Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Vị Trên Đầu Lưỡi

21/05/201408:09(Xem: 6622)
Thiền Vị Trên Đầu Lưỡi
01ducp04

THIỀN VỊ TRÊN ĐẦU LƯỠI 


Nguyên tác: Takashina Rozen 
Ni sư Hạnh Huệ và Thuần Bạch dịch





Mục tiêu của thiền dĩ nhiên là để kiến tánh và chứng ngộ, nhưng đó không phải là nơi an trụ cuối cùng. Thiền bao gồm Phật giáo và là sự thực hành Phật đạo. Thế thì Phật giáo là gì? Và Phật đạo là gì ?
Nhiều người cho rằng Phật giáo chỉ là những chuyện về thiên đường, địa ngục, và làm sao để tẩn liệm một xác chết, hoặc có thể là một ông già nào đó nói về sự xả ly. 
 
Vì thế lớp trẻ có khuynh hướng quay lưng lại với Phật giáo, xem như không có giá trị với họ. Họ không hiểu Phật giáo thực sự là gì. Đó là chân lý của vạn vật, là ngộ nhập cái tuyệt đối, là đại ngộ của đức Thích Ca Mâu Ni. Chân lý này phổ quát vi tế đến nỗi có thể chứa đựng trên đầu lông chim cốc, rộng lớn đến nỗi vượt cả không gian đến vô tận. Chân lý tuyệt đối chính là sự sống của đạo Phật – và vấn đề là làm sao ngộ nhập được sự sống đó.

Kinh Kim Cang dạy rằng: “Cái gì gọi là Phật pháp thì không phải là Phật pháp.” Điều mà đức Thích Ca Mâu Ni thuyết trong 49 năm xem như giáo pháp của ngài, chỉ là sự giải thích giúp chúng sanh đi đến trực ngộ. Mạch sống thực sự của Phật pháp không ở nơi giáo lý. Vì thế ngài nói: “Phải biết rằng những lời giáo huấn của ta chỉ là những ẩn dụ giống như chiếc bè.” Bè hoặc thuyền chỉ được sử dụng cho đến khi đạt đến mục tiêu là bờ bên kia.

Đâu là mục tiêu đích thực của Phật pháp? Khi đã tìm ra và đạt đến, chúng ta an trụ trong cái hằng ngày, cái bình thường, không có gì khác thường cả. Phàm phu đau khổ vì họ không thể an trụ trong sự bình thường. “Tôi đã đi qua nhưng sau cùng không có gì đặc biệt.” Đời sống con người đầy rẫy những thất vọng, những việc không xoay chiều theo ý muốn. Trên quan điểm chứng ngộ, chân lý là bình thường, không có gì đặc biệt. Liễu xanh, hoa thắm, lửa nóng và gió luôn luôn thổi. 
 
Thiền sư Đạo Nguyên trong Tọa Thiền Nghi đã đưa ra kết luận về thiền: “Chim bay như chim, cá lội như cá.” Đó chính là trạng thái bình thường của vạn vật. Nếu chúng ta nghĩ Phật pháp như một triết lý thần kỳ chính vì chúng ta không thấy được Phật pháp là một sự bình thường, là việc ăn uống hàng ngày. Chân lý không ra ngoài cuộc sống thường nhật.

Trong thiền, khi cảm thấy không đủ khả năng đạt đến công án quá khó của vị thầy trao cho, hành giả chiến đấu trên đầu gươm ngọn giáo. Nhưng khi đạt đến sự hoạt dụng tự tại của thiền một cách trọn vẹn, hành giả sẽ thấy đáp án tự nhiên xuất hiện ngay trước mắt và sự sống chơn thực bắt đầu.

Một vị tăng hỏi thiền sư Triệu Châu: “Cái gì là Phật pháp?”. Sư trả lời tức khắc: “Cây bách trước sân.” Ngay trước phòng của sư mọc một cây bách giữa sân, và không ngập ngừng mảy may sư đã ứng dụng ngay sự kiện đó. Đó là Phật pháp hoạt dụng.

Lại một vị tăng hỏi thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư: “Cái gì là đại ý Phật pháp?” Nghe vị tăng đến từ Lô Lăng, sư liền đáp: “Giá gạo ở chợ Lô Lăng bao nhiêu?” Trong sự hoạt dụng của thiền, gạo ở chợ được dùng để chỉ cho đại ý Phật pháp. Một môn đệ cư sĩ của thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm hỏi: “Đạo là gì?” Sư chỉ trên và dưới: “Ông không hiểu chăng?”. Người môn đệ không hiểu nên đáp: “Không.” Rồi sư nói tiếp: “Mây trên trời xanh, nước trong bình.” (Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.) Người môn đệ chợt ngộ. Đạo chính ngay ở tại mây trên trời xanh, nước trong bình, không phải là hiện tượng gì kỳ đặc mà là hương vị thiên nhiên của núi, sông , đồng cỏ. Thật sự đạo là cái gì đơn giản và bình dị.

