- 08_Đại sư Châu Hoằng-Liên Trì (1532-1612), Tổ Thứ 08 Tịnh Độ Tông
- 09_Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655), Tổ Thứ Chín Của Tịnh Độ Tông
- 13_Đại Sư Ấn Quang (1861-1940), Tổ Thứ mười ba Của Tịnh Độ Tông
- 10_Đại sư Hành Sách-Triệt Lưu (1628-1682), Tổ Thứ 10 Tịnh Độ Tông
- 11_Tỉnh Am Đại Sư, Tổ Thứ Mười Một Của Tịnh Độ Tông (1686-1734)
- 12_Đại Sư Tế Tỉnh-Triệt Ngộ (1741-1810), Tổ thứ 12 của Tịnh Độ Tông
Tổ Thứ Chín Của Tịnh Độ Tông
Đại sư Trí Húc (1599-1655 sau Tây lịch), còn được gọi là Đại sư Ngẫu Ích là một bậc Cao Tăng cuối triều đại nhà Minh và đầu nhà Thanh, tổ thứ chín của Tịnh Độ Tông.
Sư họ Chung, quê ở huyện Ngô tỉnh Giang Tô, hiệu Bát Bất Đạo Nhân, còn có hiệu khác là Tây Hữu, Về già hiệu Ngẫu Ích Lão Nhân. Về già sư ở núi Linh Phong ( Nay là huyện Cát An, tỉnh Chiết Giang) xây chùa, mở hội, viết sách cho nên người đời gọi Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư.
Tổ tiên của Đại sư Ngẫu Ích vốn là người Biện Lương, sau đến sinh sống ở trấn Mộc Độc, huyện Giang Tô ( Nay thuộc thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô). Cha tên Phụng, tự Kỳ Trung, trì chú Bạch Y Đại Bi mười năm. Mẹ họ Kim, tên Đại Liên, mơ thấy Bồ tát Quán Thế Âm trao cho con, vào giờ Hợi, ngày mùng 3 tháng 5, niên hiệu Vạn Lịch thứ 27 đời nhà Minh ( nhằm năm 1599, thời vua Minh Thần Tông) sanh hạ Đại sư Ngẫu Ích.
Do ảnh hưởng gia đình nên 7 tuổi Đại sư đã ăn chay tin Phật. Mười hai tuổi vì theo học thuyết Khổng Mạnh nên hứa phát thệ diệt Phật giáo và Đạo giáo, bắt đầu uống rượu, ăn thịt, viết hàng chục thiên luận phê phán Phật giáo.
Năm 17 tuổi nhân đọc bài tựa của bộ Tự Tri Lục và bộ Trúc Song Tùy Bút của Đại sư Liên Trì, sau đó mới đột nhiên tỉnh ngộ bèn đem văn bài bác Phật viết trước kia đốt hết.
Năm 20 tuổi hiểu rõ tâm pháp của Khổng Nhan, mùa đông, ngày mùng năm tháng 11 thân phụ qua đời, Đại sư tụng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện để siêu độ cho cha, tâm xuất thế xúc động, mỗi ngày đều trì tụng danh hiệu Phật.
Niên hiệu Thiên Khải thứ nhất đời Minh Hy Tông ( Nhằm năm 1621), sư 23 tuổi nghe giảng đến câu: “ Thế giới tại hư không, hư không sanh Đại giác” trong kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm. Tâm sanh nghi: Đại giác vì sao sanh hư không và Không giới? Vì để giải khối nghi này, quyến chí xuất gia, đích thân nghiên cứu đại sự vũ trụ nhân sinh.
Năm 24 tuổi, trong một tháng ba lần mơ thấy Đại sư Hám Sơn, sư bèn thành tâm khẩn thỉnh Pháp Phật Đại thừa. Ngặt nỗi vào thời điểm đó Đại sư Hám Sơn ở xa Tào Khê, Quảng Đông. Nên Sư theo xuất gia với môn nhân Đại sư Hám Sơn là pháp sư Tuyết Lãnh được Pháp sư Tuyết Lãnh ban cho sư pháp danh là Trí Húc. Cuối mùa hạ và cuối mùa thu năm đó, sư ở chùa Vân Thê nghe pháp sư Cổ Đức giảng giải Thành Duy Thức Luận cảm thấy mâu thuẩn với tông chỉ kinh Lăng Nghiêm. Sư đem sự nghi ngờ đó trước đến Kính Sơn ( Chỗ Tây Bắc Hàng Châu) tọa thiền dụng công tham cứu đến cùng, thân tâm thế giới bỗng nhiên đều tiêu mất. Nhân đó biết thân này từ vô thỉ đến nay đương xứ sanh ra, tùy nơi diệt tận, chỉ là bóng dáng của vọng tưởng kiên cố hiện, mỗi sát na, mỗi niệm chẳng dừng, thật chẳng phải từ cha mẹ sanh ra. Từ đó, sư hoàn toàn thấu triệt được Thiền Tông và Duy Thức tông.
