.

Từ khi lãnh hội được bài học đắc giá của vị thiền sư, người nông dân bừng vỡ cơn mê muội, và ý thức được vai trò và bổn phận của mình trong gia đình. Từ đó anh bắt đầu tu tâm sửa tánh và không còn đam mê theo cờ bạc như trước nữa. Dù anh không trực tiếp đóng góp xây dựng nếp sống gia đình, nhưng với thái độ dứt khoát biết cải tà qui chánh và theo thầy học đạo của anh, cũng là một việc làm hướng thiện và nếu không muốn nói là hướng thượng, cũng đủ để cho gia đình mến phục, quí trọng. Anh đã tự ăn năn sám hối những lỗi lầm cũ, thật đáng quí biết bao!

Hai thái độ, một con người trước và sau khi gặp vị Thiền sư, người đàn ông bê tha trở nên đứng đắn khiến cho gia đình tin tưởng yên tâm không còn lo nghĩ như trước nữa; bạn bè không còn khinh khi anh là người hư hỏng mà đem lòng thán phục, kính trọng nhiều hơn

2.Obedience^

The master Bankei’s talks were attended not only by Zen students but by persons of all ranks and sects. He never quoted sutras nor indulged in scholastic dissertations. Instead his words were spoken directly from his heart to the hearts of his listeners.

His large audiences angered a priest of the Nichiren sect because the adherents had left to hear about Zen. The self centred Nichiren priest came to the temple, determined to debate with Bankei.

“Hey, Zen teacher!” he called out. “Wait a minute. Whoever respects you will obey what you say, but a man like myself does not respect you. Can you make me obey you”.

Come up beside me and I will show you, said Bankei.

Proudly the priest pushed his way through the crowd to the teacher.

Bankei smiled “come over to my left side”.

The priest obeyed.

-No, said Bankei., “We may talk better if you are on the right side. Step over here”.

The priest proudly stepped over to the right.

-You see, observed Bankei “You are obeying me and I think you are a very gentle person. Now sit down and listen”.

Vâng Lời^

Cử tọa tham dự buổi giảng thiền do Thiền sư Bankei chủ giảng không những chỉ các thiền sinh mà gồm có đủ mọi thành phần trong xã hội. Thiền sư không bao giờ trưng dẫn kinh điển, cũng không đề cập tới những cuộc tranh luận có tính cách học giả. Những lời Thiền sư phát ra đi thẳng từ tâm chất của mình đến người nghe.

Số cử tọa đông đảo của Thiền sư khiến một vị Tăng phái Nhật Liên nổi giận, vì họ bỏ ông ta để theo thiền của Bankei.

Tu sĩ phái Nhật Liên ấy đến thiền viện của Bankei, và bàn cãi với Bankei:

-Này, Thiền sư! Vị Tăng kêu thế. Xin chờ một chút: “Ai từng kính trọng Thầy sẽ vâng lời những gì Thầy nói, còn một người như tôi thì không vâng lời Thầy đâu! Thầy làm sao có thể khiến tôi vâng lời được?”

-Hãy đến đây tôi sẽ chỉ cho ngài. Bankei nói.

Một cách tự hào, vị Tăng sĩ giạt đám thính giả tiến đến chỗ Thiền sư.

-Bankei cười bảo: Hãy bước sang bên trái tôi.

Tăng sĩ vâng lời.

-Không, nếu ngài bước sang bên phải tôi thì chúng ta nói chuyện dễ hơn. Xin bước sang bên đây. Bankei nói.

Một cách kiêu hãnh Tăng sĩ bước sang bên phải Bankei.

-Bankei vừa trông vừa nói: Ðó ngài xem, ngài đang vâng lời tôi, và tôi nghĩ ngài là người rất lịch sự hòa nhã.

-Bây giờ xin hãy ngồi xuống và lắng nghe…

Nhận Xét Góp Ý

Một Thiền sư giảng thiền không cần trưng dẫn kinh điển, không cần tranh luận mà vẫn thu hút được đông đảo thính giả dự nghe. Họ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, có kẻ hạ căn, người thượng trí v.v… phải nói Thiền sư là một người lạ thường!

Cũng như nước của sông ngòi đem chất phù sa tưới bón hoa đồng cỏ nội, mùa màng ở khắp các vùng hạ lưu, cho người dân hiền được no đủ ấm êm. Bỗng nhiên vào một năm kia, gặp thiên tai, nước lũ tràn ngập lên cao, cuốn phăng đi hết hoa màu, khiến cho nhiều người nông dân lâm cảnh túng nghèo đói khổ. Có người đâm ra nguyền rủa, oán trách trời đất bất công, gieo bao tai họa cho người lương dân đầu tắt mặt tối suốt quanh năm trong thửa ruộng mãnh vườn, phải lâm vào cảnh cơ cực lầm than.

Nhờ cơn lụt lớn vừa qua, nước sông mang chất đất mầu mỡ từ nơi cao đem đến, khiến mùa màng năm sau trúng khá, người nông dân trở nên no đủ, tạ ơn trời Phật, khấn vái các Thần… Và họ mở tiệc ăn mừng để cho bỏ những ngày đói khổ.

Trời cao không nghe thấu, thiên nhiên vốn vô tình, đất trời vẫn lưu chuyển không ngừng, sóng triều vẫn luôn tiếp tục vận hành mỗi ngày hai bận xuống lên … Chỉ có người nông dân nghèo khổ là nhìn thấy có sự áp lực nặng nề từ đất trời, và vũ trụ, vì họ phải sống cảnh cơ cực âm thầm nơi làng quê hẻo lánh, nên cái nhìn bị gò bó thu hẹp.

Nước sông vẫn là nước, thiên nhiên bao la rộng lớn không hề thay đổi giảm mức độ tuần hoàn, và đời sống người nông dân vẫn âm thầm trong cảnh ruộng đồng miền quê của thuở nào…

Phần thảo luận của quý vị dựa theo mạch ý câu chuyện và phần nhận xét. Có hai cách luận giải: Bằng những câu chuyện dẫn chứng khác rồi đưa về kết luận, tìm ra lời phán minh, hay cách thứ hai, dựa vào những ý chính của câu chuyện có sẵn, rồi độc giả luận rộng hơn nữa, để cho phần nhận xét của chúng ta thêm phong phú. Theo đó, quý vị giải đáp xem:

-Nước và thiên tai trong phần ẩn dụ có liên hệ thế nào với câu chuyện?

-Những đức tính nào nổi bật nơi Thiền sư và nơi vị Tăng sĩ?

-Phải chăng Tăng sĩ Nhật Liên muốn tranh giành ảnh hưởng, là người đáng để cho tín đồ khinh thường, và Thiền sư cũng không nên thân cận, vì đã là nhà tu mà tâm địa chưa tu?

-Giữa hai nhà tu Phật ấy, ai là người xứng đáng cho ta bài học? Thiền sư, vị Tăng sĩ?

-Sự khác nhau thế nào giữa Thiền sư và Tăng sĩ?

Hai phần sau của mục đối thoại là phần thảo luận 5 câu hỏi của quý vị, và phần lý giải đúc kết do người phụ trách sẽ đúc kết ở sau.

Chắc chắn quý độc giả sẽ hào hứng đón xem trăm hoa đua nở trong “vườn thiền” qua sự đóng góp của quý vị để tô điểm cho mãnh vườn của chúng ta có nhiều hương sắc lạ phảng phất muôn phương.

Giai Không hy vọng được như thế và mong chư vị đừng phụ lòng mong đợi chút duyên văn nghệ mà hạ cố nhập cuộc.

Hơi thở, nụ cười điểm tô cho cuộc sống con người, cũng như bông hoa có phấn hương lan xa theo chiều gió thoảng.

ÐỐI THOẠI THIỀN được nhiều người chú ý tham gia góp ý. Ngoài các thiền sinh khóa thiền Pháp Bảo, như đạo hữu Minh Ðăng (Sydney) dự định viết ba trang, nhưng rồi cũng chẳng có được trang nào… vì nghĩ rằng thiếu đất để cắm dùi!

-Anh D.P.N. (Bonnyrigg): Cũng muốn góp mặt, nhưng chờ có người mở màn rồi thừa thế tiến lên mới hanh thông và rộng đường suy luận. Giờ xin để suy nghĩ đã! Nghĩ lâu quá mà không diễn thành văn tự e thiền chất sẽ biến mất dạng luôn.

-P.T. Tung (Kings Cross): Phần góp ý của bạn quá vắn tắc, nên không cho vào đây được. Cố gắng viết cho dồi dào một chút cho độc giả nhờ nhé!

-L.T. (Smithfield): Cứ mạnh dạn gởi bài tham gia chứ có gì mà đáng ngại, vì chúng ta là kẻ học nghề kia mà! Ðồng ý, thiền thuộc lãnh vực khó, cần suy nghĩ chín chắn cẩn thận; cũng đừng nên vì nó mà hôi không viết cho mục đối thoại kỳ này!

-Anh Hoằng Giác (Adelaide): Kỳ tới sẽ không thiếu sự góp mặt của anh cho mục Ðối Thoại này! Những độc giả ở xa đang chờ đọc phần của anh đó!

-Chúc Khương Nguyễn Quốc Thái (Lakemba): Có nhận xét nhẹ nhàng như sau:

1.Nước được ví như chân tâm. Mục đích của thiền là làm thế nào để chuyển vọng tâm thành chân tâm. Và như thế được gọi là giác ngộ. Qua mẫu chuyện trên thiên tai có thể hiểu là vọng tâm. Vì thiên tai có khi là họa của người này hay tập thể này, nhưng cũng có thể là “phúc” cho kẻ khác hay tập thể khác. Sự biến đổi và khác biệt ấy… - họa phúc - tạo nên buồn vui may rũi v.v… mà ta gọi là vọng. Do nghiệp lực và sự chiêu cảm của nghiệp mà chúng sanh nhìn nước dưới nhiều dạng khác nhau. Hạnh phúc là lợi lạc và đau khổ tức là thiên tai. Chỉ có nước vẫn là nước, vẫn như như và sự biến hiện họa hay phúc đều do vọng nghiệp duyên kết mà thành.

2.Những đức tánh nào nổi bật nơi vị Thiền sư và Tăng sĩ?

-Giảng thiền không cần trưng dẫn kinh điển, cũng không đề cập đến những cuộc tranh luận có tính cách học giả, đó là những đức tính nổi bật nhất nơi Thiền sư. Sự uyên bác của cái học thế gian khác với cái học đạo thiền. Thiền là trở về với nhất tâm (chân như). Tranh biện phải trái phơi bày kiến thức hiểu biết to tát chỉ làm tăng thêm tâm phân biệt, do đó không cần thiết cho Thiền. Ngoài ra, Thiền sư còn có những đức tính khác như vị tha, nhẫn nại v.v…

-Ðức tính của vị Tăng sĩ là lòng biết phục thiện. Sự ngồi xuống và lắng nghe lời giảng của Thiền sư ở cuối câu chuyện là một dẫn chứng cụ thể. Ðó cũng là đức tính muốn cầu học không cố chấp hẹp hòi.

3.Phải chăng Tăng sĩ Nhật Liên muốn tranh giành ảnh hưởng, là người đáng để cho tín đồ khinh thường, và Thiền sư cũng không nên thân cận, vì đã là nhà tu mà tâm địa chưa tu?

-Không, dưới cặp mắt giác ngộ của Thiền sư thì kẻ hiền cũng như người dữ đều không có gì phân biệt cả: cũng như nước của sông ngòi đem chất phù sa tưới bón khắp hoa đồng cỏ nội – chánh pháp cũng phân bố khắp nơi không từ bỏ một ai, tùy theo duyên nghiệp mỗi người có lãnh hội được hay không mà thôi.

4.Giữa hai nhà tu Phật ấy ai là người xứng đáng cho ta bài học?

-Ðức vị tha nhẫn nại và lòng muốn gieo rắc chánh pháp cho kẻ lạc lối của Thiền sư là gương sáng cho chúng ta noi theo để tu học.

5.Sự khác nhau thế nào giữa Thiền sư và tu sĩ?

-Có thể nói khác nhau rất rõ rệt. Một bên đã giác ngộ, còn một bên thì chưa!

Nhận Xét Góp Ý:

Câu 1: Ðúng như anh Chúc Khương đã nhận xét.

Câu 2: Ðức từ tốn khoan dung có nơi vị Thiền sư thì ngược lại tính nóng nãy ưa nỗi giận nơi vị Tăng sĩ; đức vị tha nhẫn nại và tính biết phục thiện vâng lời có nơi hai vị Tăng sĩ.

Câu 3: Giữa thiện và ác như sáng và tối, như úp ngữa bàn tay. Chưa ai từng thiện hoàn toàn và ngược lại. Phiền não tức Bồ Ðề như lục tổ Huệ Năng đã nói. Nhờ tâm kính trọng người mà Thiền sư đã thuyết phục được vị Tăng sĩ quay về với chánh đạo. Sau khi cải hối vị Tăng tỏ ra thuần thiện biết vâng lời cho mọi lẽ. Học được đức tính của Thiền sư, chúng ta sẽ thành công mọi mặt ở đời và đạo. Ðừng thấy việc thiện nhỏ mà lánh xa, cũng đừng khi việc ác nhỏ mà tập thành sẽ có cái hại lớn.

Câu 4: Theo quan niệm thông thường thì Thiền sư đáng cho ta bài học hơn cả; còn dưới con mắt thiền, vị Tăng sĩ mới cho ta nhiều điểm đáng quí nổi bật để sửa đổi tâm trần cấu, nhiễm ô thế tục.

Câu 5: Thiền sư thực hành thiền quán, còn vị Tăng sĩ theo pháp môn trì kinh, niệm Phật nhiều hơn… Còn một điểm khác biệt khác là vị Thiền sư nhìn sư vật qua nhãn giới của thiền; trong khi đó vị Tăng sĩ, nếu thiếu chuyên tu, sẽ không có được cái nhìn rộng sâu như vậy.

3.Learning To Be Silent^

The pupils of the Tendai school used to study meditation before Zen entered Japan. Four of them who were intimate friends promised one another to observe seven days of silence.

On the first day all were silent. Their meditation had begun auspiciously, but one night came and the oil lamps were growing dim one of the pupils could not help exclaiming to a servant: “Fix those lamps”. The second pupil was surprised to hear the first one talk, “We are not suppose to say a word”, he remarked.

You two are stupid. Why did you talk asked the third. “I am the only one who has not talked”, concluded the 4thpupil.

Học Im Lặng^

Học sinh của trường Tendai thường học trầm tư trước khi Thiền vào Nhật Bản. Bốn người trong bọn trẻ là bạn thân với nhau cam kết giữ im lặng trong 7 ngày.

Ngày đầu, cả bọn đều im lặng. Việc trầm tư của họ đạt được một cách thắng lợi; nhưng ban đêm đến khi những ngọn đèn dầu mờ dần, một học sinh không giữ được nữa bèn kêu người giúp việc: “Hãy giữ những ngọn đèn lại”. Anh thứ hai rất ngạc nhiên nghe anh thứ nhất nói thế, bèn nhắc: “Chúng ta không được nói một tiếng nào”.

Anh thứ ba nói: “Tại sao chúng mày nói?” Và anh thứ tư kết luận: “Chỉ có tôi là người không nói”.

1.Có thể kể câu chuyện nhi đồng tương tự không?

2.Dẫn câu chuyện học sinh học trầm tư có ý nghĩa gì?

3.Bạn nên xử trí ra sao trong lúc đang ngồi thiền mà gặp nạn gấp xảy đến?

4.Chúng ta nghĩ sao về thái độ của 4 học sinh qua lời cam kết của họ lúc đầu?

5.Việc thi đua giữ im lặng của 4 học sinh, có giống việc tu thiền theo trào lưu hiện tại không?

* Bạn Thanh Tâm Nhàn (New South Wales)

Qua 5 câu hỏi của Giai Không trong mục Ðối Thoại Thiền kỳ báo vừa rồi, tôi thích nhất hai câu. Ðó là câu 2 và câu 3. Vì tự nghĩ chỉ 2 câu này là cốt tủy của vấn đề. Tuy câu 3 hơi khó giải quyết đối với nhiều người, nhưng tôi cũng xin cố gắng trình bày, gọi là chỗ kiến giải của mình. Giai Không đừng chê cười chỗ tu còn vụng về của người bạn đạo nhé. Vì quan niệm rằng, chúng ta sửa đổi, học hỏi bổ túc cho nhau nên mạo viết mục này để gọi là một chút phần nhỏ chia xẻ tu học với nhiều bạn đạo khác ở khắp nơi.

Câu 2, hỏi: Dẫn câu chuyện học sinh trầm tư có ý nghĩa gì? Ðó là thái độ và việc làm của hầu hết chúng ta trong đời sống hàng ngày đua chen danh lợi này. Phần đông chúng ta chỉ sống cho khía cạnh vật chất mà ít quan tâm tới đời sống tinh thần hay tâm linh. Vẫn biết rằng đời sống tinh thần quyết định sự an lạc hạnh phúc hay thất bại khổ đau của đời này… nhưng chúng ta vẫn phải lo cho cái ăn cái mặt trước đã mà khoan nói tới các chuyện khác. Ðó là thái độ thiếu nghiêm túc của mỗi người Phật tử chúng ta. Vì chúng ta luôn luôn tự dễ dãi và tự tha thứ với chính mình. Bề ngoài của đời sống được phủ lên một lớp hào nhoáng lộng lẫy, nhưng thực tế là cả một sự vá víu tạm bợ, dòn bở mỏng manh giả tạo. Vì tự lừa dối, nên chúng ta tham gia đóng góp vào các sinh hoạt rộn ràng của đời sống chuộng ở mặt nổi hơn - kể cả việc tu Thiền theo trào lưu – cũng giống như 4 học sinh học trầm tư trong câu chuyện Thiền vừa qua vậy.

Câu 3, hỏi: Bạn nên xử trí ra sao trong lúc đang ngồi thiền mà gặp nạn gấp xảy đến? Theo như kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy trong lúc ta đang ngồi thiền mà gặp những nạn gấp, phần đông đều có phản ứng cách tự nhiên là đứng lên xem xét mọi việc, rồi tiếp tục ngồi trở lại hay cũng có thể hủy bỏ luôn thời khóa tu hôm đó, nếu sự việc xảy ra có phần trầm trọng đáng lưu tâm. Như thế này nhé: trong trường hợp gặp lửa cháy, nước sôi, tai nạn, kẻ trộm xông vào nhà… là những việc lớn: còn như khách tới gõ cửa, chuông điện thoại reo, con khóc… đều là những việc nhỏ, nhưng cũng có thể gọi là nạn cả. Thử hỏi gặp những trường hợp như thế này, bạn có đủ can đảm ngồi trầm tư? Nhờ các bạn bổ túc bằng kinh nghiệm của mình.

