Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai kiểu thiền quán

22/04/201319:59(Xem: 9628)
Hai kiểu thiền quán
phathiendinh

HAI KIỂU THIỀN QUÁN

( Two Styles of Insight Meditation)

Nguyên tác : Bhikkhu Bodhi

Việt dịch : Trần Như Mai

Ngày nay việc thực hành Thiền Quán đã được phổ biến rộng rãi khắp thế giới, tuy nhiên, để đạt được sự thành công như hiện nay, pháp hành này đã trải qua nhiều biến đổi tế nhị. Thay vì được giảng dạy như một phần chính yếu của con đường tu tập Phật giáo, bây giờ pháp hành này thường được trình bày như một môn học thế gian mà những kết quả đạt được thuộc về đời sống trong thế giới này hơn là sự giải thoát siêu thế gian. Nhiều thiền sinh chứng minh những lợi ích thiết thực rõ ràng mà họ đã đạt được nhờ thực hành Thiền Quán, những lợi ích ấy có thể kể từ việc nâng cao hiệu năng công việc và có quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người, đến việc trầm tĩnh hơn, có lòng từ bi hơn và có mức độ tỉnh giác cao hơn. Tuy nhiên, trong lúc những lợi ích ấy chắc chắn tự nó có giá trị, nếu đem ra xem xét thì chúng không phải là mục tiêu cuối cùng mà chính Đức Phật đã hướng đến như là cứu cánh nỗ lực tâp của Ngài. Cứu cánh đó, theo ngôn ngữ của các văn bản kinh điển, là đắc quả Niết Bàn, là sự đoạn trừ mọi phiền não cấu uế ngay bây giờ và ở đây, và giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử từ vô thủy.

Có lẽ áp lực mạnh mẽ nhất đưa đến việc hình thành biểu hiệu đương đại của Thiền Quán là nhu cầu chuyển đổi pháp môn này vào một môi trường phần lớn thuộc về thế tục, xa rời khuôn mẫu giáo lý và đức tin truyền thống của Phật giáo. Cứ xét xem bầu không khí hoài nghi của thời đại chúng ta, ta thấy hoàn toàn thích hợp khi những người mới bắt đầu thiền tập được mời tự mình khám phá tiềm năng nội tại của pháp hành này. Có lẽ chẳng thích hợp chút nào khi đem toàn bộ giáo lý đạo Phật áp đặt cho họ vào lúc khởi đầu.

Tuy nhiên, dù lúc ban đầu chúng ta có thể hành thiền với một tâm hồn cởi mở muốn tìm tòi khám phá, vào một thời điểm nào đó trong lúc thực hành, chúng ta sẽ không tránh khỏi đi đến trước một ngã ba đường, nơi chúng ta phải đối mặt với một sự lựa chọn. Hoặc là chúng ta có thể tiếp tục hành thiền như một môn học thuần túy tự nhiên, không liên hệ đến tôn giáo, hay là chúng ta có thể chuyển đổi pháp hành này trở lại bối cảnh nguyên thủy của đức tin và tri kiến Phật giáo. Nếu chúng ta chọn con đường thứ nhất, chúng ta vẫn có thể đi sâu vào thiền tập và gặt hái càng nhiều hơn nữa những lợi lạc mà chúng ta đã đạt được từ trước đến nay, như là niềm an tịnh sâu lắng hơn, tâm xả nhiều hơn, cởi mở hơn, thậm chí còn có vẻ như thâm nhập được vào thực tại bây giờ và ở đây. Tuy nhiên, dù những kết quả ấy tự thân đáng mong ước, nếu nhìn đối chiếu với những lời Phật dạy, thì chúng vẫn chưa trọn vẹn. Để cho việc thực hành Thiền Quán đạt được tiềm năng trọn vẹn như Đức Phật đã dạy, pháp hành này cần phải được kết hợp với nhiều đức hạnh khác gắn liền trong khuôn khổ giáo lý.

