Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại cương về Thiền tông

04/05/201717:08(Xem: 4719)
Đại cương về Thiền tông



ducphatthichca
Đại cương về Thiền tông


Từ Thiền (Zen) bắt nguồn từ tiếng Phạn "dhyana", âm qua tiếng Tàu thành "Ch'an", rồi âm qua tiếng Nhật thành "Zen", người Việt đọc là Thiền.

 

1) Đại cương

 

 

Thiền là một trường phái Đại thừa thành lập bởi đại sư Ấn-độ Bồ-đề Đạt-ma (Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn-độ) tại Trung quốc vào thế kỉ thứ Sáu. Thiền là tông phái có ảnh hưởng hết sức sâu rộng tại Đông Á.

 

Thiền tông chủ trương sự giác ngộ không thể đạt được qua sự học tập kinh điển. mà chỉ có thể đạt được với sự nhận thức trực tiếp bản tâm qua sự thực hành thiền định. Ngài Bồ-đề Đạt ma được xem là Sơ tổ của Thiền tông Trung quốc. Quyển "Luận về Nhận thức Thật tánh của Tâm", được cho là tác phẩm của Ngài nhưng có lẽ là do các đồ đệ về sau, diễn tả Thiền như sau: "Truyền ngoài kinh điển, không qua văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy được bản tánh và (đắc đạo) thành Phật".

 

Theo Thiền tông, sự giác ngộ tối thượng được truyền từ tâm sang tâm, và đức Phật Thích-ca được xem là đã trực tiếp truyền sự giác ngộ của Ngài cho đại đệ tử Đại Ca-diếp. Dòng Thiền sau đó được truyền cho Ngài A-nan và qua tất cả 28 đời Tổ Thiền Ấn-độ. cho đến khi Tổ thứ 28 là Bồ-đề Đạt-ma đem truyền thống vô ngôn nầy sang Trung quốc và thành lập Thiền tông tại đây. Sau đó, truyền thống Thiền được truyền cho Nhị Tổ Huệ Khả, Tam Tổ Tăng-xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng (638-713). Đến đời Lục Tổ thì có sự thay đổi quan trọng: lệ truyền Y bát bị bãi bỏ và truyền thống Thiền phân thành hai nhánh: Thiền Tổ Sư (Đốn Ngộ) do ngài Huệ Năng thống lãnh ở miền Nam và Như Lai Thiền (Tiệm Ngộ) do ngài Thần Tú thống lãnh ở miền Bắc.

 

Như Lai Thiền là lối Thiền cổ điển theo kinh sách, còn gọi là Bắc tông, sau đó nhanh chóng suy tàn - trong khi Thiền Nam Tông đào tạo được nhiều đệ tử xuất sắc và trở thành Thiền Trung quốc. Thiền tông Trung quốc sau đó lại phân ra thành Bảy nhánh Thiền, trong đó Thiền Lâm Tế (Lin-Chi hay Rinzai) và Thiền Tào Động (T'sao-tung hay Soto) là hai nhánh phổ thông nhất và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

 

Ở Nhật bản, Thiền được thành lập trong thời kì đầu của triều đại Liêm-thương (Jap: Kamakura) khi ngài Minh-Am Vinh-Tây (Jap: Eisai) sang Trung quốc đời Tống học tập và đem Thiền Lâm Tế (Rinzai) về Nhật. Sau đó là ngài Đạo Nguyên cũng sang Trung quốc đời Tống và đem về Thiền Tào Động (Soto). Trong hai thời kì Kamakura và Muromachi (1336-1573) giáo pháp Thiền đươc kết hợp với phong trào Busisdo (Võ sĩ đạo) và rất được hưng thịnh. Năm 1654, Thiền sư Trung quốc Ẩn Nguyên Long Kì (Chin: Yin-Yuan) thời nhà Minh đã sang Nhật bản và sau đó thành lập Hoàng Bá tông (Obaku sect) kết hợp thực hành Thiền và Tịnh độ.

