Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nẻo Vào Thiền Định

24/03/202409:54(Xem: 228)
Nẻo Vào Thiền Định


duc phat thanh dao

Nẻo Vào Thiền Định

Cúng dường mùa Phật Thành Đạo, Phật lịch 2567

Tỳ kheo Thích Thông Đạo trích đăng

https://thongdao.com/neo-vao-thien-dinh/

 




Kính bạch Thầy Thích Thông Triệt,

Con là Trần Duy Phô, Pháp danh Nguyên Thành, 61 tuổi. Con có duyên lành dự Khóa thiền Căn bản do Thầy giảng dạy tháng 2/2008 và Khóa Trung cấp Bát Nhã I do Sư Cô Triệt Như hướng dẫn tháng 8/2009 tại Sacramento, California. Với lòng tri ân sâu sắc Thầy và Tăng đoàn đã cho chúng con Pháp dừng tạp niệm, con kính trình lên Thầy bốn cảm nghiệm cá nhân trong thời gian dự Khóa Nhập thất Chuyên tu 10 ngày do Hội Thiền Tánh Không tổ chức tại Cedar Falls Center, núi San Bernadino, California, Hoa Kỳ, tháng 10/2009.


1. Dừng tạp niệm

Khóa tu bắt đầu từ 4:30 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày. Phần lớn thời gian dùng để thực hành thiền định, xen kẻ là các Pháp thoại hướng dẫn của Thầy, hai thời tập khí công sáng tối, và ba bữa ăn trong vô ngôn. Thức ăn chay do người Mỹ nấu nhưng rất ngon miệng. Bếp ăn phục vụ hằng chục ngàn người mỗi năm, nhưng chỉ nấu chay, do Hội Bảo vệ Sinh vật Thiên nhiên bảo trợ.

Vào giờ thực hành cá nhân hay nghỉ ngơi, con thường một mình bước từng bước thật chậm trên các con đường vắng. Chân trái bước tới thì thở vào, thầm niệm KHÔNG. Chân phải bước tới thì thở ra, thầm niệm NÓI. Không để tạp niệm hiện lên giữa 2 chữ KHÔNG … NÓI. Thế mà vài tạp niệm, theo lối du kích, vẫn lén đến quấy rối. Lúc ấy con tự cảnh tỉnh: mình đã tạm rời vợ con, việc làm, bỏ thì giờ, tiền bạc để đến tận góc núi xa xôi nầy. Nếu vẫn để tạp niệm lôi kéo thì đến đây làm gì?

Dần dần rồi cũng có chút thuần thục, tạp niệm lắng dần. Sau đó, giữa niệm KHÔNG và NÓI, con kéo dài thêm vài ba hơi thở, vài ba bước chân. Cứ thế, nhiều khi bước đi, chẳng cần thầm nghĩ KHÔNG… NÓI, mà tâm vẫn lặng yên.

Trời thu dìu dịu, se lạnh, nhưng đã có áo ấm, găng tay, mũ len che kín. Cơn gió thoảng qua, những ngọn lá vàng cuốn tròn chạy lách tách trên đường nhựa. Chú sóc lẹ làng chụp bắt trái táo. Đôi chim sẽ sàng đáp xuống nhành cây. Không tiếng xe, không tiếng người, chỉ có tiếng lá thì thầm trong gió. Tuyệt diệu! Tịnh độ nếu không phải nơi đây, khi trời đất hòa nhịp với lòng người, vào giây phút này, thì còn tìm cầu đâu nữa?!

Sau một ngày rưỡi thực tập như vậy, chiều thứ Sáu 23/10/2009, con có niềm vui lớn. Trong 30 phút thiền tập chung tại hội trường, chỉ có 5 vọng niệm xẹt đến. Nghỉ xả hơi 5 phút. Rồi 25 phút ngồi thiền kế tiếp, không hề một niệm dấy lên, nước miếng ứa ra nhiều, thân thể nhẹ nhàng, chân không hề đau nhức mặc dù con đang bị bệnh gout gây rối.


