Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Vị Trên Đầu Lưỡi

21/05/201408:09(Xem: 6514)
Thiền Vị Trên Đầu Lưỡi
01ducp04

THIỀN VỊ TRÊN ĐẦU LƯỠI 


Nguyên tác: Takashina Rozen 
Ni sư Hạnh Huệ và Thuần Bạch dịch





Mục tiêu của thiền dĩ nhiên là để kiến tánh và chứng ngộ, nhưng đó không phải là nơi an trụ cuối cùng. Thiền bao gồm Phật giáo và là sự thực hành Phật đạo. Thế thì Phật giáo là gì? Và Phật đạo là gì ?
Nhiều người cho rằng Phật giáo chỉ là những chuyện về thiên đường, địa ngục, và làm sao để tẩn liệm một xác chết, hoặc có thể là một ông già nào đó nói về sự xả ly. 
 
Vì thế lớp trẻ có khuynh hướng quay lưng lại với Phật giáo, xem như không có giá trị với họ. Họ không hiểu Phật giáo thực sự là gì. Đó là chân lý của vạn vật, là ngộ nhập cái tuyệt đối, là đại ngộ của đức Thích Ca Mâu Ni. Chân lý này phổ quát vi tế đến nỗi có thể chứa đựng trên đầu lông chim cốc, rộng lớn đến nỗi vượt cả không gian đến vô tận. Chân lý tuyệt đối chính là sự sống của đạo Phật – và vấn đề là làm sao ngộ nhập được sự sống đó.

Kinh Kim Cang dạy rằng: “Cái gì gọi là Phật pháp thì không phải là Phật pháp.” Điều mà đức Thích Ca Mâu Ni thuyết trong 49 năm xem như giáo pháp của ngài, chỉ là sự giải thích giúp chúng sanh đi đến trực ngộ. Mạch sống thực sự của Phật pháp không ở nơi giáo lý. Vì thế ngài nói: “Phải biết rằng những lời giáo huấn của ta chỉ là những ẩn dụ giống như chiếc bè.” Bè hoặc thuyền chỉ được sử dụng cho đến khi đạt đến mục tiêu là bờ bên kia.

Đâu là mục tiêu đích thực của Phật pháp? Khi đã tìm ra và đạt đến, chúng ta an trụ trong cái hằng ngày, cái bình thường, không có gì khác thường cả. Phàm phu đau khổ vì họ không thể an trụ trong sự bình thường. “Tôi đã đi qua nhưng sau cùng không có gì đặc biệt.” Đời sống con người đầy rẫy những thất vọng, những việc không xoay chiều theo ý muốn. Trên quan điểm chứng ngộ, chân lý là bình thường, không có gì đặc biệt. Liễu xanh, hoa thắm, lửa nóng và gió luôn luôn thổi. 
 
Thiền sư Đạo Nguyên trong Tọa Thiền Nghi đã đưa ra kết luận về thiền: “Chim bay như chim, cá lội như cá.” Đó chính là trạng thái bình thường của vạn vật. Nếu chúng ta nghĩ Phật pháp như một triết lý thần kỳ chính vì chúng ta không thấy được Phật pháp là một sự bình thường, là việc ăn uống hàng ngày. Chân lý không ra ngoài cuộc sống thường nhật.

Trong thiền, khi cảm thấy không đủ khả năng đạt đến công án quá khó của vị thầy trao cho, hành giả chiến đấu trên đầu gươm ngọn giáo. Nhưng khi đạt đến sự hoạt dụng tự tại của thiền một cách trọn vẹn, hành giả sẽ thấy đáp án tự nhiên xuất hiện ngay trước mắt và sự sống chơn thực bắt đầu.

Một vị tăng hỏi thiền sư Triệu Châu: “Cái gì là Phật pháp?”. Sư trả lời tức khắc: “Cây bách trước sân.” Ngay trước phòng của sư mọc một cây bách giữa sân, và không ngập ngừng mảy may sư đã ứng dụng ngay sự kiện đó. Đó là Phật pháp hoạt dụng.

Lại một vị tăng hỏi thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư: “Cái gì là đại ý Phật pháp?” Nghe vị tăng đến từ Lô Lăng, sư liền đáp: “Giá gạo ở chợ Lô Lăng bao nhiêu?” Trong sự hoạt dụng của thiền, gạo ở chợ được dùng để chỉ cho đại ý Phật pháp. Một môn đệ cư sĩ của thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm hỏi: “Đạo là gì?” Sư chỉ trên và dưới: “Ông không hiểu chăng?”. Người môn đệ không hiểu nên đáp: “Không.” Rồi sư nói tiếp: “Mây trên trời xanh, nước trong bình.” (Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.) Người môn đệ chợt ngộ. Đạo chính ngay ở tại mây trên trời xanh, nước trong bình, không phải là hiện tượng gì kỳ đặc mà là hương vị thiên nhiên của núi, sông , đồng cỏ. Thật sự đạo là cái gì đơn giản và bình dị.