Câu 4, hỏi: Chúng ta nghĩ sao về thái độ của 4 học sinh qua lời cam kết của họ lúc đầu? Trong đời sống, tôi e rằng chúng ta còn đi ra xa hơn nhiều những gì mà mình hứa trung thành hay chữ tín v.v… của lúc ban đầu. Như ở phần trên tôi đã có nêu ra là do sự tự dễ dãi và tự tha thứ cho mình, nên chúng ta cứ coi những lời hứa, lời cam kết như “pha” (vượt đèn đỏ) không ra gì cả. Do đó mới có những vụ kiện tụng ra tòa, vì phá khế ước, hủy giao kèo hay hợp đồng đã được thỏa thuận ký kết giữa đôi bên. Mặc dù lúc đầu ta đồng ý ký tên vào tờ giấy một cách thành thật. Cái gì khiến cho ta trở nên ù lì, gian dối? Có phải chăng lòng tham lam, cố chấp hẹp hòi? Người Phật tử học Phật, tu Thiền phải suy nghĩ và làm khác hơn thái độ của 4 học sinh kia mới phải cách.

Câu 5, hỏi: Việc thi đua giữ im lặng của 4 học sinh, có giống việc tu Thiền theo trào lưu hiện tại không? Tuy hai phạm vi có khác, nhưng không phải là không có liên hệ với nhau ít nhiều. Thấy người ta được an lạc, mình bắt chước như một “phong trào” của thời đại. Như thế người ta chỉ có tin một cách automatic mà không chịu tìm hiểu, nên việc tu học đâu đạt kết quả mà chỉ thấy phiền não loạn động dấy khởi nhiều hơn. Lúc đó niềm tin ban đầu đã không còn giữ nguyên vẹn được nữa. Bây giờ nghe ai nói đạo này hay ho huyền bí, nhóm thiền kia tucó điển với phép vô vi xuất hồn, thoát xác v.v… người ta hiếu kỳ thực hành thử. Rốt cục, con đường chân chính thẳng lối thênh thang trước mặt đức Phật chỉ bày, họ không chịu thực hành, lại theo đường tà của ma đưa lối, quỉ dẫn đường và đưa nhau tới chỗ cùng lộ không lối thoát!

Riêng câu 1, tôi không có ý kiến gì, xin để cho các bạn khác góp ý thêm.

* Ông Trung (South Australia)

Mục đối thoại Thiền rất hữu ích, người dịch rất có nhiệt tình vì đạo pháp, tốn công sức rất nhiều, dịch rất sáng sủa và trung thực. Tuy nhiên, xin góp ý một điều nhỏ (đừng buồn nhé) để các bài dịch Thiền đạt kết quả 100 phần trăm. Chẳng hạn ngay ở câu “The pupils of the Tendai school” dịch là “Học sinh của trường Tendai” làm cho người đọc hiểu: đây là một trường trung học nào đó tên Tendai, nơi đó lại có dạy Thiền. Bởi vì chữ học sinh khác với chữ Thiền sinh.

Xin được góp ý: chữ pupils nên dịch là Thiền sinh. Tendai được dịch ra chữ Việt, Thiên Thai hay là gì gì đó; School không phải là trường mà là tông phái…

Sau khi xem thơ của bác, Giai Không tôi bối rối một lúc, vì tự nghĩ: như thế hóa ra mình đã làm một việc sai lầm, khiến độc giả cũng đi vào chỗ sai lầm nốt, nên có phần tự hối. Tuy nhiên, Giai Không vẫn phải tìm hiểu để học hỏi thêm bằng các hỏi ý kiến T.T. chủ nhiệm và quý Thầy đã từng sống lâu năm bên Nhật và xin ghi lại đây như sau:

-Tại Nhật, mỗi tông phái của đạo Phật đều có hệ thống trường học từ trung, đại học và ngay cả tiểu học hay mẫu giáo hay lớp ấu trĩ viện (yo-chi’en) ở ngay trong mỗi ngôi chùa lớn. Như tông Tàu Ðộng (Soto-shu) có đại học Komazawa, tông Nhật Liên với đại học Lập Chánh (Risso), Sáng Giá Học Hội có Sáng Giá đại học (Shoka daigakku), tông Chân Ngôn với Lập Giáo đại học (Rikyo daigakku) v.v… Thế thì chữ pupils không nên và không thể dịch được Thiền sinh. Bởi lẽ, các học sinh của mỗi tông phái đều phải thực hành Thiền ngay trong lớp học mỗi ngày. Như vậy 2 tiếng Tendai và school lại càng không nên dịch ý nữa. Vì làm như thế sẽ không trung thực với thực tại Phật giáo Nhật Bản.

Giai không xin cám ơn ông rất nhiều đã suy nghĩ và góp ý thật rộng rãi để độc giả có dịp học hỏi thêm những điều bổ ích.

* Ðạo Hữu Lê Hữu Khai (Ðan Mạch)

“… Vạn vật diễn biến theo trật tự thiên nhiên không một bàn tay nào ngăn được mặt trời mọc đằng đông, và lặng về đằng tây. Sống theo trật tự thiên nhiên là cái lý của đạo Lão. Sống một cách tự nhiên, đói ăn, khát uống, đó là Thiền. Sống là Ðạo, cho nên bất cứ phương tiện nào của cuộc sống cũng là Ðạo. Uống trà cũng là Ðạo: trà đạo – trà Thiền nhất vi. Võ thuật cũng là Ðạo: Nhu Ðạo, lấy mềm thắng cứng. Cắm hoa, viết chữ, bắn cung cũng là Ðạo. Luyện phép vô tâm để cho sự vật tự nó sắp xếp lấy một cách viên mãn nhất, cho đến việc xách nước, bửa củi cũng là Ðạo… Im lặng cũng là Ðạo nốt.

“Ði cũng Thiền, ngồi cũng Thiền

Nói im, động tỉnh thảy an nhiên”

H. Giác

Phần này ứng hợp với câu 1 của kỳ vừa qua.

4.Time To Die^

Ikkyu, the Zen master, was very clever even as a boy. His teacher had a precious teacup, a rare antique. Ikkyu happened to break this cup and was greatly perplexed. Hearing the footsteps of his teacher, he held the pieces of the cup behind him. When the master appeared Ikkyu asked: “Why do people have to die?”

This is natural! Explained the older man. “Everything has to die and has just so long to live”.

Ikkyu, producing the shattered cup, added: “It was time for the cup to die”.

Ðến Thời Phải Chết^

Ikkya (Nhất Hưu) là một Thiền sư thuở nhỏ rất thông minh. Thầy của ông có một chiếc tách trà cổ rất quý. Ikkyu chẳng may làm vỡ cái tách đó và lấy làm bối rối vô cùng. Khi vừa nghe tiếng chân thầy đi tới, ông dấu những miếng mãnh vỡ của cái tách bên cạnh. Vừa gặp mặt thầy, Ikkyu hỏi ngay: “Tại sao người ta phải chết?”

Thầy trả lời: “Ðó là lẽ tự nhiên. Mọi vật đều phải chết, chứ không thể tồn tại lâu được”.

Ikkyu bèn đưa cái tách vỡ ra, nói: “Ðã đến thời kỳ cái tách của sư phụ phải vỡ”.

Câu Hỏi Gợi Ý

  1. Các độc giả nghĩ sao về thái độ của Ikkyu khi dấu cái tách trà bị vỡ?

  2. Chúng ta có dám can đãm nhận một việc làm sai, hỏng như Ikkyu không?

  3. Khi nào con người mới thành thật với chính mình (hay bạn thành thật với chính bạn)

  4. Tâm lý chung, cái gì quí giá mà bị hư hỏng, mất mát v.v… các bạn phản ứng thế nào? Tại sao như vậy?

  5. Làm sao sống đúng như thật mà không gây ra những lỗi lầm khiến người khác phật lòng, buồn khổ?

Vấn đề nêu ra vừa rồi là “Ðến Thời Phải Chết”, ở phần cuối Giai Không có đề nghị 5 câu hỏi để bạn góp ý, phê phán nhận xét, hầu làm sáng tỏ những điểm chính trong bài. Sau đây là một số ý kiến của những độc giả xa gần tham gia góp ý. Xin thành thật đa tạ quý vị.

* Anh Thiện Tín (Queensland)

Cám ơn Giai Không đã cho tôi một cơ hội diễn tả ý nghĩ của mình về những gì đã học hỏi được đối với Thiền. Tuy nhiên, không biết phải gọi bằng gì cho đúng, tôi xin phép được gọi trổng hai tiếng Giai Không, xin miễn thứ cho những khiếm nhã để trao đổi kinh nghiệm học hỏi trong tinh thần đạo bạn với nhau.

  • Câu 1: Bạn nghĩ sao về thái độ của Ikkyu khi dấu cái tách trà bị vỡ?

-Ðó là một việc rất tự nhiên và thường tình của người đời, vì khi làm hư hỏng, đổ bể, thiệt hại… bất cứ một vật gì của kẻ khác, ta thường che dấu không dám công khai thú nhận lỗi về phần mình. Thái độ này của con người nhằm thỏa mãn hai khía cạnh tâm lý sau đây:

a)Do lòng tự ái sợ bị ê mặt với người có đồ vật bị thiệt hại.

b)Tính dối trá, hèn nhát ta không dám đường đường như kẻ trượng phu “có làm có chịu”, biết nhận lỗi ngay khi phạm phải lỗi lầm; lại tránh né một cách tồi mạt.

  • Câu 2: Chúng ta có dám can đảm nhận một việc làm sai, hỏng như Ikkyu không?

-Câu này có liên quan tới câu 1 ở trên, vì hầu hết chúng ta đều do tính hèn nhát, gian dối và tính tự ái quá cao không dám nhận một việc làm sai, làm hỏng như Ikkyu đã nhận.

  • Câu 3: Khi nào con người mới thành thật với chính mình?

-Thật cũng khó mà biết được khi nào thì ta thành thật với chính mình. Vì những người không tu (Xin đừng hiểu chữ tu theo lối diễn dịch) hầu như tâm nhiễm ô dày đặc che lấp cả lý trí khó mà nhận ra chỗ sai lầm. Ngay như đối với người thân yêu mà nhiều lúc ta vẫn cứ che dấu sự thật như thường. Chỉ khi nào tu đến chứng quả, con người mới giác ngộ để nhận hết những gì sai lầm do chính mình tạo tác.

  • Câu 4: Tâm lý chung, cái gì quí giá mà bị hư hỏng, mất mát v.v… các bạn phản ứng thế nào?

-Câu này tôi tưởng như có phần hơi lõng lẽo mà lại khó hơn nhiều. Theo tôi, tùy theo lòng sân và tánh keo kiệt của người đó thế nào để có phản ứng bộc phát mạnh mẽ hay chỉ âm thầm kín đáo giữ kỹ trong tâm. Vì người tiếc của sẽ xem đồ vật quí trọng hơn phẩm giá con người, nên quí món đồ hơn và, người ấy nhìn thiên hạ với cặp mắt nghi ngờ thiếu thiện cảm bằng phản ứng sỗ sàng hung hăng, vũ phu chẳng hạn.

  • Câu 5: Làm sao sống đúng như thật mà không gây ra những lỗi lầm khiến người khác phật lòng, buồn khổ?

-Không hiểu ý GK muốn nói sống như thật là thế nào? Phải chăng sống theo bản tánh tự nhiên của con người là sống như thật?

* Bạn Nguyễn Công Khanh (USA)

Theo em nghĩ, mục Ðối Thoại Thiền rất hữu ích đối với người đang tập thiền như em và nhiều người kinh nghiệm khác, nên mạo muội tham gia góp phần với các bạn trong mục này. Vẫn biết rằng ý lời của mình chưa được gọn và sâu sắc như nhiều người khác, ước mong được học hỏi thêm nơi anh và các bạn.

Câu 1: Ikkyu rất khôn ngoan, vì nếu lỡ sư phụ thấy được cái chén quí đã bị vỡ thì biết đâu trong một lúc, người sẽ đánh mắng, quở phạt và giận ghét Ikkyu. Thái độ của Ikkyu đáng cho ta suy nghĩ học hỏi.

Câu 2: Có thể có, nhưng đối với những việc không quan trọng, đồ vật nào không đáng kể thôi.

Câu 3: Ta chỉ thành thật với chính ta khi nào đã thỏa mãn được mọi thứ và nhờ vào hoàn cảnh thuận tiện nhất, lúc đó người ta mới thật sự sống cho chính mình.

Câu 4: Người đời ai cũng quí những gì do mình tạo ra và làm chủ những vật đó. Ở đây không cứ là đồ vật thuần túy mà còn về mặt tình cảm, tình yêu thương v.v… nữa cũng vậy. Có một số người không quí đồ vật bằng tình cảm, tình yêu… khi bị mất mát, thiệt hại. Và một số khác thì ngược lại. Vì chúng ta đã có thói quen với những gì đã được nhìn ngắm lâu ngày, trao đổi, xử dụng quen nên khi chúng mất đi, về tay người khác là ta đem lòng tiếc thương, buồn khổ v.v…

Câu 5: Sống như thật, tức là sống có đạo hạnh cho ra một con người, không tranh chấp của ai một cách trái phép. Nếu đã sống được như vậy thì sẽ không làm phật lòng ai cả và làm gì để cho người khác phải buồn khổ, bất mãn!

* Ông Thanh Quang (Melbourne) thì có ý kiến hơi khác với mọi người một chút. Ông nhận xét như sau:

1.Ikkyu không thành thật, vì một nhà tu mà còn dấu thầy khi lầm lỗi nhỏ thì sao tu suốt đời được?

2.Thật ra, Ikkyu đâu có can đảm nếu không nhờ câu nói “mọi vật đều phải chết” của thầy, hẳn Ikkyu đã dấu nhẹm luôn các mãnh chén vụn để phi tang rồi.

3.Con người luôn luôn thành thật, nhưng do hoàn cảnh xấu tạo nên khiến mất thành thật và tạo ra lắm điều lầm lỗi gian dối.

4.Phản ứng tiếc, thương, buồn bực … vì tự nghĩ đó là vật do ta chiếm hữu. Ngược lại, nếu đồ vật cho chí tình yêu thương do chính ta tạo ra sự hư hỏng, mất mát, thì có thể có một thái độ khác.

5.Nhơn vô thập toàn, con người ai cũng mắc lầm lỗi cả, và không ai có thể tránh gây ra buồn phiền, phật lòng kẻ khác được cả. Ca dao VN có câu:

“Ở sao cho vừa lòng người

Ở hẹp người cười, ở rộng người chê

Cao chê ngõng, thấp chê lùn,

Béo chê béo trục béo tròn

Gầy chê xương sống, xương sườn giơ ra”.

* Ông Thái Hòa (Sydney)

  1. Ở đời khôn chết, dại chết, chỉ có kẻ biết là không chết mà thôi. Biết người và biết ta, chính là kẻ trượng phu vậy.

  2. Chắc chắn là ta không dám nhận phần quấy về mình rồi. Do đó mới tạo ra nhiều điều sai lầm chồng chất từ đời này kiếp nọ.

  3. Tùy theo hoàn cảnh sống của gia đình mà ta đã hấp thụ được, nhất là từ cha mẹ, anh chị em và, trong môi trường xã hội như tại học đường, nơi làm việc… để cho ta huân tập được tánh thành thật ngay thẳng cũng từ nơi đó. Nếu hấp thụ môi trường và hoàn cảnh xấu nhiều hơn tốt, ta sẽ thiếu thành thật.

  4. Nếu ý thức được rằng không có gì tồn tại vĩnh viễn ở đời, thì phản ứng của ta khi nhìn một vật hư hỏng, mất mát đâu có gì là quan trọng.

  5. Muốn thế phải có đầy đủ đạo hạnh và biết sống xứng đáng để làm mô phạm, dù có gây phật lòng kẻ khác, nhưng không đến nỗi làm cho tha nhân phải buồn khổ quá đáng.

Phần Tóm Lược

  1. Ikkyu vốn nhận biết rằng thầy mình là một Thiền sư thì, không có lý do gì không hiểu được mọi vật trên đời đều phải trải qua 4 thời kỳ: sinh, trụ, biến thế và hoại diệt. Không có một vật gì tồn tại vĩnh viễn được cả.

  2. Người tu khi đã kiểm soát và làm chủ được tâm mình thì đâu còn sợ sệt nữa. Vì hay sợ sệt ta mới thiếu can đãm. Giữ tâm thanh tịnh không sợ bất cứ việc gì ta sẽ thừa can đãm mà sống cho chính mình và người.

  3. Thành thật có thể tạm gọi là hiểu biết tự trọng. Tánh hiểu biết con người ai cũng có, nhưng bị những thói hư tật xấu của môi trường và hoàn cảnh tạo nên, khiến lòng thành thật nơi ta từ từ yếu đi, kém dần. Trong Phật giáo gọi đó là một phần giác (hiểu biết giai đoạn nhất thời, chốt lát không liên tục) để chỉ cho chúng sanh; còn chư Phật, Bồ Tát được toàn giác (giác ngộ hoàn toàn tức luôn luôn tỉnh thức) nên thoát khỏi luân hồi (đồng ý với ông Thái Hòa vậy).

  4. Ý ông Thái Hòa về câu này đáng cho chúng ta tham khảo, học hỏi.

  5. Chỉ khi nào hướng dẫn quần chúng như bậc đạo sư; còn hầu hết chúng ta đều không tránh khỏi làm buồn lòng kẻ khác không nhiều thì ít.

5.Midnight Excursion^

Many pupils were studying meditation under the Zen master Sengai. One of them used to arise at night, climb over the temple wall, and go to town on a pleasure jaunt.

Sengai, inspecting the dormitory quarters, found this pupil missing one night and also discovered the high stool he had used to scale the wall, Sengai removed the stool and stood there in the place. When the wanderer returned, not knowing that Sengai was the stool, he put his feet on the master’s head and jumped down into the grounds. Discovering what he had done, he was aghast.

Sengai said: “It is very chilly in the early morning. Do be careful not to catch cold yourself”.

The pupil never went out at night again.

Du Hí Giữa Ðêm^

Nhiều Thiền sinh học thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Sengai. Một người trong số họ thường thức dậy vào nửa đêm, leo qua tường chùa và ra phố dạo chơi.

Một đêm, Sengai thị sát các liêu ngủ, thấy một thiền sinh vắng mặt và khám ra thấy được một chiếc ghế đẩu cao mà anh ta thường dùng làm điểm tựa phóng qua tường. Sengai di chuyển cái ghế đi nơi khác và đứng thay vào chỗ đó. Lúc anh chàng chơi đêm trở về không biết rằng Sengai là cái ghế, anh đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống đất. Chợt khám phá ra những gì mình làm anh hoảng sợ!