Năm 26 tuổi, Đại sư ở trước tháp của Đại sư Liên Trì tiếp nhận giới Bồ tát, sau đó lại càng thêm tinh tấn công phu, xem khắp luật tạng, chuyên ròng nghiên cứu Phật pháp.
Năm 28 tuổi, mẹ lâm trọng bịnh, Đại sư học theo pháp tiên hiền cắt thịt trên cánh tay mình hòa với thuốc để chữa bịnh cho mẹ. Dù việc hiếu kính đó cảm động thấu trời nhưng không cứu được. Sau khi an táng mẹ, Sư đến trụ ở Tùng Lăng ( Nay là huyện Ngô tỉnh Chiết Giang), bế quan kỳ thời gian đó đại sư lâm bịnh nặng, bèn tham thiền công phu cầu sanh Tịnh độ, hai năm không ra cửa, một lòng tu tập, nhiều lần kết đàn bế quan niệm Phật, hoặc trì chú Vãng sanh, phát nguyện vãng sanh thế giới Tây phương Cực Lạc.
Sau năm 37 tuổi, chỗ ở của Đại sư Ngẫu Ích không có nơi nhất định, sư hoằng hóa ở các nơi như Ôn Lăng, Chương Châu, Thạch Thành, Thạnh Khê, Trường Thuỷ, Tân An…, tùy duyên trước thuật các loại kinh luận sớ giải.
Năm 49 tuổi trong chín ngày sư hoàn thành xong bộ yếu giải kinh Phật thuyết A Di Đà, đem giáo lý Tịnh Độ Tông phát huy được đến độ thấm nhuần rốt ráo, đáng khen là độc bộ ngàn xưa, hợp sáu tâm Phật, đặc biệt chỉ ra: Niệm Phật gom nhiếp tất cả Phật dạy, một pháp trì danh tổng nhiếp tất cả tông, giáo, sự, lý… Ấn Quang Đại sư kính ngưỡng khen: Lý sự đều đến cùng cực, vì từ khi Phật thuyết kinh này đến nay đây là bản chú giải số một, hay nhất, chính xác nhất. Dẫu xưa nay Phật lại xuất thế lại chú kinh này cũng không thể vượt cao hơn.”Ngẫu Ích Đại sư xem khắp toàn tạng, thiền, giáo, luật đều viên dung, rốt cuộc sư chung quy ở một môn niệm Phật. Sư nhận ra pháp môn niệm Phật chính là: “Phương tiện bậc nhất trong phương tiện, vô thượng liễu nghĩa trong liễu nghĩa, tối cực viên dung trong viên dung”. Sư đều nhận ra rằng:” Người tu thiền muốn sanh Tây phương, chẳng cần đổi qua niệm Phật, chỉ cần đủ tín nguyện, tham thiền tức là hạnh Tịnh Độ”.
Sư đã đích thân thực hành và truyền bá kiến thức của mình một cách rộng rãi, đảo ngược xu hướng sùng bái Thiền và đàn áp Tịnh vào thời đó, khiến cho phong trào tu Tịnh Độ trở nên mạnh mẽ, Tịnh Độ tông được chú trọng phát triển. Tuổi già, sư một lòng cầu sanh An Dưỡng. Ở Tự Tượng Tán ghi: “ Không tham thiền, không học giáo, một câu Đi Đà là cốt yếu của chơn tâm. Chẳng đàm Huyền, chẳng đàm diệu, số châu nhất quán gió chơn điều. Người khác chê cười mặc kệ họ, niệm không trầm cũng chẳng lay. Ngày đêm xưng niệm danh hiệu Phật, thề không quên, một lòng đợi Từ Tôn phóng quang rước đi, rõ biết đài sen đã ghi tên, mời bạn đồng bước lên chuyến thuyền Từ.