Thêm một mẫu chuyện Trung Hoa rất thích thú về Triệu Châu. Có một vị tăng lần đầu đến hỏi sư: “Tôi vừa nhập tu viện, xin ngài chỉ dạy.” Tăng chúng thường dùng cháo vào buổi sáng và chiều. Triệu Châu trả lời: “Ông ăn cháo chưa?”. Ngụ ý là ông đã dùng bữa sáng chưa? Vị tăng trả lời ngay rằng: “Thưa rồi.” Và sư tiếp: “Hãy đi rửa chén.” Tất cả chuyện trên đều mang ẩn ý, và đó là một công án. 
Thiền sư Bansho có nói về vấn đề này: “Trong lúc ăn, hãy mở miệng, khi ngủ hãy nhắm mắt, lúc rửa mặt hãy rửa sạch mũi, khi đi giày hãy xỏ chân vào.” Khi rửa mặt phải tỉnh giác về cái mũi sạch dơ, lúc mang giày ta phải đặt ngón chân vào thật ngay ngắn.

Nơi an trụ cuối cùng của thiền, tức mạch sống của Phật giáo là thiền trong hoạt động, không lạc ra ngoài sinh hoạt tự nhiên của đời sống bình thường hằng ngày. Như vậy, dù không để ý đến ngày và đêm chúng ta đều sống trong Phật pháp và áp dụng Phật pháp. Vậy thì cần gì phải giác ngộ và tu tập? “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền.” Nhưng không phải thế. Nước đã đun sôi và sau đó để nguội chắc chắn phải khác với nước thường, mặc dù cả hai đều nguội. 
 
Phải có sự khác biệt giữa một phàm phu và một hành giả đã trải qua công phu tu tập lâu dài. Nếu không thế, tu tập thiền định ắt vô dụng. Họ bình đẳng với nhau trong Phật pháp, nhưng điểm khác biệt là có người tu hành tinh tấn, người thì không. Cùng bơi lội chung trong nước, người có mặc quần áo sẽ bị vướng bận vì cơ thể không được tự do cử động trong nước. Giống như hai người đối diện nhưng ngăn cách bởi một tấm kính không thể nói chuyện với nhau. Cũng thế, chúng ta chìm ngập trong thánh lý, nhưng cũng bị ngăn cách bởi tấm kính. 
 
Nếu bằng cách nào đó tấm kính được tháo gỡ, người bơi lội trút bỏ lớp quần áo – điều này thật là cần thiết tuyệt đối để kiến tánh và chứng ngộ. Cụ thể hơn: Người chưa giác ngộ không thể nhận ra tự tánh. Vì chưa nhận ra tự tánh, những ý tưởng của họ bị chi phối bởi mọi hình tướng biến đổi bất thường, và họ bị dao động khi có bất cứ dư luận nào. Chủ đích đời sống của họ không bao giờ ra ngoài sự khoái lạc, của cải, danh và lợi. Nhưng khi hành giả thành tâm tìm kiếm chân lý, thoát ra khỏi tập quán này để nhận ra tự tánh, thì chân lý thường hằng hiện tiền trong cái sinh diệt. 
 
Đó là cuộc sống chơn thực, khi mà hành trì và chứng ngộ là một. Cuối cùng hành giả đạt đến cứu cánh tối thượng của thiền, tự tại hòa nhập với thế gian. Bấy giờ cha mẹ như là cha mẹ, con cái như là con cái, người chồng như là chồng, người vợ như là vợ. Liễu vẫn xanh, hoa vẫn thắm, chim bay như chim, cá lội như cá.

Khi mỗi người sống an bình trong vị thế của mình, họ có thể cống hiến cho vinh quang thật sự của đất nước mình và rồi có được năng lực sáng tạo một nền văn hóa vững bền. Chúng ta gọi đó là cuộc sống bình thường, và quả bình thường thật, nhưng đó cũng là chân lý bất di bất dịch qua các thời đại. 
 
Hãy nhìn! Khi trời lạnh chim đậu trên cây, còn vịt thì nhào xuống nước. Mỗi sinh vật chỉ đi đến nơi an trú riêng biệt của mình. Chân lý là chân lý trong mỗi người. Không có gì tốt đẹp hơn nữa – không có gì đẹp hoặc xấu bởi vì tất cả đều bình đẳng. Nơi có sự bình đẳng, tâm bình và thế giới bình. Đó là thiền Tào Động, nơi an trụ rốt ráo của thiền.

