Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Chánh Niệm & tác dụng giảm đau

28/09/201308:56(Xem: 7005)
Thiền Chánh Niệm & tác dụng giảm đau
Sakya_Muni_24
THIỀN CHÁNH NIỆM VÀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU
Phỏng Vấn Tiến Sĩ Fadel Zeidan
(Mindfulness Meditation and Pain Reduction
An Interview with Fadel Zeidan )
Nguyên tác : The Editor of The Mindful Word
Việt dịch : Trần Như Mai

Năm 2010, Tiến sĩ Fadel Zeidan và một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học North Carolina đã xuất bản một công trình nghiên cứu về “ Hiệu quả của việc luyện tập Thiền Chánh Niệm đối với sự đau nhức cơ thể do dòng điện kích thích gây ra trong cuộc thí nghiệm”. Tôi đã hỏi Tiến sĩ Zeidan, hiện nay đang làm việc tại Đại học Y khoa Wake Forest- North Carolina, về công trình nghiên cứu đầu tiên ấy và kết quả tìm thấy, và xin ông giải thích công việc nghiên cứu của ông từ đó đến nay đã tiến triển như thế nào.

Thiền Chánh Niệm là gì?

Thiền Chánh Niệm là một phương pháp luyện tập tinh thần liên hệ đến việc ổn định sự chú tâm và hỗ trợ khả năng điều khiển cảm xúc của con người. Việc luyện tập này nhắm mục đích nuôi dưỡng sự tỉnh thức về bản thân và môi trường mà giác quan con người tiếp xúc.

Thiền Chánh Niệm được thực hành như thế nào?

Hành giả được hướng dẫn để tập trung chú ý vào một đối tượng năng động và luôn thay đổi, như là hơi thở. Họ cũng được hướng dẫn để ghi nhận khi nào tâm của họ xao lãng khỏi đối tượng tập trung ấy và điều khiển những phản ứng cảm xúc của họ trước những‘sự xao lãng’ này. Tiếp tục thực hành kỹ thuật rèn luyện tâm này sẽ giúp hành giả đạt được tiến bộ trong khả năng điều khiển phản ứng của họ đối với tất cả yếu tố gây căng thẳng hằng ngày như là sự đau nhức hay lo âu phiền muộn.

Tất cả chúng ta đều quen thuộc với ý tưởng tập thể dục hay rèn luyện một vài cơ bắp nào đó, như là luyện bắp thịt cánh tay. Thiền Chánh Niệm cũng giống như đi đến một trung tâm huấn luyện thể hình để tập luyện thể dục, nhưng thay vì luyện tập thể dục, bạn ‘rèn luyện’ tâm của bạn.

Ông đã thực hiện những cuộc thí nghiệm ban đầu như thế nào?

Chúng tôi quan sát hiệu quả của ba ngày thực hành Thiền Chánh Niệm (mỗi ngày 20 phút) trong lúc hành giả đang bị một dòng điện kích thích vào cánh tay làm cho đau nhức.

Chúng tôi hỏi các hành giả đánh giá mức độ đau đớn họ cảm nhận trước và sau khi hành thiền và so sánh những đánh giá đó với một nhóm ‘kiểm tra đối chứng’( control group) và một nhóm khác thực hiện làm toán thầm trong trí ( lấy 1000 trừ 7, rồi làm toán trừ liên tiếp với một loạt các con số 993, 986, 979, 972, v.v...) trong lúc đang bị kích thích làm đau nhức.

Và ông đã tìm thấy những gì?

Chúng tôi tìm thấy nhóm hành thiền đã đánh giá là có sự giảm đau đáng kể trong lúc hành thiền khi so sánh với nhóm thực hành làm toán trừ (một phương pháp đã được xem có giá trị trong việc làm giảm cơn đau), và nhóm kiểm tra đối chứng. Điều đáng kinh ngạc là chúng tôi cũng tìm thấy rằng sau khi được luyện tập, nhóm hành thiền chứng tỏ ít nhạy cảm hơn đối với sự đau nhức, ngay cả khi họ không hành thiền, nếu so sánh với nhóm kiểm tra đối chứng.

Những kết quả cuộc thí nghiệm này cho thấy việc luyên tập Thiền Chánh Niệm trong một thời gian ngắn đã có hiệu năng làm giảm thiểu mức độ đau nhức trong lúc và sau khi hành thiền, điều này giúp chúng tôi tin tưởng rằng một số hiệu quả của việc hành thiền có thể tồn tại ngay cả khi hành giả không chính thức hành thiền.

