Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tham Luận Hội Thảo Khoa Học về Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh

20/03/202309:36(Xem: 2004)
Tham Luận Hội Thảo Khoa Học về Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh


dkthanh-1

TỪ CUỘC MỞ CÕI CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN,

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG,

ĐẾN CÁC DÒNG THIỀN PHẬT GIÁO RA ĐỜI,

TRONG ĐÓ CÓ DÒNG THIỀN CHÚC THÁNH.


1-Thời Thế:


Trong bối cảnh Trịnh – Nguyễn phân tranh trong gần nữa thế kỷ, từ năm Đinh Mão ( 1627) cho đến năm Nhâm Tý ( 1672 ) với hơn 7 lần xua quân giáp chiến với nhau, từ trận năm Đinh Mão ( 1627) cho đến cuộc chiến năm Nhâm Tý ( 1672 ) mà vẫn chưa phân thắng thua, gây bao đau thương và xáo trộn cuộc sống dân tình, hai bên chọn dòng sông Gianh để tạm thời làm dấu cắt đôi cương thổ. Cả hai đều chọn sông Gianh bởi trước hết có tính đặc thù riêng của nó và những cậu ca dao cổ đã ví von:

Sông Gianh cả thảy ba nguồn
Nguồn Nan, nguồn Nậy lại còn nguồn Son.
Lòng thành dạ thiết cho tròn
Mai sau dựng nghiệp, cháu con hưởng nhờ.

Một lần nữa làm ranh Đàng Trong và Đàng Ngoài lại thêm được khắc thêm sâu trong những trang lịch sử không mấy vui của dân tộc. Theo nhiều ý kiến, về mặt lý thuyết, cả hai Trịnh Nguyễn đều muốn mang khẩu hiệu “ Phù Lê diệt Mạc ” và tỏ vẻ trung thành với triều Hậu Lê, nhưng sự thật thì cả hai đều muốn củng cố và tạo thế lực vững chắc cho riêng mình.

Trong quá trình đó, ngoài kia (Đàng Ngoài ) Chúa trịnh đã không dưới hai lần có ý định sanh cầu viện nước Phương Bắc với những ý đồ không trong sáng, một măt đêm ngày lo tranh giành quyền lực, nhưng may nhờ có sự can ngăn của quần thần còn nhiều tỉnh táo nên sự quá đà nghiêm trọng ấy chưa xảy ra.

Cũng trong khi đó, tại phương Nam ( Đàng Trong ), các chúa Nguyễn thay nhau thực hiện chủ trương Nam tiến, mở rộng cương thổ và sắp đặt các phủ, xứ ngày thêm vững vàng. Đó được xem như là một sự kế thừa sự nghiệp khởi nguyên từ chúa Tiên Nguyễn Hoàng ( 1558 – 1613 ), tiếp theo sau đó còn có các vị chúa anh minh như chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613 – 1635 ), chúa thượng Nguyễn Phúc Lan ( 1635 – 1648 ; chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ( 1648 – 1687 )..v…v…các chúa Nguyễn đã tạo nên mới dây mắc xích xuyên suốt, tạo thành một thế lực cực mạnh và là cục diện đối lập với họ Trịnh ở Phương Bắc, Đàng ngoài với phương châm “ Nam tiến, Bắc cự “. Ngay từ bước đầu, với những mối dây liên hệ thế lực ấy, các chúa Nguyễn đã thành công, buộc họ Trịnh Đàng Ngoài phải chọn sông Gianh làm lằn ranh chia đôi lãnh địa. Phần mình, với chính sách mở rộng và thoáng, các chúa Nguyễn Đàng Trong vừa một mặt tiếp tục cuộc hành trình Nam tiến mở mang bờ cõi vừa mở cửa giao thương với nhiều nơi, ban đầu chọn thương cảng Hội An làm trung tâm kinh tế phồn thịnh nhất thời bấy giờ, song song với các mặt xã hội, an dân khác.

Cũng trong quá trình diễn biến đó, tại nước láng giềng Trung Hoa phương Bắc, bộ tộc Mãn Châu từ vùng Đông bắc nước này tràn xuống đánh chiếm Trung Nguyên, lập ra vương triều Mãn Thanh. Các thành phần “phản Thanh Phục Minh’ xuôi dạt xuống phương Nam của đất Đàng Trong, được các chúa Nguyễn khôn khéo trọng dụng, ưu đãi cho người Hoa lập nên các làng Minh Hương ở Huế, Hội An Gia Định, vừa mở mang kinh tế, vừa ổng định an ninh lại vừa thu hút thêm nhiêu sức mạnh, tạo thành tiềm lực để phát triển.

