Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Vipassana trong nhà tù.

22/04/201319:42(Xem: 6197)
Thiền Vipassana trong nhà tù.


Duc_Phat_Thich_Ca (1)

THIỀN VIPASSANA TRONG NHÀ TÙ

TN. Hằng Liên

---o0o---

Trên thế gian này,

Hận thù không bao giờ dập tắt hận thù,

Chỉ với lòng từ bi mới xóa tan hận thù,

Đó là định luật ‘ngàn xưa’! - (Kệ Pháp Cú - số 5)

Trung Tâm Nhà Tù – Jaipur, Rajasthan (miền Bắc Ấn) năm 1975

“… Ngài Goenka được quyền cư trú tạm thời trong căn phòng y tế của nhà tù. Thời bấy giờ, các phạm nhân tội nặng phải bị còng tay và khóa xích cổ chân. Bốn tù nhân can phạm như vậy được đưa đến thiền đường (Meditation Hall - xây tạm trong tù) với các chiếc còng sắt khóa xích tay và chân họ. Khi nhìn thấy cảnh này, Ngài Goenka bàng hoàng kinh ngạc. Tôi (Ram Singh) thưa với Ngài Goenka rằng, đây là các phạm nhân ngoan cố. Ngài Goenka phản đối: “Sao có thể đưa người bị còng xích như vậy đến gặp tôi? Điều này không thể xảy ra, hãy tháo khóa xích cho họ!”

Ngài Ram Singh, vừa là Thầy hướng dẫn thiền Vipassana và cũng là Bí Thư Bộ Nội Vụ của Tiểu Bang Rajasthan, đã tường thuật điều này như một bằng chứng sử liệu trong biên niên sử canh tân nhà tù. Sau nhiều kỷ nguyên, phương pháp thiền tuệ quán ‘thanh tịnh tâm’- đã tới lúc được truyền trao đến một trong những thành phần đau khổ nhất xã hội. Các tù nhân can phạm (tội nặng), bị kết án và tù treo tham gia khóa thiền Vipassana là những người đã nhận được chiếc chìa khóa để giải thoát các xiềng xích trói buộc (đau khổ) nhiều hơn so với các gông cùm đang cột trói chân tay họ; sợi dây xích do ‘tập khí vô minh’ trong tâm tạo nên các tánh xấu như giận dữ, hận thù và mê muội.

Thiền Sư Viện Chủ S.N. Goenka giải thích: “Nhà tù, theo ý nghĩa thực sự là đưa người ra khỏi khổ đau và sai lầm của họ.” “Tôi rất vui mừng khi thiền Vipassana đã và đang được thực hành trong các nhà tù. Điều này chắc chắn sẽ là tấm gương quý báu cho toàn thế giới – nhà tù nên duy trì như thế nào và các phạm nhân trong tù nên được cải tạo giáo dục ra sao để khi rời khỏi tù họ trở thành con người hữu ích chứ không phải là một tệ nạn cho xã hội. Và thiền quán được thực hành ở đây, bởi vì ‘thiền’ hành trì (sự quán chiếu) và thanh lọc nội tâm ngay từ cội nguồn các thói quen tật xấu của con người đã gây nên tội phạm và tệ nạn xã hội.”

Nhà Tù Tihar, Thủ Đô Delhi năm 1994

Hai thiền sinh (vipassana students) A. Menahemi và E. Ariel là hai nhà phim ảnh Do Thái chuyên nghiệp trở thành nhân viên viễn thông đầu tiên được phép dựng phim trong khu vực an ninh nghiêm cấm của một trong những nhà tù lớn nhất thế giới. Cuốn phim tài liệu của họ với tựa đề: “Thời Điểm - Thiền Tuệ Quán” (Doing Time, Doing Vipassana) là một bản tường thuật hùng biện về sự uyên thâm của thiền quán đã mang lại lợi ích cho mọi người, ngay cả đối với những kẻ phạm tội bị tố cáo triệt để như: bọn giết người, khủng bố, hiếp dâm và các băng đảng cướp tàn ác.

Hiện nay, nhà tù Tihar đã xây dựng ‘Trung Tâm Tu Thiền’ bên trong những bức tường vô cùng kiên cố của nó. Tri ơn những nổ lực đáng quý của Bà Kiran Bedi - Tổng Thanh Tra nhà tù, các đồng nghiệp và cấp dưới của Bà, nhà tù Tihar đã trở thành ‘Pháp Đường Tihar” (Dhamma Tihar). Giờ đây, mỗi tháng có hai khóa Thiền được tổ chức thường lệ cho các phạm nhân. Những vị hộ thiền hay hộ pháp (Dhamma Server) cho khóa thiền là các bạn tù đã tham dự khóa thiền trước và bây giờ phục vụ lại cho các phạm nhân (tân thiền sinh) để tất cả cùng có cơ hội tiếp nhận chánh pháp.