“Sáng hôm nay trời lạnh lắm đấy! Con hãy cẩn thận đừng để bị cảm lạnh đấy”. Sengai nói. Từ đó người đệ tử không bao giờ ra ngoài ban đêm nữa.

Câu Hỏi Gợi Ý

1.Bạn nghĩ sao về Thiền sinh trong câu chuyện trên đây?

2.Thiền sinh là một tăng sinh hay một cư sĩ Phật tử tại gia theo học Thiền?

3.Sengai là vị Thiền sư như thế nào?

4.Câu nói của Thiền sư đối với đệ tử là lời trách mắng hay tâm thương hại thật sự?

5.Phải chăng người môn đệ không lén ra ngoài thiền viện ban đêm nữa là giác ngộ?

Quý Ðạo hữu Tâm Nguyên (Melbourne), Ðoàn Văn Huyện (Sydney) và T. Thành (Perth). Ðạo hữu Tâm Nguyên nhận xét góp ý Ðối Thoại Thiền “Midnight Excursion” như sau:

Câu 1: Bạn nghĩ sao về Thiền sinh trong câu chuyện trên đây?

Thiền sinh là người mới nhập môn học Thiền nên đạo hạnh chưa được tinh thuần, và vì tuổi còn trẻ nên ưa phóng túng, mặc dù sống trong Tăng viện vẫn có tâm hướng ngoại, tức hướng nhìn về đời sống thế tục hơn. Vì thế, anh ta thừa cơ hội vắng người lúc nửa đêm lén ra ngoài dạo phố thưởng ngoạn…

Câu 2: Thiền sinh là một Tăng sinh hay một cư sĩ Phật tử tại gia theo học Thiền?

Như câu 1 đã trình bày, Thiền sinh không phải là một Phật tử cư sĩ tại gia mà là người xuất gia, là trưởng tử của đức Phật, sống xa gia đình và nương vào đời sống thanh bần đạm bạc của Tăng viện để học Thiền, và sống luôn tại đó như một cách để phụng sự cho tha nhân.

Câu 3: Sengai là vị Thiền sư thế nào?

Thái độ đối xử với môn đệ của Sengai đáng cho ta suy nghĩ. Thay vì biết học trò lầm lỗi sai quấy có thể bằng cách quở phạt, trách mắng… lại cảnh giác bằng chính đích thân ra đứng giữa trời vào lúc nửa đêm, chịu gió sương giá rét để theo dõi hành tung của người môn sinh đáng thương này! Nhờ lòng quảng đại của thầy như là một cách giáo dục cao thượng cho người học trò trở lại con đường chân chánh, tu hành đúng theo qui luật của Tăng viện.

Câu 4: Câu nói của Thiền sư đối với đệ tử là lời trách mắng hay thương hại?

Thật là cách răn dạy đệ tử tuyệt vời của Thiền sư Sengai! Như ta biết, trong thiền lâm có nhiều cung cách thiền sư hành xử cốt làm cho môn sinh liễu ngộ, bừng vỡ tâm linh trong sự tỉnh thức. Vì thế thầy không ngại gì mà chẳng giáng những trận đòn chí tử xuống người đệ tử như đánh đá bằng chân tay hay roi gậy, hét mắng, nộ nạt … để hướng thiện học trò trở lại với lương tâm lẽ phải. Tuy nhiên việc áp dụng công án cũng còn tùy theo tâm tư của người môn đệ để thực sự truyền trao cho một bài học xây dựng mà không bị hoài công dạy dỗ từ bấy lâu nay!

Câu 5: Phải chăng người môn đệ không lén ra ngoài thiền viện ban đêm nữa là giác ngộ?

Thế thường, khi một người lầm lỗi và được người khác chỉ bảo sửa sai, sau đó không dám phạm vào những sai lầm trước nữa. Ðây chỉ mới là bước thứ nhất không nhúng vào việc lỗi lầm; còn tâm tư có muốn chừa bỏ ăn năn, hối cải những lỗi lầm để tu tỉnh hay không lại là một việc khác. Người môn đệ muốn tịnh hóa thân tâm hay giác ngộ bằng tỉnh thức thì phải có thái độ dứt khoát giữa tà và chánh, thiện và ác, Phật và ma v.v…

* Ðoàn Văn Huyện (Sydney) viết: Theo như ý nghĩ thô thiển của tôi thì:

Câu 1: Thiền sinh như vậy là chưa xứng đáng để học đạo Thiền. Một người theo học Thiền thì ít ra phải ý thức được những gì mình đang làm để không gây ra tổn hại cho thầy bạn và nếp sống Thiền viện. Hành động lén lút trốn thầy và chúng bạn ra ngoài đi dạo ban đêm là một việc không thể tha thứ được, nếu không muốn nói là người có tâm bất chính. Từ đó, anh ta có thể lún sâu hơn vào tội ác như uống rượu, ăn thịt, cờ bạc, hành dâm và giết người thì cũng chỉ còn là trong gang tấc!

Câu 2: Không hẳn Tăng sinh học Thiền mới sống được trong Thiền viện mà có nhiều khóa tu dành cho người Phật tử cư sĩ tại gia tổ chức dài hạn cũng vẫn ở tại các thiền đường rộng lớn. Cho nên người Phật tử có những ý nghĩ thế tình sâu đậm hơn người xuất gia học đạo tu hành.

Câu 3: Sengai dạy học trò chưa đúng mức nên mới có những vụ xé rào, tức đệ tử phá luật lệ thiền quy để ra ngoài giải trí ban đêm, hầu bù trừ những khiếm khuyết về đời sống tâm-sinh lý mà ta thường gọi là bị dồn ép. Vì như ta biết, Thiền sinh này không phải chỉ phạm một lần mà là nhiều lần, sau đó Thiền sư mới hay biết và theo dõi việc làm quấy của môn sinh, bằng cách cảnh tỉnh để về sau người môn đệ không dám tái phạm lại nữa.

Câu 4: Giáo dục qua hành đạo hung bạo là một hình thức phản lại nhân tính và phản khoa học tân tiến hiện đại, tức là phản giáo dục. Mặc dù trong thiền, Thiền sư có thể không từ nan bất cứ một lối áp dụng công án nào từ tàn bạo đến hung hăng độc hiểm, miễn là làm vỡ tung được bức bàn u ê cố chấp nơi tâm tư của người môn đệ. Ở đây Sengai không dùng gậy độc đánh đập, cũng không la mắng mà bằng lời cảnh cáo nhẹ nhàng “sáng nay trời lạnh lắm, con hãy cẩn thật đừng để bị cảm lạnh đấy!” như rót vào tai chú học trò đang sơ cơ học đạo này! Trong câu nói của Thiền sư, ta nhận thấy có chứa cả tâm đại từ bi, hỷ xả, tức lòng thương bao dung tha thứ.

Câu 5: Giác ngộ đâu chưa thấy, nhưng ít ra trong nếp sống tập thể cũng tạo được một khung cảnh tốt đẹp hơn. Vì trong Thiền đường mọi người đều phải tuân theo hỷ luật và nội qui để không làm xáo trộn sự yên tĩnh chung, để tâm hồn được trong sánh và thanh tịnh. Anh phải theo khuôn khổ Thiền qui là điều tiên quyết; còn việc giác ngộ hãy khoan nói tới, trong khi anh chưa vượt qua được những thử thách ban đầu.

* Bạn T. Thành (Perth) có những nhận xét khác hơn mọi người, anh đã dựa vào lối suy luận cố hữu của mình để diễn dịch. Tuy vậy anh cũng có đọc qua sách Thiền và biết được các sinh hoạt trong Tăng viện, nên những câu của anh nêu lên có phần xác đáng, bằng một lối nhìn riêng biệt như sau:

Câu 1: Qui luật thiền viện quá khắc khe cũng khiến cho người học phải tìm lấy một lối thoát riêng cho chính mình. Lối thoát duy nhất ấy chính là bất chấp cả dư luận hay luật lệ, bằng cách xé rào để tìm thấy cách thỏa mãn cho đời sống tinh thần đang bị kiềm chế, u uẩn bay vây nhiều lớp tường thành kiên cố. Vì thế mấy vách tường của Tăng viện dù cao cũng không sao ngăn được tâm niệm muốn vượt thoát của tâm thức còn cao hơn nữa. Thiền sinh đã tìm cách vượt qua không mấy khó khăn trở ngại. Cuối cùng anh đã bị phát giác và ngăn chặn lại bằng chính hành động của thầy học. Anh đã thấy gì? Chừa bỏ ăn năn cải đổi hay vẫn tiếp tục lún sâu vào tội ác? Ðộc giả hẳn tìm thấy câu giải đáp qua câu chuyện trên.

Câu 2: Có những cư sĩ mà việc làm phi phàm xuất chúng như Duy Ma Cật, thì người Tăng sĩ đâu có sánh kịp được. Cho nên Thiền sinh dẫn trong câu chuyện cũng có thể là một Phật tử làm được tất cả những việc tầm thường, hầu cảnh tỉnh các bạn đồng môn khác tâm trần chưa được tẩy sạch.

Câu 3: Biết người môn đệ phạm lỗi nhiều lần đã lén lút ra ngoài ban đêm, tại sao Thiền sư Sengai không cảnh cáo giữa đại chúng ngay, hầu ngăn chặn bớt những ai có cùng tâm trạng không sa vào lỗi quấy. Thiền sư nên có thái độ dứt khoát ngay từ đầu để giúp người đệ tử không phạm luật thiền qui, và cũng tránh được dư luận bất thuận lợi cho nếp sống của thiền viện về sau.

Câu 4: Câu nói của thầy vừa quở trách vừa thương xót người đệ tử còn sơ cơ chưa thực sự tỉnh thức, cần phải cố gắng nhiều hơn nữa mới mong gội sạch được tâm trần cấu nhiễm ô thế tục. Thái độ ra đứng giữa đêm khuya tối trời của thầy có thể làm người học trò phản tỉnh mà sửa đổi tâm tánh. Ngoài ra nhờ sự cảm ứng sâu xa giữa hai tâm hồn nên việc cảm hóa được dễ dàng mau lẹ, khiến người đệ tử trở nên thuần hậu trung kiên trong đạo Thiền.

Câu 5: Giác ngộ hay không là do cấp độ tu tiến, phản tỉnh tự tâm của người đệ tử; còn việc lén ra ngoài thiền viện ban đêm cũng chỉ trên hình thức. Thật vậy, ai biết được tâm niệm xấu ác, mưu mô xảo quyệt của một người, khi mà tâm dục nhiễm còn quá nhiều những bợn nhơ trần cấu. Vì thế, Thiền sinh không nhảy tường ra ngoài ban đêm nữa chỉ mới là bước thứ nhất của người tu hành giữ theo đúng qui luật của thiền viện; còn việc giác ngộ hay không lại là một việc khác, cần đòi hỏi nếp sống đạo hạnh thanh tịnh mà chính Thiền sinh phải chứng tỏ qua mỗi ngày.

Phần Tóm Lược

Câu 1: Việc một Thiền sinh còn trẻ tuổi phạm luật của Thiền viện là một điều không làm cho chúng ta ngạc nhiên mấy. Bởi lẽ có hư mới có nên, miễn tâm đạo giữ cho vững về sau và đi suốt đoạn đường dài là điểm đáng quan tâm hơn cả.

Câu 2: Thiền viện thường là nơi hành thiền cho hàng Tăng sĩ, nên ta có thể quả quyết một cách không lầm rằng Thiền sinh là một Tăng sinh, vì đang sống nếp sống nội trú và tập thiền tại thiền viện do Thiền sư Sengai hướng dẫn. Như ta biết tại các thiền viện Nhật ít có hay hầu như không tổ chức những khóa tu Thiền dài hạn cho hàng Phật tử tại gia.

Câu 3: Sengai dạy học trò bằng ý giáo hơn là thân giáo và khẩu giáo, vì thế dễ cảm hóa được người ngay, dù người đó có tâm cứng cỏi sắt đá đến thế nào đi nữa cũng phải chịu khuất phục trước uy danh đạo đức của thầy.

Câu 4: Câu nói của thầy tuy đơn sơ nhẹ nhàng, nhưng là một cú tát đau điếng đánh thẳng vào nhược điểm của người đệ tử để từ bỏ những tâm niệm đen tối chưa trừ diệt được và còn mạnh hơn cả một trận đòn chí tử giánh xuống thân hình và đầu óc còn non nớt của Thiền sinh, một khi anh ta đã phạm lỗi lầm.

Câu 5: Giác ngộ là sự tỉnh thức, tức là luôn luôn sáng suốt không bị phiền não nhiễm ô nữa. Vì thế một người muốn giác ngộ phải cần nổ lực gột rửa tâm trần trong từng tâm niệm bởi chính mình, tức là cần phải tự lực hơn là nhờ vào tha lực. Thiền sinh nhờ tha lực của thầy từ bỏ một việc làm sai quấy thì chưa có thể đạt đến giác ngộ đúng nghĩa được.

6.Teaching The Ultimate^

In early times in Japan, bamboo-and-paper lanterns were used with candles inside. A blind man, visiting a friend one night, was offered a lantern to carry home with him.

“I do not need a lantern”, he said. “Darkness or light is all the same to me”.

“I know you do not need a lantern to find your way”, his friend replied, “but if you don’t have one, someone else may run into you. So you must take it”.

The blind man started off with the lantern and before he had walked very far someone ran squarely into him. “Look out where you are going?”, he exclaimed to the stranger. “Can’t you see this lantern?”.

“Your candle has burned out, brother”, replied the stranger.

Lời Chỉ Giáo Thâm Hậu^

Ở Nhật trước đây chiếc lồng đèn bằng tre bọc giấy bên trong có gắn đèn cầy được dùng rất phổ thông. Một đêm kia, có một người mù tới thăm bạn, và anh được tặng một chiết lồng đèn mang về nhà.

-Tôi đâu cần lồng đèn! Ánh sáng và bóng tối đối với tôi đều giống nhau, anh nói.

-Anh không cần lồng đèn soi sáng đường đi, người bạn trả lời, nhưng nếu anh không có đèn, người ta sẽ đụng anh; vì thế anh phải cầm một chiếc.

Người mù cực chẳng đã nhận đèn, nhưng vừa đi được một đỗi thật xa, có người đâm sầm vào anh.

-Bộ xem kìa! Anh ta than phiền với người lạ. Anh đi đâu thế? Anh không thấy đèn của tôi sao?

-Cây đèn cầy của ông bạn đã tắt từ lâu rồi, ông bạn ơi! Người lạ trả lời.

Câu Hỏi Gợi Ý

1.Người mù tự nghĩ không cần đèn sáng. Ðiều đó đúng hay sai?

2.Khi người khác lý luận có lý, người ta tin theo như người mù với cây đèn, bạn nghĩ sao về thái độ này?

3.Lồng đèn có ý nghĩa gì và có sự liên hệ nào với Thiền?

4.Cây đèn trên tay đã tắt mà người mù vẫn cứ nghĩ là còn sáng, trong khi đó kẻ có mắt sáng lại mù hơn anh mù kia, bạn nghĩ sao về điểm này?

5.Ðã mù vẫn muốn cầm đèn soi sáng người có ngày sẽ dẫn nhau xuống hố cả đám, bạn thử giúp anh ta cách hữu hiệu nhất.

* Ðạo hữu Tâm Nguyên (Melb) góp ý mỗi câu hỏi qua bài “Teaching the Ultimate” như sau:

1.Người mù tự nghĩ không cần đèn sáng. Ðiều đó đúng hay sai?

·Mù có hai cách: mù do bẩm sinh, tức khi mới sinh ra đứa bé đã bị mù nên không trông thấy được thế giới bên ngoài, và mù do bệnh tật, khi người ta đã lớn lên sau này. Mắt đã mù thì ánh sáng và bóng tối đều giống nhau, nên người mù không cần đèn là điều hiển nhiên không ai chối cãi được. Còn đối với người ngoại cuộc lại có cái nhìn khác. Vì mỗi người chúng ta có mắt mà lại có cả hai mắt nữa để nhìn ngắm, trông rõ mọi vật chung quanh, hẳn không ai đồng ý lập luận như người mù.

2. Khi người khác lý luận có lý, người ta tin theo như người mù với cây đèn, bạn nghĩ sao về thái độ này?

·Ở trên đời nếu có những người như thế tức là tỏ ra họ chưa có lập trường sống, nên dễ bị thu hút bởi những lý thuyết hay, lý luận giỏi của những người khác cốt lung lạc lòng người. Và như thế ta đâu phải còn là ta nữa, phải không?

3. Lồng đèn có nghĩa gì và có sự liên hệ nào với Thiền?

·Lồng đèn thắp lên xóa tan đi bóng tối cho ta nhận ra được ánh sáng để thấy đường mà đi, cũng như Thiền làm phát chiếu trí tuệ, tiêu trừ phiền não, giúp hành giả tu tiến trên đường đạo giác ngộ. Giữa bóng tối và ánh sáng cũng như phiền não với trí tuệ là những thái cực đối nghịch nhau, hễ một bên hiển lộ thì một bên bị đẩy lùi, biến mất; cho nên người tu thiền là kẻ cầm “Ðuốc Tuệ” soi đường.

4. Cây đèn trên tay đã tắt mà người mù vẫn cứ nghĩ là còn sáng, trong khi đó kẽ có mắt sáng lại mù còn hơn anh mù kian, bạn nghĩ sao về điểm này?

·Thật ra chúng ta có mắt mà vẫn không quán xét kỹ càng nên dễ bị sai lầm, cố chấp… cũng giống như người mù không thấy được ánh sáng của cây đèn còn hay tắt, nên mãi tiếp tục quờ quạng trong đêm dài mờ mịt, và gây ra nhiều tai hại cho mình và người không lường được hậu quả. Người có mắt sáng mà vẫn cố tình nhìn sai, nghĩ quấy thì, chẳng thà mù còn hơn để cho đời bớt điêu linh tang tóc!

5. Ðã mù vẫn muốn cầm đèn soi sáng người có ngày sẽ dẫn nhau xuống hố cả đám. Bạn thử giúp anh ta cách hữu hiệu nhất.

·Xin đừng cầm đèn soi sáng cho người nữa và, hãy chỉ người dò dẫm bước đi bằng cây gậy của chính anh đang cầm nơi tay.

* Ô. Thái Châu Hoàng (Sydney)

1.Người mù vẫn cần ánh sáng như người đầy đủ hai mắt như thường, vì người ta không những chỉ trông thấy bằng mắt mà còn bằng cảm giác nữa. Sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thay nhau để làm vai trò tiếp xúc với ngoại giới. Nếu cho rằng người mù không cần ánh sáng là lối nhìn một chiều và cục bộ không được đúng. Chẳng hạn, người mù khi bị nhốt trong hầm kín và đóng bịt cửa lại thiếu ánh sáng, liệu có chịu nổi?