2- Thế Thời

Không phải đợi đến các chúa Nguyễn sau này mới trọng dụng và hỗ trợ Phật giáo Đàng Trong phát triển, mà ngay từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, khi trấn nhậm hai xứ Thuận – Quảng đã thể hiện điều đó rất tích cực như năm Tân Sửu (1601 ) cho trùng tu chùa Thiên Mụ; Năm Nhâm Dần ( 1602 ) lạc thành chùa Thiên Mụ và trùng tu chùa Sùng Hóa, năm Đinh Mùi ( 1607 ) lập chùa Bửu Châu ở Trà Kiệu, Quảng Nam; năm Kỷ Dậu ( 1609 ) lập chùa Kính Thiên ở xã Thuận trạch, huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình... Các chúa Nguyễn lẫn các triều đại nhà Nguyễn tiếp theo tuy cũng hết lòng trọng thị Phật giáo nhưng không chọn Phật giáo làm quốc giáo như thời Lý – Trần. Tuy nhiên, lại chỉ chọn Phật giáo làm nơi an dựa tinh thần to lớn cho lưu dân xa xứ, khai phá những vùng đất mới vì với họ chỉ có ngôi chùa, tiếng chuông mới làm an dịu nỗi nhớ cố hương da diết. Hơn nữa hầu hết họ đều là những thành phần nghèo khó, chấp nhận ly hương, thuận nghe theo lệnh các chúa ra đi khai mở những vùng đất mới, nên chỉ có ngôi chùa mới là chốn tìm về để khỏi vọng về khoắc khoải nhớ cố hương. Đặc biệt, trong các thời kỳ đầu khai phá, những vùng đất xứ Đàng Trong, họ phải sống chung với rất nhiều sắc dân như Chàm, Khơ-me, người Hoa.v…v…mà văn hóa và phong tục rất xa lạ. Vì vậy ngày sóc, ngày vọng họ tìm đến chùa và thực thi hạnh Từ Bi, Bố Thí như trở lại nếp sống ngàn xưa của dân tộc. Vì vậy nếu thực thi một xã hội Nho giáo với những đạo lý gò bó e rằng người lao động bình dân sẽ khó lòng chịu khép mình vào khuôn phép trong khi cuộc sống còn nhiều vất vã gian nan phía trước. Ở Hội An, ngoài ngôi chùa Bửu Châu do chúa Tiên Nguyễn Hoàng xây dựng còn có ngôi chùa thứ hai nổi tiếng không kém là chùa Chiên Đàn do lưu dân người Hoa xây dựng vào năm Quý Tỵ ( 1653 ), chùa này còn có tên gọi khác là Chùa Di Đà, Quan Âm hay Minh Hương Phật tự. Sau khi chúa thành lập xong dinh Quảng Nam ở xã Cần Húc, vá cho lập thêm một ngôi chùa gần đó đặt tên là Long Hưng, phía Đông của trấn.

3- Phải Thế:

Theo những diễn biến tích cực đó, tác giả Nguyễn Lang ( Việt nam Phật giáo Sử Luận ) viết rằng: Trong thâm ý của chúa Nguyễn, đạo Phật có thể làm nơi nương tựa tinh thần cho công trình lập quốc của dòng họ Nguyễn. Cũng ví vậy cho nên sau này, các chúa Nguyễn đều tỏ vẻ sùng thuợng đạo Phật và nhân dân Đàng Trong cũng nghênh đón các vị du tăng Trung Quốc với tấm lòng chân thật, mặn nồng. Trong thời đại chuyển tiếp giữa hai triều Minh-Thanh, nhiều cao tăng rung Hoa đã tới Đàng trong hành hóa. Một phần quan trọng của những tổ đình hiện nay là do các thiền sư Trung Hoa sáng lập.
Vào những năm Đinh Mão ( 1687 -) đến năm Canh Ngọ (1690 ) chúa Anh Tôn Nguyễn Phúc Trăn ( 1648 – 1691 ) cử Thiền sư Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ) về lại Trung Quốc để thỉnh mời thêm nhiều vị tăng sĩ, thình thêm tượng Phật pháp khí sang Đàng Trong. Chuyền đi khứ hồi thành công tốt đẹp và Thiền sư Nguyên Thiều sau đó được chùa hỗ trợ tổ chức đại giới đàn tại chùa Linh Mụ - Huế.(1)

