Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Song Ngữ: Kinh AN 6.16: Lời người vợ khi chồng cận tử / A wife's words when her husband is near death

22/10/202407:47(Xem: 214)
Song Ngữ: Kinh AN 6.16: Lời người vợ khi chồng cận tử / A wife's words when her husband is near death

Phat thuyet phap-2

Song Ngữ: Kinh AN 6.16:
Lời người vợ khi chồng cận tử 
A wife's words when her husband is near death




Kinh AN 6.16: Nữ cư sĩ dặn dò khi chồng bệnh liệt giường, cơ nguy từ trần.


Kinh AN 6.16 nơi đây được viết lại cho dễ hiểu. Dựa trên bản tiếng Việt của Thầy Minh Châu và hai bản tiếng Anh của Bhikkhu Sujato và Thanissaro Bhikkhu.

Kinh này ghi lời của mẹ Nakula, nói với cha của Nakula đang nằm bệnh liệt giường, cơ nguy cận tử.
 
Một thời, Thế Tôn trú ở vườn Lộc Uyển. Cha và mẹ của Nakula đều là cư sĩ, học trò của Đức Phật. Lúc bấy giờ, cha của Nakula bị bệnh nguy ngập. Mẹ của Nakula nói với cha của Nakula như sau.
 
--- Thưa anh, đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cấu ái luyến. Anh có thể suy nghĩ rằng, vợ của mình, mẹ của Nakula, sẽ không có thể nuôi các con và giữ được nhà. Thưa anh, anh đừng lo vậy. Em khéo dệt vải và chải lông cừu. Sau khi anh từ trần, em có thể nuôi các con và giữ được nhà. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
   
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, em sẽ lập gia đình khác. Anh đừng suy nghĩ như vậy, vì 16 năm qua anh và em sống hạnh trong sạch. Tương lai, em cũng giữ hạnh trong sạch. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
 
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, em sẽ không còn muốn tới gặp Đức Phật và chúng tăng. Anh đừng suy nghĩ như vậy. Sau khi anh từ trần, xem sẽ muốn tới gặp Đức Phật và chúng tăng nhiều hơn. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
 
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, em sẽ không giữ giới đầy đủ nữa. Anh đừng suy nghĩ như vậy. Khi nào các nữ đệ tử cư sĩ áo trắng của Đức Phật còn giữ giới luật đầy đủ, em sẽ là một trong những người đó. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
 
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, em sẽ không chứng được nội tâm tịch lặng. Anh đừng suy nghĩ như vậy. Khi nào các nữ đệ tử cư sĩ áo trắng của Đức Phật còn chứng được nội tâm tịch lặng, em sẽ là một trong những người đó. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
 
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, trong Pháp và Luật này, em sẽ không thể nhập được, không an trú được, không vượt khỏi nghi, không đạt vô úy, còn phải nhờ người khác giảng dạy. Anh đừng suy nghĩ như vậy. Khi nào các nữ đệ tử cư sĩ áo trắng của Đức Phật trong Pháp và Luật này, còn thể nhập được, an trú được, vượt nghi, rời do dự, đạt vô úy, không nhờ người khác để sống theo lời Phật dạy, em sẽ là một trong những người ấy. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến. Nếu có ai có nghi ngờ lời em nói, người ấy hãy đi đến gặp Thế Tôn và hỏi.
 
Sau khi cha của Nakula được mẹ của Nakula dặn dò với lời giáo giới này, bệnh liền dịu lại và biến mất. Rồi cha của Nakula sau khi lành bệnh một thời gian ngắn, chống gậy đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với cha của Nakula:
 
---- Này nam cư sĩ, cha của Nakula, thật lợi ích cho ông, khi được nữ cư sĩ, mẹ của Nakula, khuyên dạy ông như thế. Khi nào Ta còn các nữ đệ tử cư sĩ áo trắng giữ giới luật viên mãn, chứng được nội tâm tịch lặng, trong Pháp và Luật này đạt được thể nhập, an trú, thoải mái, rời nghi hoặc, hết do dự, đạt vô úy, không còn phải nhờ người khác giảng, thì mẹ của Nakula là một trong những người đó.
   
(Nguồn: Kinh AN 6.16: https://suttacentral.net/an6.16/vi/minh_chau)

Video dài 4:45 phút:







Phat thuyet phap 9

AN 6.16 Sutta: A laywoman offered advice while her husband was bedridden and in critical condition.

The following text is AN 6.16 Sutta, rewritten for ease of understanding, based on the Vietnamese version by Master Minh Châu and two English versions by Bhikkhu Sujato and Thanissaro Bhikkhu.

This Sutta records the words of Nakula's mother as she speaks to Nakula's father, who is bedridden and in danger of death.
 