Thêm một mẫu chuyện Trung Hoa rất thích thú về Triệu Châu. Có một vị tăng lần đầu đến hỏi sư: “Tôi vừa nhập tu viện, xin ngài chỉ dạy.” Tăng chúng thường dùng cháo vào buổi sáng và chiều. Triệu Châu trả lời: “Ông ăn cháo chưa?”. Ngụ ý là ông đã dùng bữa sáng chưa? Vị tăng trả lời ngay rằng: “Thưa rồi.” Và sư tiếp: “Hãy đi rửa chén.” Tất cả chuyện trên đều mang ẩn ý, và đó là một công án. 
Thiền sư Bansho có nói về vấn đề này: “Trong lúc ăn, hãy mở miệng, khi ngủ hãy nhắm mắt, lúc rửa mặt hãy rửa sạch mũi, khi đi giày hãy xỏ chân vào.” Khi rửa mặt phải tỉnh giác về cái mũi sạch dơ, lúc mang giày ta phải đặt ngón chân vào thật ngay ngắn.

Nơi an trụ cuối cùng của thiền, tức mạch sống của Phật giáo là thiền trong hoạt động, không lạc ra ngoài sinh hoạt tự nhiên của đời sống bình thường hằng ngày. Như vậy, dù không để ý đến ngày và đêm chúng ta đều sống trong Phật pháp và áp dụng Phật pháp. Vậy thì cần gì phải giác ngộ và tu tập? “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền.” Nhưng không phải thế. Nước đã đun sôi và sau đó để nguội chắc chắn phải khác với nước thường, mặc dù cả hai đều nguội. 
 
Phải có sự khác biệt giữa một phàm phu và một hành giả đã trải qua công phu tu tập lâu dài. Nếu không thế, tu tập thiền định ắt vô dụng. Họ bình đẳng với nhau trong Phật pháp, nhưng điểm khác biệt là có người tu hành tinh tấn, người thì không. Cùng bơi lội chung trong nước, người có mặc quần áo sẽ bị vướng bận vì cơ thể không được tự do cử động trong nước. Giống như hai người đối diện nhưng ngăn cách bởi một tấm kính không thể nói chuyện với nhau. Cũng thế, chúng ta chìm ngập trong thánh lý, nhưng cũng bị ngăn cách bởi tấm kính. 
 
Nếu bằng cách nào đó tấm kính được tháo gỡ, người bơi lội trút bỏ lớp quần áo – điều này thật là cần thiết tuyệt đối để kiến tánh và chứng ngộ. Cụ thể hơn: Người chưa giác ngộ không thể nhận ra tự tánh. Vì chưa nhận ra tự tánh, những ý tưởng của họ bị chi phối bởi mọi hình tướng biến đổi bất thường, và họ bị dao động khi có bất cứ dư luận nào. Chủ đích đời sống của họ không bao giờ ra ngoài sự khoái lạc, của cải, danh và lợi. Nhưng khi hành giả thành tâm tìm kiếm chân lý, thoát ra khỏi tập quán này để nhận ra tự tánh, thì chân lý thường hằng hiện tiền trong cái sinh diệt. 
 
Đó là cuộc sống chơn thực, khi mà hành trì và chứng ngộ là một. Cuối cùng hành giả đạt đến cứu cánh tối thượng của thiền, tự tại hòa nhập với thế gian. Bấy giờ cha mẹ như là cha mẹ, con cái như là con cái, người chồng như là chồng, người vợ như là vợ. Liễu vẫn xanh, hoa vẫn thắm, chim bay như chim, cá lội như cá.

Khi mỗi người sống an bình trong vị thế của mình, họ có thể cống hiến cho vinh quang thật sự của đất nước mình và rồi có được năng lực sáng tạo một nền văn hóa vững bền. Chúng ta gọi đó là cuộc sống bình thường, và quả bình thường thật, nhưng đó cũng là chân lý bất di bất dịch qua các thời đại. 
 
Hãy nhìn! Khi trời lạnh chim đậu trên cây, còn vịt thì nhào xuống nước. Mỗi sinh vật chỉ đi đến nơi an trú riêng biệt của mình. Chân lý là chân lý trong mỗi người. Không có gì tốt đẹp hơn nữa – không có gì đẹp hoặc xấu bởi vì tất cả đều bình đẳng. Nơi có sự bình đẳng, tâm bình và thế giới bình. Đó là thiền Tào Động, nơi an trụ rốt ráo của thiền.

