Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền Tâm Ấn

28/08/201020:19(Xem: 5420)
Truyền Tâm Ấn
TO-Bo-De-Dat-Ma

        Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.

          Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói:

          - Đây là Tổ Bát-Nhã-Đa-La mà cha cung thỉnh tới để được cúng dường ngài.

          Nghe danh xưng đó, hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La ngước lên. Ánh mắt của hoàng tử vừa chạm tới thần quang của Tổ thì lòng hoàng tử bỗng cực kỳ rung động, và một niềm vui bao la lan tỏa khắp châu thân. Tổ Bát-Nhã-Đa-La đưa tay ra, tỏ ý đỡ hoàng-tử đứng dậy. Lui về chỗ ngồi nhưng mắt hoàng-tử vẫn không rời vị sứ giả Như-Lai, người đang tỏa ánh sáng kỳ diệu như thể chiếu sáng được cả thế gian.

          Tổ Bát-Nhã-Đa-La cũng không ngớt nhìn hoàng-tử. Với tuệ nhãn, ngài vừa thấy được trí tuệ vô song của vị hoàng-tử nhỏ qua cung cách đảnh lễ rất khiêm cung mà lại vô cùng thư thái, tự tại. Ngài bèn giơ lên hạt minh châu quý giá mà vua Hương Chí vừa cúng dường và hỏi:

          - Trên đời có thứ gì quý hơn hạt minh châu này không?

          Hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La vòng tay thưa:

          - Đây là hạt minh châu quý giá nhất, chỉ giòng vua Sát-Đế-Lợi mới có. Trên đời không gì có thể quý hơn,

          Hoàng-tử Công-Đức-Đa-La cung kính tiếp lời anh:

          - Bạch Tổ, đây là hạt minh châu chiếu sáng nhất. Không gì trên đời có thể chiếu sáng hơn hạt châu này.

          Vua Hương Chí đưa mắt nhìn hoàng-tử út, chờ câu trả lời. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La quỳ xuống trước Tổ mà thưa rằng:

          - Hạt minh châu này rất quý, nhưng chưa phải là thứ quý nhất trên thế gian. Hạt minh châu này chiếu sáng, nhưng chưa phải là ánh sáng rực rỡ nhất thế gian. Bởi vì, hạt châu này không thể tự nó hiển hiện, nếu không nhờ trí tuệ giúp nó hiển bày; rồi nó cũng không tự biết nó là gì, nếu không nhờ trí tuệ giúp nó biết được nó là hạt minh châu. Biết mình là hạt châu rồi, nó cũng không tự biết nó quý giá, nếu không nhờ trí tuệ giúp nó biết giá trị của nó. Tóm lại, nhờ trí tuệ, hạt châu mới biết được mình là hạt châu quý giá, có thể tỏa chiếu ánh sáng. Nhưng ánh sáng đó cũng chỉ chiếu sáng cho chính nó mà thôi, nó chẳng làm sáng được viên đá, hòn sỏi nào để gần nó. Vì vậy, bạch Tổ, con nghĩ rằng, hạt châu này chưa phải là thứ quý nhất trên đời.

          Tổ Bát-Nhã-Đa-La yên lặng mỉm cười. Nhưng nhà vua thì nóng nẩy hỏi;

          - Vậy thứ gì quý hơn hạt châu này?

          Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vòng tay thưa:

          - Bạch Tổ, tâu phụ vương, trí tuệ là thứ quý hơn hạt châu này muôn ức lần. Trí tuệ chính là thứ quý nhất trên đời, vì có trí tuệ mới nhận ra được tự tánh, và nhận ra tự tánh mới giải thoát khỏi mọi trói buộc phiền não, mới đoạn diệt được luân hồi. Ánh sáng trí tuệ là ánh sáng rực rỡ nhất trên đời vì người có ánh sáng trí tuệ không chỉ soi sáng chính mình mà còn soi sáng cho người u tối, giúp họ đoạn trừ vô minh đạt tới giác ngộ. Trí tuệ cũng là của cải bền vững nhất vì người đã có trí tuệ rồi thì không cảnh huống nào, quyền lực nào có thể lấy đi được.

          Vua Hương Chí và hai hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La, Công-Đức-Đa-La cùng sửng sốt khi nghe câu trả lời của hoàng-tử út. Họ nhìn hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La như nhìn một người rất lạ, một người uyên bác thâm sâu mà trước đây họ không hề chú ý tới.

          Riêng Tổ Bát-Nhã-Đa-La thì vẫn im lặng mỉm cười. Ngài nhớ lại khi xưa, sư phụ của ngài là Bất-Như-Mật-Đa, trước khi thị tịch cũng phải biết, trong hàng đệ tử, ai là kẻ xứng đáng để truyền tâm ấn, tiếp nối việc hoằng pháp độ sanh. Từ ngày Tổ được sư phụ truyền tâm ấn, ròng rã nhiều chục năm bôn ba hoằng pháp mà chưa tìm được đệ tử đủ công năng và trí tuệ để kế thừa Tổ vị. Hôm nay, cơ duyên đã tới rồi chăng?    

          Sau khi vua Hương Chí băng hà, hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La lên nối ngôi thì hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La xin theo Tổ học đạo. Tổ Bát-Nhã-Đa-La không ngạc nhiên khi thấy hoàng-tử nhỏ tìm đến thiền đường, vì Tổ đã nhìn thấy căn cơ của hoàng-tử qua cuộc trắc nghiệm về hạt minh châu. Tổ hoan hỷ nhận hoàng tử làm đệ tử và đặt hiệu là Bồ-Đề-Đạt-Ma.