2.Khi một người nào đó lý luận có lý ta tin theo, đó là việc thông thường ở đời, như người mù với cây đèn. Thái độ ấy là của phần đông người sống ở đời. Do đó nên đời sống chúng ta mới phải trải qua nhiều khuynh đảo, ngửa nghiêng, vì thiếu lập trường dứt khoát vậy.

3.Ánh sáng dẫn đường soi lối bước chân ta đi bất kể ngày đêm. Không đợi đến ban đêm mới cần đèn mà giữa ban ngày cũng phải cần đèn nữa – đèn tâm hay tim đăng – vì thiếu ánh sáng, con người sẽ hụt hẫng lần dò mất thì giờ để tìm cho ra lối thẳng đường ngay mà đi cho đúng đích tới nơi. Muốn vậy tâm ta luôn luôn làm chủ lấy mình mà Thiền là ánh đuốc quang minh soi rọi đến vô cùng cho hành giả trên đường tìm về chân lý.

4.Những kiến chấp định hình của ta đã sai từ nguyên ủy mà vẫn cố ra sức bào chữa, đánh bóng… thì có khác nào cây đèn đã tắt ngúm, nhưng người xử dụng nó vẫn cứ nghĩ rằng ánh sáng đang tỏa chiếu không?

5.Ðã mù thì phải giữ phận mình cho khỏi lầm đường đã là khó, lại còn muốn như người có mắt đi dẫn lối cho người. Anh nên vụt tắt cây đèn đang cháy cầm nơi tay đi và tự soi mình trong những bước đi dò dẫm đúng lốn vẫn hơn.

* Anh Tâm Quang (Sydney)

1. Những bậc tu hành đã chứng đạo đâu cần nhìn bằng mắt mà vẫn trông thấy được bằng âm thinh qua nhĩ căn viên thông. Trong trường hợp này, sáng và tối không còn trong vòng đối đãi nữa mà là một thể đại đồng, thì người có mắt mà trông sai, nhìn không đúng, chưa chắc đã trông thấy rõ hơn người mù.

2. Người ta sống ở đời phải có lập trường hẳn hoi để được thích thời, hợp hoàn cảnh là thái độ khôn ngoan, đứng đắn. Ta không thể giống như cha con anh chàng cởi lừa trong câu chuyện ngụ ngôn mà ai cũng biết. Nếu như không có chí hướng lập trường thì suốt đời mãn kiếp con người chỉ là anh “ba phải” mà thôi.

3. Từ trẻ em cho chí người lớn đều thích lồng đèn vì đó là hình ảnh nhẹ nhàng dễ thương cũng như bông hoa tươi, mà đời sống là cái gì thanh thanh tươi thắm, dẫn ta đi đến suốt đời trọn kiếp nên phải được bảo trọng như chiếc lồng đèn. Nếu để lơ đễnh thì đèn tắt, giấy thủng, tim rơi… gây ra tai họa, cũng giống tâm con người nhiều tham, sân,si, tà kiến… thì không thanh tịnh được. Muốn tâm thanh tịnh phải tu Thiền cũng như muốn cho đèn sáng phải có dầu, tim đèn và lớp giấy bọc ngoài vậy.

4. Theo thói quen, người mù không nhìn thấy ánh sáng bằng mắt mà bằng tai nghe, tiếp xúc… nên không thấy cái sáng nhỏ nơi tay, lại nghĩ tới sức sáng lớn rộng hơn. Do đó anh không để ý tới ánh sáng ngọn đèn cầm đang còn cháy hay đã bị gió làm phụt tắt. Người có mắt cũng nhìn với khía cạnh đó thì có mắt cũng như không.

5. Người mù cũng có thể giúp soi sáng người khác bằng ký hiệu đặc biệt hay chính cây đèn. Nhưng khi anh đã mù thì cho dù anh có cầm đèn sáng tới đâu cũng làm người khác mất tin tưởng và không đủ can đảm theo sự dẫn dắt của anh. Tốt hơn hết anh nên dừng lại và nói lời thành khẩn bằng sự thật để được chỉ vẽ thêm.

* Ðạo hữu Trần Thị Thông (Pháp)

Qua câu chuyện anh mù, theo thứ tự câu hỏi, xin được góp vài ý kiến thô thiển đến “Mục Ðối Thoại Thiền”, nếu có gì sơ sót, kính mong quý Thượng tọa, Ðại đức, Tăng ni hướng dẫn chỉ dạy. Chân thành kính chúc quý vị thân tâm an lạc, và tinh tấn.

  1. Xét hình tướng thế gian, người mù tự nghĩ không cần đèn sáng là đúng, mù thì làm gì thấy; vã lại , ý niệm ánh sáng không phải cái thấy cụ thể đối với anh mù.

  2. Người khác lý luận có lý, tất nhiên người ta ai cũng tin theo như anh mù, nương theo cái tướng mà phân biệt thì cái thấy thật hợp lý. Nhưng người tu học cần phải thận trọng quan sát, khám phá lẽ nhiệm mầu do duyên hợp biến chuyển, chuyển hóa. Trên căn bản giáo lý Phật dạy, nghĩ sao về thái độ này, chẳng khác nào đặt một cái rọ để thử lòng người ư? E rơi vào tăm tối, vọng tưởng sai lầm, đem cái biến thức thế gian chất chồng, làm sao gỡ ra nổi hai chữ vô minh quay về với chơn tâm diệu dụng.

  3. Lồng đèn là một phương tiện hé mở cái thấy quang minh vô tướng mạo bị che lấp bởi tạp nhiễm vô minh. Với Thiền, đó là cái thấy thực tại, là một cái nhìn thức tỉnh xuất phát từ kinh nghiệm Ngộ. Nhưng đây chỉ là khởi đầu chưa phải là kết cuộc, mà phải nỗ lực tu tập cho đến khi đạt được diệu dụng lẽ nhiệm mầu.

  4. Cây đèn trên tay đã tắt mà người mù vẫn cứ nghĩ là còn sáng, cũng bởi cái thấy và việc làm phát xuất từ vô minh, thì làm sao thức tỉnh được để nhận chân sự thật. Cũng như kẻ sáng mắt lại mù hơn anh mù kia đâu khác nhau chút nào đâu! Về bên ngoài thì kẻ mù, người sáng khác nhau, thực chất bên trong cả hai đều vô minh hết.

  5. Cái thấy mà giáo lý Phật dạy nhấn mạnh, được chứng minh rõ rệt nhất ở công án Thiền hay ngôn cú Thiền. Cái thấy và việc làm là hai yếu tố chính. Cái thấy, theo Phật giáo, hàm ý sự hiểu biết toàn diện. Người tu học, nếu không có cái thấy chính tâm cầu chánh pháp, không khéo thì cũng giống người mù lại muốn cầm đèn soi sáng người khác, trước sau gì cũng lạc nẽo tà đạo, dẫn nhau xuống hố! Mình phải tự cứu lấy mình, chớ không ai có thể cứu giúp mình. Muốn vậy, thì phải có thiện tri thức giúp phương tiện, như anh mù bị người khác đụng vào người anh thì anh mới vỡ lẽ ra, lồng đèn trên tay anh đã tắt lâu rồi.

Phương tiện đó được Ðức Từ Bi giảng dạy, nhắc nhở luôn luôn. Chỉ cần thức tỉnh được vấn đề trong lòng mình, tức khắc sự giải thoát chẳng cần phải luận bàn nữa.

Phần Tóm Lược

Cả 4 độc giả vị nào nhận xét cũng đẹp cũng hay cả, tuy vậy Giai Không vẫn góp thêm ý kiến với các bạn để chia xẻ kinh nghiệm trong đời sống, nhất là đời sống nội tâm.

  1. Chiếc lồng đèn chỉ là tượng trưng mà thôi, thật ra cả người mù và người có mắt đều cần ánh sáng như nhau. Nếu cho rằng người mù không cần ánh sáng thì e rằng cái nhìn của ta phiến diện, thiếu thực tế và lệch lạc, không được nghiêm chỉnh cho lắm.

  2. Nghe người khác lý luận có lý mà vội tin, hãy coi chừng có ngày bạn đi vào nằm khám đấy! Trò quảng cáo thương mại rẻ tiền thiếu gì kẻ mắc lầm tai hại. Bạn là bạn chứ bạn không thể là một người khác được.

  3. Tu hành hay hành Thiền cần trí tuệ, cũng như người muốn thấy đường cần ánh sáng mà lồng đèn cho ánh sáng đó như là sự quang minh, sáng chói khắp mọi nơi không phân biệt, chừa bỏ. Khi ánh sáng soi rọi tới thì bóng tối phải lui và khi trí tuệ tỏa rạng thì phiền não tiêu trừ.

  4. Tốt hơn, khi đã mù anh không nên hay đúng ra anh không thể cầm đèn soi sáng cho người có mắt được, cũng như việc nào anh chưa am tường, thông hiểu cần phải học hỏi, tra cứu trước khi đem ứng dụng để tránh sai lầm tai hại về sau.

  5. Mù tôi vẫn có thể cầm đèn soi sáng được, nhưng tôi chỉ soi sáng cho chính tôi thôi. Ðèn không cứ phải có tim dầu hẳn hoi mới gọi là đèn mà bất cứ gì giúp tôi soi dò đường đi nước bước đều được dùng để đạt được tới đích, đi đến nơi theo một nghĩa rộng vậy.

7.Zen Dialogue^

Zen teachers train their young pupils to express themselves. Two Zen temples each had a child protégé. One child going to obtain vegetables each morning, would meet the other on the way.

-Where are you going? asked the one.

-I am going wherever my feet go, the other respond.

This reply puzzled the first child who went to his teacher for help.

-Tomorrow morning, the teacher told him, when you meet that little fellow, ask him the same question. He will give you the same answer, and then you asked him:

-Suppose you have no feet, then where are you going? That will fix him.

The children meet again the following morning.

-Where are you going? asked the first child.

-I am going wherever the wind blows, answered the other.

This again nonplussed the youngster, who took his defeat to his teacher.

-Ask him where he is going if there is no wind, suggested the teacher.

The next day the children meet a third time.

-Where are you going? asked the first child.

-I am going to market to buy vegetables, the other replied.

Ðối Thoại Thiền^

Các Thiền sư huấn luyện các chú tiểu tự diễn tả ý nghĩ của các chú. Tại hai ngôi chùa Thiền, mỗi ngôi có một chú tiểu hầu cận. Một chú thì mỗi sáng thường đi hái rau và gặp chú kia giữa đường.

Chú thứ nhất hỏi:

-Huynh đi đâu đó?

-Tôi đi nơi nào bàn chân tôi bước, chú kia trả lời.

Câu trả lời làm chú thứ nhất rối trí. Chú trở về cầu thầy giúp đỡ. Thầy chú bảo:

-Sáng mai khi con gặp người bạn nhỏ của con, hãy hỏi lại anh ta câu đó. Hắn trả lời câu đó xong, con hỏi tiếp:

-Giả như huynh không có chân thì huynh đi đâu? Bạn con sẽ chịu ngay.

Sáng hôm sau khi hai chú gặp lại nhau. Chú thứ nhất hỏi:

-Huynh đi đâu đấy?

-Tôi đi nơi nào có gió thổi, chú thứ hai trả lời.

Câu trả lời lại làm bù đầu chú thứ nhất, chú kia đã đánh bại cả thầy của chú này nữa. Vị thầy lại gợi ý:

-Hỏi hắn đi đâu nếu không có gió?

Ngày hôm sau hai chú lại gặp nhau lần thứ ba, chú thứ nhất hỏi:

-Huynh đi đâu đấy?

-Tôi đang đi chợ mua rau, chú kia đáp.

Câu Hỏi Gợi Ý

  1. Bạ có nhận xét gì về lối đối đáp của hai chú tiểu như thế?

  2. Thầy có giúp giải tỏa được đầu óc hồ nghi cho người môn sinh đang bị vây khốn?

  3. Thái độ của thầy ra sao qua ba lần giúp đệ tử không thành công trong cuộc đối thoại?

  4. Phải chăng trình độ học thiền của chú thứ hai đã đạt đến một mức khả dĩ có thể ứng phó được với mọi hoàn cảnh ngặt nghèo?

  5. Nếu đặt bạn trong tâm trạng của chú tiểu qua ba lần bị đánh bại. Bạn nghĩ gì?

* Ðạo hữu Quảng Thành (NSW) viết: “Ðối Thoại Thiền mang tính chất lý luận theo hướng Thiền mà cốt tủy Thiền lại không cho lý luận. Thiền thì vô ngôn thuyết. Các vị Tổ sư Thiền kể từ ngài Bồ Ðề Ðạt Ma, hay trước nữa từ đức Thích Ca, cũng khước từ ngôn cú. Mỗi lần đức Phật ngài nói là do các đệ tử thỉnh cầu (có lẽ các Ngài cho rằng lý luận thì tâm động)?”

* Ðạo hữu Lưu Hoằng Nguyện (Nam Úc) viết: Mục “Ðối Thoại Thiền” rất hay, rất cao, giúp thiền sinh học hỏi, tiến bộ. Tuy nhiên, theo thiển ý, nó hơi cao, hơi khó, nhất là đối với các Phật tử đang theo Mật Tông, Tịnh Ðộ Tông hay chẳng có tông nào cả. Rất tiếc là chúng tôi không có nhiều thì giờ để tham gia được. Phải suy nghĩ thật chín chắn. Xin đề nghị nên duy trì mục này, nên khuyến khích độc giả bằng cách tặng kinh sách, tạp chí Phật học, băng giảng, băng nhạc đạo v.v… cho những bài dự thi khá. Ðăng tên tuổi họ cũng như gửi quà biếu đến tận nhà, dù chỉ là một quyển sách ấn tống, song với lời đề tặng và với ấn ký của Thầy, thì người nhận sẽ gìn giữ một cách trang trọng”.

Chúng tôi đã tham khảo ý kiến Ban Biên Tập, đề nghị tặng quà đến những vị tham dự sau đây:

1)Ðạo hữu Trần Thị Thông (Pháp). Món quà tặng là cuốn “Thiền Hành Yếu Chỉ” do T.T. chủ nhiệm đề tặng, như là phần thưởng tinh thần để sách tấn Ðạo hữu trong việc thực hành giáo pháp.

2)Ðạo hữu Duy Học (Sydney – Australia). Món quà là cuốn “Luận Ðại Thừa Bảo Yếu” để lưu niệm trong tủ sách gia đình, là món pháp bảo khó quên trên đường tu học Phật.

Hai món quà được gởi đến tận nhà quý Ðạo hữu bằng đường bưu điện, hy vọng quý vị đã nhận được trước mùa Vu Lan này.

Mong rằng quý độc giả chưa tham gia nên tham gia rộng rãi mục Ðối Thoại này đề nhiều người được học hỏi, lợi lạc trong việc cầu tiến, đúng tinh thần “kiến hòa đồng giải” của người học Phật chân chính.

* Ðạo hữu Trần Thị Thông (Cergy St. Christophe – France):

1)Bạn có nhận xét gì về lối hỏi đáp của hai chú tiểu như thế?

-Xét lối hỏi đáp của hai chú tiểu có hai cách: một chú nương theo ý căn mà tìm kiếm, bởi thế chưa thấu đáo trọn vẹn sự thật. Một chú đi thẳng vào sự thật, phá vỡ mọi tình thức, không thể sử dụng kiến thức cảm nhận được.

2)Thầy có giúp giải tỏa được đầu óc hồ nghi cho người môn sinh đang bị vây khốn?

-Nương theo cái thấy bên ngoài, vị thầy có giúp cho đệ tử mình, nhưng dụng tâm bằng ngôn cú thì đến bao giờ mới giải quyết được sự hồ nghi trong đầu óc người môn sinh, thế mà còn phải tới đi lui hỏi han, cật vấn tìm kiếm một cách lãng phí, càng bế tắc thêm thôi. Làm sao vượt ra ngoài vòng luân hồi sinh tử để chứng thực vào thực tế bao la đồng nhất.

3)Thái độ của thầy ra sao qua ba lần giúp đệ tử không thành công trong cuộc đối thoại?

-Phải cân nhắc, thận trọng tìm hiểu một cách đúng đắn thái độ vị thầy, để khỏi rơi vào kiến chấp sai lầm do cái học thiếu chính tâm. Người môn sinh khởi nghi tình là điều đáng kể; tùy nơi, tùy lúc tạo điều kiện phá vỡ lưới nghi, nhận chân ông chủ của mình, tức nhiên vi thầy có hai mặt một vấn đề để làm sáng tỏ sự nghi vấn nơi học trò mình, qua đó tiến trình tu học mới được tinh tấn đạt kết quả.

4)Phải chăng trình độ học Thiền của chú thứ hai đã đạt đến một mức khả dĩ có thể ứng phó được với mọi hoàn cảnh ngặt nghèo?

-Trình độ học Thiền của chú thứ hai đã đạt đến một mức khả dĩ có thể ứng phó được mọi hoàn cảnh ngặt nghèo, tạm mượn công án “con cọp của Ðồng Phong am chủ” trích trong Bích Nham Lục của Hòa Thượng Thích Mãn Giác để suy gẫm…

-Có một ông Tăng đến nơi Ðồng Phong am chủ rồi hỏi: “Ở chỗ này nếu hốt nhiên gặp cọp thì phải làm thế nào?” Ðồng Phong bèn gầm lên như cọp. Ông Tăng bèn làm ra vẽ sợ hãi. Ðồng Phong bật cười ha hả. Ông Tăng nói: “Cái lão tặc này”. Ðồng Phong nói: “Thế ông làm gì được lão tăng?”

Tuyết đậu nói: “Kể ra thì cũng được, song hai tên ác tặc này chỉ biết bịt tai để ăn trộm chuông mà thôi”.

5)Nếu đặt bạn trong tâm trạng của chú tiểu qua ba bị đánh bại. Bạn nghĩ gì?

-Ðứng vào tâm trạng chú tiểu qua ba lần bị đánh bại, cần phải biết rõ con người của mình trước, khám phá cái kho tàng bao la nơi mình, phân biệt được vấn đề đâu là thiệt đâu là giả, để không bị tác động bên ngoài chi phối dẫn tới việc giải quyết, định đoạt thành ra lệch lạc, méo mó, thậm chí đi đến cuồng tín, mê tín… cho dù không tin gì hết mà không khám phá, biết về mình thì cũng là một thứ mê tín, cũng rơi vào mê muội che lấp bầu linh năng diệu dụng của mình.

Muốn có một đời sống bình yên, đi đến tột cùng sự thật, thấu suốt lẽ nhiệm mầu, cần thiết nhất là dọn dẹp cho sạch sẽ thân tâm. Ðến một lúc nào đó việc đã qua qua đi, hiện tại không ngừng, tương lai chưa tới, tức khắc mình với bao la này đồng nhất.