Đứng đầu trong số những đức hạnh ấy là Chánh Kiến và Chánh Tín, một cặp bổ sung cho nhau. Như một chi phần của Phật đạo, Tín ( saddha) không có nghĩa là đức tin mù quáng, mà là thiện chí chấp nhận với niềm tin rằng một vài tiền đề, mà vào giai đoạn phát triển tu tập hiên nay của chúng ta, bản thân chúng ta không thể tự mình chứng minh được. Những tiền đề ấy liên quan đến bản chất của thực tại và những chứng đắc cao hơn của Phật đạo. Trong bản đồ truyền thống của tu tập Phật giáo, Tín được đặt vào bước đầu, như là điều kiện tiên quyết cho những giai đoạn sau này, gồm có tam-vô-lậu-học Giới, Định, Tuệ. Các văn bản kinh điển hình như không tiên liệu được khả năng một người không có đức tin vào những nguyên tắc đặc thù của Giáo Pháp lại có thể thực hành pháp môn Thiền Quán và đạt được những kết quả tích cực. Tuy thế, ngày nay hiện tượng như vậy đã trở nên cực kỳ phổ biến. Hiện nay, điều này hoàn toàn bình thường đối vơí các thiền sinh lúc mới bắt đầu tiếp xúc với Giáo Pháp qua việc thực hành Thiền Quán, và rồi dùng những kinh nghiệm này như một bàn đạp để đánh giá mối quan hệ của họ với Giáp Pháp.

Vào giao điểm này, sự lựa chọn của họ đã phân chia thiền sinh thành hai phái lớn. Một phái gồm những người tập trung duy nhất vào những lợi ích rõ ràng mà pháp hành này đem lại ngay bây giờ và ở đây, đình hoãn lại tất cả mối quan tâm về những gì nằm bên ngoài chân trời trải nghiệm của chính họ. Phái kia gồm những người công nhận pháp hành này xuất phát từ một nguồn trí tuệ sâu sắc và rộng lớn hơn nhiều so với sự hiểu biết của chính họ. Để nương theo trí tuệ này đến ngọn nguồn, những thiền sinh này chuẩn bị đưa những nhận định quen thuộc của chính họ dựa vào những kiến giải của Giáo Pháp và như vậy đón nhận Giáo Pháp như một tổng thể bất khả phân.

Sự kiện Thiền Quán có thể thực hành nghiêm túc ngay cả bên ngoài lãnh vực đức tin Phật giáo đã nêu lên một vấn đề thú vị chưa bao giờ được kinh điển hay các luận giải đặt ra một cách rõ ràng. Nếu Thiền Quán có thể được theo đuổi chỉ vì những lợi lạc rõ ràng tức khắc, vậy thì Tín đóng vai trò gì trong việc phát triển con đường tu tập ? Dĩ nhiên, Tín như một sự chấp nhận trọn vẹn giáo lý đạo Phật không phải là một điều kiện cần thiết cho việc thực hành Phật đạo. Như chúng ta đã thấy, những người không tuân theo Giáo Pháp như một con đường giải thoát tâm linh vẫn có thể chấp nhận các giới luật đạo đức Phật giáo và thực hành thiền tập như một con đường an tịnh nội tâm.

Như vậy, Tín phải đóng một vai trò khác hơn là một động lực hành động, nhưng bản chất chính xác của vai trò này vẫn còn có vấn đề. Có lẽ giải pháp sẽ xuất hiện nếu chúng ta đặt vấn đề Tín thật sự nghĩa là gì trong bối cảnh tu tập Phật giáo. Cần phải minh định ngay rằng Tín không thể giải thích đầy đủ như chỉ là sự tôn sùng Đức Phật, hay như là sự kết hợp của lòng thuần thành, kính ngưỡng và biết ơn. Vì trong lúc những đức tính ấy thường tồn tại cùng với đức tin, chúng vẫn có thể hiện hữu ngay cả khi không có đức tin.

