Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niêm hoa vi tiếu

12/10/201016:54(Xem: 4227)
Niêm hoa vi tiếu

Niêm:Cầm đưa lên. Hoa:cái bông. Vi:nhỏ. Tiếu:cười. Niêm hoa:cầm cái hoa đưa lên. Vi tiếu:cười mỉm.

Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu."Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.


Đây là một câu chuyện rất quan trọng của Phật giáo, được xem là đầu mối của Phật giáo Thiền Tông.

1. Theo sách Liên Đăng Hội Yếu, Thích Ca Mâu Ni Phật chương:

"Trong cuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

Xưa nay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm làm chỗ dựa để khai ngộ."

Nhưng việc nầy chép ở kinh nào? do ai truyền thuật? Các Kinh Luận đã thu vào trong Đại Tạng đều không thấy ghi chép việc nầy. Các bậc Tông sư đời nhà Tùy, Đường, cũng không có nói đến.

Đến đời Tống, Vương An Thạch mới nói tới việc nầy.

2. Theo sách Tông môn Tạp lục:

"Vương An Thạch, tức Vương Kinh Công, hỏi Tuệ Tuyền Thiền sư:

- Thiền Tông nói Đức Phật Thích Ca giơ cành hoa lên là có xuất xứ ở kinh điển nào?

Tuệ Tuyền đáp:

- Tạng Kinh cũng không thấy chép việc nầy.

Vương An Thạch nói:

- Tôi vào trong Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh, gồm 3 quyển, nhân đó mà đọc, thấy sách ghi chép rất tường tận việc Phạm Vương đến núi Linh Sơn, dâng Phật một cành hoa Ba-la vàng, rồi xả thân làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng sanh thuyết pháp.

Đức Thế Tôn đăng tọa, giơ cành hoa lên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu ý gì, chỉ có một vị đầu đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn bèn nói:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, trao lại cho Ma Ha Ca Diếp.

Kinh nầy nói nhiều đến việc các đế vương tôn sùng thỉnh vấn Phật, cho nên giữ làm Bí Tàng, người thế tục không được biết đến." (Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2013(Xem: 6517)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
20/01/2013(Xem: 6278)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định; thành phương pháp tu tập thiền định đầu tiên của thời Hán, Ngụy và Tấn. Kinh này nói về tu thiền sổ tức, ngoài ra cũng bao gồm các pháp thiền khác, nhưng quan trọng nhất là điều hòa hơi thở.
18/01/2013(Xem: 6575)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
07/12/2012(Xem: 5437)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
30/10/2012(Xem: 4330)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Cănphòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng,họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
29/10/2012(Xem: 4612)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
24/10/2012(Xem: 6245)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hành giáo pháp.
03/10/2012(Xem: 5126)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
14/09/2012(Xem: 19810)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
13/09/2012(Xem: 4923)
Có câu chuyện Thiền trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, xuất hiện vào thế kỷ 13, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, tên là Shasekishu, dịch giả Paul Reps dịch sang Anh Ngữ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567