Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06_Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975), Tổ Thứ 6 Tịnh Độ Tông

10/11/202409:27(Xem: 397)
06_Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975), Tổ Thứ 6 Tịnh Độ Tông

vinh minh dien tho-4

Lược Truyện 
Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Tổ Thứ 6 Tịnh Độ Tông
( 904-975)

Đại sư Vĩnh Minh ( 904-975), tăng nhân thời Ngũ Đại (Bao gồm 5 triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu)cuối thời Đường, là tổ thứ 6 của Tông Tịnh Độ, tổ thứ 3 của tông Pháp Nhãn. Sư họ Vương, tự Xung Nguyên, quê ở Tiền Đường (Nay là Hàng Châu, Chiết Giang). Từ nhỏ sư tin Phật, kiêng sát sanh, thích phóng sanh. Vào thời Tiền Văn Túc Vương, sư làm quan thuế vụ, thấy cá tôm chim chóc.v.v. liền mua phóng sanh. Khi sử dụng hết tiền lương của mình, dùng đến tiền quan để mua các loài vật phóng sanh, sau bị phát giác, đáng tội chết, đưa đến phố cho quan xử trảm. Văn Mục Vương phái người xem, bảo người xử tội: Nếu thấy phạm nhân sợ thì giết, phạm nhân không sợ thì phóng thích. Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ trước khi sắp bị hành hình tự trấn tỉnh mình, sắc diện không thay đổi, nói:”Đối với tiền ngân khố, tôi không xài mảy may con cho riêng mình, tôi chỉ dùng để mua vật phóng sanh, không biết là số bao nhiêu. Nay tôi chết, sanh thẳng về thế giới Tây Phương Cực Lạc, chẳng vui sao?! Văn Mục Vương sau khi nghe vậy, liền phóng thích Đại sư khỏi tội chết.

Sau Đại sư ở Minh Châu lễ Thiền sư Thuý Nghiêm xuất gia, năm đó sư 30 tuổi. Tống Cao Tăng truyện ghi: “ Đại sư tu hành sinh hoạt ở chùa: Sư cùng chúng tăng lao tác, quên mình làm việc, ăn mặc giản dị, mặc bằng vỏ cây rừng, để qua ngày.” Ban ngày lao tác, đêm tọa thiền, mỗi ngày chỉ dùng hoa quả rừng, đời sống mười phần đạm bạc. 

Sau Đại sư tham học với Quốc sư Đức Thiệu ở Thiên Thai, ban đầu tu thiền định, đắc được huyền chỉ. Tống Cao Tăng ghi:” Vĩnh Minh Diên Thọ ở trong hội của Đức Thiệu, phổ thỉnh, nghe tiếng củi rơi, hoát nhiên khế ngộ, bèn nói: “ Rơi đổ chẳng phải vật khác, dọc ngang chẳng là trần, núi sông và đại địa, toàn hiển lộ thân Phật”. Nhân đó thành tổ thứ 3 tông Pháp Nhãn.

Sau, Đại sư ở chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai kết đàn tràng tu tập Sám Pháp Hoa 21 ngày, lại đến núi Thiên Trụ ở Kim Hoa tụng kinh Pháp Hoa 3 năm, tu dưỡng Phật học và công phu thiền định ngày càng tăng. Trong thời kỳ tu học ở núi Thiên Thai, khi thiền quán thấy Bồ Tát Quán Thế Âm rưới cảm lồ vào miệng, nên đạt được đại biện tài, lại trong đêm khi kinh hành, bỗng thấy hoa sen cúng dường trước tượng Bồ Tát Phổ Hiền bỗng nhiên ở nơi tay. Từ đó, Đại sư cảm nơi mình trọn thân tu hành nhưng hướng chưa có quyết định, bèn lên Thiền viện Trí Giả viết 2 thẻ: Một thẻ ghi”Nhất Tâm Thiền Quán”, còn thẻ kia ghi “Vạn Thiện Trang Nghiêm Tịnh Độ”. Sau khi tha thiết khấn nguyện, qua bảy lần rút thăm đều rút trúng thẻ “ Vạn Thiện Trang Nghiêm Tịnh Độ”. Từ đó, Đại sư hạ quyết tâm, chuyên lòng tu Tịnh nghiệp.

