PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG LỚP HỌC MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM) Tâm Thường Định (Phe Bach, Ed.D. Mira Loma High School San Juan Unified School District.)
Lời dẫn: Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California. Cùng với hai nhà giáo dục Teresa Burke và Elzira Saffold danh dự trong năm 2015 (teachers of the year), chúng tôi được gặp và thảo luận với vị Chủ tịch trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) Dr. Robert S. Nelsen, và Mr. Tom Torlakson, CA superintendent of public instruction. Họ tâm sự với chúng tôi rằng, giáo dục là một nhân quyền căn bản, cần luôn cải cách và tiến hoá. "Nếu đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cùng đi chung". Họ cảm ơn chúng tôi nhận lời mời để chia sẻ những thực tập hữu ích cho đồng nhiệp. Xin mời quý vị đọc bài thuyết trình mà chúng tôi đã chia sẻ.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG LỚP HỌC
Thân chào quý đồng nghiệp,
Tôi rất vinh hạnh được đứng ở đây để chia sẻ với quý vị, những nhà giáo dục giàu tâm huyết và từ bi, về một số phương pháp được rút tỉa từ lớp học, đời sống cá nhân cũng như đời sống chuyên nghiệp của chính mình. Những phương pháp và nghiên cứu nay cũng có trong luận án của tôi. Kết hợp lại với nhau có thể gọi là Phương Pháp Thực Hành Dựa TrênChánh Niệm Trong Lớp Học.
Chánh niệm là năng lượng của sự tự chú tâm quan sát bản thân và ý thức được những gì đang diễn ra xung quanh mình và bên trong mình Chánh niệm đưa chúng ta quay trở lại với giây phút hiện tại. Giây phút hiện tại là điều duy nhất chúng ta đang thực sự có - Bây giờ và Ở đây -- bởi vì “Hôm qua đã là quá khứ và ngày mai thì còn bí ẩn. Chỉ có hôm nay, hiện tại, là món quà hy hữu”. Chánh niệm giúp chúng ta tập trung hơn, trí tuệ được minh mẫn hơn (tức là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và không cần thiết), và thực hành chánh niệm nâng cao lòng yêu thương và tâm từ của mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta, bao gồm học sinh sinh viên hay giáo viên, đều hiểu biết ở một mức độ nào đó rằng: Tương lai được định hình từ những gì chúng ta đang suy nghĩ, nói năng và hành động ngay tại thời điểm này. Mọi việc chúng ta làm đều có hệ quả của nó; và những hệ quả có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Ví dụ, nếu học sinh muốn có một điểm A trong tương lai, chúng phải học tập chăm chỉ từ bây giờ. Bắt đầu kỳ học, chúng ta hãy nhắc nhở các em rằng tất cả các em đều đang có điểm A, nhưng làm thế nào để duy trì điểm A đó là một câu chuyện khác. Nó cũng giống như tình yêu hay là hôn nhân, yêu và cưới nhau là một giai đoạn đẹp và dễ dàng nhưng làm sao để suy trì tình yêu và cuộc sống hôn nhân đó là cả một vấn đề khác, ở đó bao hàm cả nghệ thuật và khoa học sống.
Pháp Thực Hành Dựa TrênChánh Niệm có khả nănggiúp chúng ta làm được điều đó, tức là duy trì tình yêu, kéo dài hôn nhân và giữ được điểm A. Đây là một kĩ năng sống mà học sinh ngày nay đang cần. Tôi thường hỏi học sinh của mình vài câu hỏi sau và chính tôi cũng thường quán chiếu. Các câu hỏi là: “Chúng ta có phải là một phần của vấn đề hay là một phần của giải pháp?” và “Con đường nào chúng ta đang đi?” Xét về bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc đời của chúng ta: học vấn, tài chính, sự phát triển tâm linh, mối quan hệ của chúng ta với người khác, bao gồm anh chị em, bạn bè, bạn đời, cha mẹ, hay bất kỳ ai khác, v.v... Nếu mục tiêu là điểm A hay là cánh cửa kia, cánh cửa dẫn đến một tương lai rạng ngời, tốt đẹp hơn là mục đích, mục tiêu của chúng ta, thì liệu chúng ta có đang đi đúng hướng không? Liệu chúng ta có đang đi về phía đó với những gì chúng ta đang suy nghĩ, nói năng và hành động?
