Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Thiền" như nguồn sống dưới góc nhìn khoa học

14/09/201208:32(Xem: 19782)
"Thiền" như nguồn sống dưới góc nhìn khoa học

"Thiền" như nguồn sống dưới góc nhìn khoa học

Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.

Thiền giúp thay đổi và cân bằng cuộc sống
Thiền làm giảm căng thẳng, gia tăng hệ miễn nhiễm và điều hòa cơ thể. Có nhiều loại thiền, nhưng y giới khuyên sử dụng loại thiền không cần phải thay áo, không cần theo các nghi thức tôn giáo. Phổ biến chỉ cần ba động tác đơn giản:

1. Ngồi thoải mái (Sitting comfortably)

2. Tâm dõi theo sự hít vào, thở ra (Forcussing your breathing in and out),

3. Lúc tâm tán loạn thì nhẹ nhàng đem tâm trở lại hơi thở (when your mind wanders, just gently return to your breath).

Khi thiền, sẽ làm thay đổi não bộ, hai vùng chứa sự tĩnh thức và từ bi được gia tăng. Vùng chứa căng thẳng bị giảm. Nhờ vậy mà bệnh tật có thể được chữa trị, nhất là bệnh liên hệ đến tim mạch, bao tử, gan…

Tại Mỹ, 1 trong 3 người lớn tuổi, thường bị bệnh tim mà nguyên nhân chính là do áp huyết cao (high blood pressure). Thiền thở (breathing meditation) là một trong những phương pháp làm giảm huyết áp công hiệu nhất. Phí tổn việc chữa trị bệnh tim mạch toàn nước Mỹ là 76 tỉ đô la mỗi năm.

Một số liệu năm 2011 cho thấy có đến ba triệu bệnh nhân được bác sĩ khuyên nên hành thiền. Nếu tính đến ngày hôm nay (2014), con số có thể là 150 triệu người tìm một phương pháp chữa trị khác như Thiền hoặc các môn như yoga…

Danh sách dưới đây cho thấy, có rất nhiều trung tâm y tế đã sử dụng Thiền hoặc các môn tương tự:

Trung tâm ung thư bang Arizona thiết lập chương trình 12 tuần lễ “Mind-Body Medicine Skills Group program” (Đây cũng là một loại thiền với tên gọi khác).

Cơ sở ung thư Roy and Patricia Disney thuộc Trung tâm y tế Cơ đốc, TP. Burbank, California áp dụng Thiền, Yoga và các cách chữa trị khác cho bệnh nhân.

Trung tâm California Pacific Medical Center hướng dẫn bệnh nhân về tiến trình của việc giải phẫu, đồng thời hướng dẫn Yoga, Thiền, tai chi (Thái cực quyền) để bệnh nhân hồi phục sức khỏe mau chóng sau khi mổ.

Tại Los Angeles, Trung tâm the Mindful Awareness Research Center (MARC) hướng dẫn thiền qua mạng (guided meditations on its website).

Đại học California Sciences, San Diego, cung cấp Thiền chánh niệm giảm căng thẳng cho các bệnh nhân ung thư (provides mindfulness-based stress relief for cancer patients).

Trung tâm ung thư “The Dorcy Cancer Center” tại St. Mary-Corwin Medical Center, Pueblo, bang Colorado, mở lớp dạy cho bệnh nhân Thiền, Yoga và Tai chi.

Trung tâm Cơ đốc Christiana Care Health System, New Castle, Del., Cũng có lớp Yoga (Thiền yoga) cho người sắp sinh.

Bệnh viện Northwestern Memorial Hospital, Chicago, Ill. Chuyên bệnh Parkinson cũng hướng dẫn thiền cho những bệnh nhân mất ngủ (provides meditation services for those with insomnia).

Trung tâm ung thư trẻ em tại Đại học Hassenfeld Children's Cancer Center, NY.

Trung tâm ung thư Đại học Texas MD, TP. Houston

Thiền giúp cân bằng cuộc sống, tĩnh tâm loại bỏ ưu phiền. Ảnh tư liệu

Có nhiều cách thiền, có trên 10 thứ bệnh quan trọng có thể chữa bằng thiền như tim, gan, tì, phế, thận, ung thư, tiểu đường, sida, nhức mỏi, cao huyết áp…Bài này, sẽ trình bày thêm hai chứng bệnh khác được chữa bằng thiền.

Thiền đi (Walking Meditation) với bệnh trầm cảm

Thiền đi bộ (nhà Phật gọi là thiền hành) được chia làm hai loại: Đi bộ theo lối thông thường (traditional walking exercise , TWE), và thiền đi trong tĩnh thức theo cách Phật giáo (Buddhism Walking Meditation, BWM).