Gần đây, Tiến sĩ đã nghiên cứu những cơ cấu não bộ vận hành bên dưới ‘việc điều chỉnh đau nhứcbằng Thiền Chánh Niệm.’ Những cơ cấu ấy là gì?

Vâng, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chụp hình cộng hưởng từ tính chức năng (functional Magnetic Resonance Imaging) để xem vùng não bộ nào có liên hệ đến việc giảm đau do Thiền tập tạo nên, và chúng tôi tìm thấy rằng Thiền Chánh Niệm làm giảm đau qua một số cơ cấu vận hành khác nhau của não bộ.

Một mặt, chúng tôi thấy trong vùng não bộ liên hệ đến việc ghi nhận cường độ cảm giác như thế nào và ở đâu (vùng này được gọi là vùng vỏ não tiếp nhận cảm xúc) sự hoạt động đã giảm thiểu đáng kể khi hành giả hành thiền để đáp ứng với việc đang bị dòng điện kích thích làm đau nhức. Vùng này đã hoạt động rất tích cực khi con người không hành thiền. Điều này gợi ý rằng thiền tập đã làm giảm đau nhức bằng cách hạ thấp mức độ tiếp nhận cảm giác trong não bộ.

Chúng tôi cũng tìm thấy rằng việc giảm thiểu đau nhức do Thiền mang lại liên kết với những vùng não bộ có chức năng thay đổi tình trạng của cơn đau nhức (ở vùng vỏ não của thùy não trước và vùng vỏ não phía sau của bán cầu não bên trái). Những người tham dự thực hành Thiền Chánh Niệm được hướng dẫn theo dõi các ý niệm làm xao lãng (trong trường hợp này là sự đau nhức) như là những gì “xảy ra trong chốc lát và đang trôi qua”, và chấp nhận chúng, vì vậy những kết quả này hoàn toàn phù hợp với những gì chúng tôi biết về kỹ thuật Thiền Chánh Niệm.

Những đối tượng nghiên cứu của ông trải nghiệm sự đau nhức theo các liều lượng đã được đo lường, trong những điều kiện đã được kiểm soát. Ông có nghĩ rằng những người bị những tổn thương đau đớn hay đau nhức kinh niên cũng sẽ cảm nhận những tácdụng giống như vậy?

Tôi nghĩ rằng những trải nghiệm của họ sẽ khác nhau bởi vì đau nhức kinh niên không thể tiên liệu được và sẽ gây ra một số bệnh khác như là trầm cảm.

Có một số nghiên cứu chứng tỏ rằng việc rèn luyện Thiền Chánh Niệm có thể giảm thiểu bệnh đau nhức kinh niên. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chúng ta cần nhớ là Thiền Chánh Niệm không nhất thiết loại bỏ được đau nhức, nó chỉ dạy cho hành giả cách nhìn sự đau nhức từ một góc độ khác. Ví dụ, hành giả được dạy đừng có phản ứng chống lại cơn đau, mà phải chấp nhận cơn đau và tỉnh giác trong giây phút hiện tại thay vì cứ suy nghĩ về cảm giác đau nhức. Phương pháp này có thể thay đổi rất nhiều cách thức con người cảm nhận cơn đau.

Ông có nghĩ rằng công trình nghiên cứu của ông sẽ có ảnh hưởng đến phương cách đối trị đau nhức bằng thuốc chữa bệnh lâm sàng?

Tôi có nghe một số phòng thí nghiệm lâm sàng nói rằng việc luyện tập Thiền Chánh Niệm trong một thời gian ngắn đang được tiến hành tích cực trong việc chữa trị đau nhức và chứng lo âu phiền muộn. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để hiểu vì sao Thiền Chánh Niệm loại bỏ được bệnh đau nhức.

Bệnh đau nhức đang làm suy yếu bệnh nhân và cả hệ thống chăm sóc y tế của chúng ta. Bệnh đau nhức đã làm Hoa Kỳ chi trả hơn 150 tỷ đô-la mỗi năm cho các phí tổn liên hệ đến y tế và sức khỏe nhân viên nơi làm việc, và nhiều bệnh nhân thấy họ bị ghiền thuốc về mặt thể chất và lệ thuộc vào thuốc về mặt tinh thần. Nếu chúng ta có thể tìm ra một phương pháp ít tốn kém và hữu hiệu để làm giảm đau nhức, như phương pháp thiền tập, thì tôi chắc chắn rằng phương pháp đó sẽ được áp dụng rộng rãi trong các bối cảnh y tế. Nhưng như tôi đã nói, cần thực hiện thêm nhiều công trình nghiên cứu nữa để thật sự hiểu được các vận hành tích cực của Thiền Chánh Niệm.

Vậy bước kế tiếp là gì?