2. Cảm nghiệm vị trí tánh giác

Sau khi có kinh nghiệm dừng tạp niệm, các buổi ngồi thiền kế tiếp, con không quá mệt nhọc đối phó với tạp niệm nữa. Nó đến thì nó đi. Nhờ vậy, khi vừa ngồi xuống, cảm giác khinh an liền đến. Thân, tâm, hơi thở cùng thư dãn. Sáng thứ Hai, 26/10, con cảm thấy hơi ấm trong người tăng lên, hai vành tai nóng dần. Con để ý (không phải chú ý) vào bán cầu não trái phía sau. Giây lát thì cảm nhận vùng đó trở nên ấm nóng. Cảm giác rất rõ ràng và kéo dài. Con nhớ lời Thầy Không Chiếu, ý ở đâu thì khí ở đó, và máu cũng tập trung về đó, cho nên có thể ứng dụng để chữa bệnh. Vì thế con để ý đến đầu gối bên phải đang bị đau vì gout. Liền đó, đầu gối phải của con nóng lên, da như căng phồng ra, cơn đau giảm dần, cùng lúc, bán cầu não trái phía sau trở nên mát mẻ.

Vậy là con cảm nghiệm được lời Thầy dạy về sự hiện hữu của vùng tánh giác ở bán cầu não trái phía sau gồm 4 tánh: (1) thấy, (2) nghe, (3) xúc chạm, (4) nhận thức biết không lời. Kinh nghiệm này không dùng quang tuyến X mà bằng tri giác bản thân. 


3. Phải chăng là “xả sanh hỷ lạc”

Sáng thứ Tư 28/10, sau Pháp thoại của Thầy về cách làm chủ tâm ngôn, có 30 phút ngồi thiền. Con ngồi thẳng lưng, thả lỏng cơ bắp, đầu hơi kéo lui phía sau một chút, mặt hướng thẳng tới trước, mắt khép hờ thoáng nhìn xuống sống mũi, đầu lưỡi chạm vào chân răng hàm dưới, thở vào thở ra không nói thầm trong trí, hơi thở nhẹ và sâu. Thân khinh an, nước miếng ứa ra nhiều. Bỗng nhiên con cảm thấy cơ thể nhẹ tênh, trong người khỏe khoắn, da mặt mát mẻ như có làn gió nhẹ thoảng qua. Cảm giác hỷ lạc rõ rệt gấp nhiều lần các lần khinh an trước. Tâm hoàn toàn rỗng lặng. Rồi con mở mắt nhìn ra rừng núi ngoài cửa sổ, thấy rõ màu xanh lá cây, thế núi trập trùng xa xa, biết rõ nhưng không dính mắc. Thời gian như ngưng đọng. Nửa giờ thiền định qua mau. Nghe chuông xả thiền, nhưng con vẫn ngồi thêm giây lát nữa.


4. Xác tín định qua đo điện não đồ

Sáng thứ Năm 29/10, đến lượt con đo điện não đồ. Có chút hồi hộp. Cả đời gieo duyên với Đạo, đây là lúc xem thử mình vào cửa được chưa. Kỹ thuật viên xuất sắc là anh Nam hướng dẫn từng bước một. Mỗi lần nghe Nam khẽ nhắc “tốt, buông nữa đi”, con nhận ra hơi thở mình chưa thả ra hết, liền kéo dài hơi thở ra thì thấy khỏe trong người. Hoặc nghe tiếng “buông” của Nam, con nhận ra mình còn vướng vào hơi thở vào, hơi thở ra, hoặc còn vướng vào việc ngồi thiền.

Kết quả đo điện não đồ vào định

Thật cảm động khi Nam cho xem và giải thích kết quả sóng não. Vệt màu đỏ của sóng beta rất nhỏ, chứng tỏ phần vọng tưởng chi phối bởi ý căn, ý thức và trí năng ở tiền tráng đã khá lặng yên. Ngược lại, dải sóng alpha màu vàng, theta màu xanh nhạt, và delta màu xanh da trời khá rộng. Có lúc sóng theta chiếm hết cả khung điện não đồ. Điều đó được diễn dịch là con đã vào định và có an lạc. Tuy nhiên con cũng hiểu là định chưa sâu vì các sóng còn nhiều giao động. Những giọt nước mắt cảm động trào dâng. Thế là đường con đi đã định hướng đúng.


