Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 15 : Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn

03/05/201320:14(Xem: 6611)
Thi ca 15 : Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 15

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO ĐỊNH TUỆ LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH QUẢ BỔ ĐỀ NIẾT BÀN

---o0o---

Phiên âm:

Tông diệc thông, thuyết diệc thông

Định tuệ viên minh bất trệ không

Phi đản ngã kim độc đạt liễu

Hằng sa chư Phật thể giai đồng

Dịch nghĩa:

Chánh giáo giỏi, thuyết giáo hẳn là sâu sắc

Định tuệ tròn, sẽ không vướng CÓ và KHÔNG

Không riêng tôi, có được sự kiện nầy

Hằng sa Phật, ĐỔNG THỂ không ngoài chân lý ấy

TRỰC CHỈ

Thiền định, trí tuệ và sự thông minh là ba môn rất cần phải có của một tu sĩ Phật giáo.

Chỉ có thông minh thôi, sẽ trở thành "Thế trí biện thông" tài tình cho lắm thì cũng chỉ là người giỏi phục vụ cho ăn, mặc, ở, ngủ… suốt đời, mà khó có một ngày bằng lòng trọn vẹn. Người ta phải "chịu đựng" và "chịu đựng"…

THIỀN ĐỊNH đối với tu sĩ Thích tử không thể thiếu. Thiền định quan trọng với tu sĩ ví như chất muối quan trọng với những "đầu bếp" nên nếm các món thực đơn đang nấu của mình. Thức ăn không thể không có muối nhưng muối tự nó không thành thức ăn ngon được. Vì vậy, tu thiền định phải là thứ định có tư duy, phát sanh trí tuệ. Nhận thức chân lý trong lúc định cũng như lúc xuất định, ấy là định đúng. Trái lại định để đi vào vô tri vô giác như tượng gỗ đá là định không có tuệ, đó là định sai lầm, vô ích. Khác hơn định vô tri vô giác, người thiền định bằng cách tưởng tượng. Vận dụng trí tưởng tượng: Rằng ta đến cõi trời, ta vào động tiên, ta gặp đức Phật v.v… Đấy cũng là một thứ định không tuệ. Thứ định nầy sai lạc sẽ không đem lại kết quả mà còn nguy hiểm cho hệ thần kinh. Thứ định nầy định càng sâu thì "lậm" càng nặng, có thể dẫn đến bệnh "tâm thần" loạn trí mà người bị "lậm" tưởng mình đang sinh hoạt giao du với thần thánh, Phật trời…

Định dẫn đến vô tưởng, vô tri giác sẽ rơi vào bệnh chấp KHÔNG, chối bỏ vạn vật hiện hữu.

Định để mà tưởng tượng, xuất hồn đi đây đi đó, gặp thánh, gặp Phật… sẽ rơi vào bệnh chấp CÓ, cảnh giới do hoang tưởng mà tự thấy.

Thiền định của đạo Phật, ĐỊNH là NHÂN, TUỆ là QUẢ. Tuệ phải là "tuệ" do chánh định, chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh mệnh. Đối tượng tư duy quán chiếu là chân lý cuộc đời.

Do vậy, với cái thấy của người chứng đạo:

"Định tuệ viên minh bất trệ không…"



