Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Goenka và phương trời thiền quán như thị

04/10/201306:36(Xem: 8515)
Thiền Sư Goenka và phương trời thiền quán như thị
goenka_2

THIỀN SƯ GOENKA
VÀ PHƯƠNG TRỜI THIỀN QUÁN NHƯ THỊ

Nguyễn Bá Chung

1.

Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.

Lớn lên trong một gia đình Phật giáo nhưng khi còn nhỏ mỗi năm tôi tới chùa chừng khoảng đôi mươi lần khi theo mẹ vào dịp lễ rằm hay lễ Vu Lan, v.v. Tôi chưa bao giờ quy y, và cũng chưa bao giờ nghĩ tới là một ngày nào đó tôi sẽ quy y. Nhưng những bài thơ tôi đã đọc, từ Bài Kệ Ðọc Lúc Mất của thiền sư Mãn Giác, Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Ðài của Nguyễn Du, Chùa Tiên Du của Nguyễn Trãi, v.v. tới những câu ca dao mộc mạc của dân gian, đã để lại những dấu ấn thật đậm. Nó như những hòn cuội ném xuống một chiếc giếng sâu thẳm vô cùng. Tiếng vang thinh lặng của nó như những tiếng sét của hố thẳm, luồn sâu vào từng tế bào, từng thớ thịt, làm toàn thân vỡ ra như những hạt bụi của hư không.

Sau này tôi lớn lên với những bài thơ thật ngu ngơ nhưng cũng thật kỳ diệu của Bùi Giáng, và với con người như một biểu tượng và một nỗi khắc khoải bất khả tư nghì của cuộc đời ông - một khách rong chơi với tâm hồn thương yêu của một bồ tát, giữa một đất nước tan hoang, từng mảnh vụn vỡ giữa hận thù và bom đạn đổ xuống nhân danh những giá trị cao cả nhất của con người. Nó đã đặt ra những câu hỏi tôi không thể trả lời.

Tôi, như rất nhiều những thanh niên của thế hệ đó, đi tìm lời giải đáp trong những ngôi nhà huy hoàng đầy tráng lệ và uy vũ của tư tưởng Tây phương. Nước tôi nghèo, lạc hậu, chậm tiến, hầu như không có gì có thể so sánh với những sức mạnh vô song của khoa học, những phát minh tuyệt luân của kỷ thuật, và những tiện nghi hấp dẫn của vật chất. Và đã phải gục đầu chấp nhận thân phận tôi đòi của một thế kỷ nhục nhằn.

Tôi thuộc lòng bài thơ Bất Nhị của Phạm Công Thiện ngay khi đọc nó lần đầu. Nó nói lên được tâm sự khắc khoải giữa ngã ba đường, vừa nhìn thấy được cái đỉnh cao tuyệt vời của nàng công chúa phương Tây, vừa cùng lúc cảm nghiệm được những ảo tưởng sa mạc của đối tượng đó. Vẫn bị phương Ðông lôi cuốn một cách diệu kỳ. Nhưng không lý giải hay xác định được một cách thỏa đáng bất cứ một chọn lựa nào. Như Tú Xương đã một thời cô đơn dứng giữa ngã ba của dòng lịch sử, không thể “quẳng bút lông đi viết bút chì”, những vẫn khắc khoải cho đến lúc lìa đời – “biết gặp ai không để đợi chờ ?”

Gần 60 tuổi, tôi vẫn không tìm được lời giải.

2.

Vậy mà sau 10 ngày ở Shelburne, Massachusetts, tôi đã tìm được câu trả lời. Hay nói đúng hơn, không phải là những thắc mắc âm ỉ của cả một đời người thình lình lóe lên những đáp số trong tia chớp bất ngờ của trí huệ, mà sự thực là tự nhiên tôi không còn đặt ra những câu hỏi đó nữa. Câu trả lời nằm yên trong sự triệt tiêu của câu hỏi. Từ những bông hoa của hư không – “hoa không” - nó lại trở về nơi chôn nhau cắt rốn của nó – “không hoa”.

