Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09_Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655), Tổ Thứ Chín Của Tịnh Độ Tông

21/09/202414:02(Xem: 586)
09_Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655), Tổ Thứ Chín Của Tịnh Độ Tông
Dai Su Tri Huc Ngau Ich
Lược Truyện 
Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc
Tổ Thứ Chín Của Tịnh Độ Tông


Đại sư Trí Húc (1599-1655 sau Tây lịch), còn được gọi là Đại sư Ngẫu Ích là một bậc Cao Tăng cuối triều đại nhà Minh và đầu nhà Thanh, tổ thứ chín của Tịnh Độ Tông. 

Sư họ Chung, quê ở huyện Ngô tỉnh Giang Tô, hiệu Bát Bất Đạo Nhân, còn có hiệu khác là Tây Hữu, Về già hiệu Ngẫu Ích Lão Nhân. Về già sư ở núi Linh Phong ( Nay là huyện Cát An, tỉnh Chiết Giang) xây chùa, mở hội, viết sách cho nên người đời gọi Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư.

Tổ tiên của Đại sư Ngẫu Ích vốn là người Biện Lương, sau đến sinh sống ở trấn Mộc Độc, huyện Giang Tô ( Nay thuộc thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô). Cha tên Phụng, tự Kỳ Trung, trì chú Bạch Y Đại Bi mười năm. Mẹ họ Kim, tên Đại Liên, mơ thấy Bồ tát Quán Thế Âm trao cho con, vào giờ Hợi, ngày mùng 3 tháng 5, niên hiệu Vạn Lịch thứ 27 đời nhà Minh ( nhằm năm 1599, thời vua Minh Thần Tông) sanh hạ Đại sư Ngẫu Ích. 

Do ảnh hưởng gia đình nên 7 tuổi Đại sư đã ăn chay tin Phật. Mười hai tuổi vì theo học thuyết Khổng Mạnh nên hứa phát thệ diệt Phật giáo và Đạo giáo, bắt đầu uống rượu, ăn thịt, viết hàng chục thiên luận phê phán Phật giáo.

Năm 17 tuổi nhân đọc bài tựa của bộ Tự Tri Lục và bộ Trúc Song Tùy Bút của Đại sư Liên Trì, sau đó mới đột nhiên tỉnh ngộ bèn đem văn bài bác Phật viết trước kia đốt hết.

Năm 20 tuổi hiểu rõ tâm pháp của Khổng Nhan, mùa đông, ngày mùng năm tháng 11 thân phụ qua đời, Đại sư tụng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện để siêu độ cho cha, tâm xuất thế xúc động, mỗi ngày đều trì tụng danh hiệu Phật.

Niên hiệu Thiên Khải thứ nhất đời Minh Hy Tông ( Nhằm năm 1621), sư 23 tuổi nghe giảng đến câu: “ Thế giới tại hư không, hư không sanh Đại giác” trong kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm. Tâm sanh nghi: Đại giác vì sao sanh hư không và Không giới? Vì để giải khối nghi này, quyến chí xuất gia, đích thân nghiên cứu đại sự vũ trụ nhân sinh.

Năm 24 tuổi, trong một tháng ba lần mơ thấy Đại sư Hám Sơn, sư bèn thành tâm khẩn thỉnh Pháp Phật Đại thừa. Ngặt nỗi vào thời điểm đó Đại sư Hám Sơn ở xa Tào Khê, Quảng Đông. Nên Sư theo xuất gia với môn nhân Đại sư Hám Sơn là pháp sư Tuyết Lãnh được Pháp sư Tuyết Lãnh ban cho sư  pháp danh là Trí Húc. Cuối mùa hạ và cuối mùa thu năm đó, sư ở chùa Vân Thê nghe pháp sư Cổ Đức giảng giải Thành Duy Thức Luận cảm thấy mâu thuẩn với tông chỉ kinh Lăng Nghiêm. Sư đem sự nghi ngờ đó trước đến Kính Sơn ( Chỗ Tây Bắc Hàng Châu) tọa thiền dụng công tham cứu đến cùng, thân tâm thế giới bỗng nhiên đều tiêu mất. Nhân đó biết thân này từ vô thỉ đến nay đương xứ sanh ra, tùy nơi diệt tận, chỉ là bóng dáng của vọng tưởng kiên cố hiện, mỗi sát na, mỗi niệm chẳng dừng, thật chẳng phải từ cha mẹ sanh ra. Từ đó, sư hoàn toàn thấu triệt được Thiền Tông và Duy Thức tông.

