Từ Thiền (Zen) bắt nguồn từ tiếng Phạn "dhyana", âm qua tiếng Tàu thành "Ch'an", rồi âm qua tiếng Nhật thành "Zen", người Việt đọc là Thiền.
1) Đại cương
Thiền là một trường phái Đại thừa thành lập bởi đại sư Ấn-độ Bồ-đề Đạt-ma (Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn-độ) tại Trung quốc vào thế kỉ thứ Sáu. Thiền là tông phái có ảnh hưởng hết sức sâu rộng tại Đông Á.
Thiền tông chủ trương sự giác ngộ không thể đạt được qua sự học tập kinh điển. mà chỉ có thể đạt được với sự nhận thức trực tiếp bản tâm qua sự thực hành thiền định. Ngài Bồ-đề Đạt ma được xem là Sơ tổ của Thiền tông Trung quốc. Quyển "Luận về Nhận thức Thật tánh của Tâm", được cho là tác phẩm của Ngài nhưng có lẽ là do các đồ đệ về sau, diễn tả Thiền như sau: "Truyền ngoài kinh điển, không qua văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy được bản tánh và (đắc đạo) thành Phật".
Theo Thiền tông, sự giác ngộ tối thượng được truyền từ tâm sang tâm, và đức Phật Thích-ca được xem là đã trực tiếp truyền sự giác ngộ của Ngài cho đại đệ tử Đại Ca-diếp. Dòng Thiền sau đó được truyền cho Ngài A-nan và qua tất cả 28 đời Tổ Thiền Ấn-độ. cho đến khi Tổ thứ 28 là Bồ-đề Đạt-ma đem truyền thống vô ngôn nầy sang Trung quốc và thành lập Thiền tông tại đây. Sau đó, truyền thống Thiền được truyền cho Nhị Tổ Huệ Khả, Tam Tổ Tăng-xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng (638-713). Đến đời Lục Tổ thì có sự thay đổi quan trọng: lệ truyền Y bát bị bãi bỏ và truyền thống Thiền phân thành hai nhánh: Thiền Tổ Sư (Đốn Ngộ) do ngài Huệ Năng thống lãnh ở miền
Như Lai Thiền là lối Thiền cổ điển theo kinh sách, còn gọi là Bắc tông, sau đó nhanh chóng suy tàn - trong khi Thiền Nam Tông đào tạo được nhiều đệ tử xuất sắc và trở thành Thiền Trung quốc. Thiền tông Trung quốc sau đó lại phân ra thành Bảy nhánh Thiền, trong đó Thiền Lâm Tế (Lin-Chi hay Rinzai) và Thiền Tào Động (T'sao-tung hay Soto) là hai nhánh phổ thông nhất và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Ở Nhật bản, Thiền được thành lập trong thời kì đầu của triều đại Liêm-thương (Jap: Kamakura) khi ngài Minh-Am Vinh-Tây (Jap: Eisai) sang Trung quốc đời Tống học tập và đem Thiền Lâm Tế (Rinzai) về Nhật. Sau đó là ngài Đạo Nguyên cũng sang Trung quốc đời Tống và đem về Thiền Tào Động (Soto). Trong hai thời kì
Các nhà phê bình có khuynh hướng gọi Thiền là vô lí, lộn xộn và nằm ngoài lí luận thông thường. Tuy nhiên, Thiền không nhượng bộ và phản bác rằng cái gọi là cách nhìn sự vật theo đường lối thông thường không phải là tối hậu - và lí do chúng ta không thể thấu đáo chân lí là vì chúng ta bám níu rất vô lí vào cái gọi là nhận thức hợp lí về sự vật. Nhưng nếu chúng ta muốn đi sâu vào sự thật của đời sống, chúng ta phải vất bỏ lề lối suy luận rất thân thương của chúng ta, và chấp nhận cách nhìn mới từ đó chúng ta có thể thoát khỏi sự độc tài của lí luận và lối phán đoán một chiều thường ngày...Đây là bởi vì Thiền đã đi đến kết luận là cách lí luận hợp lí không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tâm linh sâu kín nhất của chúng ta.
Có người gợi ý là Thiền đại diện cho một sự phát triển hoàn toàn mới mẻ, đến mức nó không còn là Phật giáo nữa. Tuy nhiên ý tưởng nầy là quá đáng.Thật ra không có điều gì trong Thiền mà không có tương đương trong thiền Ấn-độ. Sự khác biệt là ở phương cách chớ không phải nội dung.Thiền áp dụng phương cách diễn tả không qui ước và không bình thường. Đạo giáo là thí dụ rất quan trọng ở đây, nhứt là về truyền thống đơn giản và rất tự nhiên của nó.