At one time, the Buddha was residing in the Deer Park. Nakula's parents were both lay followers and disciples of the Buddha. There was a time when Nakula's father was gravely ill. Nakula's mother spoke to him, saying the following:
 
---- Please do not pass away with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Blessed One admonished those who departed with attachment. You may be concerned that your wife, Nakula's mother, will struggle to care for the children and maintain the household. Please do not worry. I am skilled in weaving and carding wool. After your passing, I will be able to provide for the children and manage the home. Do not leave this world with a worried mind, as it will only lead to suffering. The Blessed One admonished those who departed with attachment.
 
You may believe that after you pass away, I will remarry. Please do not think this way, as for the past 16 years, you and I have shared a pure life together. In the future, I will continue to uphold this purity. Do not leave this world with a troubled mind, as it will only lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still clung to desires and attachments.

You may believe that after you pass away, I will no longer wish to see the Buddha and the Sangha. Please do not think this way. After your passing, my desire to see the Buddha and the Sangha will only grow stronger. Do not depart with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still clung to desires and attachments.
 
You may believe that after you pass away, I will not fully adhere to the precepts. Please do not think this way. As long as the white-robed female lay disciples of the Buddha continue to uphold the precepts, I will be among them. Do not depart with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still harbor desires and attachments.
 
You may believe that after you pass away, I will not achieve inner peace. Please do not think this way. As long as the white-robed female lay disciples of the Buddha attain inner peace, I will be among them. Do not depart with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still harbor desires and attachments.
 
You may believe that after you pass away, I will be unable to practice, abide, overcome doubt, attain fearlessness, and will have to depend on others for guidance. Do not think this way. Just as the white-robed female lay disciples of the Buddha in this Dharma and Vinaya can still enter, abide, overcome doubt, dispel hesitation, attain fearlessness, and live according to the Buddha's teachings without relying on others, I will be one of them. Do not depart with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still clung to desires and attachments. If anyone has doubts about what I have said, let them go to the Buddha and inquire.
 
After Nakula's father received guidance from Nakula's mother, his illness subsided and eventually disappeared. Once he had recovered, Nakula's father leaned on his staff, approached the Blessed One, paid his respects, and took a seat to one side. The Blessed One then addressed Nakula's father:
 
---- Layman, Nakula's father, it is advantageous for you that the laywoman, Nakula's mother, has offered you this advice. As long as I have white-robed female lay disciples who are exemplary in the precepts, who have achieved inner tranquility, who possess penetration, stability, and ease in this Dhamma and Vinaya, who are free from doubt and hesitation, and who have attained fearlessness—who no longer require others to provide explanations—Nakula's mother will be among them.
 


Video dài 4:57 phút:
 