Đối tượng của cuộc nghiên cứu là tìm xem ảnh hưởng của thiền hành chánh niệm theo Phật Giáo và lối đi bộ thông thường, trên các chứng bệnh trầm cảm, sức khỏe và mạch máu bị co lại.

Ban thí nghiệm chọn 45 người cao niên, tuổi từ 60-90 có bệnh trầm cảm nhẹ hoặc trung bình. Số người được chia thành hai nhóm. Một nhóm đi bộ theo lối truyền thống. Nhóm kia đi bộ theo phương pháp chánh niệm thiền Phật giáo (Buddhism-based walking meditation, viết tắt BWM). Thời gian thí nghiệm là 3 lần một tuần và liên tục 12 tuần.

Kết quả, bắp thịt mạnh khỏe, linh hoạt đàn hồi uyển chuyển hơn, tim phổi điều hòa (cardiorespiratory) được gia tăng trong cả hai nhóm.

Cả hai cách đi bộ cũng cho thấy sự giảm thiểu đáng kể những loại hóa chất acid đặc ở trong máu.

Nhưng chứng trầm cảm, các chất hóa học trong cơ thể như cholesterol (mỡ trong máu), cortisol và interleukin chỉ giảm trong nhóm thực hành thiền chánh niệm mà thôi (decreased only in the BWM group).

Nhóm nghiên cứu kết luận: Thiền đi bộ trong tĩnh thức của Phật giáo có khả năng làm giảm trầm cảm, gia tăng những hoạt chất cho sức khỏe, tiểu mạch (vascular) tái hoạt động, và cho thấy, những tiến triển tổng quát về mọi mặt được cải thiện hơn là lối đi bộ thông thường (and appears to confer greater overall improvements than the traditional walking program).

Thiền với bệnh Parkinson

Parkinson là một thứ bệnh liên hệ đến tế bào não bị rối loạn, ảnh hưởng đến việc di chuyển, không kiểm soát được các cơ bắp, và mất thăng bằng. Triệu chứng thường thấy là tay chân bị run, khó cầm giữ bất cứ một vật gì nếu bệnh nặng. Phương pháp chữa trị là nên theo các chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa, thiền tập mỗi ngày 20 phút /hai lần, và thiền hành như thí nghiệm dưới đây cho thấy.

Ảnh chụp phân tích não người bình thường (bên trái) và mức bệnh Parkinson (bên phải)

Một nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý được mở ra nhằm tìm hiểu sự thay đổi cấu trúc của não qua việc sử dụng thiền trên người có bệnh run tay (Parkinson's Disease (PD). 27 bệnh nhân trong tổng số 30 người được chọn, và chia làm 2 nhóm. Nhóm 14 người tham gia 8 tuần lễ chương trình thiền Chánh niệm (Mindfulness based intervention, viết tắt MBI). Nhóm 13 người chỉ được chữa trị theo thuốc thông thường. Kết quả cho thấy vùng chất xám bên phải của hạch hạnh nhân trong não bộ của nhóm thực hành Thiền chánh niệm, trở nên dày hơn so với nhóm kia.

Kết luận của nhóm nghiên cứu trên một số phân tích bước đầu cho thấy Thiền MBI có ảnh hưởng đến bệnh PD. Vùng chất xám GMD (gray matter density) trong bộ não của nhóm MBI được gia tăng. Đây là điểm then chốt đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm phương pháp chữa trị bệnh run tay PD.
ngoi thien_2

Tóm lược

Những ai có bệnh tật hay muốn đẹp hơn, thông minh hơn, sống thọ hơn và sống có hạnh phúc hơn thì có thể coi Thiền là người bạn tốt và trung thành.

Phật Thích Ca thường dạy, "ta ra đời vì lợi ích của chúng sanh, chứ không phải riêng cho một ai." Do đó việc hành thiền không nên có màu sắc tôn giáo, để con người từ tất cả các tín ngưỡng khác có thể gần, thân thiện và yêu thương nhau hơn.

Thiền có thể góp phần giải quyết những vấn nạn nầy một cách có hiệu quả mà không tốn tiền. Mỗi ngày chỉ tốn vài chục phút ngồi thiền là đã có thể thấy hiệu nghiệm ngay. Chư tăng ni Giáo hội Phật giáo và những người am tường Thiền cũng sẽ sẵn sàng phối hợp với các cơ quan y tế để góp phần giảm bớt vấn nạn bệnh viện quá tải và giúp bệnh nhân chóng lành bằng phương thức Thiền Thuốc song hành. Thực hành thiền định cũng đang là giải pháp mà nhiều quốc gia tân tiến đã và đang áp dụng.