Nếu chúng ta quan sát đức tin kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ thấy rằng bên cạnh yếu tố tình cảm, đức tin còn liên quan đến yếu tố lý trí. Điều này gồm có một thái độ sẵn sàng chấp nhận Đức Phật như là một nhà khai sáng độc đáo và tuyên thuyết về chân lý giải thoát. Nhìn từ góc độ này, đức tin cần thiết phải liên hệ đến một quyết định. Như từ “quyết định” bao hàm ý nghĩa ( quyết định= cắt đứt ), đặt đức tin vào điều gì có nghĩa là thực hiện một động tác phân biệt. Như vậy, đức tin Phật giáo, ít nhất cũng là ngụ ý, có liên hệ đến sự bác bỏ những tuyên bố của các nhà truyền giáo khác để trở thành sứ giả của thông điệp giải thoát như chính Đức Phật vậy. Là một quyết định, đức tin cũng liên hệ đến sự chấp nhận. Nó liên hệ đến thiện chí mở rộng lòng đón nhận những nguyên tắc do đấng Giác Ngộ tuyên thuyết và gắn bó với các nguyên tắc ấy như là những lời hướng dẫn đáng tin cậy về tri kiến và cách hành xử.

Chính quyết định này đã phân chia những người thực hành Thiền Quán như là một môn học tự nhiên thuần túy và những hành giả thực hành Thiền Quán trong khuôn khổ đức tin Phật giáo. Mẫu người thứ nhất, bằng cách đình hoãn bất cứ lời phán đoán nào về hình ảnh thân phận con người do Đức Phật truyền đạt, đã giới hạn kết quả của việc thựcc hành Thiền Quán vào những kết quả tương đương với thế giới quan tự nhiên thuôc về thế tục. Mẫu người thứ hai, bằng cách chấp nhận lời tiết lộ của chính Đức Phật về thân phận con người, đã tiếp cận với mục tiêu mà chính Đức Phật đã đề ra như là mục tiêu cuối cùng của pháp hành này.

Trụ cột thứ hai hổ trợ cho pháp hành Thiền Quán là phần đối tác tinh thần của đức tin, đó là chánh tri kiến ( samma ditthi). Mặc dù từ “ tri kiến” có thể gợi ý rằng hành giả thực sự thấu hiểu những nguyên tắc được cho là đúng đắn vào lúc bắt đầu việc luyện tập, điều này hiếm khi xảy ra. Đối với tất cả mọi người, ngoại trừ một vài đệ tử có năng khiếu xuất chúng, trước tiên chánh tri kiến nghĩa là đức tin đúng đắn, việc chấp nhận các nguyên tắc và giáo lý xuất phát từ niềm tin tưởng vào sự giác ngộ của Đức Phật. Mặc dù các Phật tử hiện đại đôi lúc tuyên bố Đức Phật dạy rằng con người chỉ nên tin những gì tự mình có thể kiểm chứng được, người ta không tìm thấy trong kinh điển Pali lời tuyên bố nào như vậy cả. Những gì Đức Phật nói là con người không nên chấp nhận những lời dạy của Ngài một cách mù quáng, mà phải tìm tòi nghiên cứu ý nghĩa của chúng và tự mình nỗ lực thể nghiệm sự thật của những lời dạy ấy.

Trái với chủ thuyết Phật giáo hiện đại, có nhiều nguyên tắc chính yếu của chánh tri kiến theo như Đức Phật dạy mà chúng ta không thể tự mình chứng nghiệm trong tình trạng hiện nay của chúng ta. Điều này không có nghĩa là những nguyên tắc ấy không đáng quan tâm, vì chúng đã xác định khuôn khổ của toàn bộ kế hoạch giải thoát của Đức Phật . Không những chúng mô tả sâu sắc hơn những bình diện của Khổ mà chúng ta cần thoát khỏi, mà chúng còn chỉ phương hướng cho chúng ta thấy đâu là giải thoát đích thực và ấn định những bước đi để đạt đến cứu cánh giải thoát.