Chín năm sau kể từ khi khóa thiền lịch sử đầu tiên tại Jaipur, Thiền Vipassana nhanh chóng truyền bá xuyên khắp các nhà tù toàn quốc gia Ấn Độ, điển hình các Tiểu Bang lớn như: Maharastra, Andhra Pradesh, Karnataka (thuộc Nam Ấn) và Gujarat (thuộc Tây Ấn).

Các Tiểu Bang Bihar (Đông Ấn) và Haryana (Bắc Ấn) cũng áp dụng (tổ chức các khóa thiền trong tù) theo Tiểu Bang Rajasthan và Thủ Đô Delhi. Trong buổi hội nghị “Tổng Thanh Tra các Nhà Tù - Ấn Độ” tại Thủ Đô New Delhi, thiền Vipassana được giới thiệu như một “biện pháp canh tân nhà tù” áp dụng khắp các nhà tù toàn xứ Ấn. Quyết định này có ảnh hưởng lớn do nghe vô số bản tường thuật cá nhân có thái độ tinh thần chuyển đổi. Sau khi tham dự khóa thiền, không những chỉ có phạm nhân mà các viên chức nhà tù đều được chuyển hóa.

Có nhiều phạm nhân, chẳng hạn như A. Sanghavi là một phạm nhân ba mươi tuổi “khét tiếng,” sau khi tham dự một khóa thiền tuệ quán và ngày được thả ra, anh ta làm cho các công an nhà tù vô cùng ngạc nhiên vì đã đi thẳng đến Trung Tâm Tu Thiền “Dhamma Thali,” tình nguyên phục vụ cho các khóa thiền tại đó.

Một trường hợp gây nhiều cảm động hơn trong câu chuyện của anh chàng Babu Bhaya, một can phạm với án tù giết ba người trong vòng năm phút. Sau khi tham dự khóa thiền trong trại giam Baroda, với lòng tràn ngập niềm hối hận Bhaya đã khẩn cầu các gia đình nạn nhân tha thứ cho anh. Năm 1992, vào ngày lễ (Raksha Badhan)[1] (theo truyền thống Ấn Độ, đây là ngày lễ ‘vòng dây tương kết tình anh em’ giữa nam và nữ), vợ và em gái của người bị Bhaya giết đã đến nhà tù và vòng sợi dây ‘tương kết’ thánh thiện xung quanh cổ tay Bhaya. Họ đã chấp nhận Bhaya như người anh trong tình thân ái.

Anh B. Bhaya tâm sự: “Tôi chỉ biết thù hận con người và luôn luôn cảm thấy giận dữ, sân hận không nguôi. Nhưng sau khi thực hành thiền quán, tôi đã thay đổi. Bây giờ tôi cảm thấy thương yêu và thông cảm cho tất cả mọi người.”

Sự chuyển đổi thái độ tinh thần gây nhiều ấn tượng sâu sắc như vậy giữa các phạm nhân tạo nên niềm phấn khởi cho khóa tu thiền đặc biệt trên 1000 phạm nhân trong nhà tù Tihar. Khóa thiền này tổ chức vào năm 1994 do chính Thiền sư Goenka trực tiếp hướng dẫn và là khóa tu dành cho phạm nhân lớn nhất trong thời hiện đại.

Dưới sự bảo trợ của Viện Khoa Học Y Khoa Toàn Quốc Ấn Độ (AIIMS) tại thủ đô New Delhi, các phái viên chuyên khoa đã tổ chức một cuộc nghiên cứu kiểm tra các thiền sinh trong tù Tihar và tường thuật rằng: “Sự phân tích thống kê dựa trên thông số nghiên cứu tâm lý cho thấy các phạm nhân có tinh thần trách nhiệm tiến bộ rõ rệt. Theo bản báo cáo của các phạm nhân, sau khóa thiền họ có sự thuyên giảm đáng kể trong các chứng bịnh: rối loạn thần kinh, hành vi bạo động và tình trạng tinh thần bất lực; đồng thời niềm hy vọng và hạnh phúc được tăng trưởng.”

Kết quả lợi ích thiết thực này rõ ràng không phải phát sinh từ năng lực thần thông hay do ảnh hưởng mầu nhiệm nào đó. Các phạm nhân nổ lực thực hành thiền tuệ quán đúng pháp và chuyên cần sẽ đạt được lợi ích không khác gì các thiền sinh bên ngoài bức tường nhà tù. Như anh Mustafa, một thiền sinh người Châu Phi trong khám tù Tihar phát biểu: “Sự chuyển hóa nội tâm không phải đễ dàng đạt được. Sự thay đổi cần có thời gian … Tôi không tuyên bố rằng, tôi đã tham dự một khóa thiền Vipassana và Đùng một cái! – Ngay tức khắc, sự giận dữ trong tôi hoàn toàn biến mất. Nó được chuyển hóa từng bước giảm dần, giảm dần, giảm dần ….”

