Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển II

17/06/201114:56(Xem: 3192)
Quyển II

J. Krishnamurti
THƯ GỞI TRƯỜNG HỌC
Nguyên tác: Letters to schools
Lời dịch: Ông Không

THƯ GỞI TRƯỜNG HỌC
Quyển II

– 1981 –

Ngày 15 tháng mười một

Thư gởi trường học – Quyển II – Ngày 15-11-1981

Mỗi nghề nghiệp có kỷ luật riêng của nó, mỗi hành động có phương hướng của nó và mỗi tư tưởng có kết thúc của nó. Đây là chu trình trong đó con người bị trói buộc vào. Là một nô lệ của cái đã được biết, cái trí luôn luôn cố gắng mở rộng hiểu biết của nó, hành động của nó trong lãnh vực đó, tư tưởng của nó đang tìm kiếm đoạn kết riêng của nó. Trong tất cả những trường học, kỷ luật được coi như một cái khung cho cái trí và hành động của nó, và trong những năm mới đây đã có sự phản kháng chống lại bất kỳ hình thức nào của kiểm soát, kềm hãm hay ôn hòa. Điều này đã dẫn đến mọi hình thức của chấp nhận dễ dãi, huênh hoang, tự mãn và theo đuổi vui thú bằng mọi giá. Không một ai có bất kỳ kính trọng nào với người khác. Có vẻ họ đã mất đi tất cả những hình thức của cao quí cá thể và hòa đồng sâu xa. Hàng tỉ đồng được tiêu phí vào ma túy, vào việc hủy diệt những thân thể và những cái trí riêng của họ. Sự chấp nhận dễ dãi tất cả việc này đã trở thành được kính trọng và được chấp nhận như điều bình thường của cuộc sống.

Muốn vun quén một cái trí tốt lành, một cái trí có khả năng trực nhận tổng thể cuộc sống như một đơn vị không vỡ vụn, và vì thế một cái trí tốt lành, rất cần thiết rằng trong tất cả những ngôi trường của chúng ta một loại kỷ luật nào đó phải được tồn tại. Cùng nhau chúng ta phải hiểu rõ những từ ngữ “kỷ luật” và “luật lệ” có lẽ bị khinh miệt và căm ghét.

Khi học hỏi bạn cần chú ý, khi học hỏi phải có lắng nghe không chỉ bằng đôi tai, nhưng sự thông hiểu bên trong của điều gì đang được nói. Học hỏi cũng cần thiết phải quan sát. Khi bạn nghe hay đọc những hàng này bạn phải chú ý mà không bị thúc đẩy, không ở dưới bất kỳ áp lực hay mong đợi của phần thưởng lẫn hình phạt. Kỷ luật có nghĩa học hỏi không là tuân phục. Nếu bạn muốn là một người thợ mộc giỏi bạn phải học những dụng cụ phù hợp sử dụng cho những loại gỗ khác nhau và học từ một người thầy thợ mộc. Nếu bạn muốn là một bác sĩ giỏi bạn phải học trong nhiều năm, học tất cả những thông tin về thân thể và nhiều phương cách của nó, những phương pháp chữa trị và vân vân. Mỗi nghề nghiệp đòi hỏi rằng bạn phải học thật nhiều về nó bằng hết khả năng của bạn. Học hỏi này là tích lũy hiểu biết về nó và hành động thật khéo léo bằng hết khả năng của bạn. Học hỏi là bản chất của kỷ luật. Học hỏi tại sao người ta nên đúng giờ cho những bữa ăn, thời gian phù hợp cho nghỉ ngơi và vân vân, là học hỏi về trật tự trong cuộc sống. Trong một thế giới vô trật tự nơi có nhiều rối loạn thuộc chính trị, thuộc xã hội, và thậm chí trong cả tôn giáo, những ngôi trường của chúng ta phải là trung tâm của trật tự và sự giáo dục của thông minh. Một ngôi trường là một nơi thiêng liêng mà tất cả đang học hỏi về sự phức tạp của cuộc sống và sự đơn giản của nó.

Vì vậy học hỏi đòi hỏi chuyên cần và trật tự. Kỷ luật không bao giờ là tuân phục, vì vậy đừng sợ hãi từ ngữ đó và phản kháng nó. Những từ ngữ đã trở thành rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Từ ngữ chúa đã trở thành quan trọng lạ thường đối với hầu hết mọi người; hay từ ngữ quốc gia, hay tên của một chính trị gia và vân vân.

Từ ngữ là hình ảnh của chính trị gia; hình ảnh của chúa được xây dựng bởi hàng ngàn năm của tư tưởng và sợ hãi. Chúng ta sống cùng những hình ảnh được tạo ra bởi cái trí hay bởi một bàn tay khéo léo. Muốn học hỏi về những hình ảnh này, mà người ta đã chấp nhận hay tự sáng chế, đòi hỏi tự ý thức.
Giáo dục không chỉ là học hỏi về những môn học văn hóa mà còn là giáo dục chính mình.