Những nguyên tắc ấy bao gồm giáo lý chánh tri kiến thuộc về “thế gian” và “siêu thế gian”. Chánh tri kiến thuộc về thế gian là là kiểu hiểu biết đúng đắn đưa đến những cảnh giới may mắn trong vòng luân hồi sinh tử. Điều này liên hệ đến việc chấp nhận nguyên lý về nghiệp quả; sự phân biệt giữa thiện nghiệp và ác nghiệp; và những lãnh vực rộng lớn và đa dạng của cõi luân hồi mà trong đó tái sinh có thể xảy ra. Chánh tri kiến siêu thoát thế gian là tri kiến đưa đến giải thoát khỏi toàn bộ cõi luân hồi sinh tử. Điều này liên hệ đến việc hiểu biết Tứ Diệu Đế trong những hệ quả phức tạp sâu sắc hơn của chúng, như là những chân lý không những chỉ cống hiến sự chẩn đoán nỗi khổ đau về tâm lý mà còn mô tả hệ lụy của cõi luân hồi và một kế hoạch giải thoát rốt ráo. Chính là chánh tri kiến siêu thoát thế gian này dẫn đầu trong Bát Chánh Đạo và lái bảy chi phần kia đi đến việc chấm dứt Khổ.

Trong lúc những kỹ thuật thực hành Thiền Quán có thể giống nhau đối với những người theo đuổi pháp hành này như một môn học tự nhiên và những người chấp nhận nó trong khuôn khổ Giáo Pháp, tuy vậy hai kiểu Thiền Quán này khác biệt sâu xa về phương diện kết quả mà những kỹ thuật này đạt được. Khi thực hành theo bối cảnh của một tri kiến tự nhiên, Thiền Quán có thể đem lại sự an tịnh, hiểu biết và xả bỏ nhiều hơn, thậm chí còn có những trải nghiệm về tuệ giác. Pháp hành này có thể thanh lọc tâm khỏi những cấu uế và vấn đề thô thiển để giúp hành giả bình thản chấp nhận những thăng trầm của cuộc sống. Vì những lý do đó, kiểu Thiền Quán này không nên xem nhẹ. Tuy thế, từ một quan điểm sâu sắc hơn, cách sở hữu phương pháp thiền tập Phật Giáo này vẫn chưa trọn vẹn. Nó vẫn còn giới hạn trong lãnh vực thế giới hữu vi, và vẫn còn bị trói buột vào vòng nghiệp quả.

Tuy nhiên, khi Thiền Quán được duy trì bền vững từ nội tâm do đức tin sâu sắc vào Đức Phật như một vị thầy giác ngộ hoàn toàn, và được tuệ giác của giáo pháp soi sáng, thì kiểu Thiền Quán này đạt được một năng lực mới mà phương pháp kia không có. Giờ đây pháp hành này hoạt động với sư hổ trợ của tâm nhàm chán, để tiến đến sự giải thoát tối hậu. Nó trở thành chìa khoá mở cánh cửa Bất tử, là phương tiện để đạt đến sự giải thoát rốt ráo. Với ý nghĩa này, Thiền Quán vượt lên trên những giới hạn của các pháp hữu vi, thậm chí còn siêu việt chính nó, để đi đến mục tiêu đúng đắn của nó: đó là sự đoạn trừ tất cả những trói buột của hiện hữu và thoát khỏi vòng sinh, già, bệnh, chết, từ vô thủy.

