Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại cương về Thiền tông

04/05/201717:08(Xem: 4820)
Đại cương về Thiền tông



ducphatthichca
Đại cương về Thiền tông


Từ Thiền (Zen) bắt nguồn từ tiếng Phạn "dhyana", âm qua tiếng Tàu thành "Ch'an", rồi âm qua tiếng Nhật thành "Zen", người Việt đọc là Thiền.

 

1) Đại cương

 

 

Thiền là một trường phái Đại thừa thành lập bởi đại sư Ấn-độ Bồ-đề Đạt-ma (Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn-độ) tại Trung quốc vào thế kỉ thứ Sáu. Thiền là tông phái có ảnh hưởng hết sức sâu rộng tại Đông Á.

 

Thiền tông chủ trương sự giác ngộ không thể đạt được qua sự học tập kinh điển. mà chỉ có thể đạt được với sự nhận thức trực tiếp bản tâm qua sự thực hành thiền định. Ngài Bồ-đề Đạt ma được xem là Sơ tổ của Thiền tông Trung quốc. Quyển "Luận về Nhận thức Thật tánh của Tâm", được cho là tác phẩm của Ngài nhưng có lẽ là do các đồ đệ về sau, diễn tả Thiền như sau: "Truyền ngoài kinh điển, không qua văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy được bản tánh và (đắc đạo) thành Phật".

 

Theo Thiền tông, sự giác ngộ tối thượng được truyền từ tâm sang tâm, và đức Phật Thích-ca được xem là đã trực tiếp truyền sự giác ngộ của Ngài cho đại đệ tử Đại Ca-diếp. Dòng Thiền sau đó được truyền cho Ngài A-nan và qua tất cả 28 đời Tổ Thiền Ấn-độ. cho đến khi Tổ thứ 28 là Bồ-đề Đạt-ma đem truyền thống vô ngôn nầy sang Trung quốc và thành lập Thiền tông tại đây. Sau đó, truyền thống Thiền được truyền cho Nhị Tổ Huệ Khả, Tam Tổ Tăng-xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng (638-713). Đến đời Lục Tổ thì có sự thay đổi quan trọng: lệ truyền Y bát bị bãi bỏ và truyền thống Thiền phân thành hai nhánh: Thiền Tổ Sư (Đốn Ngộ) do ngài Huệ Năng thống lãnh ở miền Nam và Như Lai Thiền (Tiệm Ngộ) do ngài Thần Tú thống lãnh ở miền Bắc.

 

Như Lai Thiền là lối Thiền cổ điển theo kinh sách, còn gọi là Bắc tông, sau đó nhanh chóng suy tàn - trong khi Thiền Nam Tông đào tạo được nhiều đệ tử xuất sắc và trở thành Thiền Trung quốc. Thiền tông Trung quốc sau đó lại phân ra thành Bảy nhánh Thiền, trong đó Thiền Lâm Tế (Lin-Chi hay Rinzai) và Thiền Tào Động (T'sao-tung hay Soto) là hai nhánh phổ thông nhất và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

 

Ở Nhật bản, Thiền được thành lập trong thời kì đầu của triều đại Liêm-thương (Jap: Kamakura) khi ngài Minh-Am Vinh-Tây (Jap: Eisai) sang Trung quốc đời Tống học tập và đem Thiền Lâm Tế (Rinzai) về Nhật. Sau đó là ngài Đạo Nguyên cũng sang Trung quốc đời Tống và đem về Thiền Tào Động (Soto). Trong hai thời kì Kamakura và Muromachi (1336-1573) giáo pháp Thiền đươc kết hợp với phong trào Busisdo (Võ sĩ đạo) và rất được hưng thịnh. Năm 1654, Thiền sư Trung quốc Ẩn Nguyên Long Kì (Chin: Yin-Yuan) thời nhà Minh đã sang Nhật bản và sau đó thành lập Hoàng Bá tông (Obaku sect) kết hợp thực hành Thiền và Tịnh độ.

 

Các nhà phê bình có khuynh hướng gọi Thiền là vô lí, lộn xộn và nằm ngoài lí luận thông thường. Tuy nhiên, Thiền không nhượng bộ và phản bác rằng cái gọi là cách nhìn sự vật theo đường lối thông thường không phải là tối hậu - và lí do chúng ta không thể thấu đáo chân lí là vì chúng ta bám níu rất vô lí vào cái gọi là nhận thức hợp lí về sự vật. Nhưng nếu chúng ta muốn đi sâu vào sự thật của đời sống, chúng ta phải vất bỏ lề lối suy luận rất thân thương của chúng ta, và chấp nhận cách nhìn mới từ đó chúng ta có thể thoát khỏi sự độc tài của lí luận và lối phán đoán một chiều thường ngày...Đây là bởi vì Thiền đã đi đến kết luận là cách lí luận hợp lí không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tâm linh sâu kín nhất của chúng ta.