* Ðạo hữu Duy Học (Randwick, Sydney)

1)Lối hỏi đáp của hai chú tiểu có tính cách khai mở cái thấy của Thiền sinh trong thiền viện có từ thời trung cổ mà công việc đơn giản của họ mỗi ngày chỉ là hái rau, đi chợ, nấu cơm, rửa bát v.v… Chú thứ nhất tượng trưng cho một Thiền sinh mới học Thiền, nên cả ba lần gặp bạn chỉ lập lại có một câu “Huynh đi đâu đó?”. Còn chú thứ hai có trình độ tu học tiến bộ đã trả lời bằng những câu rất bén nhạy như: “Tôi đi nơi nào bàn chân tôi bước”, hoặc: “Tôi đi nơi nào có gió thổi”, hoặc: “Tôi đang đi chợ mua rau”. Ba câu đáp ấy chứng tỏ chú đã ngộ đạo, không còn chấp trước hay suy tính trong sinh hoạt hàng ngày, chẳng khác chi ngài Lục Tổ Huệ Năng giã gạo, bổ củi v.v… xong có ai ngờ đó là một bậc giác ngộ! Trong Kinh Bộ, đức Phật cũng đã dạy rằng Thiền định có thể thực hành trong bốn oai nghi đi-đứng-nằm-ngồi, miễn là biết nhiếp niệm trong tỉnh thức là được (tâm không động).

2)Thầy đã không giải tỏa được óc hồ nghi cho môn sinh đang bị vây khốn, bởi các câu trả lời hóc búa; lý do là tại môn sinh thầy quá kém, còn thiền sinh kia lại quá tiến bộ. Thầy tưởng rằng tiểu thiền sinh kia trình độ cũng tương tự như môn đệ của mình, nên đã bày cách ứng phó qua những câu đối đáp cụ thể, thí dụ có hình tướng, như đi thì đi bằng chân, đi theo hướng gió thổi v.v… tức lý luận theo thế gian. Trong khi đó thì chú kia như cánh chim tung bay trên trời cao, nô đùa trước gió, đang nhìn người bạn nhỏ của mình bị lúng túng không lối ra!

3)Qua ba lần giúp đệ tử không thành công, thầy đương nhiên khâm phục chú tiểu bạn của học trò mình, đã trả lời rất thông minh và ứng phó cách lanh lẹ. Chú đã nghĩ ra được “hễ Thiền thì không chấp trước, không suy tính” (suy tính thì tâm động). Từ đó chú luôn tỉnh thức, giữ chánh niệm mỗi khi làm việc gì ngay trong mỗi cử chỉ, lời nói v.v… của bốn oai nghi.

-Trong tác phẩm “Tuyệt Quán Luận”, Phật dạy “Bất cứ trong trường hợp nào hành giả cũng không nên dấy động tâm”.

4)Chú tiểu thứ hai có trình độ tu học rất khá, ứng phó nhanh nhẹn. Thí dụ lần đầu chú trả lời: “Tôi đi nơi nào bàn chân tôi bước”, cho ta thấy chú không tính toán so đo, chấp trước nơi chú đi tới. Câu trả lời thứ hai: “Tôi đi nơi nào có gió thổi”, cũng cùng ý trên mà lại có phần vi tế hơn, ở chỗ: gió không có hình tướng (chỉ khi nào gió thổi nghiêng cây lá, cờ bay phất phới, làm mát da hay bay tóc, ta mới cảm nhận có gió mà thôi) như làm ta thấy gió đang đi tới. Còn câu trả lời thứ ba: “Tôi đang đi chợ mua rau” nói lên công việc hàng ngày của chú tiểu.Tóm lại, cách trả lời của chú này cho ta rõ chú luôn tỉnh thức trong chánh niệm. Tuy nhiên, chú còn chấp vào hình tướng như bước chân đi, gió thổi để trả lời. Vậy chú cũng còn chấp tướng - tướng vi tế (gió làm mát da thịt nhưng ta chẳng thấy hình tướng ra sao). Thật ra, gió chỉ là do không khí chuyển động, nên mọi hành còn làm tâm động thì chưa phải hành vô tướng vậy.

5)Nếu chú tiểu qua ba lần bị đánh bại làm điển hình, hành giả tu Thiền cũng không thể bỏ cuộc, chán nản mà vẫn phải cố gắng tu học thêm nữa. Việc hành Thiền khó như người lội giòng nước ngược. Hành giả phải luôn luôn giữ tâm kiên cố, trường kỳ như lời thiền sư Thanh Từ đã nói “đừng bao giờ để vọng tâm và ngoại cảnh lôi mình đi, từ hữu niệm vào vô niệm, từ hữu tướng vào vô tướng, trút bỏ mọi căn lượng (tính toán, so lường hơn thiệt…) mới hy vọng tới được bến vô sanh, tức tịch diệt Niết Bàn vậy”.

* Bạn Tâm Nguyên (Melbourne, Victoria)

1)Người ta thường bảo: “Gối rơm theo phận gối rơm, có đâu dưới thấp lại chồm lên cao” thì, hay chú tiểu qua lối hỏi đáp đó không đúng hợp với trình độ và tuổi tác của các chú. Vì các chú tâm hồn còn non nớt, tri thức chưa thông đạt thì làm sao có được cao kiến như vậy?

2)Thầy cố giúp cho học trò, nhưng cuối cùng rồi cũng chẳng giúp được gì hết. Vì ngay cả việc luận đoán của thầy cũng không giải trúng được đáp án mà đối thủ của môn đệ mình đang bủa ra, làm chới với cả thầy trò, không ai có thể ngờ trước được.

3)Thầy không chịu thay đổi chiến thuật, chiến lược mà cứ một mực suông chỉ đường cho người học trò nhỏ của mình. Việc bị đánh bại hiển nhiên đã trông thấy rõ trước mắt. Có lẽ đó là ý muốn của thầy muốn đem người học trò ra pháp tràng thử sức? Một là anh phải cố gắng ngóc đầu dậy bước đi tiếp, khi bị vấp ngã, chứ anh không được ngồi đó thút thít, khóc than … Hai là anh sẽ bị người ta dẫm lên mà bước qua, tức đời anh coi như tàn, nếu anh không chịu cố gắng.

4)Chưa hẳn. Vì nếu gặp phải một đối thủ già dặn và quắc thước trong tướng mạo rĩnh đạc, chắc tiểu tăng sẽ có lối ứng phó khác: lúng túng, bị vây vào vòng lưới, và biết đâu chú lại không cần tới sư phụ mình giải vây như trường hợp của chú thứ nhất đã làm?

5)Người đời thường bảo “bất quá tam”. Việc gì hễ quá ba lần được xem như thất bại, hết thuốc chữa. Lúc đó ta sẽ có phản ứng để đối phó trong tình thế nguy khốn này. Tùy theo phản ứng mỗi người như tìm cách hạ độc thủ đối phương, không phải bằng lý luận, tư tưởng mà bằng hành vi đê hèn nhất, hạ tiện nhất, miễn sao thỏa được lòng hận uất mà thôi. Trong khi đó, một số khác không hành động như vậy mà trong tâm luôn nuôi mối hận “thua keo này, gầy keo khác”, tìm cách bôi bác, hạ uy tín kẻ đã hạ mình với bất cứ giá nào, không kể thời gian lâu hay chóng. Tuy nhiên, ở đây là thái độ của người tu Thiền nên có khác, chúng ta phải nhẫn nại để học hỏi, hầu tiến bộ, là đáp số đúng nhất trong trường hợp ta chưa đủ cơ duyên kiến giải thông bác được như người khác.

Nhận Xét Góp Ý

1)Vóc dáng là của hai chú tiểu, nhưng tâm tư các chú thì không nhỏ đối với một vấn đề lớn: thiền tư tưởng. Câu trả lời của chú tiểu thứ nhì quả là hiểm hóc, cả hai lần đều như là sự thách thức, khích động tâm thức người bạn nhỏ mới tu của mình qua câu trả lời mà chẳng khác nào như kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” vậy. Ðến lần thứ ba chú tiểu mới chịu đáp đúng vào câu hỏi mà đáng lý ra chú đã trả lời ở câu đầu. Nếu chú trả lời thẳng đuột như một cộng với một là hai thì đã không có cuộc đối thoại nữa. Cách trả lời kỳ đặc này, thực tế ở lớp tuổi của một chú tiểu thì không thể nào có được. Chúng ta cần suy nghĩ điều này.

2)Thầy chỉ là người trợ duyên để cho đệ tử tiến lên, nên cũng không giúp được gì một cách cụ thể, để giải tỏa tâm tư trò đang bị vây khốn cả. Vì giữa thầy trò có hai khoảng cách khá rõ rệt về tuổi tác và trình độ. Thầy không thể giúp cho đệ tử giải hết được mối nghi tình. Vì làm như thế cũng chẳng khác gì người khác ăn thay cho ta no bụng, liệu có được không? Giúp kẻ khác thành công trong mặt tư tưởng, dù là đệ tử - là nối dáo cho giặc, tạo cho họ thói quen lười biếng, luôn ỷ lại có thầy bên cạnh mà không chịu cố gắng.

3)Vị thầy thật là xuất sắc, lỗi lạc, không cần biện giải lôi thôi là tại sao “con” bị bạn con đánh bại. Và thầy cũng rất bình tĩnh sáng suốt, không một gợn sân hận móng khởi; dù biết rằng bên kia không phải tay đối thủ của mình mà chỉ là một tiểu tăng - thiền sinh ngang hàng học trò mình - vẫn gợi ý cho người đệ tử nhỏ xông xáo lâm trận để học kinh nghiệm, tức là tìm đường giải cứu cho một cánh chim non bị sập bẫy, thoát khỏi lưới nghi tình.

4)Không hẳn như vậy. Kinh nghiệm và tuổi tác là thước đo giá trị của một người. Trình độ Thiền của chú tiểu chưa đủ bảo đảm để ứng phó được với mọi nghịch cảnh. Bởi lẽ Thiền cần đòi hỏi nhiều dụng công qua năm tháng miệt mài. Trừ phi chú ấy là một Bồ Tát hóa thân hành đạo.

5)Người lớn ưa có nhiều mặt cảm tự tôn lẫn tự ti. Ðược thì tách tự tôn hiện rõ; còn thua thì xấu hổ, buồn chán nên mới có nhiều vấn đề cho xã hội, và rộng hơn nữa cho quốc gia chủng tộc. Người lớn nên học bắt chước theo gương tiểu thiền sinh qua ba lần bị đánh bại mà vẫn không một niệm oán ghét, thù nghịch người pháp lữ cùng chung lý tưởng. Song người lớn thì cũng khó học được như trẻ thơ, vì tư tưởng đã định hình như tượng đá nên khó mở rộng lòng dung hợp được mọi dị biệt như tâm hồn trong sạch của một chú tiểu.

8.The Real Miracle ^

When Bankei was preaching at Ryumon temple, a Shinshu priest, who believed in salvation through the repetition of the name of the Buddha of Love, was jealous of his large audience and wanted to debate with him.

Bankei was in the midst of a talk when the priest appeared, but the fellow made such a disturbance that Bankei stopped his discourse and asked about the noise.

“The founder of our sect”, boasted the priest, “had such miraculous powers that he held a brush in his hand on one bank of the river, his attendant held up a paper on the other bank, and the teacher wrote the holy name of Amida through the air.

“Can you do such a wonderful things”

Bankei replied lightly: “Perhaps your fox can perform that trick, but that is not the manner of Zen. My miracle is that when I feel hungry I eat, and when I feel thirsty, I drink”

(*) Phái Chân tông (Shinshu) hay gọi đủ là Tịnh Ðộ Chân Tông, do ngài Thân Loan (Shinran: 1173 – 1262) sáng lập tại Nhật Bản.

Phép Lạ Kỳ Diệu ^

Bankei đang giảng tại chùa Long Môn, vị tăng phái Chân Tông (*) chuyên tin vào sự cứu độ trong việc niệm danh hiệu của đức Phật A Di Ðà, ganh tỵ với số thính chúng đông đảo của Bankei nên muốn tranh luận với Bankei.

Bankei đang giữa buổi nói chuyện thì vị Tăng Tân tông xuất hiện và, gây ồn ào làm cho Bankei phải ngưng buổi giảng để hỏi lý do của việc ồn ào đó. Tăng sĩ Tân tông huyênh hoang:

-Người sáng lập tông phái của chúng tôi có nhiều năng lực huyền diệu, Ngài cầm một cây viết trong tay đứng bên này bờ sông và, một đệ tử Ngài cầm một tờ giấy giơ cao lên đứng ở bờ sông bên kia, Ngài viết thánh hiệu đức Phật A Di Ðà qua không khí.

-Thầy có thể làm được việc kỳ diệu như thế không?

-Có lẽ con cáo của Ngài đang làm trò xảo thuật, Bankei đáp một cách nhẹ nhàng, nhưng đó không phải mục đích của Thiền.

-Sự kỳ diệu của tôi là hễ khi nào cảm thấy đói, tôi ăn; khát tôi uống.

Câu Hỏi Gợi Ý

1)Tại sao Bankei lại đem Thiền sang giảng ở chùa Tịnh Ðộ cho gặp khó?

2)Bạn nghĩ sao về thái độ của vị Tăng Chân tông khi xử xự như thế?

3)Kề ra quyền năng người sáng lập tông phái Chân tông, vị Tăng có dụng ý gì?

4)Con cáo mà Bankei dùng trong câu trả lời có nghĩa gì?

5)Bankei chủ trương Thiền ra sao?

Ðọc bài “The Real Miracle”, sau khi đã suy gẫm nội dung cuộc đối thoại và phần 5 câu hỏi gợi ý, có những ý kiến theo cảm quan của những độc giả sau đây:

1)Ðạo hữu Quảng Thành (Sydney) nhận xét: những sự nghịch lý ở đời là điều mà ai cũng không mấy ưa thích, thế nhưng đối với đạo, nhất là ở khía cạnh Thiền, đó lại là những thử thách, gạn lọc để giúp hành giả tự phấn đấu, kiên định tâm ở mọi thời, mọi lúc. Các vị Thiền sư có lúc phải dùng đến hình thức tàn nhẫn nhất như đánh đập, mắng đuổi đệ tử v.v… mà người học đạo vẫn cảm thấy như được “tắm mát trên ngọn sông đào” - đối với người đã sẵn tâm chất Thiền – hay chán chường lui sụt và bỏ cuộc, với những ai tâm phàm còn quá mạnh chưa giũ sạch được bụi trần. Biết đâu thái độ kỳ khôi của vị Tăng phái Chân Tông lại là một sự trợ duyên cần thiết cho Thiền sư …

2)Chú Thiện Thường (Wollongong): Thiền mà có phép lạ, phải chăng là mê tín Thiền? Chỉ có những ai chủ trương đi ngược lại đường hướng tu hành giải thoát của Phật giáo mới chuộng những sự kỳ quặc linh kỳ để lừa dối người có đức tin còn mỏng cạn hay kẻ có tánh hiếu kỳ mà thôi. Vì thế, theo như thiển nghĩ của cháu, ngài tăng sĩ Tân Tông muốn làm một việc lạ đời để chỉ che được mắt những người thiếu đức tin mà không thể qua được vị Thiền sư chân chánh.

3)Ðạo hữu Duy Học (Sydney) góp ý như sau:

Câu hỏi thứ nhất: Tại sao Bankei lại đem Thiền sang giảng ở chùa Tịnh Ðộ cho gặp khó?

-Các vị tu sĩ giảng pháp tại một tự viện là một việc đương nhiên để hoằng pháp lợi sanh. Trường hợp Bankei đem Thiền sang giảng ở chùa Tịnh Ðộ có thể có hai lý do: thứ nhất, do Phật tử yêu cầu; thứ hai, do vị trụ trì chùa đó mời thỉnh. Nếu ngoài hai lý do trên, Bankei đã hành động cao mạn, thiếu tế nhị. Về việc tu Thiền, tổ Ðạt Ma dạy “Vật đến có tên, việc qua đáp ứng, không có tâm sắp bày dự đoán tính toán”. Vì, hễ còn có tâm dự đoán tính toán là có phân biệt, trái với Thiền.

Câu hỏi thứ hai: Bạn nghĩ sao về thái độ của tăng Chân Tông khi xử xự như thế?

-Trong lúc Bankei đang giảng cho thính chúng nghe thì vị Chân Tông xuất hiện gây ồn ào, là một sự thiếu lễ độ đối với diễn giả, và làm trở ngại cho cử tọa không ít. Cử chỉ này biểu lộ sự ghen tức đối với Bankei, chứng tỏ vị Tăng còn chấp ngã. Lẽ ra vị Tăng chỉ nên đứng xa và yên lặng để lãnh hội như thính chúng để học hỏi thêm về Thiền, thì tốt hơn đừng gây ra xáo trộn vô ích.

Câu hỏi thứ ba: Khi kể ra Huyền Năng người sáng lập tông phái Chân Tông, vị tăng có dụng ý gì?

Kể ra Huyền Năng người sáng lập tông phái Chân Tông, vị Tăng tỏ ra ghen tức đến tột độ, muốn thách thức Bankei để cố tình hạ uy tín cho hả cơn giận tức. Giữa hàng Tăng sĩ với nhau, cử chỉ này đem xử xự với nhau không được đẹp mấy. Trên thực tế, cùng tôn thờ một đấng cha lành – quý vị là những người gương mẫu - phải biết kính trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong vấn đề hoằng pháp mới là thượng sách. Lòng sân hận chẳng giải quyết được gì mà còn tạo thêm ra ác nghiệp. Chúng ta nên lấy lòng “Từ Bi” mà ăn ở với nhau. Vì chỉ có lòng Từ Bi mới dẹp được sân hận.

Câu hỏi thứ tư: Con cáo mà Bankei dùng trong câu trả lời có nghĩa gì?

-Ðể trả lời vị Tăng qua thái độ hung hăng phách lối, Bankei nói “Có lẽ con cáo của Ngài đang làm trò xão thuật”. Ở đây, con cáo ám chỉ lòng quỷ quyệt, và trò xão thuật cũng có ý nói việc làm gian dối. Bankei đã trách khéo tâm sân hận, đố kỵ, nhỏ nhen của vị Tăng, giống như loài cáo ưa diễn trò gian trá. Ở đây tôi xin mạn phép kể một câu chuyện ngụ ngôn Pháp của thi sĩ La Fontaine tựa đề là “Le Renard et le Corbeau” (Con cáo và con quạ). Tóm tắt câu chuyện như sau: “Thấy anh quạ đang đậu trên cành cây cao, miệng ngậm miếng phó mát thơm ngon, cáo bèn lập mưu khen quạ đáo để: Anh quạ ơi! Hôm nay anh đẹp trai lắm, nhất là anh có giọng hót lãnh lót tuyệt vời của anh. Nếu anh mà cất tiếng ca chắc chắn ai cũng phải khen và phục anh”. Ðược nịnh, quạ ta hãnh diện như cởi tấm lòng, bèn há mỏ to đánh rơi miếng phó mát xuống đất. Cáo ta vồ luôn phó mát co giò chạy, và còn ngoái cổ lại nói “quạ ngu số dzách”.

