Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những bài học về Thiền của Đức Phật

22/04/201319:52(Xem: 6499)
Những bài học về Thiền của Đức Phật

labode_3NHỮNG BÀI HỌC VỀ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT

Nguyên tác: 
Claudia Kalb
Việt dịch: Trần Như Mai

Vào tuổi 39, Janet Clarke khám phá rằng cô đã bị bướu cột sống khiến cô đau lưng triền miên. Các loại thuốc giảm đau cũng có giúp cô đôi chút, nhưng mãi cho đến khi cô tham dự một khóa Thiền tập ở Lytham, cô mới khám phá ra một vũ khí lợi hại bên trong cơ thể của mình : đó là tâm của cô. Bằng cách thực tập một phương pháp gọi là “ Giảm Căng Thẳng Bằng Phép Tỉnh Thức”( Mindfulness-Based Stress Reduction – MBSR ), Clarke đã học cách để chấp nhận cơn đau thay vì chống đối nó. Cô nói “Đây là phương pháp dạy cho bạn cách tiếp cận với cơ thể chứ không phải với đầu óc của bạn. Phương pháp Tỉnh Thức đã cho bạn một điều mà thuốc giảm đau không thể có được – đó là thái độ sống thế nào cho đựơc an lạc”.

Bắt nguồn từ những truyền thống Phật giáo cổ đại, phương pháp Tỉnh Thức giờ đây đã có chỗ đứng như một loại thuốc giải độc chữa được nhiều thứ bệnh, từ căng thẳng thần kinh loại A (mãn tính) đến bệnh trầm cảm. Tại Trung Tâm Thực Tập Phép Tỉnh Thức trong Y Khoa, Chăm sóc Y tế và Xã hội ở Đại học Massachusetts, nơi mà Giáo sư Jon- Kabat-Zinn đã phát triển phương pháp “ Giảm Căng Thẳng Bằng Phép Tỉnh Thức”, có 15,000 người tham gia khoá Thiền tập trong 8 tuần, và hằng trăm người khác đã ký tên tham dự tại các trung tâm y tế khắp Hoa Kỳ. Bây giờ, các khoa học gia đang sử dụng kỹ thuật hiện đại nhất để chụp hình não bộ và thử máu để nghiên cứu kết quả sinh học của Thiền định. Cuộc nghiên cứu đang thu hút sự chú ý ở các cấp cao nhất : Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng quan tâm đến nỗi Ngài đã tham gia lực lượng nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Tâm Thức và Đời Sống ở Boulder, Colorado.Viện này đang bảo trợ công trình nghiên cứu về Thiền và Tâm. Tháng tới, các khoa học gia sẽ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, Ấn Độ, để tham dự một hội nghi lớn về “ Tính nhu nhuyến của thần kinh não bộ”. Nhà tâm lý học Ruth Baer thuộc Viện Đại học Kenntucky nói “ Người ta thường nghĩ rằng đây là một việc rất thiếu thực tế và huyễn hoặc. Bây giờ họ lại bảo, ‘Này, chúng ta nên bắt đầu chú tâm đi nhé.’ ”

Chú tâm là cốt lõi của phép Tỉnh Thức. Trong 45 phút Thiền tập, các tham dự viên đã quan sát những ý niệm lăng xăng của tâm và các cảm giác của cơ thể. Nguyên tắc chỉ đạo là phải hiện hữu trong từng giây phút, phải nhận biết những gì đang xảy ra nhưng không phân tích hay phán đoán. Điều này không dễ. Các Phật tử thường gọi cái tâm lăng xăng ấy là ‘tâm vượn”, cái tâm vượn này đã miên man dẫn dắt ý niệm của ta đi từ những nuối tiếc quá khứ đến những lo âu về tương lai, khiến ta còn rất ít thời giờ cho phút giây hiện tại ở nơi này. Những nỗ lực Thiền tập lúc đầu có thể làm ta thất vọng (“Tôi sẽ không bao giờ Thiền dược”), thiếu kiên nhẫn (“Bao giờ thì xong đây ?”), và ngay cả những khởi niệm tầm thường như (‘Tôi sẽ làm món gì cho bữa ăn tối ?). Tuy nhiên, mục đích không phải là đạt đến Niết Bàn, nhưng là để quan sát những ý niệm hổn tạp ấy bằng thái độ từ bi, chấp nhận chúng như những cái thoáng qua, “ giống như bọt nước trong bình, hoặc những áng mây báo hiệu thời tiết trên bầu trời”, giáo sư Kabat-Zinn đã nói như vậy.

