- Phẩm Thứ Nhất: Bồ-Tát Được Thọ Ký
- Phẩm Thứ Hai: Cúng Dường Được Thọ Báo
- Phẩm Thứ Ba: Thọ Ký Bích-chi Phật
- Phẩm Thứ Tư: Bồ-Tát Ra Đời
- Phẩm Thứ Năm: Làm Ác Đọa Ngạ Quỷ
- Phẩm Thứ Sáu: Chư Thiên Cúng Dường
- Phẩm Thứ Bảy: Chư Phật Ra Đời
- Phẩm Thứ Tám: Các Vị Tỳ-Kheo Ni
- Phẩm Thứ Chín: Các Vị Thanh Văn
- Phẩm Thứ Mười: Các Nhân Duyên Khác
MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Bấy giờ, trong chúng tỳ-kheo có một vị tên là Thi-bà, già quá nên mắt mờ, trải y ra đất mà vá nhưng chẳng thấy đường xâu chỉ qua lỗ kim, mới lớn tiếng nói rằng: “Có ai muốn được thêm chút công đức thì xin vì tôi mà xâu chỉ.”
Khi ấy, đức Thế Tôn nghe được lời ấy, liền đến chỗ vị tỳ-kheo, nắm tay ông rồi lấy kim định xâu. Ông tỳ-kheo già nghe biết tiếng Phật, liền bạch rằng: “Bạch Thế Tôn! Ngài từ vô số kiếp đến nay từng tu hạnh đại từ đại bi, đủ sáu pháp ba-la-mật, các hạnh Bồ-tát, trừ sạch phiền não, công đức đầy đủ, tự thành quả Phật. Vì sao lại đến chỗ con mà cầu chút phước đức nhỏ bé này?”
Phật bảo vị tỳ-kheo ấy rằng: “Chính vì ta ngày xưa cũng đã từng nhờ ngươi mà tích tập công đức, lòng vẫn chưa quên, nên nay mới đến chỗ ngươi mà cầu làm phước.”
Khi ấy, chư tỳ-kheo nghe lời Phật nói rất lấy làm lạ, liền thưa hỏi rằng: “Chẳng hay ngày xưa đức Thế Tôn nhờ vị tỳ-kheo già đây mà tích tập công đức như thế nào? Xin vì chúng con mà giảng thuyết cho nghe.”
Phật liền nói với chư tỳ-kheo: “Các ngươi nên chú ý lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.
“Này chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, nước Ba-la-nại có vị vua tên là Thi-tỳ, trị nước theo chánh pháp, nhân dân an lạc, thịnh vượng.
“Vua Thi-tỳ khi ấy rất chuộng việc bố thí, cứu tế người nghèo khổ. Đối với các món tài vật, trân bảo, cho đến những thứ trong thân thể mình như đầu, mắt, tủy não, nếu có người đến xin đều vui lòng cho đi không tham tiếc.
“Lòng thành của vua như thế cảm động cả trời đất, khiến cho cung điện của vua trời Đế-thích tự nhiên chấn động, chẳng được yên ổn. Đế-thích khi ấy liền suy nghĩ: ‘Nguyên do gì mà cung điện của ta tự nhiên chấn động? Hay là do ta phước đức đã hết, mạng sắp tự diệt nên có điềm báo này?’ Nghĩ như vậy rồi, liền dùng thần thông quan sát, thấy biết việc vua Thi-tỳ chẳng tích giữ tài vật, có ai đến xin đều vui lòng bố thí cho, lòng chân thành như vậy nên cảm ứng đến cung điện nơi cõi trời rung chuyển chấn động.
“Đế-thích liền nghĩ: ‘Nay ta nên đến đó, thử lòng vua xem hư thật như thế nào.’ Nghĩ rồi liền tự biến hình thành một con ó đen rất lớn, bay xuống chỗ cung vua mà đậu, nói với vua rằng: ‘Tôi từng nghe nói đại vương phát tâm bố thí, chẳng tham tiếc gì với hết thảy chúng sanh, nên mới đến đây có chuyện muốn cầu xin, mong được đại vương thuận cho.’
“Khi ấy, vua Thi-tỳ nghe rồi, lòng rất vui vẻ, nói với chim ó: ‘Ngươi cứ tùy ý mà xin, ta chẳng tham tiếc gì.’ Chim ó liền nói: ‘Tôi nay chẳng cầu các thứ vàng bạc, trân bảo hay tài vật. Chỉ mong được đại vương thí cho đôi mắt, đối với tôi là món rất quý vậy.’
