Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10_Đại sư Hành Sách-Triệt Lưu (1628-1682), Tổ Thứ 10 Tịnh Độ Tông

28/09/202408:44(Xem: 516)
10_Đại sư Hành Sách-Triệt Lưu (1628-1682), Tổ Thứ 10 Tịnh Độ Tông
Dai Su Hanh Sach_Triet Luu

Lược Truyện 

Đại Sư Tiệt Lưu Tổ Thứ Mười Tịnh Độ Tông

( 1626-1682)


Đại sư Tiệt Lưu ( 1626-1682), Cao tăng đời Thanh tổ thứ 10 tông Tịnh Độ

    Đại sư Tiệt Lưu sanh trưởng trong gia đình trí thức, họ Tưởng, tên Hành Sách, hiệu Tiệt Lưu, nay là người Nghi Hưng tỉnh Giang Tô.  Cha tên Toàn Xương là bậc lão nho ở Nghi Hưng, kết bạn thân với bốn Đại sư cuối đời Minh: Hám Sơn, Liên Trì, Chơn Khả, Ngẫu Ích. Sau khi Đại sư Hám Sơn thị tịch ba năm, một đêm nọ Toàn Xương mơ thấy Đại sư Hám Sơn vào nhà mình, sau đó sanh ra sư. Nhân đó đặt tên cho sư là Mộng Hám. Bấy giờ nhằm niên hiệu Thiên Khải thứ 6 ( 1626) đời vua Minh Hy Tông. Ngay từ nhỏ, Đại sư Tiệt Lưu đã đọc kinh Phật, sách Nho. Thiếu thời, hiển lộ chỗ hơn người, thích ở một mình tư duy, trong lòng thường nẩy sinh chí xuất gia tu hành, đợi sau khi cha mẹ qua đời, sư quyết chí xuất gia. 

   Đại sư Tiệt Lưu trước tiên đến Vũ Lâm ( Nay là Hàng Châu, Chiết Giang), lễ Nhược Am, nương Hoà thượng Thông Vấn ở chùa Lý An xuất gia làm tăng, khi ấy sư 23 tuổi. Sau ở dưới tòa Vấn Công, công phu tu tập thiền định rất tinh tấn không hề giải đãi thường ngồi không nằm suốt 5 năm, cuối cùng tỏ ngộ được cội nguồn các pháp. Niên hiệu Thuần Trị thứ 8 (1646), sau khi Vấn Công viên tịch, sư đến chùa Báo Ân ở Tô Châu, Pháp sư Am Anh trông coi chùa Báo Ân tu tập theo pháp môn Tịnh Độ cũng khuyên dẫn dắt sư tu học Tịnh nghiệp và giảng pháp yếu Tịnh Độ cho người khác khiến họ hiểu rõ và thâm nhập sâu về Pháp môn Tịnh Độ. Sau, Đại sư Tiệt Lưu đến gặp Pháp sư Tiêu Thạch ở huyện Tiền Đường dẫn dắt sư tu học theo giáo quán Thiên Thai cùng ở trong tịnh thất tu Pháp Hoa Tam Muội, thể ngộ giáo nghĩa Thiên Thai, đạt đến lý sự viên dung, cảnh giới sâu mầu vô ngại.

  (1) Tinh cần không biến lười đắc Tam muội

Niên hiệu Khang Hy thứ 2 (1663), Đại sư Tiệt Lưu 39 tuổi quy tâm Tịnh Độ. Sư dựng thảo am giữa bãi sông và phía Tây núi Pháp Hoa ở Hàng Châu đặt tên là Liên Am. Ở đó chuyên tâm tu trì Tịnh nghiệp, tinh cần niệm Phật trải qua 6 năm, đắc Niệm Phật Tam Muội, ngộ sâu yếu nghĩa Tịnh Độ. Thời gian này vì chuyên tu chính là để tự tu tự độ .