Đại sư trụ ở Vĩnh Minh 15 năm, đệ tử hàng ngàn người. Sư thường truyền giới Bồ Tát cho mọi người, mỗi ngày định 108 Phật sự làm thời khoá, chủ yếu trì chú, lễ Phật sám hối, tụng kinh, ngồi thiền, phóng sanh, thuyết pháp .v.v. Ban đêm ở nơi hoang vắng thí thực cho quỷ thần. Tất cả công đức đều hồi hướng cho chúng sanh để làm tư lương vãng sanh Tịnh Độ.

Niên hiệu Khai Bảo thứ 7 (974) thời Bắc Tống, tuổi đã cao, Đại sư Diên Thọ về lại núi Thiên Thai sau thời gian dài xa cách, trên núi sư mở đàn truyền giới Bồ Tát, có lần khoảng hơn vạn người người cầu thọ giới. Đây là pháp hội truyền giới trên quy mô lớn do sư chủ trì lần cuối cùng. Sau đó, Đại sư tự biết nhân duyên với trần thế không còn bao lâu nữa, liền bế môn, không tiếp khách, chuyên tâm niệm Phật, thệ sanh Tịnh Độ. Ngày 26 tháng 12 niên hiệu Khai Bảo thứ 8, thời Tống, buổi sáng sau khi thức dậy, đốt hương lễ Phật, bảo khắp đại chúng, Đại sư ngồi kiết già viên tịch, thọ thế 72 tuổi, tăng Lạp 42 năm.

Niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc thứ 1 (976), môn nhân ở Đại Từ Sơn lập tháp, dựng chùa để ghi nhớ, Tống Thái Tông ban cho chùa biển ngạch”Thọ Ninh Thiền Viện “. Về sau, có vị

du tăng từ Lâm An đến nhiều năm nhiễu tháp này. Mọi người hỏi nguyên nhân. Du tăng đáp: “ Khi tôi bị bịnh trong lúc mơ màn, thấy bên phải điện có tượng một vị tăng, mà vua thường ân cần đến lễ bái, hỏi ra mới biết đó là Thiền sư Vĩnh Minh ở Hàng Châu, đã vãng sanh về Thượng phẩm Tây phương, vua vì trọng đức của Thiền sư nên kính lễ như vậy. Vì vậy, du Tăng tôi thường về đây kính lễ Đại sư và đến chiêm ngưỡng đảnh lễ bảo tháp Xá Lợi.

Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ đã kết hợp Thiền giáo, Tịnh độ và giáo lý của các tông phái khác quy hướng về Tây Phương Tịnh Độ. Đó là chỗ đặc sắc tư tưởng Phật học của Đại sư. Đại sư đồng thời chú trọng việc thể nghiệm tu hành của tự thân mình với việc tâm đắc nghiên cứu Phật học chỉnh lý thành văn tự. Tác phẩm do Đại sư trước tác gồm có: Tông Cảnh Lục, Vạn Thiện Đồng Quy, Thần Thê An Dưỡng Phú, Duy Tâm Quyết, Thọ Bồ Tát Giới, Định Tuệ Tư Lương Ca, Cảnh Thế .v.v. Hơn cả là Tứ Liệu Giản do Đại sư đề xuất có tầm ảnh hưởng rất lớn với người tu Tịnh độ trong các thế hệ về sau: 

-Có thiền có Tịnh độ, như cạp mọc sừng, hiện đời làm Thầy, đời sau làm Phật làm tổ.  

-Không Thiền có Tịnh độ vạn người tu vạn người vãng sanh, nếu được gặp Phật Di Đà lo gì không khai ngộ.  

-Có Thiền không Tịnh độ, mười người thì hết chín người lạc lối, cảnh âm hiện ra trước mắt, mờ mịt theo đó mà đi.  

-Không Thiền không Tịnh độ, giường sắt trụ đồng, muôn kiếp ngàn đời, không đâu nương cậy. 

