Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lợi ích của Thiền

22/04/201319:58(Xem: 5477)
Lợi ích của Thiền
meditaion_monk1Lợi ích của thiền
Giáo sư Minh Chi
Học viện Phật giáo VIệt Nam

Hành thiền đúng phép có thể đem lại cho người hành thiền những lợi ích như sau:

  1. Các căn được an an tịnh, và một cách tự nhiên, hành giả thấy thích thú với thói quen hành thiền hàng ngày.
  2. Lòng từ xâm chiếm tâm hành giả. Với lòng từ, hành giả xa lìa mọi tội lỗi và xem tất cả chúng sanh như là anh chị em.
  3. Những dục vọng làm mệt mỏi và đầu độc thân tâm như là giận dữ, keo kiệt, kiêu ngạo… dần dần xa lìa tâm của hành giả.
  4. Nhờ hộ trì chặt chẽ các căn, cho nên những niệm ác, xấu không len vào tâm hành giả được.
  5. Với tâm trong sáng và tư thái bình thản, hành giả không còn thèm muốn gì đối với những dục vọng thấp hèn.
  6. Tâm thức của hành giả tập trung vào những ý niệm cao cả, mọi tư tưởng vị kỷ, ham muốn quay cuồng theo dục vọng đều xa lìa.
  7. Hành giả không lạc vào chủ nghĩa hư vô, mặc dù thấy rõ mọi sự vật đều không rỗng bèo bọt.
  8. Tuy vẫn còn trong vòng sanh tử luân hồi, nhưng hành giả đã nhận thức rõ con đường giải thoát.
  9. Nhờ đi sâu vào giáo pháp mầu nhiệm, hành giả nương tựa vào trí tuệ của đức Phật.
  10. Vì không còn gì hấp dẫn và làm cho hành giả ham muốn, hành giả cảm thấy như con Phượng Hoàng đã thoát khỏi lưới và đang bay lượn tự do trên bầu trời.

(Theo kinh Chandrad���font> pa Samadhi S‰ tra, tức kinh Nguyệt Đăng Tam Muội trong Hán tạng, được dẫn chứng trong cuốn "các bài giảng của một tu sĩ" (Sermons of a Buddhist Abbot), tác giả: Hoà Thượng Nhật Soyen Shaku". Xem cuốn "The Essense of Buddhism" của Lakshmi Narasu, trang178)

Trong kinh Thân Hành Niệm, phép tu thiền niệm thân, Phật nói tới mười công đức của phép tu thiền niệm thân như sau:

  1. Đối trị tham và sân.
  2. Loại bỏ sợ hãi.
  3. Có thể chịu đựng nóng lạnh, đói khát, côn trùng quấy nhiễu.
  4. Dễ dàng chứng bốn cấp thiền.
  5. Có thể biến hoá thần thông theo ý muốn.
  6. Có thêm nhĩ thông, tức là có khả năng nghe những âm thanh mà tai người bình thường không nghe được.
  7. Biết được ý nghĩ của người khác.
  8. Biết dược các kiếp sống quá khứ của người khác.
  9. Có thiên nhãn thông, tức là con mắt có thể nhìn thấy các chúng sanh trôi nổi theo nghiệp từ đời này qua đời khác.
  10. Ngay trong đời hiện tại đạt được tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

(Xem kinh Thân Hành Niệm, Trung Bộ III, trang 280-81-82)

Như vậy là chỉ tu tập phép niệm thân này thôi (không phải niệm cả bốn xứ là: thân, thọ, tâm và pháp), hành giả nếu kiên trì, siêng năng cũng đạt được mười thành quả đáng khích lệ nói trên. Phật dạy:"Này các Tỳ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như thành cỗ xe, được làm thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể được mong đợi. Thế nào là mười?…" (Xem trong 280, kinh đã dẫn).

Nội dung của phép niệm thân như đã sơ trình bày trên đây cũng không có gì là quá phức tạp.