Hồng Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2019(Xem: 4243)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (Satipatthana Sutta), còn gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại những lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú ở Kammasadamma, một thủ phủ của xứ Kuru.
13/05/2019(Xem: 4785)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ. Trong Kinh nói Đức Phật lúc nào cũng ở trong đại định, như vậy thì lúc đi bộ Đức Phật cũng thiền. Cho nên, ngày nay khi chúng ta nói đến thiền đi bộ thì không là vấn đề mới mẻ gì cả. Nhưng đôi khi chúng ta lại ít để tâm thực tập đúng theo phương thức để mang lại sự an tịnh cho thân tâm trong cuộc sống hàng ngày. Hai tác giả Arinna Weisman và Jean Smith sẽ làm sáng tỏ cách thực tập thiền đi bộ rất phổ thông này, qua sự hướng dẫn chi tiết dưới đây. Việc đi bộ có thể là cơ hội kỳ diệu khác để thực hành chánh niệm. Từng giây phút có thể tăng cường sự tỉnh thức và đôi khi là đối tượng dễ tiếp cận thiền hơn hít thở.
14/04/2019(Xem: 4097)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó.
09/04/2019(Xem: 4288)
Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali Nguyên Giác Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao? Bản thân người viết trước giờ chỉ quen dựa cột để nghe pháp, nơi đây không dám có ý kiến riêng, chỉ muốn tìm một số Kinh liên hệ để ghi chú. Câu chuyện này được ngài Trần Thái Tông (1218-1277) đưa vào nhóm 43 công án trong Niêm Tụng Kệ, một trong các sách giáo khoa của Thiền phái Trúc Lâm để khảo sát, nghiên cứu. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, người có công hồi phục Thiền phái Trúc Lâm, đã dịch toàn bộ các tác phẩm của Trần Thái Tông, trong đó câu chuyện ngài Huệ Khả tức khắc đốn ngộ, viết như sau: “8.- Cử: Nhị Tổ xin Sơ Tổ pháp an tâm. Sơ Tổ bảo: Đem tâm ra ta an cho ông. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không thể được. Sơ Tổ bảo: Ta an tâm cho ông rồi. Niêm: Em bé lên ba ôm trống giấy, Ông già tám chục mặc áo cầu. Tụng: Tâm đã không tâm nói với ai, Người câm thức mộng mắt tròn xoe. Lão
06/01/2019(Xem: 7112)
Chúng ta thường nghe các nhà khoa học đề cập đến những hành động ý thức và vô ý thức khi họ nói về não bộ của con người. Do đó chúng ta biết được hoạt động của con người không phải lúc nào cũng hợp lý như chúng ta tưởng.
27/11/2018(Xem: 3919)
"Chân Lý" nghĩa là sự thật, cũng gọi là "Đế" như trong "Tứ Diệu Đế" của Đạo Phật. Có hai loại chân lý: Tương đối và Tuyệt đối:
24/10/2018(Xem: 3637)
Đông và Tây có lẽ gặp nhau nhiều nhất trong việc chọn lựa tên cho con cái, nhất là đứa trẻ được chào đời ấy sẽ là trai hay gái, nếu là trai thì chọn những đức tính tốt hoặc lương thiện: Dũng, Đức, Nhân, Hùng, Ái , Nghĩa, Toàn ...riêng với bé gái tượng trưng cho sự mảnh mai, yếu ớt thì lại chọn tên các loài hoa như: Lan, Huệ, Mai, Cúc, Hồng v.v...và vì thế tôi cũng được nằm trong số những bé gái mang tên một loài hoa ...
18/10/2018(Xem: 5262)
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông
05/10/2018(Xem: 4737)
Trong Kinh Kim Cang, có một đoạn vấn hỏi và đối đáp giữa Đức Phật và Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt trần không? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt trần.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Trời không? ? Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có mắt Trời.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt huệ không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt huệ.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt pháp không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt pháp.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Phật không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt Phật.”
01/10/2018(Xem: 5140)
Ngày nay chủ đề Thiền không còn xa lạ đối với những ai muốn tìm hiểu và muốn định nghĩa một cách minh bạch, nhưng mấy ai hiểu và cảm nhận một cách chính xác và minh bạch về những hoạt dụng của Thiền.Tùy mỗi trường phái, mỗi góc độ để nhìn và hiểu về Thiền khác nhau, từ đó, việc hành hoạt cũng khác biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567