Năm 26 tuổi, Đại sư ở trước tháp của Đại sư Liên Trì tiếp nhận giới Bồ tát, sau đó lại càng thêm tinh tấn công phu, xem khắp luật tạng, chuyên ròng nghiên cứu Phật pháp.

Năm 28 tuổi, mẹ lâm trọng bịnh, Đại sư học theo pháp tiên hiền cắt thịt trên cánh tay mình hòa với thuốc để chữa bịnh cho mẹ. Dù việc hiếu kính đó cảm động thấu trời nhưng không cứu được. Sau khi an táng mẹ, Sư đến trụ ở Tùng Lăng ( Nay là huyện Ngô tỉnh Chiết Giang), bế quan kỳ thời gian đó đại sư lâm bịnh nặng, bèn tham thiền công phu cầu sanh Tịnh độ, hai năm không ra cửa, một lòng tu tập, nhiều lần kết đàn bế quan niệm Phật, hoặc trì chú Vãng sanh, phát nguyện vãng sanh thế giới Tây phương Cực Lạc. 

Sau năm 37 tuổi, chỗ ở của Đại sư Ngẫu Ích không có nơi nhất định, sư hoằng hóa ở các nơi như Ôn Lăng, Chương Châu, Thạch Thành, Thạnh Khê, Trường Thuỷ, Tân An…, tùy duyên trước thuật các loại kinh luận sớ giải. 

Năm 49 tuổi trong chín ngày sư hoàn thành xong bộ yếu giải kinh Phật thuyết A Di Đà, đem giáo lý Tịnh Độ Tông phát huy được đến độ thấm nhuần rốt ráo, đáng khen là độc bộ ngàn xưa, hợp sáu tâm Phật, đặc biệt chỉ ra: Niệm Phật gom nhiếp tất cả Phật dạy, một pháp trì danh tổng nhiếp tất cả tông, giáo, sự, lý… Ấn Quang Đại sư kính ngưỡng khen: Lý sự đều đến cùng cực, vì từ khi Phật thuyết kinh này đến nay đây là bản chú giải số một, hay nhất, chính xác nhất. Dẫu xưa nay Phật lại xuất thế lại chú kinh này cũng không thể vượt cao hơn.”Ngẫu Ích Đại sư xem khắp toàn tạng, thiền, giáo, luật đều viên dung, rốt cuộc sư chung quy ở một môn niệm Phật. Sư nhận ra pháp môn niệm Phật chính là: “Phương tiện bậc nhất trong phương tiện, vô thượng liễu nghĩa trong liễu nghĩa, tối cực viên dung trong viên dung”. Sư đều nhận ra rằng:” Người tu thiền muốn sanh Tây phương, chẳng cần đổi qua niệm Phật, chỉ cần đủ tín nguyện, tham thiền tức là hạnh Tịnh Độ”.


Sư đã đích thân thực hành và truyền bá kiến ​​thức của mình một cách rộng rãi, đảo ngược xu hướng sùng bái Thiền và đàn áp Tịnh vào thời đó, khiến cho phong trào tu Tịnh Độ trở nên mạnh mẽ, Tịnh Độ tông được chú trọng phát triển. Tuổi già, sư một lòng cầu sanh An Dưỡng. Ở Tự Tượng Tán ghi: “ Không tham thiền, không học giáo, một câu Đi Đà là cốt yếu của chơn tâm. Chẳng đàm Huyền, chẳng đàm diệu, số châu nhất quán gió chơn điều. Người khác chê cười mặc kệ họ, niệm không trầm cũng chẳng lay. Ngày đêm xưng niệm danh hiệu Phật, thề không quên, một lòng đợi Từ Tôn phóng quang rước đi, rõ biết đài sen đã ghi tên, mời bạn đồng bước lên chuyến thuyền Từ.


Mùa đông, niên hiệu Thuận Trị thứ 10 đời nhà Thanh, Đại sư dặn dò đệ tử sau lễ trà tỳ đem di cốt phân rải thí cho các chim và cá để cùng chúng sanh kết duyên rộng với cõi Tây phương Tịnh Độ. Vào giờ ngọ, ngày 21 tháng giêng năm thứ 2 (1655), Đại sư ngồi kiết già, hướng về phía Tây, chấp tay an nhiên thâu thần viên tịch. Trụ thế 57 tuổi, Tăng Lạp 34 năm.