Năm Ất Hợi ( 1695 ) Thiền sư Nguyên Thiều cũng đã mời thỉnh được Hòa Thượng Thạch Liêm ( 1633 – 1704 ) cùng các vị, trong đó có Minh Hải Pháp Bảo ( 1670 – 1746 ), Minh Vật Nhất Tri ( ? – 1786 ), Minh Hoằng Tử Dung ( ? - ? ), Minh Lượng Thành Đẳng ( ? -? ). Tuy chưa biết chính xác số lượng chư vị được mòi sang là bao nhiêu nhưng theo bia ký thì có hơn 14 vị được trải đều khắp nơi để hoằng hóa ở Đàng Trong, trong đó có hai vị ra Đàng Ngoài là Thiền sư Hải Trừng Chuyết Chuyết ( 1590 – 1644 ) ở chùa ninh Phúc- Bắc Ninh, Thăng Long và thiền sư Minh Hành Tại Toại ( 1596 – 1659 ).
Như vậy cho nhiều đời sau thấy rằng về tính chân lý Phật giáo, dù ờ đâu, quốc độ nào cũng đều chung một màu giải thoát nhất định và trong chốn thuận duyên thùy thuận mang theo một ít hình thái và sắc thái văn hóa bản địa. Do vậy việc các thiền sư người Trung Hoa đến Đại Việt hoằng hóa, nói chính xác hơn là cùng nhau hỗ trợ công cuộc hoằng hóa với chư tăng ni Phật giáo bản địa và tất cả đã hòa quyện nhau tôn cao thêm giá trị chân lý Phật giáo giữa chốn nhân gian. Nét hay của các chúa Nguyễn thời bấy giờ là đã nắm bắt được thể thống nhất ấy nơi Phật đạo, dốc hết tâm lực đề mong cầu một xã hội an lành qua hình bóng Phật giáo, một tôn giáo vốn đã là của cha ông mình bao đời trước, khác với hành động trần tục khom lưng đi sang phương Bắc của Đàng Ngoài để cẩu viện trong thể nhược tiểu thời gian lịch sử trước đó chưa lâu còn có không ít lần xảy ra làm buồn lòng thể quốc.

Theo dòng lịch sử, đất nước chúng ta đã đứng trước biết bao vấn nạn ngoại xâm, nhất là hơn một ngàn năm Bắc thuộc, luôn dũng cảm đứng lên để gìn giữ và bảo vệ cương thổ ngàn đời con Hồng cháu Lạc, không có lần nào quỳ gối khom lưng, cam chịu thân phận nô lệ. Do đó khi chúng ta chống ngoại xâm, ngoại xâm từ nhiều phía, đến từ nhiều nơi, nhiều giai đoạn khác nhau, đặc biệt khi chúng ta nói“ chống Trung Quốc” thậm chí quơ lùa hô hào “thoát Trung”thì ai cũng hiểu rằng đó không phải là chống lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Bởi lẽ lịch sử Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Đại Việt vốn luôn mặn nồng và giao thoa một cách tuyệt đẹp. Một dòng thiền, một bộ kinh chữ Hán, hay hàng liễn trướng đối trước cổng chùa chúng ta phải dẹp bỏ hết mới là thoát Trung? Ông bà mình đã có câu “ Ném chuột vỡ lọ”, vậy chống nhưng chống việc gì, ý nào mới là cái chống của một bậc thức giã, của hàng con Phật kiên trung và của những người đệ tử luôn mang bên mình thâm ân Tứ Đại.

4- Là Đây:

Công ơn hoằng hóa của các thiền sư Trung Hoa trên đất Đại Việt khi ấy rất đáng trân trọng, đáng kể nhất là Thiền sư Nguyên Thiều Siêu Bạch, dòng 33 Lâm Tế Chánh Tông và Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo khai sơn dòng Lâm Tế Chúc Thánh ngay tại mãnh đất này. Đó là hai trong những dòng thiền phát triển mạnh và rộng khắp cho đến ngày nay. Theo giáo sư Lê Mạnh Thát : Có thể nói Phật giáo Việt nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động của bày dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công ( 1590 – 1644 ), dòng Bút Tháp là của Siêu Bạch Thọ Tông ( 1648 – 1728 ), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoàn Bích ( 1648 – 1728 ), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm tế và dòng Hòe Nhai của Thủy nguyệt thuộc phái tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng ( 1647 – 1726 ) hoặc do các vị thiền sư người Việt nam hay trung Quốc hành đạo tại Việt nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là cá dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670 – 1746 ) và Thiên Thai của Thiệt Diệu Liễu Quán ( 1667 – 1742 ).

