Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[311 - 320]

13/02/201217:42(Xem: 8650)
[311 - 320]

DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN

(333 Câu Chuyện Thiền)

Đỗ Đình Đồng góp nhặt

 

311. LÀM SAO QUÊN ĐƯỢC

Một hôm cư sĩ đến trước Đan Hà đứng chắp tay. Sau một lát, cư sĩ bỏ đi. Đan Hà không buồn để ý.

Cư sĩ trở lại, ngồi xuống. Đan Hà đến trước cư sĩ đứng chắp tay. Sau một lát, sư trở về phương trượng.

Cư sĩ nói:

- Tôi đi vào, thầy đi ra. Chúng ta chẳng đi đến đâu cả.

Đan Hà đáp:

- Cái lão này vào ra, vào ra--bao giờ mới dứt!

Cư sĩ nói:

- Thầy chẳng chút từ bi.

Đan Hà than:

- Ta đã khiến lão này đến tình cảnh như vậy.

Cư sĩ hỏi:

- Thầy đã khiến cái gì?

Ngay đó, Đan Hà giở lấy cái mũ trên đầu cư sĩ và nói:

- Ông giống y như một lão tăng.

Cư sĩ lấy cái mũ đội lên đầu Đan Hà, nói:

- Thầy giống y như một thường nhân trẻ.

Đan Hà đồng ý:

- Thưa ngài, đúng, đúng.

Cư sĩ nói:

- Thầy vẫn còn tinh thần thời xưa.

Đan Hà ném cái mũ xuống, nói:

- Rất giống mũ nhà quan.

Cư sĩ thừa nhận:

- Thưa ngài, đúng, đúng.

Đan Hà nói:

- Làm sao tôi quên được tinh thần thời xưa.

Cư sĩ búng ngón tay ba lần, nói:

- Chuyển trời, chuyển đất.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)

312. HÃY CÒN CÂU THỨ NHÌ

Một hôm khi Đan Hà thấy cư sĩ đến liền làm thế chạy.

Cư sĩ nói:

- Đó là thế phóng chụp, còn thế gầm gừ đâu?

Đan Hà bèn ngồi xuống.

Cư sĩ dùng gậy vẽ số bảy trước mặt Đan Hà. Đan Hà liền vẽ số một ngay dưới số bảy.

Cư sĩ nói:

- Vì bảy, thấy một; thấy một, quên bảy.

Đan Hà đứng dậy.

Cư sĩ nói:

- Hãy ngồi thêm chút nữa. Vẫn còn câu thứ nhì.

Đan Hà hỏi:

- Tôi đặt một trước ngữ vào đây được chăng?

- Ô! Ô! Ô!

Cư sĩ khóc và bỏ đi.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)

313. AI NHỜ MAY MÀ THUA

Một hôm, khi Bàng cư sĩ và Đan Hà cùng đi với nhau, chợt thấy một ao nước trong. Cư sĩ lấy tay chỉ ao nước, nói:

- Như hiện tại, chúng ta chẳng thể phân biệt được nó.

Đan Hà đáp:

- Dĩ nhiên, chẳng thể phân biệt được.

Cư sĩ dùng tay tạt Đan Hà hai bụm nước.

Đan Hà kêu:

- Đừng làm vậy, đừng làm vậy!

Cư sĩ đáp:

- Tôi phải làm, tôi phải làm!

Vì thế, Đan Hà tạt cư sĩ ba bụm nước, nói:

- Bây giờ ông làm được gì?

Cư sĩ đáp:

- Không gì khác.

Đan Hà nói:

- Người ta hiếm khi nhờ may mà thắng.

Cư sĩ đáp:

- Ai nhờ may mà thua.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)

314. LÃO GIÀ GANH TỊ CHẲNG PHÂN TỐT XẤU

Một hôm Đan Hà đang đeo tòong teng xâu chuỗi trên tay. Bàng cư sĩ đến, giựt lấy xâu chuỗi, nói:

- Hai chúng ta đều tay không cả. Bây giờ tất cả đã qua.