(Thiền Viện Thường Chiếu)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2017(Xem: 4786)
Chúng ta gọi “trận đồ tâm thức” để chỉ cho những gì gian nan, khó hiểu, tự nhiên chệch ra ngoài sách vở… Bởi vì, có một số người tập Thiền một thời gian, thế rồi đâm ra hoang mang, lo lắng, khi nhìn thấy cái rỗng rang của tâm thức như nhảy vào vực sâu. Trong khi đó một số người tập thiền rồi tự xưng là Phật, là A La Hán đương đại duy nhất, là đại giáo chủ, là siêu sư phụ, và là vân vân. Có phải vì họ đã nhìn thấy hào quang? Có phải họ đã nghe tiếng lạ? Có phải vì họ thấy toàn thân lay động như có cõi vô hình nhập vào?
18/07/2017(Xem: 5139)
Một thời, người học Phật đã quen nghĩ rằng Tổ Sư Long Thọ đã khai sơn ra hệ tư tưởng Bát Nhã, nổi bật là câu "Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật" trong Kinh Kim Cang. Thực ra, chính Đức Phật đã nói về pháp Định Vô Tướng rất nhiều lần trong Tạng Pali. Tuy nhiên, bài này sẽ nói tới pháp thế gian trước, rồi mới bàn về pháp xuất thế gian sau. Vì chúng sanh ưa chấp tướng. Có phải Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc – vị lãnh đạo cao nhất của quốc gia đông dân nhất thế giới -- là một Phật Tử tàng hình? Nếu đúng như thế, hiển nhiên là một bất ngờ.
25/06/2017(Xem: 4910)
Nhiều người đã nhìn về thiền tập như là những gì rất gian nan, rất khó cho người trong đời thường. Thực tế, đúng là sẽ rất khó khăn, nếu chúng ta thử ngồi yên trong nửa giờ -- chỉ nói ngồi yên thôi, chưa cần nói tới việc liên tục giữ được tâm tỉnh thức an tịnh (như pháp chỉ) hay liên tục giữ được tâm tỉnh thức quán sát (như pháp niệm thân, thọ, tâm, pháp).
25/06/2017(Xem: 9525)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
11/06/2017(Xem: 4520)
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người phụ nữ cảm nhận cơ thể chuyển biến từng ngày, từng đêm, từng giờ… Những đau đớn của cơ thể, những hạnh phúc chờ đợi, và cả những lo lắng về những gì chưa biết đang tới gần. Thiền tập có thể giúp được gì cho quý bà đang mang thai? Và khi quý bà thiền tập, bào thai sẽ lợi ích ra sao?
03/06/2017(Xem: 3886)
Vua Trần Nhân Tông thời xưa đã từng dạy thiền cho quân binh hàng ngày? Không có tài liệu nào nói như thế, cho dù Ngài để lại một sự nghiệp lớn về Thiền Tông và dòng Thiền Trúc Lâm còn ảnh hưởng tới bây giờ. Tuy nhiên, từ bên kia bờ Thái Bình Dương, thiền tập đang được huấn luyện trong quân đội Hoa Kỳ. Thiền tập đã trở thành một vũ khí để tự vệ cho chiến binh Hoa Kỳ -- để tỉnh thức trong mọi tình huống, để giảm căng thẳng, để giảm đau đớn khi bệnh hoạn và thương tích, để không bị mất ngủ, và để an vui trong từng khoảnh khắc.
21/05/2017(Xem: 5958)
Nguyên Giác Phan Tấn Hải hiện là chủ bút của tờ Việt Báo ở Nam California và trang tin vietbao.com. Anh đã xuất bản cả thảy 8 cuốn sách về Phật Giáo và Thiền. Đây là cuốn sách thứ 9. Sách dày 275 trang, ấn loát rất mỹ thuật theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, do Ananda Viet Foundation xuất bản và Amazon phát hành. Sách đã được cư sĩ Tâm Diệu thuộc Thư Viện Hoa Sen giới thiệu như sau:
17/05/2017(Xem: 11288)
Người tu cần sự minh triết và cẩn trọng trong khi tiếp nhận Phật pháp, để phân biệt đúng sai và lệch lạc. Hãy xem đoạn văn sau đây của người sáng lập Cư xá Phật giáo và Hội Phật giáo Luân-đôn (Christmas Humphreys, The Buddhist Way of Life, p. 100):
04/05/2017(Xem: 4912)
Thiền là một trường phái Đại thừa thành lập bởi đại sư Ấn-độ Bồ-đề Đạt-ma (Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn-độ) tại Trung quốc vào thế kỉ thứ Sáu. Thiền là tông phái có ảnh hưởng hết sức sâu rộng tại Đông Á. Thiền tông chủ trương sự giác ngộ không thể đạt được qua sự học tập kinh điển. mà chỉ có thể đạt được với sự nhận thức trực tiếp bản tâm qua sự thực hành thiền định. Ngài Bồ-đề Đạt ma được xem là Sơ tổ của Thiền tông Trung quốc. Quyển "Luận về Nhận thức Thật tánh của Tâm", được cho là tác phẩm của Ngài nhưng có lẽ là do các đồ đệ về sau, diễn tả Thiền như sau: "Truyền ngoài kinh điển, không qua văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy được bản tánh và (đắc đạo) thành Phật".
21/04/2017(Xem: 5010)
Ở Little Saigon hiện nay có nhiều lớp dạy thiền, không ngoài mục đích giúp mọi người thoát khỏi những đau khổ, trong đó bệnh là một trong những khổ đau của con người, cả thân và tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567