Cuộc hành trình đi tìm một căn bản tư tưởng hóa ra là vận hành của một chu trình khép kín của vọng tưởng.

3.

Goenka là một người Ấn sinh đẻ trên xứ Miến Ðiện. Thời thuộc địa Anh, phần lớn thương mại của Miến Ðiện nằm trong tay các Ấn kiều, người Miến chỉ được dùng trong những chức vụ nhỏ để không có khả năng hoặc phương tiện tập hợp chống lại kẻ thống trị mình. Vì thế khi mới khoảng mười chín hai mươi ông đã gia nhập các công ty của bố mẹ và trở thành vô cùng giầu có, đứng đầu nhiều cơ sở thương mại đồ sộ. Ông được bầu làm chủ tịch Hội Ðồng Thương Mại ở thủ đô Rangoon, đạt đến tuyệt đỉnh giầu sang và danh vọng.

Nhưng một tai họa bất ngờ chụp xuống - ông thình lình bị mắc chứng nhức đầu kinh niên (migraine headache). Ông đã bỏ ra rất nhiều tiền của chữa chạy khắp nơi, nhưng bịnh càng ngày cành nặng. Cuối cùng bác sĩ phải chích bạch phiến (morphine) cho ông, hai tuần một lần. Một người bạn thân khuyên: “Tình hình như thế này nguy lắm. Bây giờ hai tuần chích một lần, một thời gian nữa, một tuần một lần, rồi mỗi ngày một lần. Lúc đó anh sẽ không còn là người nữa. Tôi khuyên anh đừng nghĩ gì tới chuyện làm giàu nữa. Bỏ tất cả. Anh đi một nơi nào đó thật đẹp ở Âu châu, nghỉ ngơi và tìm xem bên đó có bác sĩ nào có thể chữa cho anh không.” (*) Ông nghe 1ời và sang Âu châu tìm thầy chữa bệnh, hết ở nước này lại sang nước khác. Nơi nào nghe danh bác sĩ có tiếng tăm, ông đều tìm đến. Cuối cùng bệnh vẫn hoàn bệnh.

Thất vọng, ông trở lại Miến Ðiện. Thấy ông không còn con đường nào khác, một người khác đề nghị: “Tôi biết có một ông thầy mở khóa luyện tâm 10 ngày, rất có kết quả và được rất nhiều người ca ngợi. Bệnh nhức đầu của anh chắc chắn là có liên hệ tới tâm rồi. May ra ông ấy có thể chữa khỏi cho anh chăng”. Hoàn toàn tuyệt vọng, Goenka đến gặp Sayayi U Ba Khin. Thiền sư U Ba Khin sẵn sàng chấp nhận Goenka nhưng với điều kiện ông phải tuân hành nghiêm túc tất cả các đòi hỏi của khóa học, như giữ 5 giới (không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sát sinh, không dùng chất kích thích), v.v.

Là một người theo đạo Bà La Môn, lại là một nhân vật có tên tuổi lớn ở Rangoon, ghi tên theo khóa thiền định của một nhà sư đã là khó rồi, lại còn phải hứa tuân thủ những lề luật “ngoại đạo” nữa thì ông còn mặt mũi nào nhìn mặt cộng đồng người Ấn nữa. Vì thế ông nhất quyết – “Thưa thầy, tôi muốn theo học khóa 10 ngày của thầy chỉ để chữa bệnh nhức đầu thôi. Còn những vấn đề khác thì thực sự tôi không chú ý lắm”. U Ba Khin trả lời – “Khóa thiền tập nhằm thay đổi toàn diện con người anh, dẫn anh từ những thói quen lâu dày gây khổ đau cho chính mình đề anh có thể tự tạo một cuộc sống bình an, hạnh phúc và giúp ích xã hội. Anh phải tuân thủ mọi điều kiện thì anh mới đạt mục đích đó được.