Đan Hà nói:

- Lão già ganh tị, chẳng phân tốt xấu.

Cư sĩ nói:

- Tôi thực chẳng biết ý thầy. Tôi sẽ chẳng như vậy nữa.

Đan Hà rống lên:

- Ma.a..., ma.a..!

Cư sĩ kêu:

- Thầy ghê quá, thầy ơi!

Đan Hà nói:

- Tôi thiếu cây gậy.

Cư sĩ nói:

- Tôi già rồi, chẳng chịu nổi gậy đâu.

Đan Hà đáp:

- Lão gan lì, đánh lão làm gì?

Cư sĩ nói:

- Thầy vẫn chưa có kế dụ tôi.

Đan Hà bỏ xâu chuỗi, ra đi.

Cư sĩ kêu:

- Lão ăn cắp! Lão sẽ chẳng bao giờ đến lấy nó lại.

Đan Hà quay đầu lại, cười khoan khoái:

- Ha, ha!

Cư sĩ kêu:

- Lão ăn cắp, lão thua rồi!

Đan Hà đến nắm lấy cư sĩ, nói:

- Lão chẳng nên bảo thủ như vậy.

Cư sĩ tát sư một cái.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)

315. BÀNG CƯ SĨ ĐỌC KINH

Một hôm Bàng cư sĩ nằm trên trường kỷ đọc kinh. Một ông tăng thấy vậy liền nói:

- Cư sĩ! Ông phải giữ oai nghi khi đọc kinh chứ.

Cư sĩ liền giơ một chân lên.

Ông tăng không lời để nói.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)

316. MAI ĐÃ CHÍN CHƯA

Bàng cư sĩ viếng Thiền sư Đại Mai Pháp Thường. Khó khăn lắm họ mới gặp nhau, cư sĩ nói:

- Tôi muốn gặp huynh lâu lắm rồi, Đại Mai. Không biết mai đã chín chưa?

Đại Mai kêu lên:

- Chín rồi! Ông muốn cắn bên nào?

Cư sĩ đáp:

- Mức trái cây khô.

Đại Mai chìa tay ra nói:

- Trả miếng mai lại cho tôi.

Cư sĩ bỏ đi.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)

317. MỘT CÂU CŨNG CHẲNG CẦN

Bàng cư sĩ đến chỗ Thiền sư Đại Ngu. Đại Ngu đãi ăn. Khi Đại Ngu đưa thức ăn cho cư sĩ, cư sĩ sắp nhận lấy thì Đại Ngu rụt tay lại, nói:

- Ngày xưa Duy Ma Cật phê bình việc nhận của bố thí khi tâm động. Ông có đồng ý hành động này chăng?

Cư sĩ hỏi:

- Trường hợp đó, Tu Bồ Đề chẳng phải là hàng lão thông sao?

Đại Ngu đáp:

- Tôi chẳng quan tâm chuyện ông ta.

Cư sĩ nói:

- Khi thức ăn đến miệng [Tu Bồ Đề] thì Duy Ma Cật giựt lại.

Vì vậy Đại Ngu để đồ ăn xuống.

Cư sĩ nói:

- Một câu cũng chẳng cần.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)

318. MIỆNG CÂM MẮT MÙ

Cư sĩ đến viếng Thiền sư Lạc Phố. Vừa bái chào sư xong, cư sĩ nói:

- Giữa hè nóng chết người, đầu đông lạnh đóng băng.

Lạc Phố đáp:

- Chớ lầm.

Cư sĩ nói:

- Tôi già rồi.

Lạc Phố nói:

- Sao không nói “lạnh” khi lạnh, và “nóng” khi nóng.

Cư sĩ hỏi:

- Mắc phải điếc có gì là tốt?

Lạc Phố nói:

- Tha ông hai chục gậy.

Cư sĩ đáp:

- Thầy làm tôi câm miệng, tôi làm thầy mù mắt.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)

319. ĐƯỜNG ẤY ĐI ĐÂU

Một hôm Bàng cư sĩ gặp một cậu bé chăn trâu. Cư sĩ hỏi:

- Đường ấy đi đâu?