(Thiền Viện Thường Chiếu)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2015(Xem: 7504)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành. Những niệm thiện lành trước tiên là hướng về bạn, bởi vì nếu bạn không thể hướng niệm thiện lành về bạn -- nếu bạn không thể cảm thấy một khát vọng chân thực cho hạnh phúc riêng của bạn -- sẽ không có cách nào bạn có thể chân thực ước muốn cho kẻ khác có hạnh phúc.
15/06/2015(Xem: 12144)
Khung Trời Vàng (sách), “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật”. Ấy là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cách đây hơn hai mươi sáu thế kỷ. Và lời dạy ấy của Ngài ngày nay ta đem tư duy để chạm tới, thì vẫn còn mới tinh khôi. Phật tính là những gì cao quý nhất, sáng suốt nhất, tinh anh nhất, rộng lớn nhất và xinh đẹp nhất nơi tự tâm của mỗi chúng ta. Sống ở trong đời, ta đánh mất sự cao quý, vì tâm ta chạy theo sự ngu hèn, nên làm khuất lấp tánh Phật nơi ta; sống ở trong đời, ta đánh mất sự sáng suốt, vì tâm ta chạy theo bản ngã, nên làm khuất lấp tính sáng nơi ta; sống ở đời ta phóng tâm chạy theo tiền tài, sắc dục, danh lợi, đam mê ăn uống và hưởng thụ ngủ nghỉ, nên làm khuất lấp tinh anh trong đời sống của ta; sống ở trong đời, ta đánh mất sự rộng lớn, vì ta nghĩ về ta và cái của ta quá nhiều, nên làm khuất lấp tính rộng lớn nơi ta và sống ở đời, vì ta nghĩ xấu cho người, nên cái xấu chảy tràn ra trong tâm ta và tưới tẩm thân thể của ta bằng chấ
22/05/2015(Xem: 7879)
Từ lâu, ai cũng biết đến Thiền như : Tham thoại đầu – Như Lai Thiền – Tổ sư Thiền – Yoga Thiền …mục đích khai mở tâm linh tiến đến giải thoát, hoặc ngoại đạo thiền để đạt đến thần thông.
28/04/2015(Xem: 5995)
Có những lúc gần như kiệt sức, tôi lại lấy giấy mực ra vẽ. Công việc hàng ngày phải đọc nhiều, viết nhiều, và tra cứu nhiều – có những lúc chữ tràn ngập người tôi. Tiếng Việt, tiếng Anh. Mỗi ngày phải quan sát chuyện thế giới, từ Iraq tới Afghanistan, từ Dharamsala tới Rome, từ chuyện tình Hollywood tới thị trường tài chánh Wall Street... tôi ngồi giữa những trận mưa thông tin, phải đọc thật nhanh, chọn tin thật nhanh, sắp xếp ưu tiên tin tức thât nhanh, và dịch thật nhanh. Đêm về, hạnh phúc là khi đọc Kinh Phật, và đôi khi, là viết về Đạo Phật.
07/03/2015(Xem: 13177)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt. Nhưng tôi không có dụng cụ để đo lường sự lợi ích thiết thực của Thiền trong việc trị bệnh. Nay hân hạnh được nhà nghiên cứu Hồng Quang cho xem bài nghiên cứu công phu và rất bổ ích của ông,“Thiền và Sức Khỏe”. Qua bài nầy chúng ta thấy, nhiều thập niên qua, các khoa học gia quốc tế, giới y dược và bệnh viện đã áp dụng Thiền cho việc trị nhiều chứng bệnh thời đại như Ung thư, Sida, Tiểu đường…kết quả không ngờ.
22/01/2015(Xem: 5566)
Đời người luôn có nhiều mục tiêu trong cuộc sống, nhưng chỉ có một mục đích trong cuộc đời, đó là sự mưu cầu hạnh phúc đích thực của con người. Và các mục tiêu đó chính là sự cố gắng học tập thật giỏi, rồi sau đó ra đời đóng góp cho xã hội, trong công việc chuyên môn hiệu quả của mình. Và thông qua những công việc đó, thì chúng ta có được một cuộc sống đầy đủ tiện nghi về vật chất, và tự do về tinh thần. Vì vậy đây chính là sự tham cầu về danh lợi chính đáng của con người, như cá cần nước để sống vậy.
15/01/2015(Xem: 6315)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh. Tất cả con người chúng ta sống trên cõi đời này đều lệ thuộc vào nhau và không ai lại muốn mình phải gánh chịu khổ đau cả. Sự kiện được hưởng "sung sướng" giữa muôn ngàn người khác đang khổ đau,
08/01/2015(Xem: 18766)
CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả năng thiền quán tư duy, sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu. Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đêm tà kiến.
22/12/2014(Xem: 6268)
Hôm nay chúng ta có một đề tài đột xuất, lý do là có một số thiền sinh muốn biết “trú xứ nào thích hợp để hành thiền”? Câu hỏi này rất hay. Đúng ra, đây phải là bài học đầu tiên cho tất cả những ai sơ cơ bước vào đời sống tu học nghiêm túc; nhưng do là tôi thường hay nói chuyện, giảng pháp, giảng thiền trước hội chúng đã từng tu tập - nên tôi quên bẵng là có những người đến tập thiền hôm nay còn rất mới mẻ.
14/12/2014(Xem: 7563)
Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện. Thiền làm gia tăng chất xám và chất trắng của não bộ. Chất xám có nhiệm vụ gạn lọc tin tức... Chất trắng ảnh hưởng đến kỷ năng truyền đạt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567