Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sức mạnh trị liệu của tâm.

22/04/201319:47(Xem: 5189)
Sức mạnh trị liệu của tâm.

Sức mạnh trị liệu của tâm

HUỆ ĐỨC

---o0o---

Đối với người tu thiền, bệnh tật không chỉ có thể điều trị bằng y dược mà còn có thể chữa trị bằng những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày nếu mọi hành vi đều được kiểm soát bởi Tâm. Sức mạnh trị bệnh của Tâm (The healing power of Mind) là cuốn sách của một vị sư Tây Tạng - Tulku Thondrup - giới thiệu những bài tập Thiền đơn giản nhằm mục đích giúp hành giả bảo vệ sức khỏe, đồng thời có thể giúp trị bệnh, đặc biệt là có thể đưa hành giả đến giải thoát giác ngộ ngay trong hiện tại. Chúng tôi trích dịch giới thiệu đến bạn đọc một số điểm trong cuốn sach này.

Trong tu tập Thiền quán, một trong những phương pháp hữu hiệu và quan trọng nhất để điều trị bệnh là chuyển mọi sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày thành phương cách hành thiền trị bệnh. Thay vì tách riêng Thiền khỏi đời sống thì hãy đưa Thiền vào đời sống. Bằng cách tỉnh giác trong mọi hoạt động, chúng ta sẽ đạt được trạng thái buông xả, thanh tịnh và hỷ lạc. Nếu chúng ta phát triển quá trình tu tập thành thói quen đúng như chỉ dẫn, thì mọi sinh hoạt đều trở thành phương pháp trị liệu. Vì vậy, chúng ta phải liên tục nỗ lực trong việc phát triển chánh kiến, chánh tư duy, và chánh nghiệp.

Chánh niệm là nhân tố chính để ta chuyển hóa đời sống hàng ngày. Hãy buông bỏ những âu lo, những tật xấu và chỉ chú tâm vào những hoạt động đang diễn ra. Hãy cởi mở tâm và thư giãn dù đang làm việc bằng trí não hay đang hoạt động bằng chân tay. Hãy chú tâm khi ta đang đi, đứng, ngồi hay nằm. Và hãy dõi tâm khi ta đang nhìn một cái bàn, ngắm một bức tranh, hay đang nghe một bản nhạc hoặc nghe một người nào đó nói. Hãy chú tâm vào bất cứ việc gì mà ta đang làm, khi ấy tâm đạt được trạng thái cởi mở và tỉnh giác, đồng thời hạn chế sự trói buộc của tự ngã.

Một số sách Thiền Phật giáo Tây Tạng đưa ra nhiều kỹ thuật cụ thể để biến những sinh hoạt hàng ngày thành cách thực hành tâm linh như một số hướng dẫn dưới đây. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết lời khuyên nào thích hợp nhất với nhu cầu của mình.

Khi thức dậy

Khoảnh khắc lúc thức dậy có thể là những giây phút ấm áp và yên bình nhất của chúng ta, vì sự hợp nhất của thân và tâm trong giấc ngủ, vì bình minh ló dạng đánh thức ta dậy. Thay vì lao vào một ngày đầy áp lực và hỗn loạn, hãy dành một chút thời gian để cảm nhận sự hợp nhất của thân và tâm. Hãy xả bỏ tất cả với một trạng thái cởi mở và thư giãn.

Hãy hít một hơi thở thật sâu và chậm rãi rồi loại bỏ những lo âu hay những cấu uế tích tụ trong lúc ngủ. Hãy dành vài phút để chú tâm nơi thân và chú tâm vào những cảm xúc. Hãy cảm nhận hơi ấm của cơ thể từ đỉnh đầu cho tới bàn chân. Hãy cởi mở tâm và chú tâm vào cảm giác nóng ấm và hãy cởi mở rồi hòa nhập vào cảm giác đó.

Khuynh hướng hợp nhất như vậy của thân và tâm là nền tảng cơ bản của phương pháp hành thiền đơn giản của ta trong ngày. Khi ta thức dậy, có thể bắt đầu một ngày mới bằng cách suy nghĩ: Tôi sẽ chánh niệm dùng sức mạnh và tỉnh giác làm nền tảng cho những sinh hoạt trong ngày . Sau đó duy trì suốt ngày cảm giác ấm áp và an tịnh mà ta cảm nhận được khi thức dậy, và hãy để những cảm giác đó thấm sâu vào tâm như sự yên ả và sức mạnh của đại dương bao la ngay dưới những làn sóng.