Ngô Việt Vương Tiền Thúc thiết thiên tăng đại trai cúng dường chúng tăng trong mười phương, trai tăng xong, vua hỏi Đại sư Diên Thọ: Nay ngàn tăng vân tập, không biết có cao tăng nào giáng lâm chăng? Đại sư đáp: Hôm nay có Phật Định Quang giáng lâm, Hoà thượng có đôi tai dài là Phật Định Quảng. Vua liền đến chùa lễ bái trụ trì Hoà thượng có đôi tai dài, sám hối lỗi tiếp đãi không chu đáo. Khi đó, Hoà thượng đang thiền định, mở mắt nói 4 chữ:  “Di Đà lắm lời”! (1)Nói xong Hoà Thượng liền viên tịch. Vua nhất thời không biết ra về, lòng nghĩ Phật Định Quang nhập diệt, lại còn Phật A Di Đà ?Vua lập tức xa giá trở lại chùa Vĩnh Minh, nào ngờ vừa đến chân núi, thị giả báo cho biết Đại sư Vĩnh Minh đã Niết bàn.  Vua xúc động, hóa ra Đại sư Vĩnh Minh mới vừa viên tịch. Từ đó về sau tín đồ Phật giáo lấy ngày sinh của Đại sư ( Nông lịch là ngày 17 tháng 11) làm ngày Khánh đản của Phật A Di Đà.

Tu Viện An Lạc, California, 4:00 giờ sáng 09-11-2024

Thích Chúc Hiền ( Kính lược dịch )

———————————

(1) “Di Đà lắm lời”: là lời của Hoà Thượng có đôi tai dài ngầm ý trách Đại sư Diên Thọ.

Chuyện kể rằng:

  • Vào thời Ngũ Đại, Ngô Việt Vương cúng dường trai tăng cho ngàn vị tăng. Hôm đó có ngàn vị tăng đến, biết là trong đó có Thánh Tăng, nên không ai dám ngồi đầu bàn. Sau có Hoà thượng ăn mặc luộm thuộm, có hai trái tai dài chấm vai, ngang nhiên đến đó ngồi, thọ trai xong liền đi. Sau Ngô Việt Vương đến hỏi Đại sư Diên Thọ: “ Ngàn vị tăng đến hôm nay có vị A La Hán nào không? Đại sư Diên Thọ đáp: Vị Hoà Thượng ngồi ở đầu bàn là cổ Phật Định Quang. Ngô Việt Vương nghe xong liền phái người chạy theo. Đến nơi, Hoà thượng nói: “Di Đà lắm lời!” Nói xong Hoà thượng liền viên tịch . Mọi người quay về bẩm báo, Ngô Việt Vương bỗng nhiên tỉnh ngộ, hóa ra Đại sư Diên Thọ là Phật Di Đà tái lai, liền vội đến gặp. Khi đó tin tức lan truyền là Đại sư Diên Thọ vừa viên tịch. 



vinh minh dien tho-2

永明延壽大師(公元904~975年),唐末五代時僧人,為淨土宗六祖,亦為法眼宗三祖。俗姓王,字沖元,錢塘(今浙江杭州)人。自幼信佛,戒殺放生。錢文穆王時,做稅務官,見魚蝦飛禽等,輒買放生。自己俸薪用完,即用官錢買之放生,後被告發,罪當死。押赴市曹處斬,文穆王派人視之,指令監刑人,若見犯人懼怕即殺之,否則釋放。永明延壽大師臨刑前鎮靜自若,面不改色,說道:「我於庫錢毫無私用,盡買放生,莫知其數。今死,徑生西方極樂世界,不亦樂乎!」文穆王聽聞後,遂將大師免刑釋放。

隨後大師即於明州投翠嚴禪師出家,時年三十歲。《宋高僧傳》中記載大師在寺院的修行生活:「執勞供眾,都忘身宰,衣不繒纊,食不重味,野蔬布襦,以遣朝夕」,白天勞作,夜晚習禪,每天只以野蔬果腹,生活十分淡泊。