 

Có người gợi ý là Thiền đại diện cho một sự phát triển hoàn toàn mới mẻ, đến mức nó không còn là Phật giáo nữa. Tuy nhiên ý tưởng nầy là quá đáng.Thật ra không có điều gì trong Thiền mà không có tương đương trong thiền Ấn-độ. Sự khác biệt là ở phương cách chớ không phải nội dung.Thiền áp dụng phương cách diễn tả không qui ước và không bình thường. Đạo giáo là thí dụ rất quan trọng ở đây, nhứt là về truyền thống đơn giản và rất tự nhiên của nó.

 

Về Thiền tông, không ai có thể chối cãi sự đóng góp lớn lao của nó, đã giúp cho hàng ngàn người đi đến trực ngộ bản tâm. Thiền là Không trong hành động, đó là Bát nhã Ba-la-mật-đa sống thực. Khó có thể tìm được từ nào có thể tán dương đúng mức Thiền  Càng học tập và càng thực hành chánh pháp, ta sẽ càng trân quí và hân mộ Thiền. Tuy nhiên, không có sự hướng dẫn và chuẩn bị thích đáng, Thiền cũng có thể trở thành nguy hiểm và vô bổ. Nếu nhận lầm kinh nghiệm biểu hiện là kinh nghiệm đắc ngộ thật sự, người tu có thể trở thành tự cao quá lố. Thiền cũng có thể dẫn tới thái độ bất cần và cuối cùng làm cho hành giả mất hết căn bản để thực hành Phật pháp.

 

Đa số các Đại sư thời xưa , gồm các vị như Đạo Nguyên, Sơ Tổ của phá Thiền Tào Động Nhật bản, đều cho rằng chỉ có tăng ni mới có thể đắc ngộ qua pháp môn Thiền.

 

2) Cách thực hành chánh

 

Hai cách thực hành chánh của Thiền là Thiền Tọa (Jap: Zazen) và Quán Công Án.

 

Phương pháp ngồi thiền được thực hành phổ quát ở Ấn-độ thời cổ và được đem vào Phật giáo do đức Phật Thích-ca, khi Ngài ngồi thiền và đắc đạo dưới cội Bồ-đề. Phương pháp nầy được đem vào Trung quốc, và được Thiên Thai tông giảng dạy như là một phần của một hệ thống tổng hợp các phương pháp nhằm chứng ngộ thật tánh của bản tâm. Thiền tông Nhật bản coi ngồi thiền là rất quan trọng.

 

Ngồi thiền phải tréo chân, trong khi ngồi thiền hành giả có thể định tâm hay không định tâm trên một đối tượng nào đó, tùy theo trường phái.

 

Cách ngồi đúng để Tọa thiền là ngồi kiểu Hoa sen (hay kiết-già), với hai lòng bàn chân lật ngược và đặt lên hai vế đối diện. Trong các tu viện Thiền Công Án thì đề tài thiền định thường là một công án do vị Thiền sư trao cho mỗi thiền sinh.

 

Một trong các ưu điểm lớn nhứt của cách ngồi kiết-già hay bán-già là khi hai bàn tay được đặt lên hai lòng bàn chân - thì nhịp tim, huyết áp, sự chuyển hoá năng lượng và các hoạt động thiết yếu của cơ thể đều ở tình trạng yên tĩnh nhất. Tuy nhiên ta cần ghi nhận là, mặc dầu các cơ năng sinh lí được yên tĩnh, hành giả Thiền không chìm vào tình trạng hôn muội, vô cảm đối với thế giới chung quanh. Thật ra điện não đồ EEG của người đang ngồi Thiền chứng tỏ hành giả đều có phản ứng với mỗi lần kích thích lập lại, trong khi người bình thường mất hẳn phản ứng sau vài lần lập lại kích thích. Hơn nữa, trong khi phản ứng xảy ra mỗi lần có sự kích thich, ở người ngồi Thiền chúng biến mất rất nhanh sau đó. Điều nầy chứng tỏ hành giả ngồi Thiền (đúng cách) hoàn toàn có ý thức về những gì đang xảy ra, nhưng không dính mắc vào ý thức đó. Các điện não đồ của hành giả Thiền tương phản với điện não đồ của các hành giả thực hành pháp khác. Thí dụ như trong cách ngồi thiền Yoga, hành giả cắt đứt ảnh hưởng của thế giới chung quanh và hoàn toàn không có phản ứng với các kích thích.

 

Phái Thiền Lâm Tế dùng công án (các câu hỏỉ bế tắc để kích hoạt tâm thức ra khỏi trạng thái bình thường, nhằm đi vào ý thức tức thời và đột ngột về chân lí). Phái Tào Động nhấn mạnh sự Tiệm ngộ, kết hợp nhiều phương pháp kể cả công án - và trông cậy chánh yếu vào sự soi sáng tĩnh lặng của Tọa thiền, và kết thúc với sự thực hiện hợp nhất của bản tâm với chân lí.

 

Thiền Lâm Tế tìm sự đắc ngộ tức thời, trong khi Thiền Tào Động dạy hình thức ngồi thiền trong đó sự đắc ngộ từ từ đến với hành giả.