Trung Tâm Nhà Tù – Nashik, Maharashtra (miền Nam Ấn) năm 1996

Mười một năm sau kể từ khi khóa thiền ‘trong tù’ đầu tiên, thiền Vipassana đã bám rễ chắc chắn trong các nhà tù Ấn Độ. Sau cuộc viếng thăm nhà tù Nashik, đại biểu Bộ Trưởng tiểu bang Maharashtra – ông G. Munde tuyên bố, mỗi nhà tù trong tiểu bang này đều nên tổ chức hướng dẫn thiền Vipassana.

Lập tức sau đó, trung tâm nhà tù Nashik được chính thức công bố là một trung tâm ‘Chánh Pháp’ giống như nhà tù Tihar. Mỗi tháng có hai khóa thiền 10 ngày được tổ chức trong tù.

Nhà tù Yerwada “khét tiếng” ở thành phố Pune (miền Nam Ấn) không bao lâu cũng áp dụng theo chính sách (hướng dẫn thiền tuệ quán). Một khóa thiền đặc biệt được tổ chức cho các phạm nhân ngoại quốc trong tù. Khóa thiền này gồm các vị thầy hướng dẫn và ban hộ thiền đều là người ngoại quốc phục vụ. Sau khóa thiền, anh Josef – tù nhân người Tiệp Khắc bị kết án do tội buôn bán Ma Túy phát biểu: “ tôi đã từng học nhiều pháp môn thiền định, nhưng chưa có phương pháp nào đưa tôi đi sâu vào nội tâm như thiền tuệ quán (Vipassana). Nhờ thiền Vipassana, không bao lâu các khám tù sẽ được gọi là “Trường Đại Học Giáo Dục Phạm Nhân” (University of Crime).

Suốt thời gian tổ chức các khóa thiền trong tù cần phải tận lực chu đáo để bảo vệ quy luật nhà tù và giới luật thiền quán một cách nghiêm túc. Bản “nội quy pháp chế” dành cho các khóa thiền Vipassana trong tù được ấn hành. Chính quyền nhà tù phải phân chia ranh giới độc lập cho ‘thiền đường’ trong khu vực tù giam và suốt thời gian khóa thiền tổ chức, phạm vi này được tách biệt hoàn toàn với phần còn lại trong tù. Ban Trị Sự ‘Thiền Vipassana’ tại địa phương có trách nhiệm phân bổ các vị thầy hướng dẫn, tài liệu giảng dạy và ban hộ thiền phục vụ. Về phần chính quyền nhà tù phải cung cấp nhu cầu cần thiết cho phạm nhân, vì đối với các khóa thiền bên ngoài nhà tù tuyệt đối không thu lệ phí giảng dạy cho một khóa thiền.

Vào ngày thứ mười của khóa thiền, đó là ngày thực hành “Từ Bi quán” (Metta day) mọi người được xả khẩu nói chuyện bình thường (vì suốt khóa thiền phải hoàn toàn tỉnh lặng hay tịnh khẩu), một chương trình đặc biệt thỉnh thoảng được tổ chức vào buổi chiều trong khuôn viên nhà tù. Các phạm nhân khác (người không tham gia khóa thiền), viên chức nhà tù, cán bộ công an địa phương và đài truyền thanh hội họp lại để nghe về kinh nghiệm của các phạm nhân vừa mới hoàn thành khóa thiền tuệ quán – Vipassana. Đây thường là kinh nghiệm xúc cảm và vô cùng cảm động!

Bà tổng thanh tra - K. Bedi đã nói: “Thiền thật sự đã chuyển hóa con người! Thiền giúp cho phạm nhân biết khóc và khóc chân thành. Họ đã nhận thức sự thật cuộc sống là gì? Họ đã trở về với nội tâm chính mình và từ trong đáy lòng sâu thẳm họ nhìn thấy rõ các thái độ hận thù, sân giận, bất kính và sự tổn thương mà họ đã gây ra đối với cha mẹ và xã hội; họ đã khóc và mong muốn sửa đổi.”

Vào ngày xả khẩu, một trong những yêu cầu đầy nhiệt tâm và chân thành nhất của các phạm nhân mới hoàn thành khóa thiền là mong muốn chính quyền nhà tù giúp họ có nơi tiếp tục thực hành thiền Vipassana hằng ngày. Sự thực hành chuyên cần mỗi ngày và tách rời các tội phạm ngoan cố khác là yếu tố cần thiết giúp các (thiền sinh) phạm nhân “phục hồi nhân phẩm.”