Trọng tâm của phương pháp Tỉnh Thức là thực hành Thiền định mỗi ngày, nhưng chủ đích là làm cho Thiền tập trở thành một lối sống. Ở Đại học Stanford, Giáo sư Philippe Goldin khuyến khích các bệnh nhân đang chiến đấu với căn bệnh “ lo âu về xã hội ” nên có “những giây phút ngừng suy nghĩ đầy ý nghĩa” (Thiền) trong suốt ngày như là một cách theo dõi và kiểm soát nỗi sợ hãi và hoài nghi của chính họ. Kiểm soát nội tâm có thể là một phương pháp rất hữu hiệu trong việc đối trị mọi căn bệnh mãn tính. Trong một cuộc nghiên cứu thử nghiệm 18 người phụ nữ mập phì, vị Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Sức Khỏe, Tôn Giáo và Tâm Linh , giáo sư Jean Kristeller đã tìm thấy rằng phương pháp Tỉnh Thức, được tăng cường bằng các phương pháp ăn trong chánh niệm ( như là chậm rãi thưởng thức hương vị của miếng phô-mai ), đã giúp các bệnh nhân giảm thiểu việc ăn uống quá độ của họ từ trung bình 4 lần một tuần xuống còn 1 lần rưỡi một tuần.

Phương pháp Tỉnh Thức giúp bạn thoát khỏi khuôn sáo của nếp sống cũ. Bạn không còn chiến đấu với tâm của mình như một kẻ đang đấu võ trên võ đài – mà bạn đóng vai khán giả ngồi trên hàng ghế để quan sát tâm của bạn một cách thích thú. Sự tách rời này không làm bạn trở nên thụ động nhưng sẽ đưa bạn đến những cách suy nghĩ mới. Điều này đặc biệt hữu ích đối với bệnh trầm cảm, là chứng bệnh đã dày vò bệnh nhân bằng những suy tưởng khắc nghiệt. Giáo sư tâm thần học của Đại học Toronto là Sindel Segal, cùng với các đồng nghiệp người Anh là John Teasdale ở Đại học Oxford và Mark Williams ở Đại học Cambridge, đã kết hợp phương pháp Tỉnh Thức với “ nhận thức ứng xử trị liệu pháp” theo truyền thống và dạy cho bệnh nhân quan sát nỗi buồn hay đau khổ của mình mà không phê phán. Trong một cuộc nghiên cứu các bệnh nhân đã phục hồi sau một giai đoạn bị trầm cảm, Segal và các đồng nghiệp tìm thấy rằng 66% những người có thực hành Thiền tập vẫn giữ được trạng thái tâm thần ổn định trên một năm (không bị tái phát bệnh cũ), so sánh với 34% đối với nhóm không thực tập phép Tỉnh Thức.

Ảnh hưởng sinh học của phép Tỉnh Thức là phạm vi kế tiếp trong nghiên cứu khoa học. Trong một công trình nghiên cứu đã được xuất bản nhiều năm trước, giáo sư Kabat-Zinn tìm thấy rằng khi các bệnh nhân mắc bệnh vẩy cá nghe băng nhạc Thiền trong lúc được chữa trị bằng tia cực tím, họ đã lành bệnh nhanh hơn gấp 4 lần nhóm bệnh nhân không được nghe nhạc Thiền. Gần đây hơn, giáo sư Kabat-Zinn và nhà thần kinh học Richard Davidson của Viện Đại học Wisconsin tìm thấy rằng sau 8 tuần thực hành phương pháp Tỉnh Thức, một nhóm nhân viên ngành kỷ thuật vi sinh học đã chứng tỏ có sự gia tăng hoạt động của vỏ não trái phía trước – đây là vùng não bộ được liên kết với trạng thái tinh thần vui vẻ hạnh phúc - nhiều hơn những đồng nghiệp không thực tập Thiền. Những người có thùy não trái hoạt động nhiều nhất thì cũng gia tăng số lượng các kháng thể có sức chống trả mạnh nhất đối với với thuốc chích ngừa bệnh cúm.

Còn nhiều điều mới đang được khám phá. Giáo sư Goldin của Đại học Stanford đang sử dụng kỹ thuật hiện đại nhất để chụp hình não bộ để tìm xem có phải phương pháp Tỉnh Thức có ảnh hưởng đến những điểm kích động tình cảm không, ví dụ như là hạch amygdala nối với thùy não bên phải có liên hệ đến việc xử lý sự sợ hãi. Và tại Đại học Maryland, Bác sĩ Drian Berman đang nghiên cứu các mức độ sưng khớp của các bệnh nhân thấp khớp đang thực tập phép Tỉnh Thức. Một người trong số đó là cô Dalia Isicoff đã nói rằng “ Kết quả quá rõ ràng, tôi cảm thấy thân và tâm đều an lạc.”

