Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Từ Của Trưởng Lão Tỳ Kheo Đại Diện Tăng Đoàn

15/09/201114:27(Xem: 2691)
Đạo Từ Của Trưởng Lão Tỳ Kheo Đại Diện Tăng Đoàn

TĂNG NI VIỆT NAM HẢI NGOẠI

NGÀY VỀ NGUỒN LẦN THỨ 5 - HIỆP KỴ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ

ĐẠO TỪ

của Trưởng Lão Tỳ-kheo đại diện Tăng đoàn

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn Thiền Đức,

Kinh thưa quý quan khách và đồng hương Phật tử,

Từ khi đức Thích Tôn thiết lập Tăng Đoàn Xuất Gia đến nay, đã trên hai mươi lăm thế kỷ, cộng đồng Tăng Già dù ở trong thời đại hay quốc độ nào cũng đều lấy bản thể thanh tịnh và hòa hợp làm nội lực duy trì và phát triển hầu thực hiện sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp, chuyển mê khai ngộ và giải khổ quần sinh.

Tăng đoàn có thanh tịnh thì mới làm tấm gương sáng soi đường cho thất chúng đệ tử Phật tiếp tục sự nghiệp tự giác, giác tha. Tăng đoàn có hòa hợp thì mới có sức mạnh bền vững và siêu việt để thực hiện các Phật sự trọng đại truyền bá Phật Pháp và cứu khổ nhân sinh. Đánh mất yếu tính thanh tịnh và hòa hợp, Tăng đoàn trở thành một cộng đồng bị tha hóa, biến chất và phân ly là cơ duyên bất thiện đưa tới những đấu tranh nội bộ, hao mòn nội lực và không còn vị thế Chúng Trung Tôn.

Trong Kinh Di Giáo, đức Thế Tôn đã ân cần khuyến tấn rằng, “Các thầy Tỷ kheo, hãy thường nhất tâm, nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát. Toàn thể vũ trụ, dầu pháp biến động hay pháp bất động, đều là trạng thái bất an và tan rã.”

Quả thật vậy, chúng ta đang sống trong thời đại đầy biến động và khủng hoảng, từ lãnh vực kinh tế đến lãnh vực đạo đức tâm linh. Đời sống nhân loại ngày càng bất an vì thiên tai và nhân họa. Trong quan điểm của Đạo Phật, đó là hệ nghiệp tất yếu của những gì do chính con người tự tạo ra trong đời này hay trong đời quá khứ. Phương thức duy nhất để giải thoát khỏi những khổ đau và triền phược cho mình và đồng loại trong đời sống bất an đó, chính là con đường chuyển hóa nghiệp lực, mà trọng điểm then chốt là sự chuyển hóa nội tâm của từng cá nhân. Giải pháp hữu hiệu nhất cho công cuộc chuyển hóa tâm thức không gì sánh bằng thực nghiệm tinh tấn Giáo Pháp Giác Ngộ mà đức Phật đã khai mở.

Trong bối cảnh thời đại và xã hội đó, vai trò của những Sứ Giải Như Lai thật vô cùng quan trọng và cần thiết. Đúng vậy, Tăng đoàn phải là lực lượng và sức mạnh đi đầu trong sứ mệnh giải khổ cho cộng đồng xã hội. Từng thành viên của Tăng đoàn phải là những chiến sĩ dũng cảm đi tiên phong trong cuộc chiến đấu-tranh quyết liệt với vô minh, cuồng vọng, cuồng tín, bất an, khủng hoảng, đói khát lầm than, và vô vàn thống khổ khác. Muốn làm được như vậy, Tăng đoàn, trước hết phải là cộng đồng thanh tịnh và hòa hợp, để từ đó hoạch định những Phật sự cần thiết đáp ứng nhu cầu của xã hội và thời đại. Song song với sứ mệnh đó là việc nỗ lực không ngừng đối với công cuộc đào tạo Tăng Ni tài đức để nối tiếp trọng trách hoằng dương Đạo Pháp, thừa đương Phật sự cho thế hệ Thầy Tổ. Đây chính là nội dung và mục tiêu của Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn mà mỗi năm cộng đồng Tăng Già Việt Nam Hải Ngoại đều tổ chức trong suốt năm năm qua.