Vì thế trong dân gian thường có câu quở trách “đồ cáo già!”. Ý nói tâm gian xão, độc ác của những người “Tâm xà khẩu Phật” (lòng dạ rắn rít, miệng nói lời ngon ngọt từ bi (Phật), tức là gian ngoa xão quyệt hay tinh ranh quỷ quyệt.

Câu hỏi thứ năm: Bankei chủ trương Thiền ra sao?

-Bankei chủ trương Thiền rất đơn giản khi nói về vị Tăng “sự kỳ diệu của tôi là hễ khi nào cảm thấy đói, tôi ăn; khát, tôi uống”. Như vậy Bankei là người không có sắp bày, tính toán khi hành xử, cũng như đói thì ăn và khát thì uống vậy. Trái hẳn với người đời, ăn thì phải ăn cho ngon, cầu kỳ v.v… có khi ăn đến nỗi sinh bệnh; còn uống thì cũng kén chọn đủ thứ loại ngon bổ đắt tiền mới dùng, chứng tỏ phần đông chúng ta có suy tính, chọn lựa, trái với tinh thần Thiền.

Sống Thiền cũng là sống thực, chấp nhận thực tại, tâm thức hành giả luôn trong sáng, không để dính mắc vào bất cứ cái gì. Sống trong nhiễm ô mà tâm chẳng ô nhiễm, như ngài Duy Ma Cật sống như người bình thường trong cảnh vợ con mà lòng vẫn thanh tịnh, sáng ngời, hoặc giữ tâm như như bất động như ngài Huệ Năng trong sinh hoạt thường nhật như bửa củi, giã gạo, gánh nước mà tâm chẳng dính mắc vào tục lụy, tức “hành mà vô hành” vậy.

4) Ðạo hữu Trần Thị Thông (Pháp): “Vì đi nghỉ hè trong tháng 8 nên, việc nghiên cứu mục “Ðối Thoại Thiền” có chậm trễ và thiếu xót. Kính mong Thầy hoan hỷ cảm thông.

Thật vô cùng cảm kích trước món quà tinh thần khuyến khích của Thầy. Kính lời chúc thầy và quí đạo hữu Pháp Bảo thân tâm an lạc, việc hoằng pháp lợi sinh luôn luôn tiến triển tốt đẹp.

Và xin góp ý như sau:

1. Bản tính chúng sanh vốn thanh tịnh, trong sáng, chẳng vướng một chút bụi bặm. Chỉ vì một chút mê mờ, rơi vào ba đường khổ não, phân biệt dại khôn, tốt xấu, thiện ác… Cho nên đức Phật mở lòng từ bi, độ lượng, tùy căn duyên chúng sanh, nương theo phương tiện giáo hóa, cốt chỉ rõ cái biết hư huyễn đều do ảo vọng sinh ra. Nếu Bankei đem Thiền sang giảng ở chùa Tịnh Ðộ gặp khó, cũng bởi cái thấy của chúng sinh chưa nắm rõ tột cùng vấn đề sinh tử, giải thoát, chưa sử dụng cái diệu quán “vô sở đắc” và diệu huệ “vô sở trụ” mà sinh tâm trang nghiêm, thanh tịnh như cõi Cực Lạc của đức A Di Ðà.

2.Ðem cái kiến thức thế gian thô thiển mà đo lường, đánh giá thái độ vị Tăng Chân Tông e rằng vấp phải sai cố chấp. Ðức Phật có dạy “Chỉ quý ở Chánh Kiến chớ không quý ở hành vi”. Biết sử dụng cái tướng bên ngoài để bày tỏ cái lý nhiệm mầu vốn có ở mỗi người làm cho lợi ích bao trùm muôn loài thì, sự phân biệt bên Thiền, bên Tịnh chẳng khác nhau chút nào. Vì huyễn hóa mà sinh phân biệt, phiền não, chưa thấu triệt toàn diện cái tâm bản thể đầy diệu dụng nơi mỗi người.

3.Quán triệt sắc không trong Kim Cang Bát Nhã, thì cái dụng ý của vị tăng không nên chấp tướng. Các pháp vốn chân như, hành không chỗ hành, trụ không chỗ trụ, đắc không chỗ đắc tức là pháp mầu vô thượng. Khi mê tâm chúng sanh còn khởi lên vọng niệm, còn rơi vào vòng hữu hạn, thì làm sao sáng suốt nhận ra được cõi trang nghiêm Tịnh Ðộ.

4.Vạch ra cái lý đạo huyền diệu để khai thị “tri kiến Phật” cho chúng sinh và làm cho chúng sinh ngộ nhập “tri kiến Phật” là công việc của Thiền gia. Câu nói của Bankei hàm chứa ý nghĩa sâu xa giữa pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Tác dụng của Bankei sâu sắc bao hàm cái diệu dụng nhiệm mầu của Thiền.

5.Ngày xưa, đức bổn sư Thích Ca dùng hai ngón tay cầm cành hoa sen giơ lên giữa đại chúng, Ca Diếp mỉm cười lãnh ngộ không phải truyền thọ bằng lời nói. Ngày nay, chư Tổ thuyết pháp bằng nhiều phương tiện, lời nói mà chúng sinh chưa nỗ lực quyết tâm sâu xa, lại còn nhiều nghiệp chướng nặng nề. Do đó, đặt vấn đáp biệm minh nghi hoặc, đó là nỗi khổ tâm của Ðức Từ Bi! Chủ trương của Bankei nhẳm mục đích chỉ thẳng bản tâm thanh tịnh vốn có nơi mỗi người, phải tùy theo sở ngộ mê hòa thuận, đồng nhất với vạn vật, tuy không có chỗ trụ, nhưng cái tính chân như diệu dụng vốn không mờ tối.

Nhận Xét Góp Ý

Mỗi người một khía cạnh qua cái nhìn của mình về Thiền, như tác giả đã có lần bày tỏ, Thiền như bông hoa hàm tiếu, tùy theo con mắt người xem để thưởng thức hương sắc hoa trọn vẹn hay không

Quý độc giả cũng đã hăng hái đóng góp ý kiến, tâm tư thật quí giá giúp soi sáng thêm cho độc giả nào chưa có dịp nghiền ngẫm, sống với và thật chứng về Thiền.

1. Ở đời hễ có lửa mới có khói, cũng như có nước mới có sóng… Qua câu chuyện đối thoại trên cho ta thấy rằng hai vị tăng thuộc hai tông phái khác nhau, không phải chỉ mới gặp nhau lần đầu mà có lẽ nhiều lần, nên biết nhau qua sở trường và sở đoản. Nói cách khác là kinh nghiệm tu chứng hay ý tình tục lụy phàm tâm, Bankei đem giảng Thiền ở chùa Tịnh Ðộ, vì muốn thức tỉnh vị tăng phái Chân Tông. Có lẽ lâu nay chưa gặp tay đối thủ già dặn để luận tài cao thấp hay chỗ sở ngộ.

2.Thái độ của vị tăng Chân Tông kể ra thật kỳ đặc. Kỳ đặc ở chỗ là lẽ ra nên tiếp xử người pháp hữu của mình một cách lịch thiệp trước đại chúng thì, lại hời hợt, tỏ ra cao ngạo một cách khó mà tưởng tượng được qua cung cách của nhà mô phạm. Cách hành xử chỉ có thể dành cho những tín đồ thuần hậu của ông ta, những người có đức tin hơn học hiểu mà không nên quá thờ ơ thô tháo đối với một vị thiền sư như Bankei.

3.Ðó biết đâu là một dụng ý phi phàm mà vị tăng Chân Tông muốn bủa giăng để mong đánh lừa Thiền Tăng đi vào một trận thế đồ mới, linh kỳ hơn, hấp dẫn hơn và huyền diệu hơn những gì thực tại của chính vị Thiền Tăng ôm ấp lâu nay.

4.Con cáo là loài vật tinh ranh lanh lợi nhất trong các giống thú, hiện biến tài tình trong vóc dáng nhỏ bé nhẹ nhàng làm cho các giống vật nhỏ khác sợ oai khiếp phục. Thiền cũng vậy, cái diệu dụng thật vô cùng tinh vi sâu sắc, nếu biết tận dụng hành giả sẽ giác ngộ, sáng suốt; ngược lại đi vào, rơi vào trong lối hiểm nẽo tà nguy hiểm vô cùng!

5.Thiền thì không tính toán so lường. Ðó là sự thật như Bankei đã nói. Thiền trong mọi sinh hoạt hàng ngày, hành giả thể hiện được bản chất thiền trong công việc, tức giữa tâm vật không còn bị câu thúc gò bó, giúp ta thông đồng ca hát tự tại giữa bầu trời vời vợi ánh thiên thanh.

9.No Work, No Food ^

Hyakujo, the Chinese Zen master, used to labour with his pupils even at the age of eighty, trimming the gardens, cleansing the grounds, and pruning the trees.

The pupils felt sorry to see the old teacher working so hard, but they knew he would not listen to their advice to stop, so they hid away his tools.

That day the master did not eat. The next day he did not eat, nor the next. “He may be angry because we have hidden his tools”, the pupils surmised. “We had better put them back”.

The day they did, the teacher worked and ate the same as before. In the evening he instructed then: “No work, no food”.

Không Làm Việc, Không Ăn ^

Bách Trượng (1), một Thiền sư Trung Hoa thường lao tác trong những công việc như làm vườn, quét dọn và đốn củi với môn đệ, dù Ngài đã 80 tuổi.

Nhưng các đệ tử không muốn thấy thầy làm việc quá vất vả, vẫn biết rằng ông không chịu nghe lời khuyên của họ để ngưng việc. Vì thế, họ đem cất hết (kỹ) dụng cụ của ông.

Hôm đó Bách Trượng không ăn. Ngày kế và ngày kế nữa cũng vậy. Họ thầm đoán với nhau:

-Có thể thầy giận, vì chúng ta cất dấu đồ đạt của ông.

-Tốt hơn hết chúng ta nên trả đồ dụng cụ lại chỗ cũ.

Ngày hôm đó Thiền sư làm việc và ăn lại như thường. Ðến tối, Ngài dạy môn đệ:

-Không làm việc gì thì không nên ăn.

Chú thích:

(1)Hyakujo (Bá Trượng hay Bách Trượng Hoài Hải, thế kỷ thứ 8 Tây lịch) còn lưu lại bộ sách nổi tiếng là “Bách Trượng Thanh Qui”, gồm những qui tắc áp dụng trong thiền môn. Một trong những qui tắc đó do Ngài đề ra cho tới nay là Tăng sinh một ngày không làm việc là một ngày không ăn, đã trở thành câu đầy năng lực trong giới thiền gia.

(2)Một ngày không làm là một ngày không ăn đã trở thành qui luật chung trong thiền gia do tổ Bách Trượng Hoài Hải đặt ra hơn một ngàn năm trước tại Trung Quốc. Qui tắc này nay vẫn còn hiệu dụng đối với tăng chúng trong các thiền đường đông đúc, để thanh lọc bớt những người mang tướng “đầu tròn áo vuông” mà không chịu tu tập, lười biếng giải đãi, liệt nhược thể xác và tinh thần không xứng đáng nhận của cúng dường để phải mắc tội đọa trong các đường ác.

Câu Hỏi Gợi Ý

1)Câu nói: Có thực mới vực được đạo, có giống như chủ trương của Bách Trượng?

2)Làm việc và ăn uống là hai động tác khác nhau hay giống nhau dưới con mắt của Thiền?

3)Thực hành đúng câu “nhứt nhựt bất tác, nhứt nhựt bất thực” có lợi gì? Hại gì trong đạo?

4)Thái độ cương quyết của Thầy có giúp cảnh tỉnh tâm u mê của hàng môn đệ?

5)Làm thế nào phá được bờ ngăn cách giữa hai trình độ quá chêng lệch nhau?

Ðạo hữu Trần Thị Thông (Pháp) nhận được phần thưởng là một băng thuyết giảng “Thiền Trúc Lâm Yên Tử” của T.T. Thích Bảo Lạc giảng tại Melbourne ngày 2.1.90 (băng đã được gởi đi bằng đường bưu điện), đạo hữu Duy Học (Sydney, Úc) phần thưởng là cuốn sách thiền giá trị bằng Anh ngữ “The Miracle of Being Awake” (Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức) của T.T. Nhất Hạnh. Hy vọng quý đạo hữu nhận phần thưởng đọc sách, nghe băng để tiếp tục đóng góp cho mục “Ðối Thoại” được nhiều khởi sắc.

* Ðạo hữu Quảng Thành (Rankwick) góp ý tổng quát như sau:

Chư Tổ thiền tông dạy: “Trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật”, không qua trung gian, không dùng phương tiện, không dùng ngôn từ… Thế mà chúng ta còn đối thoại, dám mong quý tu sĩ, quý thiện hữu tri thức miễn chấp. Con đường kiến tánh thẳng tắp, nhưng trong thực tế, ai đã và đang hành thiền mới rõ con đường đi chẳng dễ chút nào, vì luôn bị “phiền não chướng” cản bước. Hành giả cần được quý thầy và chư thiện tri thức chỉ bảo khinh nghiệm hoặc hướng dẫn trau dồi kinh sách, thực hành thiền quán. Thiền thì không phân biệt, “sự và lý” đều hỗ tương chặt chẽ với nhau Kinh Ðại Thừa nói “Tất cả là một, và một là tất cả”, cũng như “sắc tức thị không, không tức thị sắc” vậy.

Thế nhưng hành thiền vẫn phải dùng phương tiện. Tại sao vậy? Vì hành giả vẫn còn vô minh, tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… Ta không thể xã bỏ hết vọng tưởng trong một lúc mà tìm cách loại bỏ từ từ, nên vẫn phải trừ “Tam Ðộc” bằng “Giới-Ðịnh-Huệ” và tịnh “Lục Căn” để tâm tĩnh thức.

Do đó, mục “Ðối Thoại Thiền” ích lợi thực tiễn cho mọi hành giả để cùng nhau học hỏi, hầu rõ được “sự và lý” viên dung như thế nào, “thể và dụng” gắn bó nhau ra sao giúp ta trừ bỏ chấp tướng để đạt đến “vô ngại” mà con đường Thiền đã được chư Tổ vạch sẵn.

* Ðạo hữu Trần Thị Thông (Pháp)

1)Câu nói “Có thực mới vực được đạo”, có giống như chủ trương của Bách Trượng?

-Thiền Tông chú trọng phần vô tưóng, đường lối chủ trương ngài Bách Trượng có phần nghiên về sự tướng. Thể hiện cụ thể chí hạnh lợi tha, cứu độ chúng sanh của bậc Thiền sư diệu dụng vô cùng. Tùy duyên thức tĩnh, tùy duyên hóa độ, mở bày chỗ cùng tột tự tại vô ngại, không phải hai mà cũng không phải khác.

2)Làm việc và ăn uống là hai động tác khác nhau hay giống nhau dưới con mắt của Thiền?

-Muốn thành tựu diệu dụng lý sự vô ngại, người tu học nỗ lực tu hành, cần phải buông xã nội tâm và ngoại cảnh, thì mới đủ cơ duyên thực hiện thông suốt lẽ nhiệm mầu đạo lý. Ðến một lúc nào đó tự nhiên khế hợp toàn diện tư tưởng và hành động đồng nhất, có nghĩa làm việc và ăn uống không phải một mà cũng không phải hai.

3)Thực hành đúng câu “nhứt nhựt bất tác, nhứt nhựt bất thực” có lợi gì? Hại gì trong đạo?

-Thiền tông có nội dung sâu rộng, không bị gò bó trong hình thức hạn hẹp, mang nhiều sắc thái linh động trong nếp sống hàng ngày, phát triển thích nghi theo trào lưu hiện tại. Nếu bàn việc lợi và hại, e rằng vấp phải cái nhìn phiến diện sai lầm. Tạm mượn lời dạy của ngài Bách Trượng dạy chúng, mong rằng bậc thiện tâm cũng khế hợp được. Trân trọng.

-“Sư dạy chúng: Có một người không bao giờ ăn mà không kêu đói, có một người ăn cả ngày mà không kêu no”, chẳng ai biết đáp sao! (Trích trong Mã Tổ Bách Trượng ngữ lục, Trần Tuấn Mẫn dịch chú).

4)Thái độ cương quyết của Thầy có giúp cảnh tỉnh tâm u mê của hàng môn đệ?

-Bậc Thiền sư đạo cao đức lớn, các Ngài lúc nào cũng khiêm tốn, biết dung hòa, tùy theo phương tiện, căn duyên mỗi người mà giáo hóa làm cho mọi người đồng quay về cảnh giới an lạc. Thái độ cương quyết của ngài Bách Trượng tùy duyên thức tĩnh tâm u mê của hàng môn sinh, nhằm mở bày trí lực lo trao dồi rèn luyện làm cho đạo tâm ngày thêm rộng lớn, đạo hạnh ngày càng thanh cao.

5)Làm thế nào phá được bờ ngăn cách giữa hai trình độ quá chênh lệch nhau?

-Phần nhiều người tu Thiền thiếu sự hướng dẫn của bậc thầy hay vị thiện tri thức hay mắc kẹt “chấp Lý bỏ Sự”, ham nghĩa lý cao siêu, xem thường phần tướng; hoặc có kẻ “chấp Sự bỏ Lý”, chấp chặt sự Tướng, không thấu suốt Lý tánh nhiệm mầu. Bởi thiếu nhân duyên, khó mà thâm nhập chỗ viên mãn, rốt cuộc sa vào chỗ mê lầm, bờ ngăn cách là vấn đề cần giải quyết.

-Giáo lý Phật dạy thâm sâu khó nghĩ bàn. Bởi vọng tưởng, điên đảo mà sinh tâm phân biệt, tự mình không thấy ở nơi mỗi người đều có đủ trí huệ Như Lai. Thiền Tông nhằm mở bày cho chúng sinh ngộ nhập “Cứu cách chơn thật giải thoát” bằng nhiều phương tiện khác nhau. Có nơi dùng ngôn ngữ để giáo hóa, có chỗ dùng hạnh thô phá vỡ mê tình, tùy hoàn cảnh mà hành động. Chính yếu của Thiền vô cùng diệu dụng “Vô Tướng Vô Tác” thì làm gì mắc kẹt vào “năng tác sở tác”.

