Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Vì Sao

23/09/201808:08(Xem: 4338)
Những Vì Sao

nhungvisaodem_1
NHỮNG VÌ SAO

        Bầu trời trên cao xa, có đêm thì trăng sáng rực trần gian, chị hằng như đang mĩm cười nhìn xuống trần gian, còn chú cuội bên cây đa đang thiêm thiếp ngủ, có bữa thì tối thui như đêm ba mươi, ngữa bàn tay không thấy. Lúc thì trời quang mây tạnh, mưa thuận gió hòa, khi thì phong ba bão táp, tàn hại thiên nhiên, phá bỏ biết bao công trình vĩ đại mà con người đã bỏ thật nhiều  sức lực tiền của để xây dựng qua nhiều thế kỷ, nhiều triều đại. Nhưng dù sao đi nữa, trời đất có biến đổi, vũ trụ cứ xoay vần chúng ta vẫn mang ơn trời đất đã cho mình đầu đội trời, chân đạp đất, mang ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục; mang ơn thầy tổ tác thành giới thân huệ mạng cho mình, để từ đó làm thềm thang bước lên đạo hạnh thanh cao, làm một con người cao cả hơn trên tất cả mọi chúng sanh đang hiện diện trên hành tinh này. Mang ơn những bạn hiền cùng sách tấn tu tập hoặc chia xẻ chân tình, giúp nhau những công việc trong đời sống thường nhật, mang ơn những người bạn có lúc làm mình đau lòng đến chảy nước mắt; mang ơn đàn na tín thí đã nhịn ăn nhín mặc hổ trợ tứ sự cho hành giả an tâm tu tập; xin hồi hướng tất cả phước báu đến cho muôn loài ngạ quỷ, súc sanh đang chịu nhiều khổ đau trong chốn địa ngục.

“Tỳ Gia đêm nay người cứu tinh

Trần gian trăng sao ngàn lung linh

Ánh mai vừa chói ngàn tia sáng

Là đấng Như Lai hiện bóng hình.”

       Đức Thế Tôn Thích Ca xuất hiện trên thế gian là ánh hào quang rực sáng, chiếu rọi khắp nhân sinh, xua tan bao u minh đang ngự trị trong tâm hồn của chúng sanh từ vô lượng kiếp. Ngài là ngọn hải đăng cho những người đi trong đêm tối không sợ lầm đường lạc lối; là vị thầy hay chữa lành bịnh thân tâm cho muôn người; là vị cứu tinh của những con người đang bị ngược đãi bởi những kỳ thị sang hèn; giải tỏa những khổ đau của những vị vua vì tham quyền cố vị mà tàn sát tình thâm cốt nhục. Giải cứu, giáo hoá những kỷ nữ đi vào phật pháp chứng được thánh quả, là vị cứu mạng của những đàn thú vật đang đến lò mỗ, thiêu sống...suốt một đời đem thân mạng mình phụng sự tha nhân mà không hề mong được đáp trả. Rồi một sáng tinh sương giữa hai cây Ta la nơi rừng Câu Thi Na thuộc nước …Đức Phật đã vào cõi vô dư tịch tịnh, pháp âm trong bài kinh Di Giáo vẫn là nền tảng để chư đệ tử hành trì tu tập sau khi không còn Như Lai trên trần thế.

         Đức Như Lai như ánh sáng đêm rằm, soi sáng tâm hồn những ai có duyên trực tiếp hoặc gián tiếp được một lần thọ nhận không ít thì nhiều cũng có ích lợi cho thân tâm. Tuy Như Lai không còn hiện diện trên trần thế, nhưng Giáo pháp bắt nguồn từ Ấn Độ vẫn luân lưu tuôn chảy qua các quốc độ, dù văn hóa phong tục địa phương, địa lý, có nhiều tông phái phát triển cách hành trì có khác nhau nhưng mục đích duy nhất là đưa con tu tập người đến chỗ tịnh hoá thân tâm, ví như trăm sông đều đổ về biển  cả,  giáo pháp Như Lai cũng vậy chỉ có một vị duy nhất là giác ngộ giải thoát.