 

Các nhà phê bình có khuynh hướng gọi Thiền là vô lí, lộn xộn và nằm ngoài lí luận thông thường. Tuy nhiên, Thiền không nhượng bộ và phản bác rằng cái gọi là cách nhìn sự vật theo đường lối thông thường không phải là tối hậu - và lí do chúng ta không thể thấu đáo chân lí là vì chúng ta bám níu rất vô lí vào cái gọi là nhận thức hợp lí về sự vật. Nhưng nếu chúng ta muốn đi sâu vào sự thật của đời sống, chúng ta phải vất bỏ lề lối suy luận rất thân thương của chúng ta, và chấp nhận cách nhìn mới từ đó chúng ta có thể thoát khỏi sự độc tài của lí luận và lối phán đoán một chiều thường ngày...Đây là bởi vì Thiền đã đi đến kết luận là cách lí luận hợp lí không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tâm linh sâu kín nhất của chúng ta.

 

Có người gợi ý là Thiền đại diện cho một sự phát triển hoàn toàn mới mẻ, đến mức nó không còn là Phật giáo nữa. Tuy nhiên ý tưởng nầy là quá đáng.Thật ra không có điều gì trong Thiền mà không có tương đương trong thiền Ấn-độ. Sự khác biệt là ở phương cách chớ không phải nội dung.Thiền áp dụng phương cách diễn tả không qui ước và không bình thường. Đạo giáo là thí dụ rất quan trọng ở đây, nhứt là về truyền thống đơn giản và rất tự nhiên của nó.

 

Về Thiền tông, không ai có thể chối cãi sự đóng góp lớn lao của nó, đã giúp cho hàng ngàn người đi đến trực ngộ bản tâm. Thiền là Không trong hành động, đó là Bát nhã Ba-la-mật-đa sống thực. Khó có thể tìm được từ nào có thể tán dương đúng mức Thiền  Càng học tập và càng thực hành chánh pháp, ta sẽ càng trân quí và hân mộ Thiền. Tuy nhiên, không có sự hướng dẫn và chuẩn bị thích đáng, Thiền cũng có thể trở thành nguy hiểm và vô bổ. Nếu nhận lầm kinh nghiệm biểu hiện là kinh nghiệm đắc ngộ thật sự, người tu có thể trở thành tự cao quá lố. Thiền cũng có thể dẫn tới thái độ bất cần và cuối cùng làm cho hành giả mất hết căn bản để thực hành Phật pháp.

 

Đa số các Đại sư thời xưa , gồm các vị như Đạo Nguyên, Sơ Tổ của phá Thiền Tào Động Nhật bản, đều cho rằng chỉ có tăng ni mới có thể đắc ngộ qua pháp môn Thiền.

 

2) Cách thực hành chánh

 

Hai cách thực hành chánh của Thiền là Thiền Tọa (Jap: Zazen) và Quán Công Án.

 

Phương pháp ngồi thiền được thực hành phổ quát ở Ấn-độ thời cổ và được đem vào Phật giáo do đức Phật Thích-ca, khi Ngài ngồi thiền và đắc đạo dưới cội Bồ-đề. Phương pháp nầy được đem vào Trung quốc, và được Thiên Thai tông giảng dạy như là một phần của một hệ thống tổng hợp các phương pháp nhằm chứng ngộ thật tánh của bản tâm. Thiền tông Nhật bản coi ngồi thiền là rất quan trọng.

 

Ngồi thiền phải tréo chân, trong khi ngồi thiền hành giả có thể định tâm hay không định tâm trên một đối tượng nào đó, tùy theo trường phái.

 

Cách ngồi đúng để Tọa thiền là ngồi kiểu Hoa sen (hay kiết-già), với hai lòng bàn chân lật ngược và đặt lên hai vế đối diện. Trong các tu viện Thiền Công Án thì đề tài thiền định thường là một công án do vị Thiền sư trao cho mỗi thiền sinh.

