- 1. Thiện hữu và ác hữu
- 2. Hai vua hiền đức
- 3. Thí thân cho cọp
- 4. Nai cứu người
- 5. Người kỹ nữ
- 6. Vị danh y
- 7. Mẹ chết con sống
- 8. Người thợ tiện với người thợ vẽ
- 9. Học phải suy xét
- 10. Lễ Vu Lan
- 11. Kẻ dốt hay cãi
- 12. Chia gia tài
- 13. Vật trả ơn, nhơn trả oán
- 14. Cúng dường một bụm cát
- 15. Quỷ mẹ mất con
- 16. Kẻ hạ tiện đắc đạo
- 17. Con chó giữ của
- 18. Thái tử trong bụng cá
- 19. Vì hiếu quên thù
- 20. Cái chết của đàn bà
- 21. Thất tiết với chồng
- 22. Xảo ngữ với chồng
- 23. Biết chuyện đời sau
- 24. Ý nghĩa cuộc đời
- 25. Chuyện người hai vợ
- 26. Hạt kim cương
- 27. Người thợ nhuộm
- 28. Chim phụng
- 29. Con chồn muốn cưới công chúa
- 30. Lấy đuôi làm đầu
- 31. Sư tử và con chim nhỏ
- 32. Sư tử và chó sói
- 33. Quạ, chó sói và nhà sư
- 34. Mèo và gà
- 35. Vượn và rùa
- 36. Bầy ngựa xay lúa
- 37. Quả báo hiện tiền
- 38. Sanh ra trong lửa
- 39. Đức cổ Phật Thích-ca
- 40. Quỉ thần khoáng dã
- 41. Uy lực của lòng từ bi
- 42. Ủng hộ chánh pháp
- 43. Chuyển luân Thánh vương
CHUYỆN PHẬT ĐỜI XƯA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Cũng vào thời ấy, ở một vùng về phía nam Ấn Độ, có một anh thợ vẽ đại tài. Anh có thể vẽ rất nhanh, mà vẽ ra hình tượng gì cũng sinh động và giống hệt như cảnh thật.
Anh thợ tiện nghe tiếng anh thợ vẽ, mới sắp đặt một bữa yến tiệc và mời anh thợ vẽ đến chơi. Khi nhập tiệc, anh thợ tiện đặt tượng mỹ nữ đứng gần, rồi khéo léo điều khiển mỹ nữ bưng rượu dâng lên, thỉnh thoảng lại bước đi mấy bước ra chiều duyên dáng, uyển chuyển như thật. Hai người cùng nhau ăn uống vui vẻ.
Quả nhiên, anh thợ vẽ thật sự bị lầm. Trong suốt cuộc vui anh cứ thỉnh thoảng đưa mắt nhìn mỹ nữ, càng nhìn càng thấy đẹp, càng đem lòng say đắm. Anh thợ tiện thấy bộ dạng ấy thì biết là anh thợ vẽ đã bị lừa, lấy làm khoái chí. Anh mới kéo dài cuộc vui cho đến tận đêm khuya. Rồi anh vờ kiếu từ về phòng mình nghỉ, viện cớ nhà chật chội nên kê một cái giường để lưu anh thợ vẽ nghỉ lại ngay trong phòng khách. Rồi anh để tượng mỹ nữ ở đó mà đi.
Chủ nhà đi rồi, anh thợ vẽ hí hửng được một dịp hiếm có để gần gũi mỹ nhân cho thỏa lòng. Anh mới lên tiếng chòng ghẹo mấy câu, thì thấy cô nàng vẫn cứ lặng thinh đứng yên. Anh ngỡ là mỹ nhân quá e thẹn nên không dám mở lời, liền bước lại gần nắm lấy tay nàng. Chừng đó anh mới nhận ra là một pho tượng gỗ. Anh thợ vẽ khi ấy vừa buồn cười, vừa hổ thẹn, vì biết là chủ nhà cố ý đánh lừa mình.
Khi ấy, anh thợ vẽ suy nghĩ và nói rằng: “Chủ nhà cố ý đánh lừa ta, ta phải nghĩ cách đáp lại mới được.”
Anh nghĩ ra được một kế, mới đến chỗ vách phòng vẽ hình mình với áo quần mình đang mặc, và vẽ một sợi dây phía trên, nhìn vào giống hệt như người đang treo cổ tự vẫn. Vẽ xong, mới đóng cửa lại mà chui xuống gầm giường.
Rạng sáng, chủ nhà thức dậy bước ra, thấy một cánh cửa bên phòng khách chưa đóng liền đến ghé mắt nhìn vào. Bỗng anh chết điếng cả người vì nhìn thấy khách đã thắt cổ tự vẫn ngay trong phòng. Chủ nhà lấy làm sợ hãi, nghĩ rằng: “Thôi chết rồi, mình chỉ cốt làm chuyện đùa cợt cho vui, ngờ đâu anh ta thất chí đến nỗi tự vẫn, chuyến này phải mang lấy họa lớn vào thân mất rồi.”
Anh liền hối hả đi tìm một con dao, xô cửa phòng vào, chạy thẳng đến chỗ hình vẽ, tay cầm dao toan cắt sợi dây mà đưa xác chết xuống. Khi ấy, anh thợ vẽ mới từ dưới dưới giường bò ra cười lớn. Anh thợ tiện bị lừa, lấy làm xấu hổ.
Anh thợ vẽ khi ấy mới cười nói rằng: “Anh đã gạt được tôi, giờ tôi cũng đánh lừa được anh, xem như chúng ta hòa nhau vậy.”