Đánh giá kết quả

Con đạt được bốn dấu mốc tâm linh trên đây là nhờ có:

1. Cách dạy thiền định của Thầy rõ ràng, có kỹ thuật và chiêu thức phù hợp với tâm sinh lý học trò. Kết hợp thiền tập với khoa học hiện đại. Lời Thầy chính xác 100%: “Thay đổi thói quen nói lầm bầm trong não suốt ngày đêm bằng cách mở ra một đường mòn mới Không Nói trong não”. KHÔNG NÓI không những là một kỹ thuật “dụng tầm tắc tứ”, như câu niệm Phật, mà còn in sâu vào ký ức thành một mệnh lệnh: cắt ngay lập tức tạp niệm vừa dấy khởi.

2. Năng lượng hỗ trợ của Tăng đoàn rất hùng hậu. Hơn 80 thiền sinh từ nhiều nơi trên thế giới về tham dự. Đa số là những người hành thiền miên mật nhiều năm, kinh nghiệm vững chải, thể hiện qua nét mặt tươi sáng, ánh mắt từ hòa, đạo tình thắm thiết. Ban Tổ chức khóa tu chu đáo, vui vẻ, dù có vài sơ sót trong lần tổ chức đầu tiên. Địa điểm khóa tu quả là lý tưởng.

3. Bản thân con đã buông xả khi đến khóa tu nhờ đã sắp đặt việc nhà, thu xếp việc cần làm. Hoàn toàn chú tâm vào thiền tập, không chuyện trò lãng phí, không xem sách báo, không bận rộn kế hoạch nào cả, không đem theo laptop, tuy có đem cell phone nhưng không có sóng liên lạc.

4. Kiên nhẫn thực tập lại từ bước đầu theo giáo trình sắp xếp của Thầy là “định có tầm không tứ” với kỹ thuật KHÔNG NÓI. Chỉ khi bước căn bản này thành công mới qua bước hai là “thầm nhận biết trạng thái KHÔNG NÓI”, tức là nhập vào “định không tầm không tứ”. Trước đây vì nóng vội, chưa yên bước 1 mà con đã nhảy qua bước 2, thành ra dụng công đã lâu mà không kết quả. Tuy nhiên, công phu mấy chục năm trời học Phật, lạy Phật, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, thiền tập, làm lành lánh dữ, tất cả không phải vô ích. Một khi tâm lặng yên thì các thiện pháp trên đây đồng loạt phát huy tác dụng thành một nội lực sung mãn giúp con tiến tới.

Kính bạch Thầy,

Con lớn lên trong hương trầm dịu ngọt xứ Huế, nơi ba pháp môn Thiền, Tịnh, Mật hòa quyện với nhau, hỗ trợ lẫn nhau như cái đỉnh 3 chân, và phước huệ song tu là thực tập hàng đầu. Nhờ vậy mà con không thấy có gì xung khắc trong các pháp tu của Phật. Hơn 13 năm qua, con và các bạn góp tay nhau giúp các em khuyết tật nghèo khổ sống đau thương tại tư gia ở vùng núi, vùng quê Việt Nam. Năm 2009, số tiền góp lại được trên $100,000. Việc thiện này cũng là cách tu tập của chúng con.

Giờ đây, được soi sáng từ Thiền học của Thầy, con một lần nữa đê đầu đảnh lễ tri ân. Đồng thời con cũng thành kính đảnh lễ Chư tôn Thiền đức Tăng Ni, quý Thiện hữu Tri thức đã trực tiếp hay gián tiếp trưởng dưỡng đạo tâm cho con. Con nguyện đem những điều Thầy dạy áp dụng vào cuộc sống đời thường. Nguyện tiếp tục cùng các đạo hữu dâng tặng niềm vui cho đời, giúp người bớt khổ, nhưng bằng chất liệu mới: Tuệ giác Thiền Tánh Không.

