Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tử quán và Bạch cốt quán

06/07/201815:51(Xem: 4606)
Tử quán và Bạch cốt quán

quan niem ve cai chet
Tử quán và Bạch cốt quán

 

"Bạch cốt": xương trắng

"Quán": dùng tâm mà xem xét

 

Trong Phật giáo, một trong những phép quán mà chư tăng ni thường hành là phép Tử Quán (quán về sự chết) nhằm diệt trừ dâm dục. Sáng và chiều, họ phải thường tự răn nhắc mình về sự bấp bênh của mạng sống, cái chết có thể đến đối với họ bất cứ lúc nào. Lại phải nghĩ tới tình trạng ô nhiễm của bản tâm còn chưa được giải quyết có thể dẫn tới sự tái sanh bất hạnh nếu tử thần đến bất chợt. Như vậy, họ phải dùng tất cả sự quyết định, năng lực, cố gắng, nhẫn nại, không lay chuyển, sự chú tâm với tâm thức trong sáng của mình để diêt trừ các tình trạng xấu ác của bản tâm - chớ không thể chần chờ hay lơ đãng.

 

Đức Phật Thích-ca từng dạy rằng Dâm là cội rễ của Sanh Tử và Dâm dục là kẻ thù nguy hiểm nhất của người tu. "Rất may chỉ có một thứ như Dâm dục, nếu có đôi ba thứ nguy hiểm như nó thì trên thế gian nầy không có một người tu hành nào có thể đắc quả thánh". Do đó Ngài dạy chúng ta pháp môn Bạch cốt quán, là phương tiện mạnh mẽ nhất để diệt trừ lòng dâm.

 

Bạch cốt quán" nghĩa là 'Quán xương trắng', một phép quán trong Lục chủng Tam-muội (sáu phép tu Định) thuộc về Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo.

 

Hành giả quán một tử thi từ lúc mới chết đến lúc thành xương tàn cốt rụi, trải qua 9 giai đoạn sau đây:

 

1) Quán thấy thân xác của người chết từ một ngày đến bốn ngày, bị vất bỏ ở bãi tha ma, tím bầm rồi sình chương, chảy nước vàng hôi thúi.

 

2) Quán thấy thân ấy bị diều quạ, kên kên, chó nhà, chó rừng cắn xé - hoặc bị ruồi lằn bu đầy, giòi bò lúc nhúc ở mũi miệng - ai đi ngang qua cũng phải bịt mũi và quay mặt không dám nhìn vì quá kinh tởm.

 

3) Quán thấy cái thân ấy chỉ còn vài mảng thịt túa máu bao lấy bộ xương có gân chịu lại.  

 

4) Quán thấy cái thân chỉ còn là một bộ xương không có thịt, rướm máu và có gân chịu lại.   

 

5) Quán thấy bộ xương còn vài mảng da bọc, hết thịt hết máu và có gân chịu lại.

 

6) Quán thấy bộ xương đã rã rời: đây là xương bàn tay, bàn chân, bả vai - đó là xương đùi bàn tọa - đàng kia là xương sọ, các đốt cột sống, vv...

 

7) Quán thấy bộ xương lâu năm đã tàn rụi, chỉ còn lại những mảnh vụn khô khan trắng hếu như vỏ sò ốc lâu ngày.

 

8) Quán thấy nhiều bộ xương và đầu lâu, chất đống từ năm nầy qua năm kia.

 

9) Quán thấy mớ xương cốt tan thành tro bụi vì đã quá lâu.

 

Trong khi quán tưởng, hành giả xét rằng thân mình và của mọi người, mọi chúng sanh khác - thảy đều chung số phận như thế. Nhờ đó, lòng tham dục nguội dần. Thời đức Phật có nhiều vua chúa, trưởng giả, phú hào nhờ phép quán nầy mà thấy giai nhân mỹ nữ như những thây ma hôi thúi, những bộ xương khô đáng ghê sợ - nhờ đó mà có thể dứt bỏ để xuất gia tu đạo.

 

Tuy nhiên phép quán nầy cũng như các phép quán bất tịnh khác, đều có nguy hiểm: nếu hành quá mức có thể đưa tới chán đời và tự sát - như đã xảy ra cho vài ông tăng thời đức Phật. Sau khi thành công, thì phải quán Không (không dơ không sạch) hay Trung đạo (không ưa không chán) để quân bình tâm thức trở lại.