  (2) Cộng tu pháp hội, lợi ích chúng sanh

Niên hiệu Khang Hy thứ 9 ( 1647), Đại sư Tiệt Lưu đến trụ ở viện Phổ Nhân, huyện Ngu Sơn ( Nay là huyện Thường Thục, tỉnh Giang Tô). Đại sư trác tích ở đây 13 năm, lấy việc giáo hóa đại chúng, độ người khác làm sự nghiệp. Đây là thời kỳ hoằng truyền Tịnh tông. Sư nương kinh nghiệm tu hành và sức ảnh hưởng của tự thân để tiếp dẫn đại chúng cùng tu Tịnh nghiệp, kiến lập Liên xã, phát khởi nhóm chúng thành lập pháp hội cộng tu bảy ngày niệm Phật. Sư khai thị “ Đả Phật thất” trước sông, không ngăn đạo tục,làm lợi ích chúng sanh, dõng mãnh tinh tấn, y chúng nương chúng thành tựu Tịnh nghiệp, quy cách này đến nay vẫn không đổi. Tác phẩm do Đại sư viết: “ Khởi Nhất Tâm Tinh Tấn Niệm Phật Thất Kỳ Quy Thức” rất rõ ràng, chân thành là bảo bối quý giá mà Đại sư để lại cho hàng hậu bối chúng ta.  Vào ngày mùng 9 tháng 7 niên hiệu Khang Hy thứ 21 (1682), Đại sư Tiệt Lưu an nhiên thị tịch, Trụ thế: 57 tuổi, Tăng Lạp: 53 năm.

“Tịnh Độ Hiền Thánh Lục” ghi nhiều điềm lạ sau khi Đại sư vãng sanh: “Khi đó có Tôn Hàn (1)

lâm bị bịnh qua đời, một ngày đêm sống lại nói: Ta bị trói dưới âm ty nơi điện Diêm La,  trong chỗ tối tăm, bỗng thấy đuốc trời sáng rỡ, hương hoa khắp hư không, Diêm La phục dưới đất đón Đại sư về Tây. Hỏi:”Đại sư là ai”? Đáp: “Tiệt Lưu”! Ta nhờ hào quang của sư chiếu đến liền được thoát khỏi trở về”. Cùng hôm đó, có con trai của Ngô Thị lâm bịnh qua đời, chiều tối sống lại nói đủ điều mình thấy như Tôn Hàn kể lại.

 Đại sư Tuyệt Lưu một đời đảm trách việc hoằng dương Tịnh Độ tông chăm chỉ không biết mỏi mệt,  tự mình hành dạy người hành, tạo nhân hạnh đặc thù, cảm quả báo vi diệu thù thắng, Phật phóng quang tiếp dẫn Tây Phương, Diêm La cúi mình sát đất nghinh tiếp, Tôn Hàn .v.v.v, thấy Đại sư quy Tây, từ đó, tin tưởng lời dạy của Đại sư. 

Trong quá trình tự độ và độ tha của Đại sư Tiệt Lưu lấy sự thể nghiệm hành trì của tự thân cộng thêm sự thể ngộ sâu sắc với kinh điển Tịnh Độ đưa ra kinh nghiệm chung để lại  điều nhiều quý báu. Đại sư chú trọng chơn tu thật tài. Tác phẩm do sư viết gồm “ Tịnh Độ Cảnh Ngữ”, “ Thế Chí Viên Thông Chương Giải”, “ Liên Tạng Tập” .v.v. Trong đó, “ Tịnh Độ Cảnh Ngữ” có thể nói mỗi lời mỗi lời thấy lẽ thật quy về chơn, ứng cơ cho thuốc, thật là vị ngon đề hồ cho chúng sanh trong đời mạc pháp. Đem tư tưởng Tịnh Độ của Đại sư lược nêu ba điều: (a). Tin chơn tâm Phật, chúng sanh không hai, không khác, ta là Phật chưa thành. Di Đà là Phật đã thành, tánh giác không hai.

(b).Tin ta là Phật lý tánh, Phật danh tự. Di Đà là Phật cứu cánh, tánh tuy không hai nhưng ngôi vị thì cách trời vực. 

(c). Tin ta dù chướng sâu nghiệp nặng, ở lâu cõi khổ, nhưng là chúng sanh trong Phật Di Đà. Di Đà tuy vạn đức trang nghiêm xa mười muôn cõi nước, nhưng là Phật trong tâm ta tức là tâm tánh không 

Người có đủ lòng tin chân thật như trên, dù có mảy may phước thiện đều có thể hồi hướng Tây phương, trang nghiêm Tịnh Độ. Cho nên, nay tu hành hoàn toàn không có đường nào trọng yếu, mà chỉ ngày đêm thêm ba điều tin chân chánh này, thì tất cả hạnh kinh qua công phu không tổn hại 

Nêu ra gốc khổ, khơi dậy tâm nhàm chán hay hoan hỷ của người tu hành 

Đại sư Tiệt Lưu trong quá trình hoằng truyền giáo nghĩa Tịnh Độ đã giúp mọi người chuyển hóa hành nghiệp của mình, phát hiện rất nhiều người tu Tịnh nghiệp, niệm Phật nhưng vẫn còn đam mê đắm trước năm dục ở thế gian mà coi nhẹ niềm vui vi diệu ở Tịnh Độ. Đối với nỗi đau khổ cùng cực ở Ta Bà chưa thiết tha khởi tâm nhàm chán xa lìa. Đối với cõi Phật thanh tịnh ở Cực Lạc chưa thể sanh tha thiết khởi tâm hoan hỷ tìm cầu. Từ đó, khiến tự thân tu hành lòng tin không chân chánh, tâm nguyện không tha thiết, vì vậy không nỗ lực thật hành niệm Phật.