Source: www.accesstoinsight.org/lib/authors/bhikkhubodhi/

- Xem trang Mừng Xuân Di Lặc
- Xem bài cùng dịch giả

----o0o---


Trình bày: An Lạc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2018(Xem: 5202)
Ngày nay chủ đề Thiền không còn xa lạ đối với những ai muốn tìm hiểu và muốn định nghĩa một cách minh bạch, nhưng mấy ai hiểu và cảm nhận một cách chính xác và minh bạch về những hoạt dụng của Thiền.Tùy mỗi trường phái, mỗi góc độ để nhìn và hiểu về Thiền khác nhau, từ đó, việc hành hoạt cũng khác biệt.
23/09/2018(Xem: 4346)
Bầu trời trên cao xa, có đêm thì trăng sáng rực trần gian, chị hằng như đang mĩm cười nhìn xuống trần gian, còn chú cuội bên cây đa đang thiêm thiếp ngủ, có bữa thì tối thui như đêm ba mươi, ngữa bàn tay không thấy. Lúc thì trời quang mây tạnh, mưa thuận gió hòa, khi thì phong ba bão táp, tàn hại thiên nhiên, phá bỏ biết bao công trình vĩ đại mà con người đã bỏ thật nhiều sức lực tiền của để xây dựng qua nhiều thế kỷ, nhiều triều đại.
15/09/2018(Xem: 8418)
Thông Báo về Khóa Thiền Tập & Lớp Học Yoga tại Tu viện Quảng Đức, Khóa Thiền Tập & Lớp học Yoga tại Tu viện Quảng Đức 105 Lynch Rd, Fawkner, Victoria, 3060 (Email: quangduc@quangduc.com; Website: www.quangduc.com) Bắt đầu khai giảng lúc 10:00 sáng Thứ Bảy, ngày 6 tháng 10 năm 2018 Sau đó, mỗi Thứ Bảy từ 10:00 sáng đến 11:30 sáng Tại sao chúng ta cần thiền tập ? Đời sống tất bật hiện nay khiến cho con người căng thẳng, lo âu và mỏi mệt. Thiền định là phương cách giúp ta giải tỏa stress về tâm lý, cải thiện tốt về sức khỏe (chấm dứt trầm cảm, mất ngủ…), giúp thư giãn, đưa hành giả đến hạnh phúc và bình an nội tâm.
06/07/2018(Xem: 4720)
"Bạch cốt": xương trắng "Quán": dùng tâm mà xem xét Trong Phật giáo, một trong những phép quán mà chư tăng ni thường hành là phép Tử Quán (quán về sự chết) nhằm diệt trừ dâm dục. Sáng và chiều, họ phải thường tự răn nhắc mình về sự bấp bênh của mạng sống, cái chết có thể đến đối với họ bất cứ lúc nào. Lại phải nghĩ tới tình trạng ô nhiễm của bản tâm còn chưa được giải quyết có thể dẫn tới sự tái sanh bất hạnh nếu tử thần đến bất chợt. Như vậy, họ phải dùng tất cả sự quyết định, năng lực, cố gắng, nhẫn nại, không lay chuyển, sự chú tâm với tâm thức trong sáng của mình để diêt trừ các tình trạng xấu ác của bản tâm - chớ không thể chần chờ hay lơ đãng.
27/06/2018(Xem: 6606)
Tại sao chúng ta không dạy bạn Chánh niệm? AnneMarie Rossi - Sáng lập viên & CEO của BeMindful Translated by Bạch X. Phẻ Tâm Thường Định Thay lời giới thiệu: Chánh niệm cho chúng ta không gian giữa những cảm xúc và phản ứng của mình. Chánh niệm có nghĩa là phải giành sự chú ý, với lòng tử tế và kiên nhẫn, với những gì đang xảy ra bên trong và bên ngoài của bạn ngay bây giờ. Thuật ngữ "tâm khỉ" có nghĩa là cảm thấy bồn chồn, điên cuồng và phân tâm. Mục tiêu của sự thực hành ý thức là làm dịu sự nhạo báng của cái “tâm khỉ” này. Harvard (trường đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu, và họ xem xét hơn 1000 người từ khi sinh ra cho đến tuổi 32, để tìm hiểu những tính cách và nhân tố đã giúp họ thành công. Tính cách hay những điểm chung nào đã tìm thấy ở một cá nhân thành công?
17/03/2018(Xem: 11791)