“Vua Thi-tỳ nghe lời chim ó rồi, vui vẻ thuận cho. Vua tự tay lấy con dao bén mà khoét mắt mình trao cho ó, chẳng sợ đau đớn, thậm chí trong lòng cũng không chút hối tiếc, ân hận. Bấy giờ trời đất rung chuyển, cõi đất chấn động sáu lần, hoa trời rãi xuống khắp nơi.
“Chim ó lại hỏi vua rằng: ‘Đại vương tự tay khoét mắt cho tôi, lòng có hối tiếc gì chăng?’ Vua đáp: ‘Thật không hối tiếc.’ Chim ó lại hỏi: ‘Nếu thật lòng vua không hối tiếc, biết lấy gì chứng tỏ?’ Vua Thi-tỳ liền phát nguyện rằng: ‘Nếu lòng tôi thật không hối tiếc, xin nguyện cho đôi mắt tôi hoàn lại như xưa.’ Phát nguyện vừa xong, đôi mắt vua lập tức nguyên vẹn như xưa không khác.
“Bấy giờ Đế-thích mới hiện nguyên hình, lên tiếng khen ngợi rằng: ‘Thật lạ lùng thay! Quả là xưa nay chưa từng có vậy! Đại vương tâm lành bố thí chẳng tiếc thân mạng như vậy, chắc là cầu được sanh cõi trời, hoặc cầu làm Chuyển luân Thánh vương, hay cầu được sự vui thú, vinh hoa nơi cõi thế?’
“Vua Thi-tỳ đáp: ‘Tôi thật chẳng cầu hết thảy những điều ấy, duy chỉ nguyện trong đời vị lai được thành chánh giác, cứu tế chúng sanh thoát mọi khổ não.’ Đế-thích nghe được lời nguyện ấy rồi, liền trở lại Thiên cung.”
Phật lại bảo các vị tỳ-kheo rằng: “Vua Thi-tỳ thuở ấy, chính là ta ngày nay. Đế-thích hiện hình chim ó ngày trước, chính là vị tỳ-kheo già ngày nay đó vậy. Ta vì đời trước bố thí đôi mắt lòng không tham tiếc, nên đến ngày nay chứng thành quả Phật. Do nhân duyên ấy, dẫu đến nay đối với vị tỳ-kheo già này, vẫn muốn tích tập thêm phước đức, lòng không chán nản.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
PHẨM THỨ TƯ: BỒ-TÁT RA ĐỜI
VUA THI-TỲ KHOÉT MẮT BỐ THÍ
Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Lúc ấy, mùa an cư gần mãn, mỗi ngày chư tỳ-kheo nhóm họp hai lần để nghe Phật thuyết pháp. Ngoài những lúc ấy ra, các tỳ-kheo hoặc có người lo rửa bát, giặt y, hoặc vá sửa những mảnh y cũ rách. Cứ như vậy, ai ai cũng đều có việc để làm.Bấy giờ, trong chúng tỳ-kheo có một vị tên là Thi-bà, già quá nên mắt mờ, trải y ra đất mà vá nhưng chẳng thấy đường xâu chỉ qua lỗ kim, mới lớn tiếng nói rằng: “Có ai muốn được thêm chút công đức thì xin vì tôi mà xâu chỉ.”
Khi ấy, đức Thế Tôn nghe được lời ấy, liền đến chỗ vị tỳ-kheo, nắm tay ông rồi lấy kim định xâu. Ông tỳ-kheo già nghe biết tiếng Phật, liền bạch rằng: “Bạch Thế Tôn! Ngài từ vô số kiếp đến nay từng tu hạnh đại từ đại bi, đủ sáu pháp ba-la-mật, các hạnh Bồ-tát, trừ sạch phiền não, công đức đầy đủ, tự thành quả Phật. Vì sao lại đến chỗ con mà cầu chút phước đức nhỏ bé này?”
Phật bảo vị tỳ-kheo ấy rằng: “Chính vì ta ngày xưa cũng đã từng nhờ ngươi mà tích tập công đức, lòng vẫn chưa quên, nên nay mới đến chỗ ngươi mà cầu làm phước.”
Khi ấy, chư tỳ-kheo nghe lời Phật nói rất lấy làm lạ, liền thưa hỏi rằng: “Chẳng hay ngày xưa đức Thế Tôn nhờ vị tỳ-kheo già đây mà tích tập công đức như thế nào? Xin vì chúng con mà giảng thuyết cho nghe.”
Phật liền nói với chư tỳ-kheo: “Các ngươi nên chú ý lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.