Thông qua sự thực hành chánh niệm, tôi có thể nhận ra và ý thức được vài cách mà con người cư xử. Là con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, chúng ta thường hay có phản ứng trở lại. Cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, chúng ta có xu hướng phản ứng lại ngay (reactive), nhanh và lẹ. Ví dụ, học sinh có thể cãi lại bằng ngôn ngữ khó nghe, hay thậm chí có những hành động quá mức như là đóng sầm cánh cửa lại khi bị đuổi ra khỏi lớp. Khi sử dụng phương pháp chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy ra, chúng ta hãy giữ chánh niệm – chúng ta chú ý đến hiện tại, chú ý đến những gì đang xảy ra bên trong mỗi người và tình huống bên ngoài. Sau đó, chúng ta có thể hồi đáp (responsive) lại tình huống. Không phải là phản ứng mà là hồi đáp lại trong sự bình tĩnh. Hãy biết rằng việc đang xảy ra, chúng ta có nhiều lựa chọn và hãy chọn một giải pháp tốt nhất cho mình và người.
Trong mọi tình huống, chúng ta có thể nhận chân ra rằng những gì chúng ta lựa chọn đặt trên nền tảng lợi mình, lợi người – ngay bây giờ và cả tương lai. Thông thường, chúng ta sẽ phản ứng lại ngay lập tức khi điều gì đó xảy ra; với sự thực hành chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy ra, chúng ta hãy bình tĩnh và thực hành chánh niệm ngay lúc đó, và sau đó đáp trả lại việc đã xảy ra mà không phản biện giận dữ. Một kỹ thuật mà tôi sử dụng và dạy học sinh thực hiện cùng tôi là thực hành chữ “P.E.A.C.E” (Hoà bình / Bình yên), theo như Bác sĩ tâm lý Dr. Amy Saltzman, Still Quiet Place - Mindfulness for Teens (2010)
P – Chữ P là Pause – Dừng lại. Khi chúng ta nhận ra những điều khó khăn, hãy dừng lại. Chưa hành động gì cả, không phản ứng. Không làm bất cứ điều gì hết.
E – Chữ E là Exhale – Thở ra. Hãy hít thở thật sâu (thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng). Tôi thường làm như vậy 3 hơi, nhưng thoạt đầu, học sinh chưa có khả năng đó, thì hít thở một hơi thật sâu là được rồi.
A – Chữ A là Acknowledge (Thừa nhận, Công nhận), Accept (Chấp nhận), và Allow (Cho phép). Bạn phải nhận ra cảm xúc của chính mình và của người khác. Nếu bạn buồn, bực bội hay là giận dữ, mình biết và chấp nhận là mình đang buồn, bực bội hoặc giận dữ. Bằng cách thừa nhận sự tức giận của mình thôi, điều đó đã bắt đầu xoa dịu cơn thịnh nộ. Tôi thường nói với học sinh tôi là “Bây giờ thầy đang không vui, những gì em làm khiến thầy và cả lớp mất tập trung. Và dường như em cũng không vui vẻ. Vì vậy, tại sao em không ra ngoài và đi bộ đi, rồi sẽ nói chuyện sau.” Mình chấp nhận con người của các em, như hiện thân của chúng đang là, cả thể chất và tinh thần, không thêm không bớt. Hãy cho phép các em là con người của các em. Hành động của các em và con người của các em là hai việc khác nhau.
C – Chữ C là Choose (Chọn Lựa) – Chọn lựa để đáp trả lại làm sao cho có hậu.
C cũng là Compassion (Từ Bi) – Chọn lựa để đáp lại với lòng từ bi. Hãy từ bi với chính mình và từ bi với người khác. Từ bi là một khái niệm cốt lõi trong Đạo Phật—Từ Bi có thể được định nghĩa như là khả năng mang lại niềm vui và an lạc cho người khác trong khi làm vơi đi được sự thất vọng và đau khổ của người đó.
Để có được từ bi đối với người khác, chúng ta phải biết từ bi với chính mình trước.
Từ bi và an lạc xuất phát từ tâm mình. Tất cả sự chuyển hóa và hạnh phúc đều bắt đầu từ bên trong ra ngoài; chuyển hóa ta, chuyển hoá người. Hạnh phúc trong ta lan rộng bên ngoài. Tâm bình thế giới bình là vậy. Từ bi bên trong, từ bi ra ngoài (Giống như quả trứng nếu thời gian cho phép)
Chữ C cũng có nghĩa là Clarity (Trong sáng hoặc rõ ràng): Chọn lựa để đáp lại với sự rỏ ràng và minh bạch. Hãy biết rõ về những gì mình muốn, giới hạn của mình tới đâu, trách nhiệm của mình là gì, v.v…
Và cuối cùng chữ C còn viết tắt của Courage (Can đảm) - Mình phải có bản lĩnh, can đảm để nói ra sự thật, nghe và chấp nhận sự thật từ người khác.