Phiên bản tiếng Anh của quyển sách này được xuất bản tại Mỹ vào tháng 4 năm 2016, tựa là The Heart of Meditation, Discovering Innermost Awareness/Tâm điểm của Thiền định, Khám phá thể dạng tỉnh thức sâu xa nhất, do Jeffrey Hopkins dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh. Tháng 6 năm sau thì bản dịch tiếng Pháp của quyển sách này cũng đã được xuất bản tại Pháp, tựa là Le Coeur de la Méditation, Decouvrir l'esprit le plus secret/Tâm điểm của Thiền định, Khám phá tâm thức thần bí nhất, dịch giả là bà Sofia Stril-Rever.
15/03/2018(Xem: 14982)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
08/03/2018(Xem: 5357)
Bài viết này sẽ khảo sát một số thắc mắc thường gặp về Thiền Tông, hy vọng sẽ tiện dụng cho một số độc giả còn nhiều nghi vấn. Những chỗ cần tham khảo, xin dò theo ký số kinh bản, hay dò theo các liên kết cuối bài. Một số câu sẽ được ghi kèm tiếng Anh để độc giả thấy ngay trước mắt không phải tạm ngưng để dò bản tiếng Anh trên mạng.Bài này sẽ tập trung vào khía cạnh thực dụng lời Đức Phật dạy, và sẽ viết rất mực đơn giản ở mức có thể có. Trong phần Ghi Chú cuối bài, độc giả sẽ thấy các ký số không bình thường, vì bài này được viết đi, viết lại nhiều lần, và khi cần ghi chú thêm giữa bài, đành chọn cách ghi số xen vào. Bài viết này có vài chỗ sẽ gây suy nghĩ phức tạp, nhưng người viết hoàn toàn không có ý muốn tranh luận, vì tự biết mình tu học chưa tới đâu, và cũng vì chỉ muốn giải thích Phật pháp qua những khía cạnh có thể thực tập tức khắc, để độc giả có thể kinh nghiệm ngay trên thân và tâm trong thời gian nhanh nhất.Mọi sai sót xin được sám hối và chỉ dạy.
27/01/2018(Xem: 4300)
Là người Phật tử, dù tu tập theo pháp môn nào chúng ta cũng thường được nghe chư tôn đức dặn dò: "Tu tập phải luôn quay vào bên trong, quay về chính mình, không nhìn ngó ra ngoài". Không nhìn ngó ra ngoài, không có nghĩa là chúng ta lúc nào cũng nhắm mắt không nhìn ngoại cảnh. Chúng sanh có mắt để nhìn. Có tai để nghe. Có mũi để ngửi. Có lưỡi để nếm. Có thân để biết lạnh nóng. Có tâm để biết suy nghĩ, phán xét... Đó là phước báu của một con người sinh ra đời được lành lặn, thì tại sao không xử dụng những căn này để học hỏi, để thưởng thức một cuộc sống lành mạnh. Nhưng nếu là người muốn thoát khổ, muốn có cuộc sống an bình ở đời này, hay cao thượng hơn là muốn giác ngộ giải thoát trong tương lai, thì hiện tại người đó cần tu tập làm chủ tâm ngôn, ý ngôn, đồng thời làm chủ ba nghiệp của mình. Đó là Ý nghiệp, Thân nghiệp và Khẩu nghiệp.
26/01/2018(Xem: 5889)
Tu thiền chỉ xuay quanh một điểm tâm mà chỉ có những bật tu hành một thời gian dài, và đạt được giác ngộ mới vào được tâm điểm. Tôi xin lưu ý, vì những câu chuyện về tâm của Phật Giáo Đại Thừa dưới này quá phổ thông nhiều người thuật lại, thêm mắm thêm muối, tam sao thất bổn, đem râu ông ni cắm càm bà nớ nên tôi không biết chắc là Phật copied Tổ, Tàu đã đạo văn Nhật (Dr. Suzuki), Tàu đã ăn trộm của Tàu, Việt chơm chỉa từ Tàu, Ấn Độ, Nhật, Tây rồi thì mạnh ai nấy vãi tùm lum trên internet làm cho tam thế Phật oan? Tương tự, 2 câu nổ như sấm trong bài kệ 4 câu của Thiền tông dưới đây mà mọi người đổ oan cho Đạt Ma Lão Tổ “noái,” “Chỉ thẳng thật tâm, thấy tánh thành Phật!”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567