Source: Buddha Lessons ( Newsweek International, October 4 / 2004 Issue )


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2019(Xem: 6586)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.Narayan Helen Liebenson là nữ giáo sư hướng dẫn tại Trung Tâm Thiền Cambridge Insight Meditation Center. Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche là người nắm giữ truyền thừa của truyền thống Bön Dzogchen tradition của Tây Tạng. Ông là tác giả của cuốn sách “Spontaneous Creativity: Meditations for Manifesting Your Positive Qualities” [Sự Sáng Tạo Tự Phát: Thiền Để Thể Hiện Phẩm Chất Tích Cực Của Bạn] (xuất bản năm 2018).Zenkei Blanche Hartman (1926-2016) là Pháp Sư Cao Cấp và là phụ nữ đầu tiên Trú Trì Trung Tâm Thiền San Francisco.
24/08/2019(Xem: 10807)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
21/08/2019(Xem: 5892)
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem độc tố này là gì. Xao lãng là xu hướng của tâm thức nhảy hết chuyện này sang chuyện khác. Đó là trường hợp của những người có một tâm thức tương tự như con cào cào hay con bướm, không sao có thể dừng lại với bất cứ một thứ gì, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Câu thơ nổi tiếng của T.S. Eliot (Thomas Stearns Eliot, 1888-1965, thi hào người Anh gốc Mỹ, đoạt giải Nobel văn chương năm 1948) : « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng » có thể nói lên điều đó. Câu thơ này nêu lên một cách ngắn gọn cuộc sống ngày nay trong xã hội : đó là một quá trình liên tục – hết ngày này đến tuần khác – của sự « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng ». Liều thuốc hóa giải sự xao lãng trong hoàn cảnh đó – ít nhất là đối với lãnh vực tâm thần – là sự chú tâm vào hơi thở. Một sự tập trung thật mạnh hướng vào quá trình hô hấp của mình là một phương pháp rất hiệu nghiệm, có thể hóa giải được tất cả mọi hình thức xao lãng.
09/08/2019(Xem: 5406)
‘Khổ và sự diệt khổ’ là trọng tâm của lời đức Phật dạy, được diễn đạt qua Kinh Chuyển Pháp Luân.[2] ‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti ‘Chính sự thật về khổ’, cần được con người am hiểu, rõ biết tường tận.[3] Nhận định này có thể tư duythông qua bài kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’[4] như sau: Ví như tấm vải bị hoen ố, vấy bẩn và người thợ nhuộm đã cố gắng làm đẹptấm vải bằng cách nhúng nó vào thuốc nhuộm loại tốt này hay loại tốt khác, nhưng kết quả cho ra không được như ý. Bởi vì thực chất của tấm vải là dơ bẩn, không sạch, uế nhiễm.
06/08/2019(Xem: 4260)
Trong toán học, muốn giải một bài toán cơ bản luôn cần có một mẫu số chung, đó là con số quan trọng cần thiết để đưa đến kết quả chính xác cho bài toán. Ngoài ra vì tính khoa học, những con số còn giúp cho mọi việc được mạch lạc, rõ ràng thứ lớp hơn mà chính Đức Thế Tôn của chúng ta cách đây 2600 năm cũng đã sử dụng nó để nói đến trong toàn bộ những bài giảng của Ngài. Khi giảng nói về các loại tâm vô hình, trừu tượng khó nhớ Đức Phật đã dùng những con số cụ thể trong Vi diệu pháp (Duy thức học). Chính nhờ vậy việc tìm hiểu về các loại Tâm vương, Tâm sở đầy phức tạp đã được Ngài hướng dẫn, phân loại rõ ràng cho từng loại tâm khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là những học thuyết sâu rộng của triết lý Phật giáo dành cho lãnh vực nghiên cứu.
02/08/2019(Xem: 4661)
Vào sáng Chủ Nhật 14 tháng 7 2019, tại hội trường báo Người Việt (Westminster, Little Saigon) đã có một cuộc hội thảo với chủ đề tìm cách đem sự thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với giới thanh thiếu niên gốc Việt tại Quận Cam.
02/08/2019(Xem: 4640)
"Lý tưởng nhất là các lớp học không có cảm giác sợ hãi và căng thẳng làm việc dạy và học trở nên nặng nề. Lý tưởng nhất là giáo viên tạo dựng được nề nếp học trong không khí êm ả và chú tâm của lớp học. Tuy nhiên, không khí trong các lớp học công lập của Hoa Kỳ thường xuyên không được như vậy,…" Đó là lời phát biểu của Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ khi anh thuyết trình về lợi ích của việc thực tập hơi thở trong tỉnh thức ở học đường. Phương pháp này giúp con người trị được nhiều căn bệnh về tâm lý và đối đầu được những cảm giác hồi hộp, căng thẳng, sợ sệt, bất an, trầm cảm, thường xảy ra cho các học sinh và cả trong giới giáo chức.
20/07/2019(Xem: 7085)
Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu:
03/07/2019(Xem: 4394)
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Chủ yếu nơi đây dựa vào kinh điển, và người viết không phải là tiếng nói thẩm quyền nào. Tất cả những gì viết nơi đây đều rất dễ hiểu; độc giả có thể ngưng ở bất kỳ dòng nào để thử nghiệm tự nhìn lại tâm. Với các bất toàn tất nhiên sẽ có, xin thành kính sám hối trước Tam Bảo.
01/07/2019(Xem: 4472)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]