E – Chữ E là Engage (Hành động): Bây giờ chúng ta hãy sẵn sàng nhập cuộc, đối mặt với mọi tình huống một cách tích cực. Chúng ta có thể tạo ra một tình huống làm việc lợi-mình-lợi-người-lợi-xã hội (win-win-win situation), tương quan và tương ái. Hãy “Bắt đầu với một sự kết thúc có hậu ” – có nghĩa là mình làm mà không có dính mắt.
Trong lớp học, tôi thường sử dụng Phương Pháp Thực HànhDựa TrênChánh Niệm để mang lại nhận chân sự tuyệt vời của giây phút hiện tại, như là thỉnh chuông – bạn gọi nó là “rung chuông”, chúng tôi gọi là ‘thỉnh chuông’, chúng ta có thể thỉnh chuông mời gọi sự chú ý của học sinh. Chúng ta cũng có thể nhắc các em tập hít thở sâu và chậm, có thời gian yên tĩnh và một số kỹ thuật khác. Tôi cũng chia sẻ “Mỗi tuần một đều hay” với học sinh để chia sẻ những bài học quý trong cuộc sống, có giá trị nhân bản và đạo đức. “Mỗi tuần một đều hay” không chỉ để vun bồi, khuyến khích học sinh, mà còn giúp chúng ta xây dựng một mối quan hệ vững chắc giữa thầy cô giáo và học trò. Như các bạn đã biết, khi chúng ta thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, việc dạy học trở nên dễ dàng hơn.
Tôi thậm chí đã tập cho các em ‘thiền hành’ mà không để chúng biết rằng chúng đang làm điều đó. Nếu học sinh sử dụng ngôn ngữ không lịch sự, hay có những cư xử không tốt trong lớp học, tôi yêu cầu chúng ra ngoài, và không quấy rầy các sinh hoạt của lớp. Tuy nhiên, thay vì bảo chúng ngồi xuống và đợi, điều này có thể làm cho cơn giận hay bực bội của các em tăng lên, hay ít nhất, nó cũng thật là buồn chán và giáo viên lại mất cơ hội dạy bảo, tôi yêu cầu các em đi bộ chậm rãi và giữ chánh niệm. Tôi bảo các em phải chạm vào bức tường này, đi bộ trong yên lặng đến bức tường kia, chạm vào nó và đi qua đi lại 5 lần. Trước thời gian đó, các em có cơ hội tự quán chiếu và thường là có thể xoa dịu sự thất vọng, buồn bã và cơn giận dữ, và nhận ra những điều cần sửa đổi. Khi tôi hỏi “Em có biết tại sao thầy bảo em ra khỏi lớp học?”, hầu hết các em trả lời “Dạ biết” và “Xin lỗi” nhưng nếu chúng không làm như vậy, tôi bảo chúng đi bộ như vậy thêm 5 lần nữa và lúc này, tôi hướng dẫn chúng tập trung sự chú ý vào một điểm, như dấu vết trên tường hoặc một cây xanh để chú ý xem chúng nhận ra sự thay đổi khi di chuyển qua lại, khi gần khi xa. Sau 10 lần làm như vậy, chúng bình tĩnh hơn và sẵn sàng quay lại lớp học và học tiếp.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng Phương Pháp Thực Hành Dựa TrênChánh Niệm có hiệu quả trong lớp học cho tuổi teen và thậm chí là cho người lớn, ít nhất là đối với tôi. Tôi cũng sử dụng phương pháp đó. Đây là ví dụ để minh họa (mở đoạn audio)
Như các bạn đã thấy và nghe, đây là một trong những lần tôi được bổ nhiệm thay thế cho phó hiệu trưởng trường Mira Loma. Tôi đã chứng kiến một học sinh bị còng tay đưa tới nhà tù. Khi ấy tôi cảm giác dường như cả một hệ thống hoặc cách giáo dục của chúng ta đang thất bại. Điều này nhắc nhở tôi về điều mà người thầy Phật giáo Việt Nam thường nhắc: “Nếu một bác sĩ hoặc nha sĩ phạm sai lầm, người đó có thể giết chết một con người, nhưng một nhà giáo dục như chúng ta, nếu chúng ta phạm sai lầm, chúng ta có thể giết chết cả một thế hệ”. Và tôi nhận thấy rằng không chỉ giết chết một thế hệ mà nhiều thế hệ, vì các em sẽ là bậc Cha mẹ sau này. Là một giáo viên cho học sinh trung học, chúng ta quản lý khoảng 165 học sinh trong một ngày và năng lượng của chúng ta có thể giảm dần mỗi ngày. Vì thế, điều tất yếu quan trọng là chúng ta phải biết chăm sóc thật tốt cho chính mình. Chúng ta không thể cho những gì mà mình không có. Hãy chăm sóc tốt cho chính bạn, cả thể chất lẫn tinh thần, cảm xúc, tâm linh và tất cả những gì mà bạn có thể nghĩ đến để chúng ta có thể làm tốt hơn. Hãy dành một ít thời gian và không gian tĩnh lặng cho chính mình mỗi ngày để nạp lại năng lượng yêu thương cần thiết.