Ba dòng này kể từ đầu thế kỷ XVIII trở đi cho đến hôm nay đã có những đón góp to lớn nhiều mặt cho lịch sử dân tộc cũng như cho Phật giáo Việt nam với những người con ưu tú của mình. Về mặt chính trị, họ đã tham gia công cuộc hộ quốc an dân như thiền sư Như Ý Trần Cao Vân, Võ Trứ. v…v…Về mặt kho học kỷ thuật có những tiếng tăm lớn như Chân An Tuệ Tĩnh ( ? – 1711), đặ biệt về mặt văn hóa và văn học thì hàng loạt tên tuổi lầy lừng đã xuất hiện trên bầu trời Việt nam trong giai đoạn này như Chân Nguyên Tuệ Đăng ( 1647 – 1726 )Pháp Chuyên Luật truyền Diệu Nghiêm ( ( 1726 – 1798 ), Toàn Nhật Vi Bảo Quang Đài ( 1757 – 1834 ), Trừng Thông Viên Thành ( 1879 – 1928).v…v…(2)

5- Đất Lành Chim Đậu:

Danh xưng Quảng Nam lần đầu xuất hiện vào năm Tân Mão ( 1471 ) khi mở rộng vùng đất phía Nam Thuận Hóa, vua Lê Thánh Tôn lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 gồm Thừa Tuyên Quảng Nam, trong đó có 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn ( nay là Quàng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định). Quàng Nam từng là vùng đất đóng đô của một vương quốc tồn tại hơn 15 thế` kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông Quảng Nam trờ thành một bộ phận của Đại Việt trong thời điểm Trịnh – Nguyễn phân tranh. Quảng nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn từ năm Canh ngọ (1570). Hội An được chọn làm điểm giao thương duy nhất với thế giới nên nhiều thương gia ngoại quốc hay gọi “Quảng Nam quốc “. Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng – xứ Quảng. Và Phật giáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình ấy như là điều không thể thiếu, từ vua chúa cho đến các hàng thứ dân đều có niềm tin an dựa tinh thần, đưa vai trò của Phật giào lên đỉnh cao trong thành tích sự nghiệp xây dựng và mở cõi.

Ngoài ngôi chùa Vạn Đức tại thôn Cẩm Hà, Hội An do thiền sư Minh Lượng Thành Đẳng khai sơn, chùa Chúc Thánh tại thôn Cẩm Phô, Hội An do thiền sư Minh Hải Pháp Bảo khai sơn đã góp thêm sức sống cho vùng đất mới, và cũng tại nơi đây Ngài khai mở dòng thiền Chúc Thánh hanh thông và thành công. Khi đó Ngài chỉ mới vừa 27 tuổi. Nguyên trước đó, khi còn tu hành tại Trung Hoa ngài là đời thứ 34 của dòng Lâm Tế Tông, có lẽ do vậy ở Việt Nam chúng ta thường quen gọi Lâm Tế Chúc Thánh là vậy.

Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo khi khai mở dòng Chúc Thánh có bài kệ truyền pháp danh và Pháp tự rất nổi tiếng:

Minh thực pháp toàn chương
Ấn chơn như thị đồng
Chúc Thánh thọ thiên cửu
Kỳ Quốc tộ địa trường
Đắc chính luật vi tuyên
Tổ đạo hạnh giải thông
Giác hoa bồ đề thọ
Sung mãn nhân thiên trung.

Tác giả Nguyễn Lang dịch nghĩa như sau :

Hiểu thấu pháp chân thực
Ấn Chân Như hiện tiền
Cầu Thánh quân tuổi thọ
Chúc đất nước vững bền
Giới luật nêu trước tiên
Giải và Hạnh nối liền
Hoa nở cây giác ngộ
Hương thơm lừng nhân thiên.

 
lam te chuc thanh (1)lam te chuc thanh (2)lam te chuc thanh (3)lam te chuc thanh (4)lam te chuc thanh (5)lam te chuc thanh (6)lam te chuc thanh (7)lam te chuc thanh (8)lam te chuc thanh (9)lam te chuc thanh (10)lam te chuc thanh (11)lam te chuc thanh (12)lam te chuc thanh (13)lam te chuc thanh (14)lam te chuc thanh (15)lam te chuc thanh (16)lam te chuc thanh (17)lam te chuc thanh (18)
dkthanh-2dkthanh-3



Cho đến hôm nay dòng truyền thừa đã xuống đến chữ Thánh ( Chúc Thánh thọ thiên cửu ), có nghĩa là đã đến đời thứ 44, 45 và 46. Dòng thiền này cũng đã tùy thuận khế cơ lan tõa rộng ra các nước trên thế giới, nơi có những bước chân hoằng hóa của tăng-ni người Việt Nam.