Nếu anh chỉ muốn chữa bệnh nhức đầu thì anh tìm bác sĩ. Ðó không phải là mục tiêu của khóa thiền tập”. Goenka thật khó sử. Người theo đạo Bà La Môn rất có thành kiến với đạo Phật. Họ cũng kính trọng đức Phật, coi ông là hóa thân của một trong ba vị Thần tối cao của Ấn Ðộ. Nhưng không tin vào Thượng đế (Brahma), và những hiệu quả tất yếu của các lễ thờ cúng của giới tăng lữ thì thật quá lắm, không thể chấp nhận được ! Ông về suy nghĩ cả tháng trời, giữa những e ngại tai tiếng sẽ không thể tránh với cộng động, và nét từ bi đầy thu hút của thầy U Ba Khin. Cuối cùng, Goenka tới xin tuân thủ tất cả những điều kiện của khóa học. Một thời gian sau, Goenka khỏi bệnh nhức đầu kinh niên.

Từ đó ông tiếp tục theo học với thiền sư U Ba Khin như bóng với hình. Sau 14 năm, thiền sư cho phép Goenka mở lớp dạy người khác. Lúc đó ông nghe tin mẹ ông ở Ấn Ðộ mắc bịnh tâm thần. Ông biết là chỉ mình ông mới có thể cứu được mẹ. Nhưng thời gian đó chánh phủ Miến điện không cho ai xuất ngoại. Họ đã quốc hữu hóa các công ty, làm rất nhiều người Ấn phá sản. Nhiều người trở về Ấn Ðộ. Khi rời Miến điện họ phải đi tay không, không được mang theo bất cứ một thứ tài sản gì. Vì lý do xin chữa bệnh cho mẹ, Goenka được cấp chiếu khán 3 tháng. Tới Ấn năm 1969, ông mở lớp thiền tập đầu tiên, cho bố mẹ, mấy người con, và 12 ngưòi bạn đã từng biết ông ở Miến điện. Sau khi khóa học kết thúc, bạn bè ông yêu cầu ông mở lớp kế tiếp cho bạn bè của họ. Rồi lớp kết tiếp “Hết hạn 3 tháng, ông phải xin gia hạn. Hết một năm, ông lại phải xin gia hạn tiếp”.

Bây giờ Ấn Ðộ có khoảng 30 trung tâm thiền vipassana ở khắp mọi nơi, từ Ahmedabad, Bangalore, Balaghat, Bodh Gaya, Bophal, tới Dharamsala, từ Hyderabad, Igatpuri, Jaipur, Kushinagar, Madras, New Dehli, Sarnath, tới Shravasti. Tuyệt đại đa số những người theo học không phải là tín đồ của đạo Phật. Họ là những ngươi theo đạo Bà la môn, Sik, Jain, hoặc Thiên chúa giáo vì Ấn độ hiện còn rất ít người theo đạo Phật. Bắt đầu từ năm 1979, ông bắt đầu mở các khóa dạy ở ngoài Ấn Ðộ. Các trung tâm thiền như thị đã lan ra khắp thế giới, từ Australia, Belgium, Canada, Căm Bốt, tới Pháp, từ Ðức, Nam Dương, Ý, Nhật Bản, Nepal, Tân Tây Lan, Nam Phi, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Thụy Sĩ, Ðài Loan, Thái Lan, Anh, tới Mỹ.

Ngoài ra, có các trung tâm tạm thời ở 49 nước khác, như Angola, Á căn đình, Áo, Bahrain, Bolivia, Ba Tây, Chí Lợi, Trung Quốc, Cuba, Phần Lan, Hy Lạp, Hung Gia Lợi, Do Thái, Iran, Kenya, Ðại Hàn, Mễ Tây Cơ, Mông Cổ, Bal An, Phi Luật Tân, Romania, Nga, Serbia, Tân Gia Ba, Thụy Ðiển, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Uruguay, Venezuela, Zimbabwe, v.v. Hiện nay trên thế giới hàng năm có khoảng trên 100,000 người theo học các khóa thiền tập Goenka.