Hãy thở và cười.
Cảm ơn quý bạn đã lắng nghe! Xin cảm ơn.
Bạch X. Phẻ
MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM
Good morning ladies and gentlemen,
It is my honor to be here to share with you, dedicated and compassionate educators, some of the working strategies from my own classroom, personal and professional life. These strategies are also based upon my doctoral research; and together can be called a mindfulness-based approach.
Mindfulness is the energy of self-observation and awareness of what is going on around you and within you. Mindfulness brings you back to the present moment. The present moment is the only thing we truly have because,yesterday is history and tomorrow is mystery. Today is the gift--the here and now. Mindfulness enables us to focus, clear our mind, and enhance our loving-kindness. We all, including our students, know on some level that the future is dictated by what we are thinking, speaking, and acting at this moment. Everything we do has a consequence; and consequences can be positive or negative. Thus, if the students would like to have an A in the future, they must work hard at this very moment. At the beginning of the semester remind them that everyone is getting an A, but how to retain that A is another story. It is like love or being in a marriage: falling in love or getting married is an easy stage, but how you remain in love or stay married is an art and science in itself.
A Mindfulness-based approach enables us to do just that--remain in love, stay married or keep the A. This is a life-skill that today’s students need. I often ask my students these questions, and I reflect often upon them as well. The questions are: "Are we part of the problem or part of the solution? and “What direction are we heading?” In terms of anything in our life: academics, finances, spiritual growth, our relationship to others-- including our siblings, friends, romantic partner, parents, and everyone else. If that “A” or that door, the gateway, to a better future is our aim, our goal, then are we heading in the right direction? Are we really moving toward that, with everything we do, say or think?
Let's say, as an example to our students: Imagine you have 5 dollars for your allowance each day. In the morning you spend $3 on your Starbucks coffee and in the afternoon you spend another $3 for your Jamba Juice. You have $5 and spend $6--what direction are you going financially? You are going in a negative direction. You’re going to get a negative balance. In fact, you are going backwards just like Michael Jackson's moonwalk. Thus, you need to be mindful, recognize your own actions, stop going backwards and move in a positive direction toward your set goals. A philosopher once pointed out that it doesn't matter how slow or how fast we are going, as long as we are going forward in the right direction.
Through my own practice of mindfulness, I am able to recognize and be aware of how humans behave. As human beings, especially young ones, we are reactive. Whatever stimulus occurs, we tend to be reactive. For instance, students may talk back, using salty language or even displace physical behavior such as slamming the door. When using a mindfulness approach, whatever occurs, we are mindful--we pay attention to the moment, to what is happening inside oneself and outside in the situation. Then you can respond to the situation. Not reactive, but rather responsive. Know that we have many options, and choose the best one.
In all situations, we can realize that we have a choice to settle on a win-win situation. Usually we react immediately when something happens; with the practice of mindfulness, whatever happens, we stay calm and practice mindfulness in that moment, and then respond to that stimulus.
The technique that I used often and asked students to use with me is called the P.E.A.C.E. practice, as put forth by Dr. Amy Saltzman in Still Quiet Place - Mindfulness for Teens (2010)
P - P is for Pause. When you realize that things are difficult, pause. Stop. Do not act. Do not do anything yet.