Cậu bé chăn trâu đáp:

- Tôi chẳng biết đường ấy.

Cư sĩ kêu lên:

- Ngươi kẻ chăn trâu!

Cậu bé chăn trâu đáp:

- Ông lão súc sanh!

Cư sĩ lại hỏi:

- Hôm nay là thời gì?

Cậu bé chăn trâu đáp:

- Thời trồng lúa.

Cư sĩ cười sảng khoái.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)

320. CHUYỂN Y CÔNG ĐỨC

Một hôm vợ Bàng cư sĩ đến chùa Lộc Môn cúng dường thực phẩm. Vị hòa thượng của chùa hỏi bà mục đích việc cúng dường để chuyển y công đức. Bà liền lấy cái lược cài lên mái phía sau. “Công đức đã chuyển xong,” bà vừa nói vừa bước ra.

(Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 10331)
Tại các quốc gia Âu Mỹ, pháp thiền trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy thường được hiểu như là pháp thiền minh sát, cho đến nổi có nhiều người thực hành trong truyền thống này xem mình như là các thiền giả minh sát. Tuy nhiên, các bản kinh Pali -- tài liệu cổ xưa ghi lại các bài giảng của Đức Phật, không xem thiền minh sát như là một hệ thống tu thiền độc lập nhưng là một thành tố của một cặp kỷ năng hành thiền gọi là Samatha và Vipassanà, An Chỉ và Minh Quán -- hay Chỉ và Quán.
22/04/2013(Xem: 7015)
Cảnh ngữ là tỉnh giác, hoặc gọi là kinh sợ. Ví như có kẻ trộm dòm ngó nhà cửa, chủ nhãn ban đêm đốt đèn ngồi đàng hoàng giữa nhà, đằng hắng ra tiếng, kẻ trộm sợ hãi chẳng dám lén vào. Nếu vừa ngủ quên thì kẻ trộm thừa cơ lẻn vào cướp đoạt của cải ...
10/04/2013(Xem: 6496)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
09/04/2013(Xem: 6409)
Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp.
08/04/2013(Xem: 7341)
Nhằm hướng dẫn đệ tử tu tập đạt được hiệu quả tốt nhất, Ðức Phật đã linh động vận dụng trí tuệ trình bày bằng những ví dụ vừa thực tế, vừa sống động, mang tính hấp dẫn và đầy tính khả thi. Sau đây, soạn giả xin giới thiệu một số ví dụ để độc giả nào tha thiết tìm hiểu giáo lý thâm diệu ...
08/04/2013(Xem: 7029)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua Trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
08/04/2013(Xem: 7578)
Khi còn trong bụng mẹ, chờ đợi được sinh ra con người đã phải quờ quạng tự muốn giải thoát khỏi tù túng tối tăm này. Và rồi khi chào đời, con người lại tiếp tục quờ quạng muốn giải thoát những trói buộc phiền lụy cuộc đời. Như thế đó, cả hai hoàn cảnh trước khi được sanh ra, sau khi có mặt, con người đều nằm trong vòng cương tỏa mất tự tại an lạc.
08/04/2013(Xem: 9388)
Dưới đây là ba bài pháp ngắn do Ngài Thiền sư Mahasi Sayadaw giảng cho các cư sĩ Phật tử tại vương quốc Nepal trong dịp Ngài sang dự lễ đặt viên đá đầu tiên tại công trường Lâm Tì Ni vào tháng 11 năm 1980.
08/04/2013(Xem: 11634)
Lời Dẫn Nhập: Đây là bản dịch mới của bài Kinh Ānāpānasatisuttam thuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theo văn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với các bản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
08/04/2013(Xem: 4566)
Theo tinh thần thuyết Nghiệp trong đạo Phật, thì chính con người chứ không phải thần linh hay Thượng đế, sáng tạo và an bài cuộc đời của mình, bằng ý nghĩ, lời nói và hành động của chính mình....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]