.... o .... 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2024(Xem: 402)
Sau đây là một thiền pháp tổng hợp và đơn giản hóa từ Kinh Pháp Cú và nhiều kinh khác, thích nghi cả cho Phật tử và không phải Phật tử. Nơi đây, người tập có thể quán sát và cảm thọ qua các pháp quán: quán như huyễn, quán vô thường, và quán vô ngã. Trong Kinh Pháp Cú, có ba bài kệ, trong ba trường hợp, cho thấy, sau khi mỗi lần Đức Phật nói kệ xong, có 500 vị sư đắc quả A La Hán. Nghĩa là, các vị sư trong kinh đã chứng ngộ, chứng quả và an trú tâm giải thoát ngay trong hiện tại. Trong đó, bài kệ 170 dạy quán các pháp như bọt nước, như cảnh huyễn ảo. Bài kệ 277 dạy quán tất cả hiện tượng hữu vi đều vô thường. Và bài kệ 279 dạy quán tất cả các pháp đều vô ngã. Đó là 3 pháp thiền tập trực tiếp nhất.
06/10/2024(Xem: 733)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch chư tôn đức, Thưa quý Phật Tử và những người bạn mới, Xin mời mọi người đăng kí học lớp Tìm Hiểu Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo. Thời gian bắt đầu: ngày 19 tháng 10 năm 2024. Dự kiến học trong 3-4 tháng Thời gian học: 10:00 tối thứ 7 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Địa điểm: học online (Zoom) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn. Mua sách ở link cuối bài đăng này). Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Thiền Phật Giáo, tác giả Alexander Wynne tiến sĩ Phật học Đại học Oxford. Tác phẩm này chính là luận án tiến sĩ của ông.
26/09/2024(Xem: 378)
THIỀN THỰC NGHIỆM CĂN BẢN (New Class) Thích Thiện Trí -Giảng Viên Trường University of the West- Khóa học 8 tuần Khóa học: 6/10 đến ngày 15/12/2024 Chiều CHỦ NHẬT từ 2:30pm- 4:30pm Địa chỉ: Đạo Tràng Kiều Đàm Di 9057 La Crescenta Ave Fountain Valley, CA 92708 Liên lạc Email: thienthucnghiemchanhniem@gmail.com Tel: 714-363-8029 hoặc 626-866-1653 Lưu ý: a) Thiền Sinh đăng ký phải từ 18 tuổi trở lên b) Lớp học bằng tiếng Việt c) Lớp học chỉ nhận từ 10 đến 15 thiền sinh d) Thiền Sinh sẽ nhận tín chỉ (certificate) trực tiếp tại Trường University of the West
26/09/2024(Xem: 401)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ. Thí dụ, người chưa biết chữ, hoặc những người mới học buổi sáng và quên liền vào buổi chiều, hoặc những người đã từng học thiên kinh vạn quyển nhưng bây giờ bắt đầu lãng trí, thậm chí không còn nhớ tới nửa bài Tâm Kinh. Câu hỏi là, pháp giải thoát có thể truyền dạy như thế nào cho những người không hiểu, hoặc không nhớ tận tường những khái niệm như định, như huệ, như bát nhã, và vân vân.
23/08/2024(Xem: 918)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với “tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân quả, không còn là tâm nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền Tông là sống với sơ tâm.
17/08/2024(Xem: 533)
Một đệ tử hỏi một thiền sư: - Bạch thày, tại sao càng muốn tìm chân tâm thì chân tâm lại càng cách xa, tìm không thể được? - Để thày chỉ cho con một ví dụ: Giả sử bên cạnh nhà con có một cô hàng xóm xinh đẹp, bây giờ con muốn biết da mặt cô ta màu gì thì con phải nhìn thẳng vào mặt cô ta, nhưng khổ nỗi khi con nhìn như vậy thì mặt cô ta đỏ lên, con càng nhìn kỹ bao nhiêu thì mặt cô ta lại càng đỏ lên bấy nhiêu, thế là con chẳng có thể biết được da mặt cô ta có màu gì.
12/08/2024(Xem: 792)
Ngày 10/08/2024 vừa qua, các lớp Thiền Thực Nghiệm theo hệ Giáo Dục Cộng Đồng trường University of the West tại Thành Phố Rosemead bang California đã diễn ra Lễ Bế Mạc với nhiều cảm xúc và tươi đẹp cho cả quý Thiền Sinh các lớp và nhiều khách mời. Những khách mời đặc biệt đã đến tham dự trong buổi lễ như: Dr. Minh Hoa Tạ (President of UWest), Rinpoche Tenzin Choephel (Instructor of UWest), Bhante Dhammapetti (Vice President of Mindfulness Meditation Center at Covina-Buddhist Vihara Los Angeles-California), Tiến Sỹ Laura Nguyễn (Tiến Sỹ Tôn Giáo Học tại UWest), Tiến Sỹ Margarett Meloni, Tiến Sỹ Bạch Phẻ (Tâm Thường Định), Thầy Thiện Trí (giảng viên giáo dục cộng đồng trường UWest) và nhiều những thành viên khách mời tham dự khác cũng như gia đình của các thiền sinh tốt nghiệp.
25/07/2024(Xem: 523)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm. Cách diễn tả như thế có vẻ như như để làm nổi bật hai ý chỉ khác nhau, rằng Thiền do Như Lai dạy chủ yếu là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp… trong khi Thiền do các vị Tổ Sư Trung Hoa và Việt Nam dạy chủ yếu là vô niệm, vô tâm. Sự thật, Đức Phật trong Tạng Pali đã dạy các pháp vô niệm, vô tâm… nhưng nhiều vị sư đời sau không chú ý, và đôi khi còn ngộ nhận rằng pháp vô niệm, vô tâm là sáng tác của các vị sư Trung Hoa.
28/06/2024(Xem: 1659)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
22/06/2024(Xem: 1405)
Soi sáng thực tại thực ra là tên chúng tôi đặt cho những bài ghi chép tóm tắt các buổi đàm đạo hay tham vấn thiền với Hòa thượng Viên Minh trong giờ uống trà buổi sáng tại khách đường Chùa Bửu Long. Những buổi đàm đạo này đã có từ lâu nhưng chỉ giới hạn trong nội bộ chùa. Về sau một Phật tử đến tham dự buổi trà đàm thấy hay nên muốn được nghe thường xuyên đã sắm cho chùa thiết bị để có thể nghe từ xa qua Skype. Từ đó số người đến trực tiếp nghe thầy nói chuyện hoặc nghe từ xa ngày càng đông nên đã mở thêm qua YouTube theo nhu cầu của Phật tử muốn tham dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com