Về Thiền tông, không ai có thể chối cãi sự đóng góp lớn lao của nó, đã giúp cho hàng ngàn người đi đến trực ngộ bản tâm. Thiền là Không trong hành động, đó là Bát nhã Ba-la-mật-đa sống thực. Khó có thể tìm được từ nào có thể tán dương đúng mức Thiền Càng học tập và càng thực hành chánh pháp, ta sẽ càng trân quí và hân mộ Thiền. Tuy nhiên, không có sự hướng dẫn và chuẩn bị thích đáng, Thiền cũng có thể trở thành nguy hiểm và vô bổ. Nếu nhận lầm kinh nghiệm biểu hiện là kinh nghiệm đắc ngộ thật sự, người tu có thể trở thành tự cao quá lố. Thiền cũng có thể dẫn tới thái độ bất cần và cuối cùng làm cho hành giả mất hết căn bản để thực hành Phật pháp.
Đa số các Đại sư thời xưa , gồm các vị như Đạo Nguyên, Sơ Tổ của phá Thiền Tào Động Nhật bản, đều cho rằng chỉ có tăng ni mới có thể đắc ngộ qua pháp môn Thiền.
2) Cách thực hành chánh
Hai cách thực hành chánh của Thiền là Thiền Tọa (Jap: Zazen) và Quán Công Án.
Phương pháp ngồi thiền được thực hành phổ quát ở Ấn-độ thời cổ và được đem vào Phật giáo do đức Phật Thích-ca, khi Ngài ngồi thiền và đắc đạo dưới cội Bồ-đề. Phương pháp nầy được đem vào Trung quốc, và được Thiên Thai tông giảng dạy như là một phần của một hệ thống tổng hợp các phương pháp nhằm chứng ngộ thật tánh của bản tâm. Thiền tông Nhật bản coi ngồi thiền là rất quan trọng.
Ngồi thiền phải tréo chân, trong khi ngồi thiền hành giả có thể định tâm hay không định tâm trên một đối tượng nào đó, tùy theo trường phái.
Cách ngồi đúng để Tọa thiền là ngồi kiểu Hoa sen (hay kiết-già), với hai lòng bàn chân lật ngược và đặt lên hai vế đối diện. Trong các tu viện Thiền Công Án thì đề tài thiền định thường là một công án do vị Thiền sư trao cho mỗi thiền sinh.
Một trong các ưu điểm lớn nhứt của cách ngồi kiết-già hay bán-già là khi hai bàn tay được đặt lên hai lòng bàn chân - thì nhịp tim, huyết áp, sự chuyển hoá năng lượng và các hoạt động thiết yếu của cơ thể đều ở tình trạng yên tĩnh nhất. Tuy nhiên ta cần ghi nhận là, mặc dầu các cơ năng sinh lí được yên tĩnh, hành giả Thiền không chìm vào tình trạng hôn muội, vô cảm đối với thế giới chung quanh. Thật ra điện não đồ EEG của người đang ngồi Thiền chứng tỏ hành giả đều có phản ứng với mỗi lần kích thích lập lại, trong khi người bình thường mất hẳn phản ứng sau vài lần lập lại kích thích. Hơn nữa, trong khi phản ứng xảy ra mỗi lần có sự kích thich, ở người ngồi Thiền chúng biến mất rất nhanh sau đó. Điều nầy chứng tỏ hành giả ngồi Thiền (đúng cách) hoàn toàn có ý thức về những gì đang xảy ra, nhưng không dính mắc vào ý thức đó. Các điện não đồ của hành giả Thiền tương phản với điện não đồ của các hành giả thực hành pháp khác. Thí dụ như trong cách ngồi thiền Yoga, hành giả cắt đứt ảnh hưởng của thế giới chung quanh và hoàn toàn không có phản ứng với các kích thích.
Phái Thiền Lâm Tế dùng công án (các câu hỏỉ bế tắc để kích hoạt tâm thức ra khỏi trạng thái bình thường, nhằm đi vào ý thức tức thời và đột ngột về chân lí). Phái Tào Động nhấn mạnh sự Tiệm ngộ, kết hợp nhiều phương pháp kể cả công án - và trông cậy chánh yếu vào sự soi sáng tĩnh lặng của Tọa thiền, và kết thúc với sự thực hiện hợp nhất của bản tâm với chân lí.
Thiền Lâm Tế tìm sự đắc ngộ tức thời, trong khi Thiền Tào Động dạy hình thức ngồi thiền trong đó sự đắc ngộ từ từ đến với hành giả.
Thời Lục Tổ Huệ Năng (thế kỉ 7) có hai nhánh thiền là
('Zen school', Seeker's Glossary of Buddhism, p. 559-563, Thích Phước Thiệt dịch)