          Từ đó, Bồ-Đề-Đạt-Ma theo thầy hoằng pháp mấy mươi năm ròng.

          Trước khi diệt độ, Tổ Bát-Nhã-Đa-La gọi Bồ-Đề-Đạt-Ma đến mà nói rằng:

          - Cơ duyên hóa thân của ta tới đây đã dứt. Xưa, Như-Lai trao truyền Chánh Pháp Nhãn Tạng cho Tổ Ca Diếp, lần lượt nhiều đời nhiều kiếp, đến ta là vị Tổ thứ 27, được nhận lãnh. Nay, con là đệ tử xứng đáng để ta truyền lại, con phải hết lòng gìn giữ và lưu truyền. Đó là trọng trách của kẻ được kế thừa tổ vị. Sau khi ta diệt độ rồi, con hãy tạm ở Nam Ấn mà hoằng pháp một thời gian, nhưng nhân duyên lớn của con lại ở tận nước Trung Hoa xa xôi. Con sẽ trải qua muôn vàn khổ hạnh trên đường khai tâm cho người dân xứ ấy. Ta sẽ phò trợ con. Vậy, hãy lãnh ý ta mà tuyên hành.

          Bồ-Đề-Đạt-Ma sụp lạy sư phụ, nhận lễ truyền tâm cùng y bát của thầy mình để sau này làm ấn tín.

          Và, đúng như điều Tổ Bát-Nhã-Đa-La đã thấy trước, Bồ-Đề-Đạt-Ma chính là vị Tổ thứ 28 nhận trọng trách truyền thừa Chánh Pháp, đồng thời, Ngài cũng là vị Tổ thứ nhất, gieo hạt Thiền Tông Phật Giáo ở Trung Hoa, và từ đấy ảnh hưởng trực tiếp đến những giòng thiền tại Nhật Bản, Triều Tiên và ngay cả Việt Nam.

          Nhắc lại chuyện xưa để chúng ta có thể học được bài học đầu tiên nơi vị hoàng-tử nhỏ. Đó là, NHẬN BIẾT GIÁ TRỊ CỦA TRÍ TUỆ VÀ DÙNG TRÍ TUỆ ĐÓ NHƯ NGỌN ĐÈN, XUA TAN BÓNG TỐI TRONG TA VÀ QUANH TA.

          Như một thiền sư đã nói, khi đèn được bật sáng, ta chỉ còn việc nhìn mọi vật cho tỏ tường, mà không bận tâm bóng tối rồi sẽ đi về đâu.

 

 

                                                                                      Huệ Trân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2011(Xem: 9036)
1) Đối với các Thiền Sư thời Lý-Trần, sự ứng dụng tâm thức tu hành với những giáo lý Đức Phật truyền dạy là một. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Đức Phật khai thị về không gian: "Mười phương thế giới đồng nhất thể." Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật mở bày ý niệm về thời gian: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vi lai tâm bất khả đắc."
30/01/2011(Xem: 15266)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
20/01/2011(Xem: 4394)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy. Vậy sự gặp gỡ nhau như thế nào? Đây là mục tiêu chúng ta phải nghiên cứu. Theo thiển kiến chúng tôi thấy có những điểm gặp nhau, như dưới đây:
08/01/2011(Xem: 4497)
Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.
04/01/2011(Xem: 9493)
Trí toàn giác không thể không nhân mà có, vì nếu là như vậy, bất cứ điều gì cũng có thể là toàn giác. Nếu sự việc sinh ra không tùy thuộc vào điều gì khác, như vậy mọi sự đều có thể hiện hữu không câu thúc, sẽ chẳng lý do gì lại không thể là toàn giác. Chính vì sự vật chỉ phát sinh tùy lúc, nên bắt buộc phải tùy thuộc nhân duyên. Trí toàn giác cũng vậy, rất hiếm hoi, không phải bất cứ lúc nào, chỗ nào, cũng có thể sinh ra. Cho nên trí toàn giác nhất định phải tùy thuộc nhân duyên.
31/12/2010(Xem: 13547)
Quyển TRUNGPHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ củaThiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, introng Tục Tạng Kinh, tập số 122. Nội dung sách tấn người học lập chí lâubền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghibùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử.
26/12/2010(Xem: 14052)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
07/12/2010(Xem: 14352)
Ngày hôm qua Steve tới thăm với chú bé Mickey 7 tuổi. Gớm, thằng bé lớn mau quá đi thôi và nghịch ghê. Nó nói giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Nó còn nói được tiếng lóng học ở ngoài đường nữa. Trẻ con bên này được nuôi dạy khác với lối nuôi dạy trẻ con bên mình. Cha mẹ chúng để chúng “tự do phát triển”. Suốt hai giờ ngồi nói chuyện, Steve phải để ý tới thằng bé. Nó chơi, nó nghịch, nó xan vào cả câu chuyệncủa người lớn. Nó làm cho người lớn không nói chuyện với nhau được. Tôi đưa cho nó mấy quyển sách hình của trẻ con, nhưng nó chỉ lật xem sơ sơ rồi lại bỏ sách, xen vào giữa tôi và ba nó. Nó đòi sự chú ý của thế giới người lớn.
30/11/2010(Xem: 5271)
Tứ thiền (catvāri dhyānāni) là bốn phương pháp thiền định dùng cho cả nội giáo và ngoại giáo cùng tu tập thực hành, nhằm đối trị các lậu hoặc, là nhân siêu việt mọi lưới hoặc nghiệp của dục giới, là quả sinh lên cõi sắc giới, là y địa căn bản nơi sinh ra các công đức, cũng có nghĩa là bốn loại thiền định căn bản sinh ra các thứ công đức; đó chính là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc Sắc giới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]