 

Một trong các ưu điểm lớn nhứt của cách ngồi kiết-già hay bán-già là khi hai bàn tay được đặt lên hai lòng bàn chân - thì nhịp tim, huyết áp, sự chuyển hoá năng lượng và các hoạt động thiết yếu của cơ thể đều ở tình trạng yên tĩnh nhất. Tuy nhiên ta cần ghi nhận là, mặc dầu các cơ năng sinh lí được yên tĩnh, hành giả Thiền không chìm vào tình trạng hôn muội, vô cảm đối với thế giới chung quanh. Thật ra điện não đồ EEG của người đang ngồi Thiền chứng tỏ hành giả đều có phản ứng với mỗi lần kích thích lập lại, trong khi người bình thường mất hẳn phản ứng sau vài lần lập lại kích thích. Hơn nữa, trong khi phản ứng xảy ra mỗi lần có sự kích thich, ở người ngồi Thiền chúng biến mất rất nhanh sau đó. Điều nầy chứng tỏ hành giả ngồi Thiền (đúng cách) hoàn toàn có ý thức về những gì đang xảy ra, nhưng không dính mắc vào ý thức đó. Các điện não đồ của hành giả Thiền tương phản với điện não đồ của các hành giả thực hành pháp khác. Thí dụ như trong cách ngồi thiền Yoga, hành giả cắt đứt ảnh hưởng của thế giới chung quanh và hoàn toàn không có phản ứng với các kích thích.

 

Phái Thiền Lâm Tế dùng công án (các câu hỏỉ bế tắc để kích hoạt tâm thức ra khỏi trạng thái bình thường, nhằm đi vào ý thức tức thời và đột ngột về chân lí). Phái Tào Động nhấn mạnh sự Tiệm ngộ, kết hợp nhiều phương pháp kể cả công án - và trông cậy chánh yếu vào sự soi sáng tĩnh lặng của Tọa thiền, và kết thúc với sự thực hiện hợp nhất của bản tâm với chân lí.

 

Thiền Lâm Tế tìm sự đắc ngộ tức thời, trong khi Thiền Tào Động dạy hình thức ngồi thiền trong đó sự đắc ngộ từ từ đến với hành giả.

 

Thời Lục Tổ Huệ Năng (thế kỉ 7) có hai nhánh thiền là Nam tông (Tồ sư Thiền) và Bắc tông (Như Lai thiền). Nhưng hiện nay nhánh Thiền Tào Động gần như không còn, và Thiền Lâm Tế đại diện cho Thiền tông. Thiền Tổ Sư ngày nay đồng nghĩa với Thiền tông nói chung.

 

 