E - E is for Exhale. Take a deep breath (in via your nose and out via your mouth). I often do 3 times, but at first, students don't have that ability, so just once is all right.
A - A is for Acknowledge, Accept, and Allow. You must acknowledge your own emotions and the other’s emotion. If you are upset, mad or angry, it is ok to say that you are upset or mad. By recognizing your anger, you are already start to defusing it right then. I often say to my students, “I am not happy right now; what you did is a distraction to me and to the classroom. It also seems like you are not happy either. Thus, why don't you go outside the classroom and take a walk.”
C - is for Choose to respond with
Compassion: for yourself and others. In order for you to have compassion for others, you must have self-compassion first. Compassion is a concept central to Buddhism, and it can be defined as the ability to bring joy and happiness to others while reducing their frustration and suffering. We also need to turn this compassion inward towards our own selves. All transformation and happiness start from the within; we all transform and lead from the inside out. Compassion inward; compassion outward. (Like the egg if time permitted).
C is also for Clarity: being clear about what you want, what your limits are, what you are responsible for. And finally, C also stands for Courage: the courage to speak your truth, and to hear the truth of others.
E - is for Engage Now we are ready to engage with the situation positively. We can create a win-win-win situation and "Begin with an open-end"--which means, to enter without attachment to a specific outcome.
In the classroom, I use many mindfulness-based strategies to bring awareness to the present moment, such as inviting the bell --you call it “ringing the bell”, we call it “inviting the bell”-- to get students’ attention. We may do a quick breathing exercise, have quiet time or some other technique. I also share "Quotes of the Week" with my students to illustrate life lessons, with moral and ethical values. These quotes not only are to motivate my students, but also they help us build a strong interpersonal relationship. As you already know, once we have established a good relationship, teaching is much easier. I have even asked the students to do a “walking meditation” without letting them know they are doing that. If students ever use “salty language” or do some other misbehavior in my classroom, I ask them to go outside and not distract the classroom activities. However, instead of having them sit down and wait, which may result in anger building up, or at minimum, it’s boring and a wasted learning opportunity, I ask them to walk slowly and mindfully toward the next building. I tell them that they must touch this wall, to walk mindfully to that wall, touch it and go back and then go back and forth 5 times. By that time, they often have defused their frustration, sadness or anger and realized what they themselves did that needs correcting. When I asked "Do you know why I removed you from the class?", most of them say, ”Yes,” and “Sorry,” but if they don't, I ask them to walk 5 more times and this time, I guide them to focus their attention on a mark on the wall or a tree, and notice how their perception changes as they move closer or farther away from it. After the tenth time, they are more calm and ready to go back to the classroom and learn.
Overall, research shows that mindfulness-based approach is working in the classroom both for teens and even for adults, at least for me. I am still using it. Here is an example to illustrate that: [play the audio].
As you can see, it is hard for me as an educator, in this case a designated substitute Vice principal at Mira Loma High, to see a student get handcuffed and taken to jail. Somehow, I felt we failed as a whole system. This reminded me of something my Vietnamese Buddhist teacher once told me, “If the doctors or dentists makes a mistake, they can kill only one person, but educators like us, if we make mistakes we kill the whole generation." And I see it as not only one generation, but many generations.
As educators of high school and middle school children, we deal with about 165 students in one single day, and our energy can run low each day. It is very important that we take a good care of ourselves. We can't give something we don't have. Please take care of yourselves physically, mentally, emotionally, spiritually and all the 'lys' that you can think of, so that we can give it forward. Have some quiet time for yourself each day to recharge your energy. Teachers matters. Keep Calm. Be Mindful. Teach On.
Breathe and Smile. Thank you for listening.
THANK YOU.
Phe Bach, Ed.D. Mira Loma High School San Juan Unified School District
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.Narayan Helen Liebenson là nữ giáo sư hướng dẫn tại Trung Tâm Thiền Cambridge Insight Meditation Center.
Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche là người nắm giữ truyền thừa của truyền thống Bön Dzogchen tradition của Tây Tạng. Ông là tác giả của cuốn sách “Spontaneous Creativity: Meditations for Manifesting Your Positive Qualities” [Sự Sáng Tạo Tự Phát: Thiền Để Thể Hiện Phẩm Chất Tích Cực Của Bạn] (xuất bản năm 2018).Zenkei Blanche Hartman (1926-2016) là Pháp Sư Cao Cấp và là phụ nữ đầu tiên Trú Trì Trung Tâm Thiền San Francisco.