      Chư Lịch Đại Tổ Sư tiếp nối ngọn đuốc, Tổ Tổ tương truyền trãi qua hơn hai mươi lăm thế kỷ, từ Tây Thiên qua Đông Độ đến Việt Nam các nước Á Châu như Thái Lan, Lào, Miến Điện, CamPuChia, hiện tại Phật Giáo đang dần đâm chồi nẩy lộc ở các nước tây phương. Mỗi ngọn đèn, có diệu dụng khác nhau, có ngọn tỏa sáng rực, có ngọn hơi sáng, có ngọn lu lu nhưng tất cả có công năng xua tan màn đêm đen tối. Như các ngôi sao trên trời, có vì sao thì tỏa sáng như các ngôi sao bắc đẩu, nhưng có vì sao không được sáng lắm bởi những vần mây bao phủ. Cũng tùy vào ngày tháng, như những ngày không có trăng thì sao toả sáng hơn, ngày có trăng thì ánh sáng trăng quá lớn, đã che bớt ánh sáng của sao, nhưng không vì thế mà diệu dụng của các vì sao bị giảm đi. Tâm tánh của mỗi chúng sanh cũng thế, ai ai cũng có sẵn bản tính Phật, có người nghe pháp liền tỏ ngộ, như các bậc Thanh Văn thời Đức Phật, nghe Như Lai thuyết pháp liền chứng thánh quả, các bậc Bích Chi Phật quán vô thường thấy hoa rơi lá rụng liền ngộ đạo, còn chúng ta vì nghiệp chướng sâu dày, vô minh bao phủ nên tỉnh đó liền mê, tuy hàng ngày đi nghe giảng nhiều nơi, tu tập nhiều chỗ, nhưng bản tánh tham sân si vẫn còn dẫy đầy. Đức Phật được tôn xưng là bậc toàn giác, còn phàm phu thì gọi là phần giác, nhưng dù nhanh hay chậm trong mỗi chúng sanh đều có sẵn viên minh châu phải nổ lực chuyên cần mài rửa trau dồi nó sẽ rực sáng, còn nếu không thì mỗi  ngày càng  xa dần chơn tâm phật tánh.

        Chư vị Thầy Tổ chúng ta mỗi vị một hạnh không ai giống ai. Có vị thì du phương hành đạo, không kể ngày đêm cực khổ, sống rày đây mai đó, suốt một đời hy hiến thân mình cho đạo pháp không màng danh lợi, không khuất phục uy quyền. Có vị cả đời dịch thuật trước tác kinh sách, có vị vì hạnh nguyện độ sanh giáo dục đàn hậu học mà suốt đời đứng trên bục giảng rao giảng những lời vàng ngọc của Phật Tổ, đưa vô số Tăng Ni hiểu sâu vào phật pháp, trang nghiêm tự thân, để từ đó chánh pháp được đi sâu vào thế gian. Có vị đào giếng đắp đường, có vị thì nhập thất tịnh tu, có vị nuôi trẻ mồ côi làm việc từ thiện xã hội, có vị thì chuyên lau chùi nhà xí, dọn dẹp chùa chiền, quét rác lượm củi, nấu cơm cho đại chúng dung, có vị phát nguyện nuôi chúng ăn học … nhưng mục đích duy nhất là tự thân mình nếm được vị ngọt của chánh pháp, rồi đem những gì mình đã đạt được đến cho chúng sinh để mọi người cùng hưởng pháp lạc an vui trong hiện tại cho đến tương lai. Nhưng các bậc tiền bối làm mà không trụ không chấp vào những việc mình đã làm nên dù có được tôn kính hay bị khinh chê ngược đãi các Ngài vẫn không động tâm, không phải có người khen ngợi ca tụng mới làm nhiều, còn chê trách là bỏ bê lười biếng. Tâm của các vị như như: 

                                                                 “Trời trong cánh nhạn bay qua

Bóng in đáy nước xóa nhòa một khi

Nhạn không để dấu làm chi

Nước không giữ bóng bởi vì vô tâm.”