“Này chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, nước Ba-la-nại có vị vua tên là Thi-tỳ, trị nước theo chánh pháp, nhân dân an lạc, thịnh vượng.
“Vua Thi-tỳ khi ấy rất chuộng việc bố thí, cứu tế người nghèo khổ. Đối với các món tài vật, trân bảo, cho đến những thứ trong thân thể mình như đầu, mắt, tủy não, nếu có người đến xin đều vui lòng cho đi không tham tiếc.
“Lòng thành của vua như thế cảm động cả trời đất, khiến cho cung điện của vua trời Đế-thích tự nhiên chấn động, chẳng được yên ổn. Đế-thích khi ấy liền suy nghĩ: ‘Nguyên do gì mà cung điện của ta tự nhiên chấn động? Hay là do ta phước đức đã hết, mạng sắp tự diệt nên có điềm báo này?’ Nghĩ như vậy rồi, liền dùng thần thông quan sát, thấy biết việc vua Thi-tỳ chẳng tích giữ tài vật, có ai đến xin đều vui lòng bố thí cho, lòng chân thành như vậy nên cảm ứng đến cung điện nơi cõi trời rung chuyển chấn động.
“Đế-thích liền nghĩ: ‘Nay ta nên đến đó, thử lòng vua xem hư thật như thế nào.’ Nghĩ rồi liền tự biến hình thành một con ó đen rất lớn, bay xuống chỗ cung vua mà đậu, nói với vua rằng: ‘Tôi từng nghe nói đại vương phát tâm bố thí, chẳng tham tiếc gì với hết thảy chúng sanh, nên mới đến đây có chuyện muốn cầu xin, mong được đại vương thuận cho.’
“Khi ấy, vua Thi-tỳ nghe rồi, lòng rất vui vẻ, nói với chim ó: ‘Ngươi cứ tùy ý mà xin, ta chẳng tham tiếc gì.’ Chim ó liền nói: ‘Tôi nay chẳng cầu các thứ vàng bạc, trân bảo hay tài vật. Chỉ mong được đại vương thí cho đôi mắt, đối với tôi là món rất quý vậy.’
“Vua Thi-tỳ nghe lời chim ó rồi, vui vẻ thuận cho. Vua tự tay lấy con dao bén mà khoét mắt mình trao cho ó, chẳng sợ đau đớn, thậm chí trong lòng cũng không chút hối tiếc, ân hận. Bấy giờ trời đất rung chuyển, cõi đất chấn động sáu lần, hoa trời rãi xuống khắp nơi.
“Chim ó lại hỏi vua rằng: ‘Đại vương tự tay khoét mắt cho tôi, lòng có hối tiếc gì chăng?’ Vua đáp: ‘Thật không hối tiếc.’ Chim ó lại hỏi: ‘Nếu thật lòng vua không hối tiếc, biết lấy gì chứng tỏ?’ Vua Thi-tỳ liền phát nguyện rằng: ‘Nếu lòng tôi thật không hối tiếc, xin nguyện cho đôi mắt tôi hoàn lại như xưa.’ Phát nguyện vừa xong, đôi mắt vua lập tức nguyên vẹn như xưa không khác.
“Bấy giờ Đế-thích mới hiện nguyên hình, lên tiếng khen ngợi rằng: ‘Thật lạ lùng thay! Quả là xưa nay chưa từng có vậy! Đại vương tâm lành bố thí chẳng tiếc thân mạng như vậy, chắc là cầu được sanh cõi trời, hoặc cầu làm Chuyển luân Thánh vương, hay cầu được sự vui thú, vinh hoa nơi cõi thế?’
“Vua Thi-tỳ đáp: ‘Tôi thật chẳng cầu hết thảy những điều ấy, duy chỉ nguyện trong đời vị lai được thành chánh giác, cứu tế chúng sanh thoát mọi khổ não.’ Đế-thích nghe được lời nguyện ấy rồi, liền trở lại Thiên cung.”
Phật lại bảo các vị tỳ-kheo rằng: “Vua Thi-tỳ thuở ấy, chính là ta ngày nay. Đế-thích hiện hình chim ó ngày trước, chính là vị tỳ-kheo già ngày nay đó vậy. Ta vì đời trước bố thí đôi mắt lòng không tham tiếc, nên đến ngày nay chứng thành quả Phật. Do nhân duyên ấy, dẫu đến nay đối với vị tỳ-kheo già này, vẫn muốn tích tập thêm phước đức, lòng không chán nản.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Gửi ý kiến của bạn