Hạt giống thiền tuệ quán mang lại sự biến đổi sâu rộng trong các nhà tù thế giới đã được gieo trồng. Những ai chung sống bên trong các bức tường sẽ là người trước tiên nhận thức tầm quan trọng sâu xa của thiền quán trong tù. Như trường hợp anh David là phạm nhân người Canada trong khám tù Tihar và trở thành một thiền sinh. Lược trích vài lời phát biểu của anh ta trong bộ phim ‘Thời Điểm - Thiền Tuệ Quán’ như sau: “Đây là trang sử ‘tân tạo,’ các bạn biết không … đây là cơ hội vô giá, vì thiền Vipassana đã và đang được ứng dụng trong hệ thống nhà tù để giáo dục cải tạo con người … sự kiện này có thể canh tân toàn bộ hệ thống ‘ Khám - Tù’ trên toàn hành tinh …”

Hiện nay, có trên 50 khóa thiền Vipassana được tổ chức hằng năm bên trong các nhà tù Ấn Độ. Mới đây, một khóa thiền đặc biệt được tổ chức cho các phạm nhân ‘cai nghiện Ma Túy’ trong nhà tù Tihar. Chính quyền nhà tù toàn quốc Ấn Độ yêu cầu tổ chức các khóa thiền tuệ quán càng gia tăng và những quốc gia trên thế giới cũng bắt đầu phát triển việc tổ chức hướng dẫn thiền Vipassana trong tù.

Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh cùng được giải thoát!

TN. Hằng Liên

– Dịch từ: Raja. M, Vipassana in Prisons, (VRI Series No. 126), pp. 1-4.


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2011(Xem: 15270)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
20/01/2011(Xem: 4405)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy. Vậy sự gặp gỡ nhau như thế nào? Đây là mục tiêu chúng ta phải nghiên cứu. Theo thiển kiến chúng tôi thấy có những điểm gặp nhau, như dưới đây:
08/01/2011(Xem: 4506)
Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.
04/01/2011(Xem: 9496)
Trí toàn giác không thể không nhân mà có, vì nếu là như vậy, bất cứ điều gì cũng có thể là toàn giác. Nếu sự việc sinh ra không tùy thuộc vào điều gì khác, như vậy mọi sự đều có thể hiện hữu không câu thúc, sẽ chẳng lý do gì lại không thể là toàn giác. Chính vì sự vật chỉ phát sinh tùy lúc, nên bắt buộc phải tùy thuộc nhân duyên. Trí toàn giác cũng vậy, rất hiếm hoi, không phải bất cứ lúc nào, chỗ nào, cũng có thể sinh ra. Cho nên trí toàn giác nhất định phải tùy thuộc nhân duyên.
31/12/2010(Xem: 13580)
Quyển TRUNGPHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ củaThiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, introng Tục Tạng Kinh, tập số 122. Nội dung sách tấn người học lập chí lâubền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghibùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử.
26/12/2010(Xem: 14066)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
07/12/2010(Xem: 14378)
Ngày hôm qua Steve tới thăm với chú bé Mickey 7 tuổi. Gớm, thằng bé lớn mau quá đi thôi và nghịch ghê. Nó nói giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Nó còn nói được tiếng lóng học ở ngoài đường nữa. Trẻ con bên này được nuôi dạy khác với lối nuôi dạy trẻ con bên mình. Cha mẹ chúng để chúng “tự do phát triển”. Suốt hai giờ ngồi nói chuyện, Steve phải để ý tới thằng bé. Nó chơi, nó nghịch, nó xan vào cả câu chuyệncủa người lớn. Nó làm cho người lớn không nói chuyện với nhau được. Tôi đưa cho nó mấy quyển sách hình của trẻ con, nhưng nó chỉ lật xem sơ sơ rồi lại bỏ sách, xen vào giữa tôi và ba nó. Nó đòi sự chú ý của thế giới người lớn.
30/11/2010(Xem: 5278)
Tứ thiền (catvāri dhyānāni) là bốn phương pháp thiền định dùng cho cả nội giáo và ngoại giáo cùng tu tập thực hành, nhằm đối trị các lậu hoặc, là nhân siêu việt mọi lưới hoặc nghiệp của dục giới, là quả sinh lên cõi sắc giới, là y địa căn bản nơi sinh ra các công đức, cũng có nghĩa là bốn loại thiền định căn bản sinh ra các thứ công đức; đó chính là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc Sắc giới
06/11/2010(Xem: 5501)
Sức khỏe đựơc định nghĩa “ là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being, bien-être) về thể chất, tâm thầnvà xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật “ (WHO, Tổ chức sức khỏe thế giới, 1946) . Một định nghĩa như thế cho thấy cái gọi là “sức khỏe” của một con người không thể chỉ khu trú vào chuyện có hay không có bệnh, tật; cũng như không thể đánh giá sức khỏe của một cộng đồng mà chỉ dựa vào tỷ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]