Mùa đông, niên hiệu Thuận Trị thứ 10 đời nhà Thanh, Đại sư dặn dò đệ tử sau lễ trà tỳ đem di cốt phân rải thí cho các chim và cá để cùng chúng sanh kết duyên rộng với cõi Tây phương Tịnh Độ. Vào giờ ngọ, ngày 21 tháng giêng năm thứ 2 (1655), Đại sư ngồi kiết già, hướng về phía Tây, chấp tay an nhiên thâu thần viên tịch. Trụ thế 57 tuổi, Tăng Lạp 34 năm.
Sau ba năm viên tịch, chúng đệ tử chuẩn bị y pháp làm lễ trà tỳ, mở kim quan ra, phát hiện Đại sư điềm nhiên ngồi kiết già, tóc dài phủ tai, sắc diện như người sống. Sau lễ trà tỳ, răng còn nguyên không cháy. Do có các điều linh ứng khiến đệ tử không nỡ đem tro cốt làm lễ thuỷ tán. Vì vậy chúng đệ tử đã thâu gôm linh cốt của Đại sư về Linh Phong dựng tháp tôn thờ.
Đại sư một đời hạnh giải tương ưng, hiểu biết sâu rộng, trước sau xem tạng luật đến ba lần, xem khắp kinh điển Đại Tiểu thừa. Kinh Tiểu thừa và luận Đại Thừa, luận Tiểu Thừa được tuyển thuật ở hai nước, mỗi loại sư xem qua được một lần. Sự nghiệp trước tác của Đại sư rất phong phú và đồ sộ, chư vị tôn sư của Tịnh Độ không có ai sánh kịp. Đại sư đã viết hơn 40 loại. Viết về tông Tịnh Độ chủ yếu có: “ Di Đà Yếu Giải”, “Linh Phong Tông Luận”, cho đến Tịnh Độ Thập Yếu … Đại sư đích thân soạn. Tư tưởng Tịnh độ của Đại sư không những kế thừa tinh hoa lý thuyết Tịnh độ của chư tổ trước đó mà còn có cái nhìn sâu sắc độc đáo, làm sáng tỏ điều mà trước đó chưa ai làm được, đưa lý thuyết Tịnh độ lên đến đỉnh cao tột cùng. Tác phẩm Phật Thuyết A Di Đà Phật Yếu Giải do Đại sư viết là một kiệt tác thiên cổ. Đại sư Viết bàn luận về Tịnh Độ Tông và phương pháp niệm Phật rõ ràng, tường tận và chính xác. Đó là kho tàng Phật điển vô cùng quý báu cho người tu tập theo pháp môn Tịnh Độ.
Đại sư Ngẫu Ích suốt một đời siêng năng và tận tâm, với tâm hồn cởi mở, trí tuệ và hiểu biết phi thường, nghiêm trì giới luật. Mặc dù tuổi thọ của Đại sư không dài, nhưng ảnh hưởng của Đại sư đối với Tông Tịnh Độ thật là độc nhất và sâu rộng so với trong số chư vị tổ sư ở các triều đại trước đó. Những thành tựu của Đại sư sẽ luôn được các học giả Tịnh Tông và các hành giả Phật giáo ghi nhớ.
Trích dịch từ Tịnh Tông Cữu Tổ Trí Húc Ngẫu Ích Đại Sư Lược Truyện
Tu Viện An Lạc, California, 8:30 tối, 20-09-2024
Thích Chúc Hiền ( Kính dịch)
智旭大師(公元1599年~1655年),又稱蕅益大師,
蕅益大師先祖是汴梁人,後遷居江蘇縣木瀆鎮(今屬江蘇省蘇州市)
因受家庭薰陶,大師七歲就茹素信佛。十二歲時以孔孟聖學期許,
二十歲時大悟孔顏心法,冬十一月初五父親亡故,大師誦《
明熹宗天啟元年(公元1621年),師二十三歲,聽到《
二十四歲,於一月中三次夢見憨山大師,懇請上乘佛法。
二十六歲,大師於蓮池大師塔前接受菩薩戒。其後更加精進用功,
二十八歲時母親病重,大師效法先賢,割自己臂膀之血肉和藥救治,
三十七歲後,蕅益大師居無定所,於溫陵、漳州、石城、晟溪、
蕅益大師遍閱全藏,禪教律無不圓融,卻總歸在念佛一門,
清順治十年冬大師示疾,囑咐弟子將其遺骨火化後,
大師一生行解相資,博學廣涉,先後閱律三遍,大小乘經兩遍,
蕅益大師平生精勤篤實,虛懷若谷,慧解超群,持戒精嚴。