 

(Thích Phước Thiệt – Nhu liệu Phật học Từ điển Anh-Việt – 6/7/2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/05/2019(Xem: 4729)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ. Trong Kinh nói Đức Phật lúc nào cũng ở trong đại định, như vậy thì lúc đi bộ Đức Phật cũng thiền. Cho nên, ngày nay khi chúng ta nói đến thiền đi bộ thì không là vấn đề mới mẻ gì cả. Nhưng đôi khi chúng ta lại ít để tâm thực tập đúng theo phương thức để mang lại sự an tịnh cho thân tâm trong cuộc sống hàng ngày. Hai tác giả Arinna Weisman và Jean Smith sẽ làm sáng tỏ cách thực tập thiền đi bộ rất phổ thông này, qua sự hướng dẫn chi tiết dưới đây. Việc đi bộ có thể là cơ hội kỳ diệu khác để thực hành chánh niệm. Từng giây phút có thể tăng cường sự tỉnh thức và đôi khi là đối tượng dễ tiếp cận thiền hơn hít thở.
14/04/2019(Xem: 4048)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó.
09/04/2019(Xem: 4240)
Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali Nguyên Giác Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao? Bản thân người viết trước giờ chỉ quen dựa cột để nghe pháp, nơi đây không dám có ý kiến riêng, chỉ muốn tìm một số Kinh liên hệ để ghi chú. Câu chuyện này được ngài Trần Thái Tông (1218-1277) đưa vào nhóm 43 công án trong Niêm Tụng Kệ, một trong các sách giáo khoa của Thiền phái Trúc Lâm để khảo sát, nghiên cứu. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, người có công hồi phục Thiền phái Trúc Lâm, đã dịch toàn bộ các tác phẩm của Trần Thái Tông, trong đó câu chuyện ngài Huệ Khả tức khắc đốn ngộ, viết như sau: “8.- Cử: Nhị Tổ xin Sơ Tổ pháp an tâm. Sơ Tổ bảo: Đem tâm ra ta an cho ông. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không thể được. Sơ Tổ bảo: Ta an tâm cho ông rồi. Niêm: Em bé lên ba ôm trống giấy, Ông già tám chục mặc áo cầu. Tụng: Tâm đã không tâm nói với ai, Người câm thức mộng mắt tròn xoe. Lão
06/01/2019(Xem: 7021)
Chúng ta thường nghe các nhà khoa học đề cập đến những hành động ý thức và vô ý thức khi họ nói về não bộ của con người. Do đó chúng ta biết được hoạt động của con người không phải lúc nào cũng hợp lý như chúng ta tưởng.
27/11/2018(Xem: 3868)
"Chân Lý" nghĩa là sự thật, cũng gọi là "Đế" như trong "Tứ Diệu Đế" của Đạo Phật. Có hai loại chân lý: Tương đối và Tuyệt đối:
24/10/2018(Xem: 3592)
Đông và Tây có lẽ gặp nhau nhiều nhất trong việc chọn lựa tên cho con cái, nhất là đứa trẻ được chào đời ấy sẽ là trai hay gái, nếu là trai thì chọn những đức tính tốt hoặc lương thiện: Dũng, Đức, Nhân, Hùng, Ái , Nghĩa, Toàn ...riêng với bé gái tượng trưng cho sự mảnh mai, yếu ớt thì lại chọn tên các loài hoa như: Lan, Huệ, Mai, Cúc, Hồng v.v...và vì thế tôi cũng được nằm trong số những bé gái mang tên một loài hoa ...
18/10/2018(Xem: 5197)
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông
05/10/2018(Xem: 4683)
Trong Kinh Kim Cang, có một đoạn vấn hỏi và đối đáp giữa Đức Phật và Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt trần không? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt trần.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Trời không? ? Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có mắt Trời.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt huệ không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt huệ.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt pháp không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt pháp.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Phật không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt Phật.”
01/10/2018(Xem: 5057)
Ngày nay chủ đề Thiền không còn xa lạ đối với những ai muốn tìm hiểu và muốn định nghĩa một cách minh bạch, nhưng mấy ai hiểu và cảm nhận một cách chính xác và minh bạch về những hoạt dụng của Thiền.Tùy mỗi trường phái, mỗi góc độ để nhìn và hiểu về Thiền khác nhau, từ đó, việc hành hoạt cũng khác biệt.
23/09/2018(Xem: 4238)
Bầu trời trên cao xa, có đêm thì trăng sáng rực trần gian, chị hằng như đang mĩm cười nhìn xuống trần gian, còn chú cuội bên cây đa đang thiêm thiếp ngủ, có bữa thì tối thui như đêm ba mươi, ngữa bàn tay không thấy. Lúc thì trời quang mây tạnh, mưa thuận gió hòa, khi thì phong ba bão táp, tàn hại thiên nhiên, phá bỏ biết bao công trình vĩ đại mà con người đã bỏ thật nhiều sức lực tiền của để xây dựng qua nhiều thế kỷ, nhiều triều đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567