* Ðạo hữu Duy Học (Sydney)

1)Câu “Có thực mới vực được đạo” là câu nói cửa miệng của người đời. Ý nói rằng phải no trước đã rồi mới có đủ sức khỏe làm công việc, còn như không ăn thì không đủ sức làm chi hết. Trong khi chủ trương của ngài Bách Trượng, một Thiền sư lỗi lạc, lại hàm một ý khác, Ngài nói: “Không làm việc thì không nên ăn”. Ðó là một qui tắc đã được áp dụng tại một số tự viện bên Trung Hoa, Nhật Bản… Theo gương lục tổ Huệ Năng, vốn là một nông dân, sống bằng nghề đốn củi độ nhựt. Lúc nhập chúng tu học, Ngài được phái ra hậu liêu (nhà bếp) lo việc giả gạo, nhóm lửa và làm các việc tạp dịch khác. Thấy kinh nghiệm của Tổ thực sự giúp sinh hoạt Thiền môn có qui cũ, ngài Bách Trượng mở ra quy luật theo hướng của Tổ để các môn sinh hành thiền sớm đạt kết quả.

2)Dưới con mắt Thiền, làm việc và ăn uống đều là công việc thường ngày, không phân biệt, chẳng cần suy tính, miễn trong lúc làm mà tâm tịnh là được, tức là “động trong tịnh”. Hễ Thiền thì mọi sinh hoạt đều “Vô Tướng” cũng như Bồ Tát bố thí “Ba La Mật” vậy.

3)Thực hành câu: “Nhứt nhựt bất tác, nhứt nhựt bất thực” rất có lợi mà chẳng có hại đối với trong đạo. Câu này tượng trưng cho giới luật trong thiền môn, nhằm loại trừ những môn sinh lười biếng, buông lung, phóng túng, giải đãi, đi tới chỗ mất hết tác phong đạo đức. Bước đầu của người tu là giữ giới, nhiên hậu mới đạt được Ðịnh-Huệ và giải thoát.

4)Thái độ cương quyết của Thầy giúp cảnh tỉnh tâm u mê của các môn sinh. Chính ngài Bách Trượng cũng tôn trọng triệt để thanh qui thiền môn này bằng công việc. Các môn đệ thấy Ngài già yếu, không muốn Ngài lao tác cực nhọc nên tìm cách dấu hết dụng cụ của Ngài. Nhưng Ngài cương quyết không ăn, khiến môn đệ phải trả lại dụng cụ cho Ngài, làm như vậy là để thanh qui Thiền môn được tôn trọng triệt để.

5)Theo Thiền, tất cả các pháp đều bình đẳng, vậy chẳng có bờ ngăn cách nào hết để phải phá vỡ cả. Sở dĩ có ngăn cách vì con người phân biệt đặc ra mới có chênh lệch, trình độ cao thấp, tốt xấu v.v… Tuy nhiên, Sự Lý vẫn phải dung thông nên cần có pháp tu giúp các môn sinh theo đó mà hành trì, từ thấp lên cao, từ thô đến tế, từ xấu trở nên tốt v.v… Muốn phá được bờ ngăn cách, hành giả phải kết hợp cả sự lẫn lý, cũng như miệng niệm Phật, tâm không rối loạn vậy. Sự và Lý hợp nhất được thì đâu còn chấp tướng nữa, đâu còn là sự chênh lệch giữa đôi bờ ngăn cách.

Nhận Xét Góp Ý

1. Trong cùng một vấn đề “ăn uống và làm việc”, nhưng hai sự thể dựa trên hai tư thế khác nhau; giữa câu tục ngữ “có thực mới vực được đạo” và câu “không làm việc thì không ăn uống” của tổ Bách Trượng. Khác nhau ở những điểm nào?

-Ðứng trên lập trường trong tư thế phàm nhân: ăn uống là cái quả, làm việc là cái nhân. Chỉ trông vào cái quả mà không thấy chỗ gieo nhân nên phần đông người đời mới nhận lấy sự khổ không lường. Ðức Phật dạy: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả” cùng trong nghĩa này. Vì phàm nhân để đến lúc “đau chân mới há miệng” hay câu tục ngữ “nước tới trôn (ống quần) mới nhảy”, có ý nói lo chạy đi kêu cầu cứu đủ cách; còn trong lúc bình thuờng (mạnh khỏe) không ai chịu đề phòng để ngăn ngừa mối họa tai. Lúc lâm nạn nguy cấp đến nơi người ta mới lo bối rối tìm cách chữa trị. Những bậc giác ngộ (Bồ Tát) thì ngược lại, các ngài nghĩ tới cái NHÂN trước khi gieo, tức là chữa trị trước những cái tỳ vết ung thối, những việc bất thiện, và vun trồng, gieo những hạt chắt – trông cái nhân thiện thì, cái QUẢ như thế nào, chắc ta đã hình dung ra được.

-Dựa trên hành trình tu chứng của bậc giác ngộ: Tổ Bách Trượng dựa trên tư thế này của bậc giác ngộ trong tâm lượng của vị Bồ Tát: nghĩ tới cái NHÂN trước để luận cái QUẢ ra sao về sau. Ðó là điểm sai biệt mà phần đông phàm nhân chúng ta không nhận ra được chỗ thâm trầm ý nhị này, về mặt ý thức, tinh thần, về chiều sâu của tư tưởng. Do đó trải qua đời này kiếp nọ chúng ta mãi quay cuồng vô vọng trong cùng lộ của đời sống vật chất đầy cám dỗ, phức tạp, phù phiếm …

2. Dưới con mắt của Thiền, cần sự quán chiếu vào thực tướng của sự vật để nhận chân đúng ra chính nó. Theo như con mắt thường tình của chúng ta thì làm việc và ăn uống là hai động tác hoàn toàn khác nhau, không liên hệ gì với nhau cả. Tại sao ta có nhận xét này và kết luận chung chung như thế? Người đời phần nhiều đều có trực cảm, chỉ nhìn sự việc trước mắt mà không chịu nhìn thấu suốt quán chiếu vào chiều sâu, vào thực thể của chính nó, nên kết luận thường nghiêng về một phía. Vì thế, hậu quả khổ đau sẽ không lường gây ra cho chính mình và cho bao nhiêu người khác chung quanh.

Thái độ của Thiền là cần sự tĩnh thức. Tỉnh thức trong mọi việc làm, hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ v.v… Khi làm bất cứ việc gì ta ý thức rằng ta đang làm việc đó, tức là biết quán chiếu soi xét vào tự nội – vào bên trong - để cho việc làm trở nên có ý nghĩa, không luống phí thì giờ một cách vô ích. Làm việc và ăn uống, nếu chỉ nhìn vào mặt hình thức bằng tay chân, bằng mồm thì hai động tác này hoàn toàn không ăn nhập gì với nhau cả. Nhìn sự việc dưới con mắt tỉnh thức của Thiền – trong cái toàn thể: một tức là của tất cả, tất cả tức là một – thì giữa hai việc hay động tác làm việc và ăn uống cũng nằm trong cái toàn thể vậy.

3. Có hai vấn đề được đặt ra ở đây: lợi và hại trong chủ trương “không làm việc, không ăn”

a)Ðiểm lợi: Nghĩ tới cái quả trước khi gieo nhân là giúp người căn trí mẫn lợi ý thức được những gì mình tạo tác – gây ra - hầu tránh được hậu quả tai hại xấu ác không những cho một đời mà còn dây dưa kéo dài nhiều đời về sau nữa. Nói một cách khác, những kẻ thượng căn, thượng trí, bậc thiện tri thức, kẻ đại nhân nhận chân được cái lợi qua chủ trương dường như khắc nghiệt của tổ Bách Trượng đề ra thật xác đáng, hữu lý.

b)Ðiểm hại: Ðối với người sơ tâm học đạo sẽ cảm thấy bực bội khó chịu, cho rằng mất sự tự do và sinh thú, khi nghe vị Thiền sư mô phạm đưa ra quy luật quá khắt khe, nếu không muốn nói là nặng nề như thế, cũng khác nào quả tạ nặng ngàn cân giáng xuống họ. Không nhiều thì ít có số người sẽ từ bỏ nếp sống tu hành đạo hạnh, nghĩa là không tiếp tục được nữa đời sống đạo, khi nhìn thấy một viễn tượng tương lai đen tối, theo họ nghĩ. Chắc chắn đạo tâm họ bị lui sụt và chỉ còn một cách duy nhất là xin thầy “xuống núi” để trả lại sự tịch tĩnh thường ngày cho chốn thiền môn nghiêm tịnh – như một việc chưa từng có, cũng như chưa từng không - để trở lại cuộc sống quen thuộc thế trần.

4. Thái độ của Thầy có lúc nhỏ nhẹ dễ thương, nói lời hòa nhã, cái nhìn từ bi bao la trùm khắp mọi vật; có khi Thầy tỏ ra khắt nghiệt, cộc cằn, hùng hổ như một kẻ phàm trần. Những người mà tâm tư còn mỏng cạn, thấp kém chỉ nhìn Thầy qua những lúc vui buồn dưới con mắt của thế nhân như thế, dĩ nhiên Thầy thất bại hoàn toàn và tỏ ra bất lực trước đám môn sinh chưa đủ căn cơ trình độ Phật pháp này. Trong những trường hợp như thế, Thầy thương hại cho bọn họ vô cùng, vì tâm u mê chấp ngã làm cho họ đóng chặt cầu thông cảm giữa thầy trò. Ðó là chưa kể, có những người đệ tử tâm trần còn thô lỗ lộng ngôn hủy nhục tới Thầy, tung ra tiếng xấu có hại cho uy tín của đạo không ít. Tuy nhiên, thái độ cương quyết của Thầy giúp soi sáng cho những môn đệ có trình độ tiến tu, căn trí bừng mở, một bài học sáng giá để lượng định được tầm mức hẹp hòi, cố chấp ngự trị từ lâu nơi tâm của họ. Ðây còn là tấm gương phản chiếu cho hàng đệ tử xuất gia có chí cầu giải thoát, bừng tỉnh cơn mê từ vô lượng kiếp.

5. Thế nào là trình độ chênh lệch khác nhau?

-Nấc thang xã hội qui định sẵn như sau: trí thức với bình dân, thợ thuyền với chủ nhân, giới thượng lưu với hàng hạ tiện; rộng hơn nữa giữa nước nhược tiểu và đại cường quốc v.v… hay trong phạm vi nhỏ hẹp hơn giữa cha con, thầy trò chẳng hạn, đã có sự chênh lệch nhau giữa hai trình độ khá rõ rệt. Còn thấy có sự chênh lệch tức còn tranh chấp hơn thua, cao thấp, mạnh yếu, nên con người mãi đưa nhau vào trong trận thư hùng ác liệt gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho cả hàng triệu người, như trong hai trận thế chiến khủng khiếp vừa qua đủ chứng minh điều này. Chắc chắn một điều mà chúng ta ai cũng thừa nhận là lấy sức mạnh, tiền bạc, vũ khí, quân đội … để thắng kẻ yếu kém, thế cô, với ý đồ muốn san bằng những sự chênh lệch giai cấp, bất công xã hội thì chỉ đưa lại sự đổ nát, thiệt hại và tương lai nhân loại sẽ hướng về đâu, hẳn mọi người đã biết.

-Câu nói khuôn mẫu của đức Phật “Thắng muôn quân không bằng tự thắng mình, tự thắng được mình mới là chiến công oanh liệt nhất” mà hàng môn đệ trong Thiền gia luôn suy ngẫm để tiến bước, tự tồn thì, sẽ không thấy còn hố sâu ngăn cách, trình độ chênh lệch nữa để san bằng. Chỉ có bức tường vô minh dày đặc vô hình đang ngự trị nơi tâm tư mỗi người nên thấy có sự chênh lệch cao thấp giữa xã hội loài người cần nên khỏa bằng, dẹp bỏ mà thôi.

10.Great Waves ^

In the early days of the Meiji (1) era there lived a well-known wrestler called O-Nami, Great Waves.

O-Nami was immensely strong and knew the art of wrestling. In his private bouts he defeated even his teacher, but in public he was so bashful that his own pupils threw him.

O-Nami felt he should go to a Zen master for help. Hakuju, a wandering teacher, was stopping in a little temple nearby, so O-Nami went to see him and told him of his trouble.

“Great Waves is your name” the teacher advised, “so stay in this temple tonight. Imagine that you are those billows. You are no longer a wrestler who is afraid. You are those huge waves sweeping everything before them, swallowing all in their path. Do this and you will be the greatest wrestler in the land”. The teacher retired. O-Nami sat in meditation trying to imagine himself as waves. He thought of many different things. Then gradually he turned more and more to the feelings of the waves. As the night advanced the waves became larger and larger. They wrept away the flowers in the vases. Even the Buddha in the shrine was inundated. Before dawn the temple was nothing but the ebb and flow of an immense sea.

In the morning the teacher found O-Nami meditating, a faint smile on his face. He patted the wrestler’s shoulder. “Now nothing can disturb you” he said “You are those waves. You will sweep everything before you”.

The same day O-Nami entered the wrestling contests and won. After that, no one in Japan was able to defeat him.

Ðại Lãng^

Vào đầu thời Minh trị (Thiên Hoàng) có một tay đô vật nổi danh tên là Ðại Lãng (Sóng Lớn).

Ðại Lãng mạnh vô cùng và biết thuật đấu vật. Trong những trận đấu riêng, anh ta đã đánh bại luôn cả thầy, nhưng trước công chúng anh ta lại bị những học trò của mình ném xuống đài.

Ðại Lãng thấy cần sự giúp đỡ của một Thiền sư. Bạch Ẩn, một Thiền sư đi hành hóa (2) đang dừng bước tại một ngôi chùa nhỏ gần đấy, vì thế Ðại Lãng đến viếng Thầy và nói cho Hakuju nghe chuyện buồn của mình. Bạch Ẩn khuyên:

-Tên anh là Ðại Lãng, vậy tối nay anh hãy ở lại đây. Hãy tưởng tượng anh là những lượn sóng to lớn. Anh sẽ là một tay đấu vật không còn sợ hãi nữa. Anh sẽ là những lượn sống khổng lồ đang quét sạch hết tất cả mọi vật trước mặt, đang nuốt trững tất cả gợn sóng. Hãy làm như thế và anh sẽ là một tay đấu vật vô địch nhất vùng.

Hakuju lui vào bên trong. Ðại Lãng ngồi trầm tư, cố gắng tưởng tượng mình là những lượn sóng. Anh nghĩ ngợi miên man. Rồi từ từ anh ta chuyển sang cảm giác thấy sóng càng lúc càng nhiều. Ðêm càng khuya, sóng càng lớn. Chúng quét sạch tất cả những hoa cắm trong những chiếc bình. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập lụt. Trước khi trời sáng, ngôi chùa chỉ còn là một cơn thủy triều của biển cả mênh mông.

Sáng hôm sau, Bạch Ẩn tìm thấy Ðại Lãng còn đang thiền định, trên mặt anh ta thoáng nhẹ nụ cười. Ngài đập nhẹ vào vai nhà đô vật:

“Bây giờ thì không còn gì có thể quấy rầy anh được nữa. Anh chính là những lượn sóng đó. Anh sẽ quét sạch mọi vật trước mặt anh”. Ngay hôm đó, Ðại Lãng vào trận đấu thử và anh đã thắng cuộc. Sau đó ở Nhật không ai đánh bại anh ta được nữa.

Chú thích:

(1)Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi năm 1868, người có công duy tân Nhật Bản để trở thành một cường quốc về kinh tế được sự nể trọng của các nước tự do ngày nay.

(2)Hành hóa: Ði truyền giáo khắp nơi không dừng lại một nơi cố định; cứ ngày đi đêm nghỉ ở bất cứ một nơi nào, tại ngôi chùa hoặc dước gốc cây, hang đá… Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin-Ekaku: 1686-1769) là vị thiền sư tông Lâm Tế Thiền phái Nhật Bản, người có công sửa đổi “Công Án” Thiền Trung Quốc thành công án riêng của tông Lâm Tế Nhật Bản, và là người có công xiển dương giáo nghĩa Thiền tông Lâm Tế Nhật Bản.

Câu Hỏi Gợi Ý

1.Ðại Lãng đấu thắng được cả thầy tại sao còn bị học trò đánh bại trước công chúng?

2.Không đem chuyện buồn (thất bại) của mình trình bày cho thầy (võ sư) biết mà lại đem thổ lộ với vị Thiền sư. Bạn nghĩ sao về thái độ này của Ðại Lãng.

3.Tại sao Ðại Lãng thắng cuộc trong cuộc đấu trắc nghiệm?

4.Thử so sánh sức mạnh của võ sĩ đô vật với sức mạnh của sóng biển?

5.Có sự liên hệ nào giữa võ sư với Thiền sư?

Bạn “Thiện Sanh” với phần đóng góp của anh qua bài “Ðại Lãng”. Anh đã được phần thưởng là một cuốn “kinh Quán Niệm hơi thở” của Nhất Hạnh. Chắc anh đã nhận được sách trước lễ Vu Lan.

* Ðạo hữu Thiện Sanh (Queenland)

1. Ðại Lãng đấu thắng được cả thầy tại sao còn bị học trò đánh bại trước công chúng?

-Ðại Lãng đấu thắng được cả thầy của mình chỉ là trong những trận đấu riêng (private bouts), không có công chúng (khán giả). Với điều kiện đó (không bị chi phối bởi ảnh hưởng bên ngoài và, với tư thế học trò hiểu theo nghĩa thông thường ở đây là “kém thầy”, Ðại Lãng phải vận hết tâm trí vào trận đấu nên Ðại Lãng đã thắng. Khi đấu với học trò, trước công chúng, Ðại Lãng đã lo sợ cho cái tiếng (là thầy) của mình nên sự sợ hãi đã khiến Ðại Lãng không thể định tâm cho trận đấu của mình nữa, do đó, Ðại Lãng đã thua học trò của mình. Nói một cách tích cực thì Ðại Lãng đã để cho các yếu tố bên ngoài chi phối đến tâm, đến hành động của mình. “Bashful & afraid” đã là tâm trạng của ông ở giai đoạn này.

2. Không đem chuyện buồn của mình trình bày cho thầy biết mà lại đem thổ lộ với vị Thiền sư. Bạn nghĩ sao về thái độ này của Ðại Lãng?

-Thắng được cả thầy mình trong những trận đấu, Ðại Lãng thừa biết khả năng võ nghệ của mình thành ra khi thua học trò, Ðại Lãng cũng biết vấn đề không ở chỗ vật lý (sức mạnh cơ thể) hay kỹ thuật (đô vật) mà nằm ở điều kiện tâm lý là cái tâm bất an của ông. Ở mức độ cao đẳng, võ sĩ ít khi thua vì tài cao thấp mà thua là chỉ vì để lộ ra một sơ hở đầu tiên: lỡ một bước chân là có thể bị hất tung ra khỏi đài, hở một đường kiếm là có thể bị chém mất mạng như chơi. Nghệ thuật đòi hỏi tuyệt đối. Ðến với Thiền sư để tìm câu giải đáp là điều hợp với lý tình (xin xem thêm câu góp ý số 5).