Sau ba năm viên tịch, chúng đệ tử chuẩn bị y pháp làm lễ trà tỳ, mở kim quan ra, phát hiện Đại sư điềm nhiên ngồi kiết già, tóc dài phủ tai, sắc diện như người sống. Sau lễ trà tỳ, răng còn nguyên không cháy. Do có các điều linh ứng khiến đệ tử không nỡ đem tro cốt làm lễ thuỷ tán. Vì vậy chúng đệ tử đã thâu gôm linh cốt của Đại sư về Linh Phong dựng tháp tôn thờ.

Đại sư một đời hạnh giải tương ưng, hiểu biết sâu rộng, trước sau xem tạng luật đến ba lần, xem khắp kinh điển Đại Tiểu thừa. Kinh Tiểu thừa và luận Đại Thừa, luận Tiểu Thừa được tuyển thuật ở hai nước, mỗi loại sư xem qua được một lần. Sự nghiệp trước tác của Đại sư rất phong phú và đồ sộ, chư vị tôn sư của Tịnh Độ không có ai sánh kịp. Đại sư đã viết hơn 40 loại. Viết về tông Tịnh Độ chủ yếu có: “ Di Đà Yếu Giải”, “Linh Phong Tông Luận”, cho đến Tịnh Độ Thập Yếu … Đại sư đích thân soạn. Tư tưởng Tịnh độ của Đại sư không những kế thừa tinh hoa lý thuyết Tịnh độ của chư tổ trước đó mà còn có cái nhìn sâu sắc độc đáo, làm sáng tỏ điều mà trước đó chưa ai làm được, đưa lý thuyết Tịnh độ lên đến đỉnh cao tột cùng. Tác phẩm Phật Thuyết A Di Đà Phật Yếu Giải do Đại sư viết là một kiệt tác thiên cổ. Đại sư Viết bàn luận về Tịnh Độ Tông và phương pháp niệm Phật rõ ràng, tường tận và chính xác. Đó là kho tàng Phật điển vô cùng quý báu cho người tu tập theo pháp môn Tịnh Độ.


Đại sư Ngẫu Ích suốt một đời siêng năng và tận tâm, với tâm hồn cởi mở, trí tuệ và hiểu biết phi thường, nghiêm trì giới luật. Mặc dù tuổi thọ của Đại sư không dài, nhưng ảnh hưởng của Đại sư đối với Tông Tịnh Độ thật là độc nhất và sâu rộng so với trong số chư vị tổ sư ở các triều đại trước đó. Những thành tựu của Đại sư sẽ luôn được các học giả Tịnh Tông và các hành giả Phật giáo ghi nhớ.



Trích dịch từ Tịnh Tông Cữu Tổ Trí Húc Ngẫu Ích Đại Sư Lược Truyện 

Tu Viện An Lạc, California, 8:30 tối, 20-09-2024

Thích Chúc Hiền ( Kính dịch)





Dai Su Tri Huc Ngau Ich-2


淨宗九祖智旭蕅益大師略傳

智旭大師(公元1599年~1655年),又稱蕅益大師,明末清初高僧,淨土宗第九代祖師。俗姓鍾,江蘇吳縣人,號「八不道人」,別號「西有」,晚號「蕅益老人」。由於晚年在靈峰山(今浙江安吉縣)建寺、創社、著書,故世稱「靈峰蕅益大師」。

蕅益大師先祖是汴梁人,後遷居江蘇縣木瀆鎮(今屬江蘇省蘇州市)。父名之鳳,字岐仲,持白衣大悲咒十年。母金氏,名大蓮,夢觀世音菩薩送子,於明萬曆二十七年五月三日亥時生下蕅益大師。

因受家庭薰陶,大師七歲就茹素信佛。十二歲時以孔孟聖學期許,發誓滅佛、道二教,並開始喝酒、吃肉,作數十篇論著批判佛教。十七歲時閱讀蓮池大師的《自知錄》序文及《竹窗隨筆》後才幡然省悟,遂將從前所著辟佛之文悉皆焚毀。

二十歲時大悟孔顏心法,冬十一月初五父親亡故,大師誦《地藏菩薩本願經》為父超度,觸動出世之心,並每日持誦佛名。

明熹宗天啟元年(公元1621年),師二十三歲,聽到《大佛頂首楞嚴經》中「世界在空,空生大覺」一句,心生疑團,疑大覺何以能生起虛空和空界?為解此疑團決意出家,體究宇宙人生大事。