Chủ với khách đều không ai kém ai, đều phục tài của nhau, kết thành đôi bạn thân thiết. Khi ấy, hai người mới bàn với nhau rằng: “Trong cuộc đời này, người ta vẫn thường tìm đủ mọi cách khéo léo, tinh vi để dối gạt lẫn nhau, ngẫm kỹ ra có khác nào câu chuyện vừa rồi của hai anh em ta.”
Rồi hai người cùng thấy được sự giả tạo trong những việc tranh nhau ở đời, cùng thấy được những công danh quyền thế đều chỉ như bọt nước, như sương tan, liền cùng nhau dứt hết sự quyến luyến ở cõi trần mà tìm đến xuất gia theo Phật.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
NGƯỜI THỢ TIỆN VỚI NGƯỜI THỢ VẼ
Thuở xưa, ở một vùng về phía bắc Ấn Độ có anh thợ tiện rất tài tình. Anh ta tiện ra được một tượng mỹ nhân bằng gỗ rất xinh đẹp. Khi lấy áo quần mà mặc vào, lấy đồ nữ trang đeo vào, thì trông giống hệt như người thật. Anh lại khéo léo đặt những máy móc bên trong tượng gỗ ấy, làm cho mỹ nữ của anh có thể cất tay dở chân, đi lại uyển chuyển như người thật.Cũng vào thời ấy, ở một vùng về phía nam Ấn Độ, có một anh thợ vẽ đại tài. Anh có thể vẽ rất nhanh, mà vẽ ra hình tượng gì cũng sinh động và giống hệt như cảnh thật.
Anh thợ tiện nghe tiếng anh thợ vẽ, mới sắp đặt một bữa yến tiệc và mời anh thợ vẽ đến chơi. Khi nhập tiệc, anh thợ tiện đặt tượng mỹ nữ đứng gần, rồi khéo léo điều khiển mỹ nữ bưng rượu dâng lên, thỉnh thoảng lại bước đi mấy bước ra chiều duyên dáng, uyển chuyển như thật. Hai người cùng nhau ăn uống vui vẻ.
Quả nhiên, anh thợ vẽ thật sự bị lầm. Trong suốt cuộc vui anh cứ thỉnh thoảng đưa mắt nhìn mỹ nữ, càng nhìn càng thấy đẹp, càng đem lòng say đắm. Anh thợ tiện thấy bộ dạng ấy thì biết là anh thợ vẽ đã bị lừa, lấy làm khoái chí. Anh mới kéo dài cuộc vui cho đến tận đêm khuya. Rồi anh vờ kiếu từ về phòng mình nghỉ, viện cớ nhà chật chội nên kê một cái giường để lưu anh thợ vẽ nghỉ lại ngay trong phòng khách. Rồi anh để tượng mỹ nữ ở đó mà đi.
Chủ nhà đi rồi, anh thợ vẽ hí hửng được một dịp hiếm có để gần gũi mỹ nhân cho thỏa lòng. Anh mới lên tiếng chòng ghẹo mấy câu, thì thấy cô nàng vẫn cứ lặng thinh đứng yên. Anh ngỡ là mỹ nhân quá e thẹn nên không dám mở lời, liền bước lại gần nắm lấy tay nàng. Chừng đó anh mới nhận ra là một pho tượng gỗ. Anh thợ vẽ khi ấy vừa buồn cười, vừa hổ thẹn, vì biết là chủ nhà cố ý đánh lừa mình.
Khi ấy, anh thợ vẽ suy nghĩ và nói rằng: “Chủ nhà cố ý đánh lừa ta, ta phải nghĩ cách đáp lại mới được.”
Anh nghĩ ra được một kế, mới đến chỗ vách phòng vẽ hình mình với áo quần mình đang mặc, và vẽ một sợi dây phía trên, nhìn vào giống hệt như người đang treo cổ tự vẫn. Vẽ xong, mới đóng cửa lại mà chui xuống gầm giường.
Rạng sáng, chủ nhà thức dậy bước ra, thấy một cánh cửa bên phòng khách chưa đóng liền đến ghé mắt nhìn vào. Bỗng anh chết điếng cả người vì nhìn thấy khách đã thắt cổ tự vẫn ngay trong phòng. Chủ nhà lấy làm sợ hãi, nghĩ rằng: “Thôi chết rồi, mình chỉ cốt làm chuyện đùa cợt cho vui, ngờ đâu anh ta thất chí đến nỗi tự vẫn, chuyến này phải mang lấy họa lớn vào thân mất rồi.”
Anh liền hối hả đi tìm một con dao, xô cửa phòng vào, chạy thẳng đến chỗ hình vẽ, tay cầm dao toan cắt sợi dây mà đưa xác chết xuống. Khi ấy, anh thợ vẽ mới từ dưới dưới giường bò ra cười lớn. Anh thợ tiện bị lừa, lấy làm xấu hổ.
Anh thợ vẽ khi ấy mới cười nói rằng: “Anh đã gạt được tôi, giờ tôi cũng đánh lừa được anh, xem như chúng ta hòa nhau vậy.”
Chủ với khách đều không ai kém ai, đều phục tài của nhau, kết thành đôi bạn thân thiết. Khi ấy, hai người mới bàn với nhau rằng: “Trong cuộc đời này, người ta vẫn thường tìm đủ mọi cách khéo léo, tinh vi để dối gạt lẫn nhau, ngẫm kỹ ra có khác nào câu chuyện vừa rồi của hai anh em ta.”
Rồi hai người cùng thấy được sự giả tạo trong những việc tranh nhau ở đời, cùng thấy được những công danh quyền thế đều chỉ như bọt nước, như sương tan, liền cùng nhau dứt hết sự quyến luyến ở cõi trần mà tìm đến xuất gia theo Phật.
Gửi ý kiến của bạn