Ngày 15 tháng mười hai

Thư gởi trường học – Quyển II – Ngày 15-12-1981

Một trường học là một nơi học hỏi và vì vậy nó thiêng liêng. Những đền chùa, những nhà thờ và những thánh đường không thiêng liêng vì chúng đã ngừng học hỏi. Họ tin tưởng; họ có sự trung thành và việc đó khước từ hoàn toàn nghệ thuật tuyệt vời của học hỏi, trái lại một trường học giống như những ngôi trường mà lá thư này được gởi đến, phải hoàn toàn được hiến dâng cho học hỏi, không chỉ học hỏi về thế giới quanh chúng ta, nhưng cần thiết học hỏi về chính chúng ta, những con người là gì, tại sao chúng ta lại cư xử như cách mà chúng ta làm, và sự phức tạp của tư tưởng. Học hỏi đã là truyền thống cổ xưa của con người, không chỉ từ những quyển sách, nhưng về bản chất và cấu trúc tâm lý của một con người. Vì chúng ta bỏ quên hoàn toàn điều này, có vô trật tự trong thế giới, kinh hoàng, bạo lực và tất cả những sự việc tàn nhẫn đang xảy ra. Chúng ta đã đặt những vấn đề của thế giới ra trước để tìm hiểu mà không là bên trong. Bên trong, nếu nó không được hiểu rõ, không được giáo dục và không được chuyển đổi, sẽ luôn luôn thắng thế bên ngoài, dù bên ngoài có lẽ được tổ chức thuộc chính trị, thuộc kinh tế và thuộc xã hội hoàn chỉnh như thế nào chăng nữa. Đây là một sự thật mà nhiều người dường như đã quên bẵng. Chúng ta đang cố gắng, thuộc chính trị, thuộc luật pháp và thuộc xã hội, tạo ra trật tự ở thế giới bên ngoài mà chúng ta đang sống, và bên trong chúng ta lại hoang mang, rối loạn, lo âu và xung đột. Nếu không có trật tự bên trong sẽ luôn luôn có hiểm họa cho cuộc sống con người.

Chúng ta có ý nói gì qua từ ngữ trật tự? Vũ trụ trong ý nghĩa cực điểm không biết đến vô trật tự. Thiên nhiên, dù gây kinh hãi cho con người bao nhiêu, luôn luôn ở trong trật tự. Nó trở thành vô trật tự chỉ khi nào những con người ngăn cản nó và chính con người mà dường như từ khi bắt đầu của thời gian đã ở trong đấu tranh và xung đột liên tục. Vũ trụ có chuyển động thời gian riêng của nó. Chỉ khi nào con người đã sắp xếp trật tự cuộc sống của anh ấy, lúc đó anh ấy sẽ nhận ra trật tự vĩnh hằng.

Tại sao con người đã chấp nhận và dung thứ vô trật tự? Tại sao bất kỳ cái gì anh ấy chạm đến đều phân rã, đều trở nên hư hỏng và hỗn loạn? Tại sao con người lại kháng cự trật tự của thiên nhiên, những đám mây, những cơn gió, những thú vật và những con sông? Chúng ta phải học hỏi vô trật tự là gì và trật tự là gì. Vô trật tự căn bản là xung đột, tự mâu thuẫn và phân chia giữa đang trở thành và đang là. Trật tự là một trạng thái mà trong đó vô trật tự không bao giờ hiện hữu.

Vô trật tự là ngục tù của thời gian. Thời gian đối với chúng ta rất quan trọng. Chúng ta sống trong quá khứ, trong những kỷ niệm của quá khứ, những tổn thương và những vui thú của quá khứ. Tư tưởng của chúng ta là quá khứ. Nó luôn luôn đang bổ sung chính nó như một phản ứng đến hiện tại, đang chiếu rọi chính nó vào tương lai, nhưng quá khứ bám rễ sâu luôn luôn ở cùng chúng ta và đây là đặc điểm trói buộc của thời gian. Chúng ta phải quan sát sự thật này trong chính chúng ta và ý thức được qui trình giới hạn của nó. Cái bị giới hạn phải luôn luôn trong xung đột. Quá khứ là hiểu biết được rút tỉa từ trải nghiệm, hành động và những đáp lại tâm lý. Hiểu biết này, mà người ta có lẽ ý thức được hay không ý thức được, là chính bản chất của sự tồn tại của con người. Vì vậy quá khứ trở thành quan trọng nhất, dù nó là truyền thống, trải nghiệm hay hồi tưởng cùng nhiều hình ảnh của nó. Nhưng tất cả hiểu biết, dù trong tương lai hay quá khứ đều bị giới hạn. Không thể nào có được sự hiểu biết tổng thể. Hiểu biết và ngu dốt theo cùng nhau.

Khi học hỏi về sự việc này, chính học hỏi đó là trật tự. Trật tự không là một cái gì đó đã lên kế hoạch và bám chặt vào. Trong một trường học công việc thường lệ là cần thiết nhưng đây không là trật tự. Một cái máy được lắp đặt đúng cách vận hành có hiệu quả. Tổ chức hiệu quả của một trường học là tuyệt đối cần thiết nhưng hiệu quả này không là một kết thúc trong chính nó để bị lầm lẫn với sự tự do khỏi xung đột mà là trật tự.

Làm thế nào một người giáo dục sẽ, nếu anh ấy đã học hỏi sâu sắc tất cả việc này, chuyển tải cho em học sinh bản chất của trật tự? Nếu cuộc sống riêng bên trong của anh ấy bị vô trật tự và anh ấy nói về trật tự, anh ấy sẽ không chỉ là một người đạo đức giả, mà trong chính nó là một xung đột, nhưng em học sinh sẽ nhận ra đây là cuộc nói chuyện sao chép giả dối và vì vậy sẽ không thèm chú ý chút nào vào điều gì đang được nói. Khi người giáo dục kiên định trong hiểu rõ của anh ấy, chính chất lượng đó em học sinh sẽ nắm bắt được. Khi người ta hoàn toàn chân thật, chính chân thật đó lan rộng sang người khác.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]