Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Thiền sư Cứu Chỉ, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông

30/08/202111:57(Xem: 10547)
25. Thiền sư Cứu Chỉ, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
268_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Cuu Chi


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền sư Cứu Chỉ . Ngài thuộc đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông.
Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 268 của Sư Phụ, bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Tiểu sử của Sư rất khiêm tốn, không có năm sanh và năm mất.
Sư họ Đàm, quê ở làng Phù Đàm, phủ Chủ Minh. Thuở nhỏ Sư rất ham học, đọc thông suốt các sách Tam giáo.
Một hôm, Sư tự than:
“Khổng và Mặc câu chấp về lẽ có, Lão và Trang đắm đuối về lẽ không, những sách thế tục chẳng phải phương pháp giải thoát.
Chỉ có Phật giáo chẳng kể có hay không, có thể liễu thoát sanh tử, nhưng phải siêng năng tu trì giữ giới thanh tịnh và tìm thiện tri thức ấn chứng mới được.”

Nhân đó, Sư xả tục xuất gia, tìm đến Ấp Sơn, chùa Cảm Ứng xin làm đệ tử Trưởng Lão Định Hương.
Giờ tham thỉnh, Sư hỏi:
- Thế nào là nghĩa cứu kính?
Trưởng lão im lặng giây lâu, hỏi lại Sư:
- Hiểu chưa?
Sư thưa:
- Chưa hiểu.
Trưởng lão bảo:
- Ta đã cho ngươi nghĩa cứu kính.
Sư suy nghĩ
Trưởng lão bảo:
- Lầm qua rồi!
Ngay câu nói này, Sư thấu triệt ý chỉ, nhân đó Trưởng Lão đặt tên Sư là Cứu Chỉ.

Sư Phụ giải thích:
Cứu cánh là chỗ tột cùng của đời tu, là chứng ngộ Phật tâm, thể tánh tịnh minh, chân tâm thường trú.
Ngài Định Hương không có nói gì mà sao nói chưa hiểu vì cứu cánh không thể nói ra bằng lời, chỉ thầm hiểu trong thầm lặng, rõ biết hiện tiền.
Phật tâm không thể nói ra mà chỉ tự chứng tự biết.
Im lặng là câu trả lời của thiền sư Định Hương. Im lặng hùng tráng là thể của Phật tánh, của chân tâm, không diễn ra bằng ngôn từ.
Suy nghĩ là chưa đạt được là vọng tâm là lầm qua rồi. Ngay câu nói này, Sư hốt nhiên đại ngộ và được ấn chứng, trưởng lão đặt tên là Cứu Chỉ, đạt được cứu cánh và yếu chỉ của thiền tông.

Sau , Sư lên chùa Quang Minh, núi Tiên Du (Bắc Ninh), ở luôn trong đó tu hạnh đầu đà, trọn năm không bước chân xuống núi. Tiếng đồn tới kinh đô, vua Lý Thái Tông cho mời mấy phen mà Sư không đến. Đích thân 3 lần Vua đến chùa Sư thưa hỏi. Thái sư Lương Văn Nhậm rất kính Sư.

Khoảng niên hiệu Long Phụng Thái Bình (1054-1059), tể tướng Dương Đạo Gia lập chùa Diên Linh trên núi Long Đội, Yên Lãng thỉnh Sư trụ trì. Cố từ chối mà không được, Sư đành hạ Sơn. Ngày ra đi, Sư nói: “ ta chẳng trở lại đây nữa”. Cầm thú trong núi kêu buồn suốt ba tuần mà chưa dứt.

Trụ trì chùa Diên Linh được ba năm, khoảng niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065), Sư sắp tịch, bèn gọi môn đồ đến dạy:
- Phàm tất cả các pháp môn vốn từ tánh của các ngươi, tánh tất cả pháp vốn từ tâm của các ngươi.
Tâm pháp nhất như, vốn không hai pháp.


Kính mời xem tiếp



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 6448)
Cảnh ngữ là tỉnh giác, hoặc gọi là kinh sợ. Ví như có kẻ trộm dòm ngó nhà cửa, chủ nhãn ban đêm đốt đèn ngồi đàng hoàng giữa nhà, đằng hắng ra tiếng, kẻ trộm sợ hãi chẳng dám lén vào. Nếu vừa ngủ quên thì kẻ trộm thừa cơ lẻn vào cướp đoạt của cải ...
22/04/2013(Xem: 6031)
Qúy vị độc giả bắt đầu đọc những trang đầu tiên sẽ cảm thấy những lời vấn đáp rất lạt lẽo, không có chút mùi vị gì cả. Ấy là cốt tủy của Thiền vốn như thế. Nếu độc giả đọc đến chỗ cảm thấy không hiểu không biết thì nên nhìn thẳng chỗ không hiểu không biết đó xem cái đó là tại sao?
22/04/2013(Xem: 3350)
Bản tiếng Việt Lâm Tế Ngữ Lục này được trích từ quyển thứ 14 của Chỉ Nguyệt Lục và tập thứ 47 của Bộ Ðại Tạng Kinh. Lý do là phần có trong Chỉ Nguyệt Lục không thấy in trong bộ Ðại Tạng; Ngược lại, phần in trong bộ Ðại Tạng lại không có trong Chỉ Nguyệt Lục, nên chúng tôi dịch cả hai cho đầy đủ.
22/04/2013(Xem: 4080)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay. Tại Nhật Bản hai tông Zen, tức Thiền tông, còn tồn tại đến nay là tông Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Ðộng (Nhật: Soto).
22/04/2013(Xem: 4122)
Tổ thứ 28 Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma) là người nước Quốc Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (Dekhan), tức Ấn Ðộ, con thứ ba của vua Chí Vương, dòng Sát đế lỵ, tên tục là Bồ Ðề Ða La (Bodhitara) ...
22/04/2013(Xem: 3472)
Thiền sư Wolfgang Kopp, người Đức, sinh năm 1938, là đệ tử truyền pháp của thiền sư Nhật Bản Soji Enku Roshi, đã sáng lập Trung tâm Thiền Đạo (Tao Ch’an Center) tại Wiesbaden, Đức quốc ...
22/04/2013(Xem: 3507)
Có hai vị giữ địa vị quan trọng trong Thiền tông là tổ Bồ Đề Đạt Ma (?-532) và Lục tổ Huệ Năng (638-713). Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có công đặt nền móng cho ngôi nhà Thiền tông, và tổ Huệ Năng được coi như người đã xây cất nên ngôi nhà kỳ diệu đó để còn lưu truyền đến ngày nay.
22/04/2013(Xem: 4775)
Nói đến Thiền tông thì hai vị Tổ có ảnh hưởng tối quan trọng là Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã đem hạt giống Thiền tông từ Ấn Ðộ qua gieo trồng tại Trung Hoa vào khoảng năm 520 ...
08/04/2013(Xem: 10888)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 4482)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567