Nếu ta có cảm giác bất an khi thức dậy thì việc khơi mở tâm tỉnh thức đem lại cho ta những giây phút trị liệu tuyệt vời. Do trạng thái tỉnh thức rộng mở như khi ta thức dậy, nên ta có thể đưa trạng thái tỉnh thức vào trong cảm giác bất an đó thì ngay sau đó ta sẽ có cảm giác an ổn hơn. Khi bắt đầu một ngày mới mà cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hãy nhẹ nhàng bắt tay vào công việc thì cảm giác đó sẽ từ từ biến mất. Hoặc ta có thể tập một bài trị liệu để khơi thông năng lượng bị tắc nghẽn trong cơ thể.

Khi thức dậy, chúng ta cũng có thể tưởng tượng như ta đang thức tỉnh khỏi giấc ngủ vô minh và đang hướng tâm tới trí tuệ, sự an tĩnh, hỷ lạc, khinh an và tỉnh giác. Chúng ta có thể cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều được như vậy.

Ngay khi thức dậy, thật khó mà khỏi nghĩ tới những phiền muộn, tham vọng và những tình cảm thông thường của thế gian. Tuy nhiên, nếu ta quay về với những cảm xúc thanh thoát, thay vì nắm giả những phiền não đó hoặc để tâm xao động như gió thổi, ta sẽ từ từ hình thành thói quen thức dậy với trạng thái tỉnh giác và cởi mở một cách tự nhiên.

Rất nhiều những chỉ dẫn về Thiền khuyến khích thực hành theo cách như vậy. Hãy tưởng tượng buổi sáng ta bị đánh thức khỏi giấc ngủ vô minh bởi một giọng nói ấm áp của một Bậc Tỉnh giác hay âm thanh từ những nhạc cụ của các vị ấy, như tiếng trống trời chẳng hạn. Ta có thể thực hành một phương pháp Thiền nữa là học cách đón nhận sự che chở của một nguồn sức mạnh tâm linh.

Khi làm việc

Công việc ngốn hết phần lớn thời gian ta thức trong đời. Từ thuở ấu thơ cho tới khi gần trưởng thành, khoảng thời gian là học sinh, chúng ta phải miệt mài học tập hết năm này qua năm khác. Rồi ta lại phải bận rộn với những mưu toan xây dựng sự nghiệp và kiếm sống. Cuối cùng khi về già, ta làm việc cật lực để mong được sống còn, chỉ mong cho thân và tâm cùng còn phối hợp được với nhau và để đẩy lùi những phiền muộn và sự cô đơn của tuổi già.

Trong suốt cuộc đời trên dương gian này, ta không dành phần lớn thời gian để làm gì ngoài ngủ và làm việc. Nếu như chúng ta biết sử dụng thời gian trong đời như một yếu tố để chữa bệnh thì chúng ta có thể biến cuộc đời thành một mỏ vàng về tinh thần và cảm xúc. Chúng ta có thể làm được điều này bằng cách tập quay về với nội tâm yên tĩnh của chính mình trong mọi tình huống và việc làm.

Bất cứ công việc gì ta làm, như tạp dịch, văn phòng, làm vườn, đóng mộc, hội họa, viết lách, đều có thể được coi là một phương tiện để hiển bày cá tính nội tâm thanh tịnh của chúng ta. Hãy cố gắng tìm cho mình một công việc ưa thích, nhưng cũng phải tìm cho được niềm vui trong công việc mà ta đang làm.

Khi công việc tiến triển tốt đẹp, hãy hân hoan tưởng thưởng mình trong chánh niệm. Khi cảm thấy mệt mỏi hay chán nản, chúng ta cũng có thể điềm tĩnh và chú niệm vào đó. Hãy nghĩ công việc thật là thích thú hoặc chí ít cũng tìm cho được một điểm nào đó trong công việc khiến cho ta thích. Hãy thân thiện với những người mà ta giao tiếp trong công việc. Hãy vui và hài lòng khi những khó khăn trong công việc đã được giải quyết. Cố gắng xem những khó khăn trong công việc là một thử thách hữu ích và coi những thất bại là một bài học rèn luyện về khả năng chịu đựng và buông xả. Nếu chúng ta cảm thấy có khúc mắc hay khó khăn trong tình huống nào đó trong công việc, hãy tự nhủ rằng: Không còn nơi nào để ta thích bằng nơi đây. Ta thích công việc nơi đây . Bằng cách tự thuyết phục mình như vậy, tự tánh vô biên có thể mở ra.

Những tâm niệm như từ bi và những phương pháp phát triển kỹ năng như Thiền quán về ánh sáng không phải chỉ xem nó như là một lý thuyết suông mà phải được đưa vào ngay trong công việc hàng ngày. Đặc biệt là thái độ cởi mở, như là được thực nghiệm khi ta thức dậy, hay nhận được sự chúc phúc vào buổi sáng, có thể làm nền tảng cho cả một ngày làm việc trong ngày. Với tâm cởi mở thì mọi tình huống đều tan biến trong thực nghiệm tâm linh như hoa tuyết rơi vào đại dương .