('Zen school', Seeker's Glossary of Buddhism, p. 559-563, Thích Phước Thiệt dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2015(Xem: 12143)
Khung Trời Vàng (sách), “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật”. Ấy là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cách đây hơn hai mươi sáu thế kỷ. Và lời dạy ấy của Ngài ngày nay ta đem tư duy để chạm tới, thì vẫn còn mới tinh khôi. Phật tính là những gì cao quý nhất, sáng suốt nhất, tinh anh nhất, rộng lớn nhất và xinh đẹp nhất nơi tự tâm của mỗi chúng ta. Sống ở trong đời, ta đánh mất sự cao quý, vì tâm ta chạy theo sự ngu hèn, nên làm khuất lấp tánh Phật nơi ta; sống ở trong đời, ta đánh mất sự sáng suốt, vì tâm ta chạy theo bản ngã, nên làm khuất lấp tính sáng nơi ta; sống ở đời ta phóng tâm chạy theo tiền tài, sắc dục, danh lợi, đam mê ăn uống và hưởng thụ ngủ nghỉ, nên làm khuất lấp tinh anh trong đời sống của ta; sống ở trong đời, ta đánh mất sự rộng lớn, vì ta nghĩ về ta và cái của ta quá nhiều, nên làm khuất lấp tính rộng lớn nơi ta và sống ở đời, vì ta nghĩ xấu cho người, nên cái xấu chảy tràn ra trong tâm ta và tưới tẩm thân thể của ta bằng chấ
22/05/2015(Xem: 7876)
Từ lâu, ai cũng biết đến Thiền như : Tham thoại đầu – Như Lai Thiền – Tổ sư Thiền – Yoga Thiền …mục đích khai mở tâm linh tiến đến giải thoát, hoặc ngoại đạo thiền để đạt đến thần thông.
28/04/2015(Xem: 5993)
Có những lúc gần như kiệt sức, tôi lại lấy giấy mực ra vẽ. Công việc hàng ngày phải đọc nhiều, viết nhiều, và tra cứu nhiều – có những lúc chữ tràn ngập người tôi. Tiếng Việt, tiếng Anh. Mỗi ngày phải quan sát chuyện thế giới, từ Iraq tới Afghanistan, từ Dharamsala tới Rome, từ chuyện tình Hollywood tới thị trường tài chánh Wall Street... tôi ngồi giữa những trận mưa thông tin, phải đọc thật nhanh, chọn tin thật nhanh, sắp xếp ưu tiên tin tức thât nhanh, và dịch thật nhanh. Đêm về, hạnh phúc là khi đọc Kinh Phật, và đôi khi, là viết về Đạo Phật.
07/03/2015(Xem: 13135)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt. Nhưng tôi không có dụng cụ để đo lường sự lợi ích thiết thực của Thiền trong việc trị bệnh. Nay hân hạnh được nhà nghiên cứu Hồng Quang cho xem bài nghiên cứu công phu và rất bổ ích của ông,“Thiền và Sức Khỏe”. Qua bài nầy chúng ta thấy, nhiều thập niên qua, các khoa học gia quốc tế, giới y dược và bệnh viện đã áp dụng Thiền cho việc trị nhiều chứng bệnh thời đại như Ung thư, Sida, Tiểu đường…kết quả không ngờ.
22/01/2015(Xem: 5566)
Đời người luôn có nhiều mục tiêu trong cuộc sống, nhưng chỉ có một mục đích trong cuộc đời, đó là sự mưu cầu hạnh phúc đích thực của con người. Và các mục tiêu đó chính là sự cố gắng học tập thật giỏi, rồi sau đó ra đời đóng góp cho xã hội, trong công việc chuyên môn hiệu quả của mình. Và thông qua những công việc đó, thì chúng ta có được một cuộc sống đầy đủ tiện nghi về vật chất, và tự do về tinh thần. Vì vậy đây chính là sự tham cầu về danh lợi chính đáng của con người, như cá cần nước để sống vậy.
15/01/2015(Xem: 6314)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh. Tất cả con người chúng ta sống trên cõi đời này đều lệ thuộc vào nhau và không ai lại muốn mình phải gánh chịu khổ đau cả. Sự kiện được hưởng "sung sướng" giữa muôn ngàn người khác đang khổ đau,
08/01/2015(Xem: 18762)
CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả năng thiền quán tư duy, sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu. Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đêm tà kiến.
22/12/2014(Xem: 6268)
Hôm nay chúng ta có một đề tài đột xuất, lý do là có một số thiền sinh muốn biết “trú xứ nào thích hợp để hành thiền”? Câu hỏi này rất hay. Đúng ra, đây phải là bài học đầu tiên cho tất cả những ai sơ cơ bước vào đời sống tu học nghiêm túc; nhưng do là tôi thường hay nói chuyện, giảng pháp, giảng thiền trước hội chúng đã từng tu tập - nên tôi quên bẵng là có những người đến tập thiền hôm nay còn rất mới mẻ.
14/12/2014(Xem: 7562)
Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện. Thiền làm gia tăng chất xám và chất trắng của não bộ. Chất xám có nhiệm vụ gạn lọc tin tức... Chất trắng ảnh hưởng đến kỷ năng truyền đạt.
01/12/2014(Xem: 9939)
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được. Khi hiểu được tức là tu được. Mọi người nhận được làn gió mới làm sống dậy niềm tin vào chính mình, đưa cuộc đời qua hết khổ ải. Muôn người nhớ ơn Ngài. Năng lực cứu bạt của một vị thiền sư không nằm ở chỗ khiến người ta kính ngưỡng tôn thờ mình, mà nằm ở chỗ làm cho người hết khổ. Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài. Đây là một tác phẩm công phu trong vườn Thiền Phật giáo, xin trân trọng giới thiệu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567