Liên quan đến bài kệ truyền thừa này của Thiền sư Minh Hải - Pháp Bảo; theo tài liệu sưu khảo của tác giả Thích Giải Nghiêm, dòng Chúc Thánh ở Bình Định sau khi truyền đến chữ Đồng thì sang chữ Vạn chứ không theo chữ Chúc như các dòng Chúc Thánh ở Quảng Nam và những nơi khác. Nguyên do năm Đinh Mùi ( 1967 ) thầy giám học Thích Đổng Quán ( trường Bồ Để Nguyên Thiều ) đã phát hiện và sưu tra từ gia phả của một em học sinh gốc Hoa đến xin nhập học, được gia đình em này cung cấp gia phả liên quan đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), phát hiện thêm bài kệ truyền pháp ( Xem thêm chú thích số 3 ) của Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo và được xem là bài kệ truyền pháp thứ hai của dòng thiền Chúc Thánh. Những thắc mắc chung quanh vần đề này cũng được tác giả Thích Giải Nghiêm đặt ra và có giải đáp tương đối, đặc biệt kệ truyền thừa của thiền Sư Minh Hài - Pháp Bảo sao lại nằm bên gia phả của Tổ Nguyên Thiều. Nhưng có một gút mắc chưa được gợi mở là từ trước khi dòng Chúc Thánh Bình Định chọn xuống chữ Vạn trong bài kệ thứ hai, như vừa nêu – thí dụ từ trước năm 1967 chẳng hạn, thì nơi này đã thực hiện việc truyền thừa có giống như dòng Chúc Thánh các nơi khác như thế nào? Do điều kiện và không thuộc lãnh vực chuyên môn nên người viết chưa thể tự tiến hành tìm hiểu sâu thêm nhiều. Hy vọng qua cuộc hội thảo này sẽ có được câu trả lời làm sáng tỏ thêm hơn. Trước mắt, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, việc khác biệt đôi dòng kệ không có ý nghĩa quyết định sự phân lập, dị biệt trong dòng Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo, mà trên tất cả, sự truyền thừa vẻ vang ngay từ nền móng ban đầu đã thành công và được sớm chấp nhận trong dòng chảy chung của Phật giáo Việt Nam. Đó là hình ảnh và hành trạng của dòng Thúc Thánh các nơi; từ Trung Vào Nam hay vươn ra tận quốc ngoại; đó là điều đáng tự hào nhất trong thời kỳ Phật giáo Việt Nam nương theo đà phát triển của thời đại.

Như vậy, từ các chúa Nguyễn bằng tất cả tâm từ, đã khôn khéo vận dụng nền tảng Phật giáo vào công cuộc di dân mở đất, mà bước đầu, đặc biệt hơn các thế lực vọng ngoại, chỉ biết phục tùng và cầu viện; các chúa Nguyễn ngay từ đầu đà thấy tính nhất quán của chân lý Phật giáo, nên đã mạnh dạng thực hiện ý nguyện mời thình chư tăng người Trung Hoa sang góp sức truyền pháp và hoằng hóa chúng sanh, để Phật giáo Việt nam ngày nay có những dòng thiền mở rộng, mang đậm dấu ấn, cung cách, kể cả nghi lễ theo cung cách của Phật giáo Việt Nam. Trong đó có Dòng Chúc Thánh.


Dương Kinh Thành
(Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo Việt Nam )
Photo: Thích Chúc Hiếu


Phần chú thích:

Các tài liệu tham khảo:
- Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia.
- Trang nhà Quảng Đức.com
-Việt sử : Xứ Đàng Trong 1556 – 1777-Phan Khoang-Khai Trí XB 1969.
-Việt nam Phật giáo Sử luận, tập II- Nguyễn Lang, NXB Văn Học, Cty phát hành sách
Hà Nội 1992.
- Cục Văn Thư Và Lưu Trữ Nhà Nước.
- Tìm Hiểu sự hình thành và phát triển của thiền phái Chúc Thánh tại Quảng Nam-
Thích Giải Nghiêm.