                                                                                                

Sacramento, Năm Mới 2010

                                                                                                      Nguyên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2019(Xem: 4285)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (Satipatthana Sutta), còn gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại những lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú ở Kammasadamma, một thủ phủ của xứ Kuru.
13/05/2019(Xem: 4820)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ. Trong Kinh nói Đức Phật lúc nào cũng ở trong đại định, như vậy thì lúc đi bộ Đức Phật cũng thiền. Cho nên, ngày nay khi chúng ta nói đến thiền đi bộ thì không là vấn đề mới mẻ gì cả. Nhưng đôi khi chúng ta lại ít để tâm thực tập đúng theo phương thức để mang lại sự an tịnh cho thân tâm trong cuộc sống hàng ngày. Hai tác giả Arinna Weisman và Jean Smith sẽ làm sáng tỏ cách thực tập thiền đi bộ rất phổ thông này, qua sự hướng dẫn chi tiết dưới đây. Việc đi bộ có thể là cơ hội kỳ diệu khác để thực hành chánh niệm. Từng giây phút có thể tăng cường sự tỉnh thức và đôi khi là đối tượng dễ tiếp cận thiền hơn hít thở.
14/04/2019(Xem: 4125)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó.
09/04/2019(Xem: 4341)
Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali Nguyên Giác Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao? Bản thân người viết trước giờ chỉ quen dựa cột để nghe pháp, nơi đây không dám có ý kiến riêng, chỉ muốn tìm một số Kinh liên hệ để ghi chú. Câu chuyện này được ngài Trần Thái Tông (1218-1277) đưa vào nhóm 43 công án trong Niêm Tụng Kệ, một trong các sách giáo khoa của Thiền phái Trúc Lâm để khảo sát, nghiên cứu. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, người có công hồi phục Thiền phái Trúc Lâm, đã dịch toàn bộ các tác phẩm của Trần Thái Tông, trong đó câu chuyện ngài Huệ Khả tức khắc đốn ngộ, viết như sau: “8.- Cử: Nhị Tổ xin Sơ Tổ pháp an tâm. Sơ Tổ bảo: Đem tâm ra ta an cho ông. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không thể được. Sơ Tổ bảo: Ta an tâm cho ông rồi. Niêm: Em bé lên ba ôm trống giấy, Ông già tám chục mặc áo cầu. Tụng: Tâm đã không tâm nói với ai, Người câm thức mộng mắt tròn xoe. Lão
06/01/2019(Xem: 7161)
Chúng ta thường nghe các nhà khoa học đề cập đến những hành động ý thức và vô ý thức khi họ nói về não bộ của con người. Do đó chúng ta biết được hoạt động của con người không phải lúc nào cũng hợp lý như chúng ta tưởng.
27/11/2018(Xem: 3962)
"Chân Lý" nghĩa là sự thật, cũng gọi là "Đế" như trong "Tứ Diệu Đế" của Đạo Phật. Có hai loại chân lý: Tương đối và Tuyệt đối:
24/10/2018(Xem: 3669)
Đông và Tây có lẽ gặp nhau nhiều nhất trong việc chọn lựa tên cho con cái, nhất là đứa trẻ được chào đời ấy sẽ là trai hay gái, nếu là trai thì chọn những đức tính tốt hoặc lương thiện: Dũng, Đức, Nhân, Hùng, Ái , Nghĩa, Toàn ...riêng với bé gái tượng trưng cho sự mảnh mai, yếu ớt thì lại chọn tên các loài hoa như: Lan, Huệ, Mai, Cúc, Hồng v.v...và vì thế tôi cũng được nằm trong số những bé gái mang tên một loài hoa ...
18/10/2018(Xem: 5286)
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông
05/10/2018(Xem: 4771)
Trong Kinh Kim Cang, có một đoạn vấn hỏi và đối đáp giữa Đức Phật và Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt trần không? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt trần.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Trời không? ? Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có mắt Trời.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt huệ không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt huệ.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt pháp không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt pháp.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Phật không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt Phật.”
01/10/2018(Xem: 5205)
Ngày nay chủ đề Thiền không còn xa lạ đối với những ai muốn tìm hiểu và muốn định nghĩa một cách minh bạch, nhưng mấy ai hiểu và cảm nhận một cách chính xác và minh bạch về những hoạt dụng của Thiền.Tùy mỗi trường phái, mỗi góc độ để nhìn và hiểu về Thiền khác nhau, từ đó, việc hành hoạt cũng khác biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567