Trong ý nghĩa đó, hôm nay, trong ngày khai hội Ngày Về Nguồn Lần Thứ 5 và Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, với sự quang lâm và câu hội đông đủ của chư Tôn Thiền Đức từ khắp năm châu bốn biển về đạo tràng Chùa Thiện Minh, Pháp Quốc này, tôi cảm nhận được hương vị thanh tịnh, hòa hợp mà cộng đồng Tăng Già Việt Nam hải ngoại mang đến.

Trong niềm hỷ lạc vô biên ấy, tôi xin nhất tâm đảnh lễ Đại Tăng và cầu nguyện bản thể thanh tịnh, hòa hợp của Tăng Già Việt Nam hải ngoại luôn luôn tỏa sáng.

Trân trọng cám ơn và kính chào chư tôn Thiền Đức cùng liệt quý vị.

Sa Môn Thích Thắng Hoan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 7793)
Ròng rã bốn mươi chín năm đức Phật thuyết pháp, đều là tùy theo căn cơ, hay nói cho rõ hơn, tùy theo bệnh “chấp thật” sâu hoặc cạn của chúng sinh mà cho thuốc khác nhau. Vì thế, kinh Phật đã phân chia ra “Liễu nghĩa” và “Bất liễu nghĩa”.
22/04/2013(Xem: 7025)
Cảnh ngữ là tỉnh giác, hoặc gọi là kinh sợ. Ví như có kẻ trộm dòm ngó nhà cửa, chủ nhãn ban đêm đốt đèn ngồi đàng hoàng giữa nhà, đằng hắng ra tiếng, kẻ trộm sợ hãi chẳng dám lén vào. Nếu vừa ngủ quên thì kẻ trộm thừa cơ lẻn vào cướp đoạt của cải ...
22/04/2013(Xem: 6419)
Qúy vị độc giả bắt đầu đọc những trang đầu tiên sẽ cảm thấy những lời vấn đáp rất lạt lẽo, không có chút mùi vị gì cả. Ấy là cốt tủy của Thiền vốn như thế. Nếu độc giả đọc đến chỗ cảm thấy không hiểu không biết thì nên nhìn thẳng chỗ không hiểu không biết đó xem cái đó là tại sao?
22/04/2013(Xem: 3531)
Bản tiếng Việt Lâm Tế Ngữ Lục này được trích từ quyển thứ 14 của Chỉ Nguyệt Lục và tập thứ 47 của Bộ Ðại Tạng Kinh. Lý do là phần có trong Chỉ Nguyệt Lục không thấy in trong bộ Ðại Tạng; Ngược lại, phần in trong bộ Ðại Tạng lại không có trong Chỉ Nguyệt Lục, nên chúng tôi dịch cả hai cho đầy đủ.
22/04/2013(Xem: 5013)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay. Tại Nhật Bản hai tông Zen, tức Thiền tông, còn tồn tại đến nay là tông Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Ðộng (Nhật: Soto).
22/04/2013(Xem: 4428)
Tổ thứ 28 Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma) là người nước Quốc Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (Dekhan), tức Ấn Ðộ, con thứ ba của vua Chí Vương, dòng Sát đế lỵ, tên tục là Bồ Ðề Ða La (Bodhitara) ...
22/04/2013(Xem: 3676)
Thiền sư Wolfgang Kopp, người Đức, sinh năm 1938, là đệ tử truyền pháp của thiền sư Nhật Bản Soji Enku Roshi, đã sáng lập Trung tâm Thiền Đạo (Tao Ch’an Center) tại Wiesbaden, Đức quốc ...
22/04/2013(Xem: 3680)
Có hai vị giữ địa vị quan trọng trong Thiền tông là tổ Bồ Đề Đạt Ma (?-532) và Lục tổ Huệ Năng (638-713). Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có công đặt nền móng cho ngôi nhà Thiền tông, và tổ Huệ Năng được coi như người đã xây cất nên ngôi nhà kỳ diệu đó để còn lưu truyền đến ngày nay.
22/04/2013(Xem: 4999)
Nói đến Thiền tông thì hai vị Tổ có ảnh hưởng tối quan trọng là Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã đem hạt giống Thiền tông từ Ấn Ðộ qua gieo trồng tại Trung Hoa vào khoảng năm 520 ...
08/04/2013(Xem: 13674)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]