二十四歲,於一月中三次夢見憨山大師,懇請上乘佛法。當時憨山大師遠在廣東曹溪,於是從憨山大師門人雪嶺法師座下剃度,法名「智旭」。當年夏、秋兩季,在雲棲寺聽聞古德法師講解《成唯識論》,感覺與《楞嚴經》的宗旨有矛盾。帶此疑問,前往徑山(杭州西北處)坐禪,用功參究至極,身心世界忽皆消殞。因此知道此身從無始來,當處出生,隨處滅盡,只是堅固妄想所現之影,剎那剎那,念念不住,的確不是從父母所生。從此性相二宗,一齊透徹。

二十六歲,大師於蓮池大師塔前接受菩薩戒。其後更加精進用功,遍閱律藏,精研佛法。

二十八歲時母親病重,大師效法先賢,割自己臂膀之血肉和藥救治,雖孝感動天,依然不救。安葬母親後,在松陵(今江蘇吳縣)掩關期間大病一場,乃以參禪功夫求生淨土。兩年期間足不出戶,一心修習,多次結壇閉關念佛或持往生咒,發願往生西方極樂世界。

三十七歲後,蕅益大師居無定所,於溫陵、漳州、石城、晟溪、長水、新安等地弘化,隨緣著述各種經論疏解。四十九歲時,用九天時間完成了著名的《佛說阿彌陀經要解》,將淨土宗的教理發揮得淋漓盡致,堪稱獨步千古,深契佛心。特別指出:念佛圓攝一切佛教,持名一法統攝一切宗、教、事、理……印光大師仰讚曰:「理事各臻其極,為自佛說此經來第一注解,妙極確極。縱令古佛再出於世,重注此經,亦不能高出其上矣!」

蕅益大師遍閱全藏,禪教律無不圓融,卻總歸在念佛一門,認為念佛法門乃「方便中第一方便,了義中無上了義,圓頓中最極圓頓。」並認為「禪者欲生西方,不必改為念佛,但具信願,參禪即淨土行。」師身體力行,廣學專弘,扭轉當時崇禪抑淨之勢,令蓮風大扇,淨宗重興。晚年更是一心求生安養,在《自像贊》云:「不參禪,不學教,彌陀一句真心要。不談玄,不說妙,數珠一串真風調。由他譏,任他笑,念不沉兮亦不掉。晝夜稱名誓弗忘,專待慈尊光裡召。懸知蓮萼已標名,請君同上慈悲舴。」

清順治十年冬大師示疾,囑咐弟子將其遺骨火化後,屑骨及粉分施給飛禽與水族魚類,與眾生廣結西方淨土之緣。第二年(公元1655年)正月二十一日午時結跏趺坐,向西舉手,安然而逝,世壽五十七歲,僧臘三十四年。圓寂三年後,弟子們準備依法火化,打開龕柩,發現大師趺坐巍然,髮長覆耳,面貌如生,火化後牙齒全然不壞。種種靈瑞使弟子不忍將師骨灰散於水中,於是收拾靈骨,在靈峰建塔供奉。

大師一生行解相資,博學廣涉,先後閱律三遍,大小乘經兩遍,小乘經及大小論、兩土撰述各一遍,其著述之豐碩,淨土諸宗師無人能及,著述達四十餘種。淨宗著述主要有《彌陀要解》、《靈峰宗論》以及大師親選的《淨土十要》等。大師的淨土思想既繼承了歷代諸祖淨土理論的精華,又獨具慧眼,闡發前人所未發,將淨土理論發揮得登峰造極。所著述的《佛說阿彌陀佛要解》更是千古之絕唱,其對淨土宗的論述及對念佛法門的闡述條理清楚、透徹精詳,是淨宗行人奉為圭臬的無上寶典。

蕅益大師平生精勤篤實,虛懷若谷,慧解超群,持戒精嚴。世壽雖不算長久,但其對淨宗的影響在歷代諸師中獨樹一幟、極其深遠,其功績將永遠為淨宗學人及佛教行者所緬懷。





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2015(Xem: 6650)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 7616)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 6503)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7255)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 9023)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7623)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 7058)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7732)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6527)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
23/01/2015(Xem: 7244)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]