Tôi rất quan tâm nghiên cứu xem có phải các cơ cấu vận hành não bộ được Thiền Chánh Niệm sử dụng để loại bỏ đau nhức là khác biệt với các kỹ thuật chữa trị khác rất lành mạnh và đã được xác nhận có giá trị. Tôi cũng quan tâm tìm hiểu là cần phải hành thiền bao lâu trước khi con người có thể cảm nhận được việc giảm đau tức khắc.

Nếu người ta có thể trải nghiệm được một vài lợi lạc của thiền tập sau khi được huấn luyện trong một thời gian ngắn, thì các chuyên viên y tế có thể sẽ có khuynh hướng đề nghị bệnh nhân thực hành phương pháp này. Hơn nữa, bệnh nhân sẽ cảm thấy có động lực để tiếp tục thực hành nếu hiệu quả của thiền tập có thể cảm nhận ngay tức khắc.

Tuy nhiên, điểm quan trọng chúng ta cần nhận thức là ta càng hành thiền nhiều hơn thì tác dụng lại càng mạnh hơn. Các cuộc nghiên cứu chụp hình não bộ đã chứng minh rõ ràng mối quan hệ này. Bốn ngày huấn luyện hành thiền không phải là một phương cách chữa lành hoàn toàn bệnh đau nhức và Thiền Chánh Niệm đòi hỏi kỷ luật và sự thực hành liên tục để có thể nhận được toàn bộ lợi ích của phương pháp này.

Sources : www.themindfulword.org

Journal of Mindfulness & Engaged Living

12 April 2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2011(Xem: 3915)
Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.
04/01/2011(Xem: 8548)
Trí toàn giác không thể không nhân mà có, vì nếu là như vậy, bất cứ điều gì cũng có thể là toàn giác. Nếu sự việc sinh ra không tùy thuộc vào điều gì khác, như vậy mọi sự đều có thể hiện hữu không câu thúc, sẽ chẳng lý do gì lại không thể là toàn giác. Chính vì sự vật chỉ phát sinh tùy lúc, nên bắt buộc phải tùy thuộc nhân duyên. Trí toàn giác cũng vậy, rất hiếm hoi, không phải bất cứ lúc nào, chỗ nào, cũng có thể sinh ra. Cho nên trí toàn giác nhất định phải tùy thuộc nhân duyên.
31/12/2010(Xem: 11758)
Quyển TRUNGPHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ củaThiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, introng Tục Tạng Kinh, tập số 122. Nội dung sách tấn người học lập chí lâubền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghibùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử.
26/12/2010(Xem: 12762)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
07/12/2010(Xem: 12794)
Ngày hôm qua Steve tới thăm với chú bé Mickey 7 tuổi. Gớm, thằng bé lớn mau quá đi thôi và nghịch ghê. Nó nói giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Nó còn nói được tiếng lóng học ở ngoài đường nữa. Trẻ con bên này được nuôi dạy khác với lối nuôi dạy trẻ con bên mình. Cha mẹ chúng để chúng “tự do phát triển”. Suốt hai giờ ngồi nói chuyện, Steve phải để ý tới thằng bé. Nó chơi, nó nghịch, nó xan vào cả câu chuyệncủa người lớn. Nó làm cho người lớn không nói chuyện với nhau được. Tôi đưa cho nó mấy quyển sách hình của trẻ con, nhưng nó chỉ lật xem sơ sơ rồi lại bỏ sách, xen vào giữa tôi và ba nó. Nó đòi sự chú ý của thế giới người lớn.
30/11/2010(Xem: 4720)
Tứ thiền (catvāri dhyānāni) là bốn phương pháp thiền định dùng cho cả nội giáo và ngoại giáo cùng tu tập thực hành, nhằm đối trị các lậu hoặc, là nhân siêu việt mọi lưới hoặc nghiệp của dục giới, là quả sinh lên cõi sắc giới, là y địa căn bản nơi sinh ra các công đức, cũng có nghĩa là bốn loại thiền định căn bản sinh ra các thứ công đức; đó chính là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc Sắc giới
06/11/2010(Xem: 4845)
Sức khỏe đựơc định nghĩa “ là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being, bien-être) về thể chất, tâm thầnvà xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật “ (WHO, Tổ chức sức khỏe thế giới, 1946) . Một định nghĩa như thế cho thấy cái gọi là “sức khỏe” của một con người không thể chỉ khu trú vào chuyện có hay không có bệnh, tật; cũng như không thể đánh giá sức khỏe của một cộng đồng mà chỉ dựa vào tỷ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ…!
06/11/2010(Xem: 5046)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
31/10/2010(Xem: 7342)
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567