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 6288)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw, (Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến năm nay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa Thượng Thiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện.
22/04/2013(Xem: 5683)
Tất cả mọi vật, mọi loài trên thế gian này đều có sự tuần hoàn riêng của nó. Mọi vật, mọi loài đều sanh diệt, diệt sanh chứ không có cố định. Ðể hiểu thêm về sự tuần hoàn của con người, Ðồng Mai sẽ viết về sự tuần hoàn của mưa và mong quý vị hãy quán chiếu về sự tuần hoàn của mưa mà hiểu được sự tuần hoàn của con người cũng như mọi vật.
22/04/2013(Xem: 5223)
Đối với người tu thiền, bệnh tật không chỉ có thể điều trị bằng y dược mà còn có thể chữa trị bằng những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày nếu mọi hành vi đều được kiểm soát bởi Tâm. Sức mạnh trị bệnh của Tâm (The healing power of Mind) là cuốn sách của một vị sư Tây Tạng - Tulku Thondrup - giới thiệu những bài tập Thiền đơn giản nhằm mục đích giúp hành giả bảo vệ sức khỏe.
22/04/2013(Xem: 5161)
Thật là vui vẻ khi cuối tuần nầy đa số chúng ta đã buông bỏ mọi âu lo, thành tựu và vấn đề, để có thời gian ngồi thiền ở nơi đây. Tôi vừa bước ra ngoài đi dạo một lát và gặp một cơn mưa phùn. Và rồi tôi nghĩ, việc thực tập thiền của chúng ta cũng giống như mưa vậy, vì mưa liên tục nuôi dưỡng, cũng như thấm nhuần vào cuộc sống của chúng ta.
22/04/2013(Xem: 10037)
Vì không lập văn tự, không chủ trương hình tướng bên ngoài, chỉ phá trừ sự câu chấp cố hữu mà con người, chúng sinh đã cưu mang trải qua bao nhiêu cuộc sống, từ đời này qua kiếp nọ, đã không thấy được tự tánh thường hằng vô sinh, tồn tục tận cùng nơi tâm thức. Nơi đây, chúng ta nghe Lục Tổ Huệ Năng, sau khi được Ngũ Tổ HoằngNhẫn giải Kinh Kim Cang đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm." thì Lục Tổ được đại ngộ và thưa với Ngũ Tổ rằng.
22/04/2013(Xem: 7189)
Tâm thiền là vắng lặng nhưng không phải là sự yên lặng mà tư tưởng có thể nhận thức được. Thiền không phải là cái vắng lặng của một buổi tối. Nó thật sự vắng lặng khi tất cả những tư tưởng, lời nói và nhận thức hoàn toàn ngừng bặt. Tâm thiền này là tâm tôn giáo mà không bị quản thúc bởi một tôn giáo hay bất cứ một hình thức lễ nghi nào.
22/04/2013(Xem: 5633)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt động và hệ thống kinh mạch bên trong não bộ. Cuộc nghiên cứu về não bộ đang bắt đầu đưa ra những bằng chứng cụ thể về những gì mà các hành giả Thiền Phật giáo đã xác nhận qua nhiều thế kỷ nay: kỷ luật tinh thần và Thiền tập có thể thay đổi cơ cấu hoạt động của não bộ và cho phép con người đạt được nhiều mức độ tỉnh giác khác nhau.
22/04/2013(Xem: 5819)
Thiền duyệt có nghĩa là sự an vui trong thiền tập. Khi mới bắt đầu tập thiền, tôi tưởng muốn an tâm và phát triển định lực ta cần phải có một sự cố gắng vất vả ghê gớm lắm. Tôi còn nhớ trong khóa tu thiền đầu tiên, tâm tôi cứ suy nghĩ lung tung và chu du đi khắp mọi nơi. Ðến một lúc bực mình quá, tôi tự nhủ là nếu nó xảy ra lần nữa thì tôi sẽ đập đầu vào tường cho biết!
22/04/2013(Xem: 7800)
Trong một vài thập niên vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ lớn lao trong việc tìm hiểu một cách khoa học về não bộ và cơ thể con người nói chung. Hơn nữa, với sự xuất hiện của ngành di truyền học hiện đại, kiến thức của khoa thần kinh học về hoạt động của những cơ cấu sinh học giờ đây đã đạt đến mức độ vi tế nhất của các di truyền tử riêng biệt.
22/04/2013(Xem: 5087)
Stress : có nghĩa là sự dồn nén, cưỡng ép trên cả hai mặt sinh lý và tâm lý, một trạng thái căng thẳng thần kinh, gây ra lo âu, sợ sệt và sau cùng là sự suy nhược cơ thể. Một nhân vật nêu lên trong bài viết này cho biết chữ stress không có trong ngôn ngữ Tây tạng, người dịch cũng nghĩ rằng không có trong ngôn ngữ Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]