  • Niệm hơi thở.
  • Niệm mọi cử động của thân.
  • Quán các bộ phận của thân như là một tổng hợp của lục phủ ngũ tạng v.v… chứ không phải là một cái gì đơn nhất, lại gồm những vật bất tịnh, chứ không phải đẹp đẽ gì mà sanh lòng ham muốn. (Đối với thân mình cũng như thân người khác).
  • Quán thân chỉ là do bốn đại tạo thành: đất, nước, gió, lửa (địa, thuỷ, hoả, phong). Khi thân hoại thì bốn yếu tố đó trở về với thiên nhiên.
  • Quán xác chết trong quá trình thối rửa của nó. Cách quán này, sách Trung Quốc gọi là "bạch cốt quán". Bạch cốt là xương trắng. Hiện nay chúng ta chỉ cỏ thể quán xương trắng trong tưởng tượng. Trái lại, ở Ấn Độ cổ đại, có những nơi có tập quán để cho xác chết những người nghèo hay xác tội phạm bị tử hình phơi ngoài đồng mặc cho dã thú và chim muông rỉa thịt. Do đó, cơ hội để trực tiếp quán xác chết có nhiều hơn so với hiện nay.

Trong cuốn "Hành Thiền", Hoà Thượng Thích Minh Châu cũng đề cập tới bốn lợi ích của thiền như sau:

  1. Thiền có khả năng đoạn trừ các dục,
  2. Thiền có khả năng đoạn trừ lòng sợ hãi.
  3. Thiền đem lại niềm vui, gọi là thiền lạc.

4. Thiền đưa đến thành tựu trí tuệ, giác ngộ, giải thoát, niết-bàn.

(Xem "Hành Thiền-Một Nếp Sống Lành Mạnh Trong Sáng, Một Phương Pháp Giáo Dục Hướng Thượng, Thích Minh Châu, Trang 23).

Hoà Thượng Thánh Nghiêm, một thiền sư Trung Hoa từng diễn giảng nhiều năm về thiền học tại nước Mỹ, mới đây trong quyển "Thiền và Ngộ", ngay ở bài đầu "Thiền Ngộ và Tĩnh Toạ" đã nói vắn tắt về lợi ích của ngồi thiền như sau:

"Ngồi thiền đối với thân tâm chúng ta đều có lợi ích. Nó giúp cho thân thể mạnh khoẻ, và tâm được hài hoà quân bình. Nó giúp cho chúng ta bớt vướng mắt, chấp trước, khiến cho đầu óc chúng ta bớt nóng nảy, mà được mát lạnh sáng suốt. Nó giúp chúng ta mở mang trí huệ, khai phát tinh thần…"

(Thiền và Ngộ, trang 1, nxb. Sở tại Đài Bắc 1980)

Nói tóm lại, lợi ích của thiền rất là nhiều, lớn, cụ thể. Nhưng phải hành thiền thì mới thể nghiệm được, chứ không thể nào thể nghiệm được lợi ích của thiền qua sách vở, dù là sách vở viết rất hay. Vì vậy, tôi khuyên: hỡi các bạn hãy tập thiền hàng ngày, phải thường xuyên ngay trong cuộc sông bình nhật của mình.

---o0o---

Chân thành cảm ơn Giáo sư Minh Chi đã gởi tặng bài viết này
( Trang nhà Quảng Đức )


---o0o---

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2013(Xem: 6269)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định; thành phương pháp tu tập thiền định đầu tiên của thời Hán, Ngụy và Tấn. Kinh này nói về tu thiền sổ tức, ngoài ra cũng bao gồm các pháp thiền khác, nhưng quan trọng nhất là điều hòa hơi thở.
18/01/2013(Xem: 6570)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
07/12/2012(Xem: 5437)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
30/10/2012(Xem: 4324)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Cănphòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng,họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
29/10/2012(Xem: 4608)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
24/10/2012(Xem: 6235)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hành giáo pháp.
03/10/2012(Xem: 5122)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
14/09/2012(Xem: 19793)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
13/09/2012(Xem: 4920)
Có câu chuyện Thiền trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, xuất hiện vào thế kỷ 13, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, tên là Shasekishu, dịch giả Paul Reps dịch sang Anh Ngữ...
03/09/2012(Xem: 3366)
Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa. Thuận tánh là y vào tánh, ở nơi tánh, ở trong tánh, làm theo tánh. Tánh là bản tánh, pháp tánh, tánh Không, Như Lai tạng tánh, tánh Giác, Phật tánh… Thuận tánh khởi tu là y theo tánh mà khởi hạnh tu. Ý nghĩa này còn được diễn tả bằng những từ ngữ như Xứng tánh khởi tu (Thiếu Thất lục môn), tùy thuận tánh Giác (Kinh Viên Giác), an trụ tánh Giác, xứng tánh làm Phật sự (kinh Nhật tụng), thuận tánh khởi tu, thuận tánh khởi dụng (Thiền sư Hàm Thị giảng Kinh Lăng-già)…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567