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 6255)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw, (Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến năm nay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa Thượng Thiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện.
22/04/2013(Xem: 5644)
Tất cả mọi vật, mọi loài trên thế gian này đều có sự tuần hoàn riêng của nó. Mọi vật, mọi loài đều sanh diệt, diệt sanh chứ không có cố định. Ðể hiểu thêm về sự tuần hoàn của con người, Ðồng Mai sẽ viết về sự tuần hoàn của mưa và mong quý vị hãy quán chiếu về sự tuần hoàn của mưa mà hiểu được sự tuần hoàn của con người cũng như mọi vật.
22/04/2013(Xem: 5136)
Thật là vui vẻ khi cuối tuần nầy đa số chúng ta đã buông bỏ mọi âu lo, thành tựu và vấn đề, để có thời gian ngồi thiền ở nơi đây. Tôi vừa bước ra ngoài đi dạo một lát và gặp một cơn mưa phùn. Và rồi tôi nghĩ, việc thực tập thiền của chúng ta cũng giống như mưa vậy, vì mưa liên tục nuôi dưỡng, cũng như thấm nhuần vào cuộc sống của chúng ta.
22/04/2013(Xem: 9683)
Vì không lập văn tự, không chủ trương hình tướng bên ngoài, chỉ phá trừ sự câu chấp cố hữu mà con người, chúng sinh đã cưu mang trải qua bao nhiêu cuộc sống, từ đời này qua kiếp nọ, đã không thấy được tự tánh thường hằng vô sinh, tồn tục tận cùng nơi tâm thức. Nơi đây, chúng ta nghe Lục Tổ Huệ Năng, sau khi được Ngũ Tổ HoằngNhẫn giải Kinh Kim Cang đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm." thì Lục Tổ được đại ngộ và thưa với Ngũ Tổ rằng.
22/04/2013(Xem: 7165)
Tâm thiền là vắng lặng nhưng không phải là sự yên lặng mà tư tưởng có thể nhận thức được. Thiền không phải là cái vắng lặng của một buổi tối. Nó thật sự vắng lặng khi tất cả những tư tưởng, lời nói và nhận thức hoàn toàn ngừng bặt. Tâm thiền này là tâm tôn giáo mà không bị quản thúc bởi một tôn giáo hay bất cứ một hình thức lễ nghi nào.
22/04/2013(Xem: 5565)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt động và hệ thống kinh mạch bên trong não bộ. Cuộc nghiên cứu về não bộ đang bắt đầu đưa ra những bằng chứng cụ thể về những gì mà các hành giả Thiền Phật giáo đã xác nhận qua nhiều thế kỷ nay: kỷ luật tinh thần và Thiền tập có thể thay đổi cơ cấu hoạt động của não bộ và cho phép con người đạt được nhiều mức độ tỉnh giác khác nhau.
22/04/2013(Xem: 5790)
Thiền duyệt có nghĩa là sự an vui trong thiền tập. Khi mới bắt đầu tập thiền, tôi tưởng muốn an tâm và phát triển định lực ta cần phải có một sự cố gắng vất vả ghê gớm lắm. Tôi còn nhớ trong khóa tu thiền đầu tiên, tâm tôi cứ suy nghĩ lung tung và chu du đi khắp mọi nơi. Ðến một lúc bực mình quá, tôi tự nhủ là nếu nó xảy ra lần nữa thì tôi sẽ đập đầu vào tường cho biết!
22/04/2013(Xem: 7754)
Trong một vài thập niên vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ lớn lao trong việc tìm hiểu một cách khoa học về não bộ và cơ thể con người nói chung. Hơn nữa, với sự xuất hiện của ngành di truyền học hiện đại, kiến thức của khoa thần kinh học về hoạt động của những cơ cấu sinh học giờ đây đã đạt đến mức độ vi tế nhất của các di truyền tử riêng biệt.
22/04/2013(Xem: 5049)
Stress : có nghĩa là sự dồn nén, cưỡng ép trên cả hai mặt sinh lý và tâm lý, một trạng thái căng thẳng thần kinh, gây ra lo âu, sợ sệt và sau cùng là sự suy nhược cơ thể. Một nhân vật nêu lên trong bài viết này cho biết chữ stress không có trong ngôn ngữ Tây tạng, người dịch cũng nghĩ rằng không có trong ngôn ngữ Việt Nam.
22/04/2013(Xem: 4976)
Theo kinh Dhammapada (Pháp Cú) và lời chú giải, sự hiện hữu cuối cùng của con người là đạt đến tầng cuối cùng ( A-la-hán hay Thanh Văn), với một đối tượng giản dị làm đề tài cho thiền định, để nhận biết sự vật như nó là. Họ có thể hiểu về ba đặc điểm của tất cả mọi vật hiện hữu, tính chất vô thường, đau khổ, và vô ngã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]