1- Đây là thời gian Tổ Nguyên Thiều Siêu Bạch đang ở tại chủa Quốc Ân, ( ấp Phước Quả, phường Trường An, thành phố Huế). Đây là ngôi chùa do chính Ngài khai sơn cùng với tháp Phổ Đồng sau 10 năm xây dựng chùa Hà Trung ở Thuận hóa ( huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên ). Trước đó, vào năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Trị - Ất Tỵ ( 1665) thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1648 -1687 ) Ngài từ nguyên quán Quảng Đông xuôi theo tàu buôn đến phủ Quy Nhơn ( Bình Định ).Tại đây Ngài khai sơn chùa Thập tháp di Đà ( làng Thuận Chánh, huyện Tuy Viễn ).


2- Lời Giới Thiệu. giáo sư Lê Mạnh Thát ( Lịch sử truyền thừa Thiền Phái Chúc Thánh – Thích Như Tịnh ).


3- ( Truyền pháp danh kệ ) (Truyền pháp tự kệ )

Minh thiệt pháp toàn chương Đắc chánh luật vi tông
Ấn chơn như thị đồng Tổ đạo giải hạnh thông
Vạn hữu vi nhất thế Giác hoa viên cảnh trí
Quán liễu tâm cảnh không Sung mãn lợi nhân thiên
Giới hương thành thánh quả Hằng sa chư pháp giới
Giác hải đồng liên hoa Tế độ đẳng hàm sanh
Tín tấn sanh phước huệ Châu viên thế tướng dụng
Hạnh trí giải viên thông Quán chiếu sát trần trung
Ảnh nguyệt thanh trung thủy Khứ lai đương nhất niệm
Vân phi nhật khứ lai Năng sở khởi phi tha
Đạt ngộ vi diệu tánh Tâm cảnh thùy biên thủ
Hoằng khai tổ đạo trường Chơn vọng tổng giai như.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 7054)
Cảnh ngữ là tỉnh giác, hoặc gọi là kinh sợ. Ví như có kẻ trộm dòm ngó nhà cửa, chủ nhãn ban đêm đốt đèn ngồi đàng hoàng giữa nhà, đằng hắng ra tiếng, kẻ trộm sợ hãi chẳng dám lén vào. Nếu vừa ngủ quên thì kẻ trộm thừa cơ lẻn vào cướp đoạt của cải ...
10/04/2013(Xem: 6622)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
09/04/2013(Xem: 6514)
Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp.
08/04/2013(Xem: 7376)
Nhằm hướng dẫn đệ tử tu tập đạt được hiệu quả tốt nhất, Ðức Phật đã linh động vận dụng trí tuệ trình bày bằng những ví dụ vừa thực tế, vừa sống động, mang tính hấp dẫn và đầy tính khả thi. Sau đây, soạn giả xin giới thiệu một số ví dụ để độc giả nào tha thiết tìm hiểu giáo lý thâm diệu ...
08/04/2013(Xem: 7067)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua Trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
08/04/2013(Xem: 7637)
Khi còn trong bụng mẹ, chờ đợi được sinh ra con người đã phải quờ quạng tự muốn giải thoát khỏi tù túng tối tăm này. Và rồi khi chào đời, con người lại tiếp tục quờ quạng muốn giải thoát những trói buộc phiền lụy cuộc đời. Như thế đó, cả hai hoàn cảnh trước khi được sanh ra, sau khi có mặt, con người đều nằm trong vòng cương tỏa mất tự tại an lạc.
08/04/2013(Xem: 9422)
Dưới đây là ba bài pháp ngắn do Ngài Thiền sư Mahasi Sayadaw giảng cho các cư sĩ Phật tử tại vương quốc Nepal trong dịp Ngài sang dự lễ đặt viên đá đầu tiên tại công trường Lâm Tì Ni vào tháng 11 năm 1980.
08/04/2013(Xem: 11708)
Lời Dẫn Nhập: Đây là bản dịch mới của bài Kinh Ānāpānasatisuttam thuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theo văn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với các bản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
08/04/2013(Xem: 4620)
Theo tinh thần thuyết Nghiệp trong đạo Phật, thì chính con người chứ không phải thần linh hay Thượng đế, sáng tạo và an bài cuộc đời của mình, bằng ý nghĩ, lời nói và hành động của chính mình....
05/04/2013(Xem: 7549)
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]