4.

Tại sao các trung tâm thiền như thị lại phát triển nhanh và vững vàng như vậy? Nói theo lời thiền sư Nhất Hạnh, những trung tâm này đã đi như một dòng sông, và bây giờ đã hội thành một đại dương bát ngát - xinh đẹp ở giai đoạn đầu, xinh đẹp ở giai đoạn giữa, và xinh đẹp ở giai đoạn cuối. Ðặc điểm thứ nhất là tất cả mọi người đều có thể ghi tên học qua mạng và không phải đóng bất cứ một chi phí nào. Trung tâm lo chỗ ở, ăn, và tất cả mọi thiền cụ cần thiết trong suốt 10 ngày hoàn toàn miễn phí.

Thứ hai, tất cả mọi người tổ chức giảng dậy, bếp núc, đánh chuông khuya sớm, hoặc thay mặt Goenka làm thiền sư phụ giảng (assistant teacher) đều hoàn toàn tự nguyện. Không một ai trong tổ chức phục vụ khóa học nhận bất cứ một thù lao nào. Toàn trung tâm toát ra một không khí thương yêu, tự nguyện, tất cả cùng nhau tu học, tự giác, giác tha, giác hành viên mãn. Từ cái nhìn vô ngã, vô thường người đóng góp vui trong sự đóng góp, và đóng góp không vì bất cứ một động cơ cá nhân nào; người nhận vui trong nỗ lực tu học nghiêm túc, vì cách bày tỏ sự cảm kích chân thực nhất là ngồi với tất cả ba nghìn thế giới trên vai, ân đức muôn đời của Tam Bảo, nhìn thấy sự thực như là sự thực, góp phần làm đẹp cuộc đời.

Thiền sư Goenka đã phát kiến ra một con đường tu học trong đó tu và học trở thành một, cùng song hành với nhau như hai cánh của một con chim, như hai bánh của một chiếc xe kéo. Những pháp thoại của ông không những nắm bắt một cách chính xác, thi vị, và đầy sinh động giáo lý của đức Phật, một con đường không có giáo điều hay đặc thù của bất cứ giáo phái nào (non-sectarian), mà còn bắc một cái cầu dẫn học viên đi thẳng vào công phu hành trì. Những người phục vụ vừa là người phục vụ vừa là học viên của khóa thiền tập. Họ không chỉ học hạnh từ bi, sự hiện diện của họ chính là hiện thân thầm lặng của tinh thần từ bi.

Trong 10 ngày học viên hoàn toàn sống như một tăng hay ni đoàn, không bị chi phối bởi cuộc sống xô bồ bên ngoài. Không điện thoại, không cell phones, không nói chuyện. Dạy từ 5 giờ sáng, theo các thời khóa thiền và pháp thoại tới 9 giờ tối, tất cả hướng về thế giới bên trong, một thế giới mà trong đời sống hàng ngày con người bỏ quên, hoàn toàn không hề biết tới.

Trung tâm không nhận tiền tài cúng dường từ bất cứ một nguồn nào ngoại trừ những ai đã từng là học viên của trung tâm. Không có bất cứ một lời kêu đóng góp nào trong suốt khóa giảng. Nếu học viên thấy khóa học làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình, chỉ cho mình một con đường để từ đó mình có thề tự mình lặng lẽ hành trình suốt đời, một hé mở của sự tỉnh thức vô giá, tự mình có thể làm chủ được con đường miên viễn giữa một thế gian đầy mộng mị, thì học viên đó sẽ tự phát tâm mong muốn những người khác sẽ cũng có cơ hội đó. Từ tình thương dẫn đến tình thương, từ sự tỉnh thức dẫn đến sự tỉnh thức, từ ánh sáng của ngọn đèn này thắp sang trái tim của ngọn đèn khác.