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem độc tố này là gì. Xao lãng là xu hướng của tâm thức nhảy hết chuyện này sang chuyện khác. Đó là trường hợp của những người có một tâm thức tương tự như con cào cào hay con bướm, không sao có thể dừng lại với bất cứ một thứ gì, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Câu thơ nổi tiếng của T.S. Eliot (Thomas Stearns Eliot, 1888-1965, thi hào người Anh gốc Mỹ, đoạt giải Nobel văn chương năm 1948) : « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng » có thể nói lên điều đó. Câu thơ này nêu lên một cách ngắn gọn cuộc sống ngày nay trong xã hội : đó là một quá trình liên tục – hết ngày này đến tuần khác – của sự « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng ». Liều thuốc hóa giải sự xao lãng trong hoàn cảnh đó – ít nhất là đối với lãnh vực tâm thần – là sự chú tâm vào hơi thở. Một sự tập trung thật mạnh hướng vào quá trình hô hấp của mình là một phương pháp rất hiệu nghiệm, có thể hóa giải được tất cả mọi hình thức xao lãng.
‘Khổ và sự diệt khổ’ là trọng tâm của lời đức Phật dạy, được diễn đạt qua Kinh Chuyển Pháp Luân.[2]
‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti
‘Chính sự thật về khổ’, cần được con người am hiểu, rõ biết tường tận.[3]
Nhận định này có thể tư duythông qua bài kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’[4] như sau: Ví như tấm vải bị hoen ố, vấy bẩn và người thợ nhuộm đã cố gắng làm đẹptấm vải bằng cách nhúng nó vào thuốc nhuộm loại tốt này hay loại tốt khác, nhưng kết quả cho ra không được như ý. Bởi vì thực chất của tấm vải là dơ bẩn, không sạch, uế nhiễm.
Trong toán học, muốn giải một bài toán cơ bản luôn cần có một mẫu số chung, đó là con số quan trọng cần thiết để đưa đến kết quả chính xác cho bài toán. Ngoài ra vì tính khoa học, những con số còn giúp cho mọi việc được mạch lạc, rõ ràng thứ lớp hơn mà chính Đức Thế Tôn của chúng ta cách đây 2600 năm cũng đã sử dụng nó để nói đến trong toàn bộ những bài giảng của Ngài. Khi giảng nói về các loại tâm vô hình, trừu tượng khó nhớ Đức Phật đã dùng những con số cụ thể trong Vi diệu pháp (Duy thức học). Chính nhờ vậy việc tìm hiểu về các loại Tâm vương, Tâm sở đầy phức tạp đã được Ngài hướng dẫn, phân loại rõ ràng cho từng loại tâm khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là những học thuyết sâu rộng của triết lý Phật giáo dành cho lãnh vực nghiên cứu.
Vào sáng Chủ Nhật 14 tháng 7 2019, tại hội trường báo Người Việt (Westminster, Little Saigon) đã có một cuộc hội thảo với chủ đề tìm cách đem sự thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với giới thanh thiếu niên gốc Việt tại Quận Cam.
"Lý tưởng nhất là các lớp học không có cảm giác sợ hãi và căng thẳng làm việc dạy và học trở nên nặng nề. Lý tưởng nhất là giáo viên tạo dựng được nề nếp học trong không khí êm ả và chú tâm của lớp học. Tuy nhiên, không khí trong các lớp học công lập của Hoa Kỳ thường xuyên không được như vậy,…"
Đó là lời phát biểu của Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ khi anh thuyết trình về lợi ích của việc thực tập hơi thở trong tỉnh thức ở học đường. Phương pháp này giúp con người trị được nhiều căn bệnh về tâm lý và đối đầu được những cảm giác hồi hộp, căng thẳng, sợ sệt, bất an, trầm cảm, thường xảy ra cho các học sinh và cả trong giới giáo chức.
Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna
(jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong
Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala
Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi
(Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác
về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật
giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho
việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về
căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư
và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy
được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna,
được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một
công thức kiểu mẫu:
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Chủ yếu nơi đây dựa vào kinh điển, và người viết không phải là tiếng nói thẩm quyền nào. Tất cả những gì viết nơi đây đều rất dễ hiểu; độc giả có thể ngưng ở bất kỳ dòng nào để thử nghiệm tự nhìn lại tâm. Với các bất toàn tất nhiên sẽ có, xin thành kính sám hối trước Tam Bảo.
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.