3.Tại sao Ðại Lãng thắng cuộc trong cuộc đấu trắc nghiệm?

-Không rõ dịch giả muốn ám chỉ ý nào ở đây, nên nếu hiểu “cuộc đấu trắc nghiệm” là:

a)những trận đấu trong khi học (thực tập), nghĩa là trong khi đấu với thầy (in his private bouts ở đoạn 2) thì câu góp ý ở trong câu 1.

b)những trận đấu sau khi Ðại Lãng đã nhận được lời khuyên của thiền sư Bạch Ẩn và đã tìm lại được bản thể của mình (một võ sĩ thượng thặng) thì chiến thắng của Ðại Lãng là điều dễ hiểu: ông đã đạt được cái TâmThiền “ở đây và bây giờ”, trực diện với nghịch cảnh, khó khăn, đồng thời phản ứng thích hợp trong khoảnh khắc… Tuy nhiên, nếu dịch “the wrestling contest” là “cuộc đấu trắc nghiệm” thì e không chỉnh?!

4.Thử so sánh sức mạnh của võ sĩ đô vật với sức mạnh của sóng biển?

-Trước hết, xin nói về sức mạnh của sóng biển. Sóng biển là một hiện tượng thiên nhiên, do đó chịu những điều kiện của định luật vật lý: có thay đổi áp suất trong khí quyển tất phải có gió, có sức hút của mặt trăng nên phải có thủy triều, nước trở thành sóng. Nước có không muốn cũng không được, tương tự như cái ý “trăng trên mặt hồ”: nước không mời mà trăng vẫn đến, trăng không muốn mà vẫn phản chiếu trên mặt hồ! Sức mạnh của võ sĩ ở trình độ hoàn toàn làm chủ các yếu tố tâm-sinh-lý thì cũng giống như sức mạnh của thủy triều, của sóng vậy thôi.

Tâm người lúc đó tự tại như thiên nhiên, trời đất, không có gì cản được. Sự so sánh đương nhiên chỉ có tính cách biểu tượng.

5.Có sự liên hệ nào giữa võ sư với Thiền sư?

-Thiền sư trong quan niệm của Á Ðông có một vị trí đặc biệt trong nhiều lãnh vực của đời sống. Nói về Thiền, người Âu Mỹ - không ít - chỉ coi đó là một trò “thể thao tâm linh”, vì cũng ít người biết và hiểu liên hệ của Thiền với Phật giáo (không kể đến các loại tu Thiền có trước đức Phật hoặc mới được “sáng chế” ra sau này). Tách rời Phật giáo và Thiền có thể tiện dụng trong sự phổ biến, hành trì… song khó đi đến chỗ tận cùng, rốt ráo. Một cách tương đối có thể tạm định nghĩa Thiền sư là những người áp dụng các phương pháp (tu) Thiền trong đời sống của mình. Thiền, như vậy, có thể hiểu là một thái độ, một triết lý sống, là con đường, đạo, tôn giáo v.v… Và một trong những cao điểm độc đáo của nó là nghệ thuật: cái tuyệt đối trong cái tương đối, nó làm thăng hoa cuộc sống. Thiền sư do đó cũng là nghệ sĩ của cuộc đời, của văn, thơ, họa, trà, võ v.v… của những người sống với đám ăn xin, chơi với đồ tể… Thiền thấm nhuần trong đời sống, trở thành đời sống, phá chấp triệt để, đi thẳng đến cứu cánh để “kiến tánh thành Phật”.

Thái độ tâm linh ấy đã vượt qua ranh giới của ngôn ngữ thông thường, ý niệm thế tục, kiến phàm phu thấy cách hành xử của Thiền sư thật là quái gỡ; và Thiền cũng không ít đã bị ngộ nhận, hiểu lầm để biện bác cho các lối sống buông lung, bừa bãi mà tâm thiền thì trống vắng. Bỏ qua các hiện tượng xu thời, giao động bất ổn mà ở bất cứ đâu và bất cứ thời nào cũng có, bình tâm quán xét để học hỏi, theo dõi đời sống của các Thiền sư Á Ðông trước đây vài thế kỷ, chúng ta mới có thể thấy ảnh hưởng sâu đậm của Thiền như thế nào trong đời sống. Có nhiều sách viếc về Thiền và võ đạo; một kiếm sư nổi tiếng của Nhật cũng viết một quyển sách “Ngũ Ðại Thư” nói về nghệ thuật đánh kiếm của ông chẳng hạn. Tuy nhiên, không nên và cũng không thể quan niệm Thiền sư chỉ là người đi tu, đầu tròn áo vuông. Mặc dù đi tu, theo lý thuyết mà nói, trở thành Thiền sư dễ hơn người không xuất gia. Bởi vì trong đời sống, võ sư với tâm thiền thì cũng không khác gì Thiền sư khi dụng võ cả: không có khác biệt mà cũng chẳng giống hoàn toàn.

* Ðạo hữu Duy Học (Sydney)

1.Ðại Lãng tuy có tài đô vật, có sức mạnh hơn người, nhưng vẫn bị học trò của anh đánh bại, vì còn tính sợ hãi, chưa làm chủ được mình. Sợ hãi là một thứ phiền não, một thứ mây mờ che lấp bản tánh sáng suốt, tức chơn tánh của anh, nên không thể sử dụng nguồn sáng tạo này để thắng địch. Nguồn sáng tạo ấy được thiền sư Ðạo Ngộ thế kỷ thứ 8 (đời Ðường) gọi là “bình thường tâm”, được thiền sư D.T Suzuki (Nhật Bản) gọi là “Vô Thức” v.v….

2.Không đem chuyện buồn (thất bại) của mình trình bày cho thầy (võ sư) biết mà lại đem thổ lộ với vị Thiền sư, chứng tỏ Ðại Lãng không tin tưởng ở các võ sư. Có thế các võ sư cũng chỉ hơn anh về kỹ thuật đô vật mà chưa có “tài sáng tạo” hay cái “vô úy”, chỉ các vị Thiền sư mới có được. Vì các vị chân tu đã giác ngộ và đạt tới “vô ngã” rồi.

3.Ðại Lãng thắng cuộc trong trận đấu trắc nghiệm, chứng tỏ anh đã lãnh hội được “bí quyết thắng địch thủ” do thiền sư Hakuju truyền dạy cho anh, đó là tinh thần vô úy. Vô úy chỉ có được do tâm “thanh tịnh” và “vô ngã” mà thôi. Tất cả “vô úy”, “vô ngã” hay “vô thức” chẳng phải dễ dàng đạt được mà cần phải học, tu giới-định-huệ và phải thiền định lâu ngày mới đạt thành.

4.Một võ sĩ đô vật dù có giỏi đến đâu cũng vẫn bị giới hạn bởi cái thân “Vô Thường” chi phối, nay khỏe mai yếu, vì không làm chủ được chính mình. Dĩ nhiên khi yếu, già anh ta sẽ bỏ nghề và chẳng còn đủ sức đấu vật nữa. Còn sóng biển là thiên nhiên. Thiên nhiên thì “vô thức”, nên sóng biển có sức mạnh không thể tính toán, không thể luận bàn bằng cái sở tri nhỏ bé của con người được.

5.Một võ sư có tài điêu luyện về môn võ, tức một bộ môn đòi hỏi kỹ thuật, cần sự luyện tập công phu lâu ngày về chân tay, thân thể, mắt, mũi, đầu óc, thêm vào đó sức nhẫn nại chịu đựng, để đạt tới một trình độ cao kỳ. Thế nhưng khi già yếu thì cái tinh anh, cái tuyệt xão của võ sư cũng phai mờ theo với vô thường mà thôi.

Còn Thiền sư là một người không thổ lộ ra bên ngoài như võ sư. Thiền sư cũng như người thường thôi, nhưng lời nói, cử chỉ, hành động rất khoan thai từ tốn, tâm ý bình thản tự nhiên. Vì tâm của Thiền sư đã được tu luyện đến mức “thanh tịnh”, không bị các duyên trần làm xáo trộn như người thường. Tuy vậy, một võ sư cũng có khả năng trở thành một Thiền sư. Nếu ngoài môn võ đã luyện tập, anh chịu khó học thêm môn “luyện tâm” để biến cái “tâm ô nhiễm” thành “tâm thanh tịnh”. Tài đô vật, tài đánh kiếm cũng như bao nhiêu cái tài khác trong văn chương, hội họa v.v… chẳng qua cũng chỉ là cái “sở tri” của con người! Nếu con người biết cải biến cái sở tri thành cái “vô sinh” của Thiền thì con người trở nên tuyệt diệu vô cùng, sẽ tĩnh thức và sống với cái “tâm thanh tịnh” và “vô ngã” ấy.

* Ðạo hữu Trần Thị Thông (Pháp), người đầu tiên đóng góp mục Ðối Thoại Thiền, và từ trước đến nay mỗi kỳ đều có ngòi bút “nữ” duy nhất này tham gia một cách đắc lực. Mời quý độc giả theo dõi sau đây:

1.Phật giảng kinh Lăng Già hàm chứa giải thích chữ Tâm, hiển bày lý đạo, cũng có nghĩa từng bước hiểu biết thể tánh của sự vật, nhằm đạt đến cứu cánh chân lý. Nếu không phải là người có sức hiểu biết sâu sắc thì không thể hiểu biết được. Thế mới biết tại sao Ðại Lãng còn bị học trò đánh bại trước công chúng.

2.Khám phá mối nghi tình, tầm thầy hòa giải. Ðó là thái độ của Ðại Lãng, có được cái nhìn thấy chính tâm thông suốt. Trong giáo lý Phật có nói tu pháp không bằng tu Ðạo, tu thân không bằng tu tâm. Tu pháp chỉ được cái thô, tu Ðạo được cái tinh, tu thân được cái bên ngoài, tu tâm được cái bên trong. Kẻ có chí cầu đạo cũng giống như Ðại Lãng, phải có cái nhìn biết chân thật để đem cái hữu dụng của mình vào cái vô dụng, khám phá thấu suốt toàn diện bản tính tự tâm, vốn là chơn truyền Phật dạy.

3.Sự hiểu biết con đường giác ngộ giải thoát có tính chất thực tiễn, không tách rời thế gian, cần phải trải qua quá trình tu tập gian khổ mới có thể chứng đạt được, nhìn mọi sự vật với trí Bát Nhã. Ðại Lãng đã nhìn thấy rõ thể tánh của thực tại ngay trong sinh hoạt hằng ngày của mình, nên hòa nhập trọn vẹn với dòng sinh hoạt mà không ngừng trôi chảy. Ðó là lý do tại sao Ðại Lãng thắng cuộc.

4.Nếu đem so sánh thì rõ ràng sức mạnh sóng biển và sức mạnh võ sĩ có một tính chất chung là năng lực. Năng lực của biển thì vô hạn, không ngừng; còn năng lực con người thì hữu hạn và có lúc nhất định phải ngừng. Giáo lý Phật dạy cho rằng con người có năng lực nắm bắt được chân lý khách quan. Ðại Lãng biết đem cái hữu hạn đi vào vô hạn để đạt đến cuộc sống thanh tịnh an lạc.

5.Võ sư và Thiền sư đều đồng một tên gọi là thầy, trên hình thức có giống, nhưng nội dung chẳng phải một. Tác dụng võ sư là dùng sức lực để đánh thắng đối phương, còn tác dụng Thiền sư dùng nội lực để khám phá bản tâm tự tánh, không còn bị sự chi phối của vô minh tác tạo.

Ðại Lãng là con người cụ thể nói lên được sự liên hệ giữa Võ sư và Thiền sư.

Nhận Xét Góp Ý

Có lẽ bài tham khảo kỳ này hơi rắc rối một chút, nên có vài độc giả than phiền rằng các câu hỏi có phần khó giải đáp hơn mấy kỳ trước. Các bạn nghĩ thế nào về nhận xét này?

Ðể giải tỏa khúc mắc này trước khi đi vào các câu hỏi, tưởng cũng nên nhắc lại lời cảnh tỉnh của Thiền sư Hakuju đập vào vai Ðại Lãng (đang còn say trong cơn đại định):

…. “Hãy tưởng tượng anh là những lượn sóng to lớn… Anh sẽ là những lượn sóng khổng lồ đang quét sạch hết tất cả mọi vật trước mặt, đang nuốt trững tất cả gợn sóng. Hãy làm như thế và anh sẽ là một tay đấu vật vô địch nhất vùng…

… Bây giờ thì không còn gì có thề quấy rầy anh được nữa. Anh chính là những lượn sóng đó. Anh sẽ quét sạch mọi vật trước mặt anh…”

Ðó là chiếc chìa khóa “master key” mở được các cửa ngõ đi vào tòa nhà rộng thênh thang đang sẵn sàng chờ đón bạn.

1.Thắng và bại là hai thế đối nghịch nhau. Ở đời ai cũng thích thắng hơn bại trước mọi khía cạnh của đời sống. Tuy nhiên dù chiến thắng oanh liệt lẫy lừng khắp đó đây, song chưa ai thắng nổi được với chính mình. Ðại Lãng bị học trò đánh bại trước ông chúng cũng trong cái nghĩa này.

2.Con cái trong gia đình ít khi thổ lộ việc riêng tư của mình, hay tâm tình thầm kín của riêng cho cha mẹ biết mà thường bộc lộ cho bạn bè, những người quen thân biết. Từ việc học hành thi cử, ăn ở, tiếp xử, cho đến tình cảm, những khó khăn trong cuộc sống, thậm chí tình yêu… đều được bày tỏ với người ngoài để mong tìm ra một giải đáp, hầu giúp thêm được ý kiến thích đáng. Bạn không tiện nói hết những gì muốn bày tỏ với cha mẹ, vì ngại một phần, phần còn lại sợ bị cản ngăn, cấm đoán những dự tính âm thầm (chưa hiện thành sự thật) hay sự thất bại ê chề trên đường đời.

Thiền sư trong trường hợp này đến thật đúng lúc, hợp tình hợp cảnh, như bà mẹ hiền độ lượng bao dung, mở rộng lòng ra đón nhận hết những lời trần tình nhỏ to của đứa con - Ðại Lãng - để an ủi vỗ về.

Thái độ chọn lựa này của Ðại Lãng thật hết sức khôn ngoan, hợp lý. Vì Thiền sư là người biết lắng nghe được hết tâm tư uẩn khúc của Ðại Lãng để mong làm vơi bớt đi như gánh nặng đang đè trĩu trên đôi vai người võ sĩ, vốn mạnh về sức vóc mà lại yếu về tinh thần này, hầu tìm ra một giải pháp. Thiền sư đã tìm ra được giải pháp giúp Ðại Lãng thành công một cách tuyệt vời.

3.Ðại Lãng đã thắng cuộc trong cuộc đấu trắc nghiệm, vì sau những năm tháng miệt mài, dồn hết nghị lực vào công nghiệp kỹ thuật đô vật, anh cương quyết:

-Một là phải chiến thắng cách vẻ vang.

-Hai là phải tan thân mất mạng trước địch thủ già dặn.

Cách thứ hai cũng có nghĩa là người thua cuộc, kẻ đầu hàng cách nhục nhã. Mà điều này anh đã vấp phải trước đây, thì không lý nào tái diễn lại lần thứ hai. Và như thế, cũng có nghĩa là Ðại Lãng chỉ còn một cách duy nhất phải chọn lựa để chiến thắng cho bằng được. Ðó cũng là điều dễ hiểu.

Con người thường ưa có mặc cảm tự ti cho thân phận yếu kém của mình, địa vị trong xã hội, cũng như danh dự trước công chúng, nên có những phản ứng thuận lợi và bất lợi như:

-phản ứng bất lợi như hủy nhục, trách móc, tỵ hiềm, phá phách, cố hủy diệt người khác, hay tự rút ngắn hành trình hiện thế của mình bằng cách quyên sinh, tự tử…

-phản ứng thuật lợi bằng cách nỗ lực phấn đấu vươn lên bằng mọi cách. Cho dù gặp phải nghịch cảnh người ta cũng cố nhẫn nại vượt qua để thắng lướt mọi thử thách trong đời sống.

Ðại Lãng là một trong những người thành công vượt bực, xứng đáng với cái tên của anh ta.

4.Sức mạnh của võ sĩ đô vật với sức mạnh của sóng biển, như ta đã biết khác nhau về khía cạnh vật lý. Vì mắt ta thường phân biệt rộng hẹp, cao thấp, dài ngắn, lớn nhỏ… nên thấy có sự thay đổi các hiện tượng thiên nhiên trong vũ trụ khác với sự thay đổi trong đời sống sinh lý con người. Tuy nhiên nhìn vấn đề qua khía cạnh tư tưởng, chiều sâu của tâm thức đều tương giao hòa hợp: một tức tất cả, tất cả là một. Vì thế, thi hào Nguyễn Du đã có nhận xét:

…. “ Xưa nay nhận định thắng thiên cũng nhiều…” Xem thế đủ biết, ta không còn phân biệt được đâu là bến bờ ranh giới giữa sức mạnh của con người với sức mạnh của thiên nhiên. Khi tâm con người hòa đồng được với vũ trụ thì có sức mạnh phi thường, không vật gì địch nổi. Như thế, sức mạnh của Võ sĩ hay sức mạnh của sóng biển có khác gì nhau.

Nói cách khác, sức mạnh của võ sĩ (Ðại Lãng) và sức mạnh của sóng biển cũng chỉ là một. Vì Ðại Lãng là sóng lớn mà sóng lớn cũng là sức mạnh của biển cả mênh mông.

5.Có sự liên hệ giữa Võ sư với Thiền sư về hai khía cạnh:

-Khía cạnh vật thể: Cả hai đều dốc lòng luyện tập miệt mài môn kỹ thuật của mình cho được nhuần nhuyễn tinh vi. Như vậy cần đòi hỏi phải nhiều công phu luyện tập lâu ngày mới thành công được.

-Khía cạnh tâm lý: Cả Võ sư và Thiền sư đều cố giữ gìn qui tắc, luật lệ hay thanh qui để duy trì đạo thống trong phạm vi mình. Nhưng Võ sư chiến đấu có thì giờ ngơi nghĩ; còn Thiền sư thì luôn luôn phải chiến đấu, không có thời gian hưu chiến, cũng như thời gian kịch chiến. Tuy nhiên, cả hai đều muốn hướng dẫn người đạt đến chỗ tuyệt luân về nghệ thuật của môn học. Còn nội dung của vấn đề cần đòi hỏi nơi hành giả cả một trời công phu và ý chí nhẫn nại kiên cường nữa.

---o0o---


Vi tính: Phước Sơn Minh Trần
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com