5.

Những câu hỏi tại sao lại tự biến mất, như những nỗi sợ hãi ban đêm tan biến khi ánh mặt trời lấp ló chân mây ? Tôi đã đọc rất nhiều sách Phật học, rất nhiều sách về Thiền tông, kể cả những sách dạy phương pháp ngồi thiền. Nhưng tôi chưa bao giờ ngồi thiền được quá 20 phút. Nếu không buồn ngủ thì hàng ngàn con kiến vô hình bắt đầu bò ra, tung hê về mở hội lớn. Ðến ngày thứ tư ở thiền đường Shelburne, lần đầu tiên tôi ngồi được liên tục một giờ, không buồn ngủ và cũng không có một chú kiến nào lấp ló. Từ đó tới nay khi về nhà, tôi có thể ngồi từ 30-40 phút (vì thời giờ còn eo hẹp) dễ dàng. Khi đã bắt đầu thực hành, mọi câu hỏi không trực tiếp liên quan tới công phu tu tập trở thành vô nghĩa. Nó chỉ là những trò chơi của trí thức, trong cái vòng kim cô của tưởng tượng, vì những lời giải, nếu có, cũng chỉ là tiến trình mới của những chuỗi mắt xích này, từ vọng tượng này qua vọng tưởng khác.

Thiền sư Goenka đã tổng hợp phương pháp Thiền Như Thị với kỹ thuật giáo dục hiện đại để có thể hướng dẫn một kẻ sơ học trong thời ngắn ngủi 10 ngày, nắm vững được những điều cơ bản để sau đó có thể tự mình tu tập và tinh tấn trên hành trình hướng về Chân Như - thấy sự thật như là sự thật. Kẻ sơ học sẽ lần đầu tiên hiểu được thế nào là vô thường (anicca), vô ngã (anatta), và khổ đau (dukkha), không phải qua những lời pháp thoại tài ba, mà bằng kinh nghiệm của chính bản thân mình - quán sát trong yên lặng từng giây từng phút hàng trăm hàng ngàn những cảm thọ đến rồi đi như những biển cát của sông Hằng. Ðể lần đầu tiên trong đời nhận ra là cái mình vẫn tưởng là mình chỉ là những hư ảo…

Thiền đường Shelburne không treo một hình ảnh, không thờ một bức tượng, kể cả tượng Phật. Thiền sư Goenka nhấn mạnh là mục đích của thiền tập này không nhằm cải đạo bất cứ ai. Tất cả mọi nguyên lý tu tập đều mang tính phổ quát (“universal”) mà tôn giáo nào, triết học nào cũng chấp nhận được. Có học thuyết nào phản đối chuyện giữ 5 giới (Sila -không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sát sinh, không dùng chất kích thích) ? Có tôn giáo phản đối nỗ lực giữ cho tâm không phân tán (Samadhi) ? Có triết lý nào phản đối công trình hướng tâm đến tuệ giác (Panna) - làm chủ được cái tâm vốn bay nhẩy như hươu như vượn, nhìn sự thật như là sự thật để đạt tới một cuộc sống hoàn toàn bình an, hạnh phúc và lợi lạc xã hội ?

Tôi mơ hồ có cảm tưởng mình đang được sống lại cách nay hơn 2500 năm, thời các khất sĩ cũng ngồi thiền như thế này - không có hình ảnh hay pho tượng Phật, và lúc đó cũng chưa có “đạo Phật” nữa. Ðó chỉ là con đưởng mở ra cho bất cứ ai, thuộc bất cứ tôn giáo nào, nếu thành tâm nỗ lực thử nghiệm, thì sẽ tự thân chứng thấy kết quả. ”Khi chim sắt biết bay”, người Tây tạng có truyền thuyết, “Phật pháp sẽ truyền sang xứ của người mặt đỏ”. Và từ đó nó sẽ truyền trở lại Á châu. Tôi đang ngồi mơ hay tôi đang ngồi thực?