 

Thời Lục Tổ Huệ Năng (thế kỉ 7) có hai nhánh thiền là Nam tông (Tồ sư Thiền) và Bắc tông (Như Lai thiền). Nhưng hiện nay nhánh Thiền Tào Động gần như không còn, và Thiền Lâm Tế đại diện cho Thiền tông. Thiền Tổ Sư ngày nay đồng nghĩa với Thiền tông nói chung.

 

 

('Zen school', Seeker's Glossary of Buddhism, p. 559-563, Thích Phước Thiệt dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2017(Xem: 5091)
Một thời, người học Phật đã quen nghĩ rằng Tổ Sư Long Thọ đã khai sơn ra hệ tư tưởng Bát Nhã, nổi bật là câu "Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật" trong Kinh Kim Cang. Thực ra, chính Đức Phật đã nói về pháp Định Vô Tướng rất nhiều lần trong Tạng Pali. Tuy nhiên, bài này sẽ nói tới pháp thế gian trước, rồi mới bàn về pháp xuất thế gian sau. Vì chúng sanh ưa chấp tướng. Có phải Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc – vị lãnh đạo cao nhất của quốc gia đông dân nhất thế giới -- là một Phật Tử tàng hình? Nếu đúng như thế, hiển nhiên là một bất ngờ.
25/06/2017(Xem: 4839)
Nhiều người đã nhìn về thiền tập như là những gì rất gian nan, rất khó cho người trong đời thường. Thực tế, đúng là sẽ rất khó khăn, nếu chúng ta thử ngồi yên trong nửa giờ -- chỉ nói ngồi yên thôi, chưa cần nói tới việc liên tục giữ được tâm tỉnh thức an tịnh (như pháp chỉ) hay liên tục giữ được tâm tỉnh thức quán sát (như pháp niệm thân, thọ, tâm, pháp).
25/06/2017(Xem: 9440)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
11/06/2017(Xem: 4482)
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người phụ nữ cảm nhận cơ thể chuyển biến từng ngày, từng đêm, từng giờ… Những đau đớn của cơ thể, những hạnh phúc chờ đợi, và cả những lo lắng về những gì chưa biết đang tới gần. Thiền tập có thể giúp được gì cho quý bà đang mang thai? Và khi quý bà thiền tập, bào thai sẽ lợi ích ra sao?
03/06/2017(Xem: 3828)
Vua Trần Nhân Tông thời xưa đã từng dạy thiền cho quân binh hàng ngày? Không có tài liệu nào nói như thế, cho dù Ngài để lại một sự nghiệp lớn về Thiền Tông và dòng Thiền Trúc Lâm còn ảnh hưởng tới bây giờ. Tuy nhiên, từ bên kia bờ Thái Bình Dương, thiền tập đang được huấn luyện trong quân đội Hoa Kỳ. Thiền tập đã trở thành một vũ khí để tự vệ cho chiến binh Hoa Kỳ -- để tỉnh thức trong mọi tình huống, để giảm căng thẳng, để giảm đau đớn khi bệnh hoạn và thương tích, để không bị mất ngủ, và để an vui trong từng khoảnh khắc.
21/05/2017(Xem: 5854)
Nguyên Giác Phan Tấn Hải hiện là chủ bút của tờ Việt Báo ở Nam California và trang tin vietbao.com. Anh đã xuất bản cả thảy 8 cuốn sách về Phật Giáo và Thiền. Đây là cuốn sách thứ 9. Sách dày 275 trang, ấn loát rất mỹ thuật theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, do Ananda Viet Foundation xuất bản và Amazon phát hành. Sách đã được cư sĩ Tâm Diệu thuộc Thư Viện Hoa Sen giới thiệu như sau:
17/05/2017(Xem: 11142)
Người tu cần sự minh triết và cẩn trọng trong khi tiếp nhận Phật pháp, để phân biệt đúng sai và lệch lạc. Hãy xem đoạn văn sau đây của người sáng lập Cư xá Phật giáo và Hội Phật giáo Luân-đôn (Christmas Humphreys, The Buddhist Way of Life, p. 100):
21/04/2017(Xem: 4952)
Ở Little Saigon hiện nay có nhiều lớp dạy thiền, không ngoài mục đích giúp mọi người thoát khỏi những đau khổ, trong đó bệnh là một trong những khổ đau của con người, cả thân và tâm.
07/03/2017(Xem: 5531)
Con người quay về đạo Phật, nếu thật sự tìm cầu cho mình con đường giải thoát sinh tử, luân hồi, đều phải tri hành từng bước theo chủ trương của đạo Phật. Trước hết phải quy y Tam bảo, và tiếp nhận giới luật Phật, hành trì giới luật mới đúng ý nguyện quay về. Sau đó, phải học Phật pháp, và tu tập là điều kiện ắt phải. Phật pháp do chư Tăng gảng dạy, để cho các hành giả thấy được các chân lý và đạo giải thoát trong các pháp môn tu. Rồi tu hành theo Đạo, sau khi đã ngộ lý. Hành theo đạo để giống như Phật. Giống như Phật, là giống như thế nào ? Đó là tâm giác ngộ từng phần một, rồi đến phần hai, ba…Qua đây, cho ta biết thêm chữ Học, là bắt chước
25/01/2017(Xem: 5840)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567