         Đọc lại hành trạng chư vị Phật, chư vị Tổ Sư chúng ta cúi đầu sát đất đảnh lễ, dù xã bỏ thân mạng cũng không đền đáp được công ơn sâu dày cao quý mà các Ngài đã gian nan tìm ra chân lý vi diệu. Tuy các Ngài đã đi vào cõi Vô Dư Niết Bàn nhưng công hạnh và đạo đức sáng ngời vẫn tỏa rạng trên nền trời Phật pháp, nuôi dưỡng bao thế hệ kế thừa vẫn không ngừng đâm chồi phát triển. Mạch nguồn phật pháp vẫn tỏa rạng tuôn chảy, cho dù có lúc hưng thạnh cũng có lúc suy vi theo vận mệnh nước nhà, nhưng phật pháp là pháp bất định nên tùy theo hoàn cảnh, địa phương, tập quán, phong tục mà uyển chuyển cho thích hợp để tồn tại với thời gian.

     Những vì sao luôn chiếu sáng tâm linh cho những ai nguyện bước theo con đường giải thoát, là ngọn hải đăng cho hành giả trên lộ trình tìm về bản lai diện mục của mình. Ôi những vì sao lung linh huyền diệu trên bầu trời trong xanh, nhưng thật gần gũi bên cạnh những hành giả chân tu thật học. Xin thành kính đảnh lễ nguyện bước theo cho dù trên đường đi có thật nhiều chông gai thử thách, nguyện noi theo từ đây cho đến vô lượng đời vị lai

Không bao giờ thối chuyển.

                                                                                                                                                                       
                                                                                                                                          Thích Nữ Giới Định

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 6454)
Cảnh ngữ là tỉnh giác, hoặc gọi là kinh sợ. Ví như có kẻ trộm dòm ngó nhà cửa, chủ nhãn ban đêm đốt đèn ngồi đàng hoàng giữa nhà, đằng hắng ra tiếng, kẻ trộm sợ hãi chẳng dám lén vào. Nếu vừa ngủ quên thì kẻ trộm thừa cơ lẻn vào cướp đoạt của cải ...
10/04/2013(Xem: 5332)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
09/04/2013(Xem: 5356)
Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp.
08/04/2013(Xem: 6757)
Nhằm hướng dẫn đệ tử tu tập đạt được hiệu quả tốt nhất, Ðức Phật đã linh động vận dụng trí tuệ trình bày bằng những ví dụ vừa thực tế, vừa sống động, mang tính hấp dẫn và đầy tính khả thi. Sau đây, soạn giả xin giới thiệu một số ví dụ để độc giả nào tha thiết tìm hiểu giáo lý thâm diệu ...
08/04/2013(Xem: 6474)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua Trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
08/04/2013(Xem: 6792)
Khi còn trong bụng mẹ, chờ đợi được sinh ra con người đã phải quờ quạng tự muốn giải thoát khỏi tù túng tối tăm này. Và rồi khi chào đời, con người lại tiếp tục quờ quạng muốn giải thoát những trói buộc phiền lụy cuộc đời. Như thế đó, cả hai hoàn cảnh trước khi được sanh ra, sau khi có mặt, con người đều nằm trong vòng cương tỏa mất tự tại an lạc.
08/04/2013(Xem: 8876)
Dưới đây là ba bài pháp ngắn do Ngài Thiền sư Mahasi Sayadaw giảng cho các cư sĩ Phật tử tại vương quốc Nepal trong dịp Ngài sang dự lễ đặt viên đá đầu tiên tại công trường Lâm Tì Ni vào tháng 11 năm 1980.
08/04/2013(Xem: 10329)
Lời Dẫn Nhập: Đây là bản dịch mới của bài Kinh Ānāpānasatisuttam thuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theo văn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với các bản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
08/04/2013(Xem: 4131)
Theo tinh thần thuyết Nghiệp trong đạo Phật, thì chính con người chứ không phải thần linh hay Thượng đế, sáng tạo và an bài cuộc đời của mình, bằng ý nghĩ, lời nói và hành động của chính mình....
05/04/2013(Xem: 6662)
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567