Chú Thích:

Vipassana: theo từ cổ, nghĩa là nhìn hiện tượng như là hiện tượng, không do tưởng tượng, thiên kiến làm cho sai khác, nghĩa là như thị, sự vật thế nào thì thấy như thế, không thêm không bớt. Thừơng gọi là thiền minh sát, từ dịch từ Trung quốc. Từ này có hai vấn đề - một là chữ “sát” vốn đồng âm, đa nghĩa trong tiếng Việt, dễ gây ra những liên tưởng không chính xác; hai là chữ “minh” dễ bị hiểu lầm là sự sáng suốt do quá trình tri thức cân nhắc chọn lựa, hoàn toàn đi ngược với tinh thần vipassana. Các lời thoại trong bài viết ra dựa trên văn mạch và trí nhớ, không phải dựa trên nguyên bản.

Ðịa chỉ trên mạng của tất cả các trung tâm Thiền Như Thị dưới sư hướng dẫn của thiền sư Goenka:

"http://www.dhamma.org/" - http://www.dhamma.org/

Nguồn: thuvienhoasen.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2022(Xem: 2297)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”--- và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới. Trong khi Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation) lợi ích nhiều vô tận, vẫn có một số bất lợi sinh khởi. Có phải là vì thế gian chưa làm cho phù hợp? Do vậy, người viết đã tìm đọc nhiều hơn, để nhìn lại vấn đề theo nhiều khía cạnh. Và rồi dò theo con đường xưa, Đức Phật đã dạy thiền như thế nào? Kinh điển rất mực mênh mông, bài viết này chỉ là tổng hợp một phần nhỏ, chủ yếu là trích dẫn những lời dạy thực dụng của Đức Phật. Đối với các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
26/08/2022(Xem: 2298)
Sai lầm lớn nhất của con người là cố chấp cái nhìn cục bộ của mình. Thực ra chân lý là pháp phổ biến, không dành riêng cho bất cứ ai. Mỗi người giác ngộ chân lý qua tầm nhìn của mình về chính mình và vạn pháp. Người có tầm nhìn lớn nhất là người thông suốt được tất cả tầm nhìn của nhân loại. Như đức Phật thấy được 62 tà kiến của thế gian. Đừng hiểu tà kiến là thấy sai, cái sai không phải ở thấy mà ở cố chấp cục bộ. Ví dụ như những người mù sờ voi, cho con voi là cái chân, cái bụng, cái lưng, cái ngà, cái đuôi, cái vòi, cái tai, con mắt
25/08/2022(Xem: 1906)
Thiền tập CHÁNH NIỆM sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận được sự an lạc trong từng giây phút của cuộc sống. Thiền cũng tăng sự tập trung, tăng kỹ năng nhớ, vượt qua áp lực căng thẳng trong đời sống hằng ngày… Thể theo nhiều yêu cầu của các bạn trong và ngoài nước, buổi họp ra mắt lớp Thiền Tập Chánh Niệm và Yoga sẽ được họp qua hệ thống ZOOM. Vào: * Ngày 24 tháng 09, 2022 lúc 6:30pm-8:00pm (Central time/Hoa Kỳ-Tối Thứ 7 tại Hoa Kỳ) *Nhằm ngày 25 tháng 09, 2022 lúc 6:30am-8:00am (sáng Chủ Nhật tại Việt Nam)
07/01/2022(Xem: 3242)