後參訪天台德韶國師,初習禪定,得其玄旨。《宋高僧傳》記載:「永明(延壽)在德韶會中,普請次,聞墜薪有聲,豁然契悟,乃云:撲落非他物,縱橫不是塵,山河並大地,全露法王身。」因此成為法眼宗第三代祖師。

大師後於天台山國清寺結壇修習為時二十一天的《法華懺》,又往金華天柱峰誦《法華經》,歷時三年之久,佛學修養與禪定功夫與日俱增。在天台山修學期間,於禪觀中見觀音菩薩以甘露灌其口,獲大辯才;又於中夜經行時,忽見普賢菩薩像前供養的蓮花忽然在手。由是大師感於自己終身修行趣向未有決定,遂上智者禪院做二紙鬮:一名「一心禪觀」、一名「萬善莊嚴淨土」,冥心請禱之後,歷經七次信手拈起的都是「萬善莊嚴淨土」一鬮,於是大師下定決心,一意專修淨業

從此大師發願求生西方,日誦彌陀聖號十萬聲。日暮時往別峰行道念佛,跟隨者常有數百人之多。清宵月明之夜,時聞螺貝天樂聲音。忠懿王敬重其德,聞此大為感動,歎言:「自古求西方者,未有如此之切也!」遂為大師建西方香嚴殿以成其志,賜號「智覺禪師」。

大師住永明十五年,弟子數千人。常為眾人授菩薩戒,每日定一百零八件佛事為常課,主要受持神咒、禮佛懺悔、誦經、坐禪、放生、說法等,每夜則於曠野施食鬼神。一切功德悉皆迴向眾生,以作往生淨土之資糧.

北宋開寶七年(974年),年事已高的延壽大師再次回到久別的天台山,在山上開壇傳授菩薩戒,一時引來約一萬餘求受戒者,這也是他最後一次主持大型的傳戒法會。此後,大師自知世緣無多,便閉門謝客,專心念佛,誓生淨土。宋開寶八年十二月二十六日大師晨起之後焚香禮佛,普告大眾,趺坐而化,世壽七十二歲,僧臘四十二年。

太平興國元年(976年),門人在大慈山立塔建院紀念,宋太宗賜塔院匾額曰「壽寧禪院」。後來有位從臨安來的遊僧經年繞此塔,人問其故,答曰:「我病入冥,見殿左供一僧像,王勤致禮拜,詢之乃知杭州永明禪師也,已往生西方上上品,王重其德,故禮敬耳。」因此仰慕大師,特來此瞻禮舍利寶塔。

永明延壽大師集禪教、淨土於一身,而會宗各家之說導歸西方淨土,是其佛學思想之特色所在。大師同時注重將自己的修行體驗與對佛學的研究心得整理成文字,著作有《宗鏡錄》和《萬善同歸集》、《神棲安養賦》、《唯心決》、《受菩薩戒》、《定慧相資歌》、《警世》等,尤其大師所提出的《四料簡》對後世修淨土者影響極大:

有禪有淨土,猶如帶角虎,現世為人師,來生作佛祖。
無禪有淨土,萬修萬人去,若得見彌陀,何愁不開悟。
有禪無淨土,十人九磋路,陰境若現前,瞥爾隨他去。
無禪無淨土,鐵床並銅柱,萬劫與千生,沒個人依怙。

吳越王錢俶設千僧大齋供養十方僧眾,齋僧完畢,王問壽公大師:今日千僧雲集,不知有無高僧降臨?大師答:定光佛今天降臨,即大耳和尚是也。王即前往某寺禮拜住持大耳和尚,懺悔慢待之過。此時和尚正在禪定,開目說「彌陀饒舌」四字,遂即圓寂。王一時知所措,心想定光佛入滅,還有阿彌陀佛在?立即駕返永明寺,哪知才到山門,訃告永明大師涅槃的侍者與王撞個滿懷,原來永明大師剛剛圓寂。因此後世佛教徒公定永明大師的生日(農曆十一月十七日)為阿彌陀佛聖誕。



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2015(Xem: 6650)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 7616)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 6503)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7255)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 9023)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7623)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 7058)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7732)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6526)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
23/01/2015(Xem: 7244)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]