Chứng ngộ không phải là một kết luận mà người ta đạt được bằng suy luận; nó coi thường mọi xác định của trí năng. Những ai đã từng kinh nghiệm điều nầy đều không thể giải thích nó một cách mạch lạc và hợp lý. Một khi người ta cố tình giải thích nó bằng ngôn từ hay cử chỉ, thì nội dung của nó đã bị thương tổn ít nhiều. Vì thế, kẻ sơ cơ không thể vói tới nó bằng những cái hiển hiện bên ngoài, mà những ai đã kinh nghiệm qua một lần chứng ngộ thì thấy rõ ngay những gì thực sự không phải là nó. Kinh nghiệm chứng ngộ do đó luôn luôn mang đặc tính ‘bội lý,’ khó giải, khó truyền. Theo Thiền sư Đại Huệ thì Thiền như là một đống lửa cháy lớn; khi đến gần nhất định sém mặt. Lại nữa, nó như một lưỡi kiếm sắp rút ra khỏi vỏ; một khi rút ra thì nhất định có kẻ mất mạng. Nhưng nếu không rút ra khỏi vỏ, không đến gần lửa thì chẳng hơn gì một cục đá hay một khúc gỗ. Muốn đến nơi thì phải có một cá tính quả quyết và một tinh thần sung mãn. Ở đây chẳng có gợi lên một chút suy luận lạnh lùng hay phân biệt
12/12/2021(Xem: 3260)
Thế Tôn là bậc tuệ tri mọi pháp, bậc y vương, thầy của trời người trong tam giới. Vì thế, Đấng Thiện Thệ trong 45 năm thuyết pháp đã để lại cho thế gian một kho tàng pháp bảo, là những diệu dược tùy theo bệnh (tham sân si) của chúng sanh mà kê toa thích ứng nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, niết bàn. Riêng trong tạng Pali, ngoài tứ niệm xứ, minh sát tuệ, Thế Tôn từ mẫn với trí tuệ toàn giác (tuệ tri mọi pháp) đã 'có nhiều phác đồ điều trị khác nhau trên nền tảng của đạo đế: Bát Chánh Đạo' diệu dụng mà theo đó tùy theo căn cơ (tùy pháp, hành pháp), sẽ đến bờ giải thoát, hoặc bậc hữu học vv.
16/11/2021(Xem: 7145)
01. Niết-bàn 02. Vô minh 03. Giáo lý Vô thường 04. Không có ngã hay Không phải ngã 05. Pháp môn Không phải ngã 06. Định nghĩa của Niệm 07. Giáo dục lòng Từ Bi 08. Tin vào Trái Tim: Giáo lý về Saṁvega & Pasāda 09. Làm sao để hiểu tâm mình? 10. Hoà Giải, Phải & Trái 11. Gốc rễ của chủ nghĩa Lãng mạn Phật giáo * AFFIRMING THE TRUTHS OF THE HEART - BUDDHIST ESSAYS by Thanissaro Bhikkhu CONTENTS 01. The Image of Nirvāṇa 02. Ignorance 03. All About Change 04. No-self or Not-self? 05. The Not-self Strategy 06. Mindfulness Defined 07. Educating Compassion 08. Affirming the Truths of the Heart: The Buddhist Teachings on Saṁvega & Pasāda 09. How to Read Your Own Mind 10. Reconciliation, Right & Wrong 11. The Roots of Buddhist Romanticism
06/11/2021(Xem: 9022)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
18/06/2021(Xem: 9362)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
03/04/2021(Xem: 4711)
Trước khi vào nội dung bài viết ta nhắc lại một vài kiến thức của vật lý cấp 2 phổ thông cần thiết cho chủ đề này. Một vài thuật ngữ: Trọng tâm G của một vật: là điểm đặt của trọng lực P tác dụng lên vật đó (P được biểu thị bằng một mũi tên thẳng đứng có chiều hướng xuống dưới). Chân đế: là đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các điểm tiếp xúc giữa một vật với mặt phẳng đỡ nó. Chân đế là một hình phẳng, nó cũng có trọng tâm G1, với những hình đặc biệt như hình vuông thì trọng tâm của nó là giao điểm của 2 đường chéo, nếu là hình tam giác thì trọng tâm của nó là giao điểm của 3 đường trung tuyến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567