Vì vậy, sư kêu gọi mọi người thực hành pháp môn Tịnh độ từ góc độ thực tế, và giải thích rõ ràng rằng đau khổ là nền tảng của cuộc sống. Đại sư khích lệ mọi người tu khởi tâm vui thích Tịnh Độ, nhàm chán Ta Ba, khiến cho họ tín nguyện kiên cố, thành tựu Tịnh nghiệp, có thể tận lực dụng tâm. 

      Từ góc độ tu trì tinh tấn niệm Phật trong bảy ngày, Đại sư Tiệt Lưu đã trình bày tướng trạng và cảnh giới của sự lý nhất tâm. Sư nói rõ cả hai loại nhất tâm này đều là biên sự của hàng phàm phu bát địa. Phàm người có tâm đều có thể tu học được.

Trích dịch từ Tịnh Tông Thập Tổ Tiệt Lưu Đại Sư Lược Truyện 

Duy Xuyên, 5 :30  giờ chiều 14-10-2024

Thích Chúc Hiền ( Kính lược dịch 

———-

(1)Tôn Hàn (孫翰), không rõ năm sinh và năm mất, quê ở huyện Hạc Khánh, tỉnh Vân Nam. Đỗ cử nhân kỳ thi Hương ở Vân Quý, khoa thi năm Tân Dậu, niên hiệu Hoằng Trị thứ 14. 

淨宗十祖截流大師略傳

截流大師(公元1626-1682),清代高僧,中國淨土宗第十代祖師。

     截流大師生長於書香門第,俗姓蔣,名行策,號截流,今江蘇宜興人。父名全昌,是宜興老儒,與明末憨山、蓮池、真可、蕅益四大師是好友。憨山大師示寂三年後的一個夜晚,全昌夢中見到憨山大師進入臥室,隨後小孩即出生,因此其父為子取名為夢憨。時為明朝熹宗天啟六年(公元1626年)。
        截流大師自幼飽讀佛典儒書,少時即顯露其過人之處,喜好獨處思惟,內心時常萌發出家修行之志。待到父母相繼逝世後,決意出家。

         截流大師最初前往武林(今浙江杭州)理安寺投禮箬庵依通問和尚出家為僧,時年二十三歲。之後在問公座下修習禪定功夫,精進不懈,脅不著席(不倒單)地勤修了五年,終究參悟諸法本源。

順治八年問公往生後,師到了(蘇州)報恩寺。該寺的息庵瑛法師修習淨土法門,亦勸導師修學淨業,並為他講淨土法要,而使其對淨土法門有了深入了解。

之後,截流大師又遇到錢塘樵石法師,引導師修學天台教觀。並與淨室中共修法華三昧,體悟天台教義達到了理事圓融、通達無礙的深妙境地。

(1)精勤不懈得三昧

康熙二年(公元1663年)截流大師三十九歲時,歸心淨土。並在杭州法華山西溪河渚間結廬,稱之為「蓮庵」。在此專一其心修持淨業,精勤念佛。歷經六載,終得念佛三昧,深悟淨土要義。此時期為專修,乃以自修自度為主。

(2)共修法會利眾生

康熙九年,截流大師進住虞山普仁院(今江蘇常熟),在此駐錫十三年,則以教化大眾度他為業,是弘傳淨宗時期。師依靠自身的修行經驗與影響力,接引大眾共修淨業,宣導興建蓮社,並發起集眾七日念佛的共修法會。師開創「打佛七」之先河,不揀道俗,饒益眾生,勇猛精進,依眾靠眾成就淨業。此芳規至今不渝,師所作《起一心精進念佛七期規式》甚為詳明。誠乃大師給我們留下的最寶貴的財富。

截流大師於康熙二十一年(公元1682年)七月九日漠然示寂,世壽五十七歲,僧臘三十有五。《淨土聖賢錄》記載大師往生後的奇異情景:「時有孫翰者,病死一晝夜復蘇,曰:『吾為冥司勾攝,系閻羅殿下,黑暗中,忽睹光明燭天,香華布空,閻羅伏地,迎西歸的大師。問大師何人?云截流也!吾以師光所照,遂得放還。』同日,有吳氏子病死,逾夕復活,具言所見亦如翰言。

截流大師一生以弘傳淨宗為己任,孜孜不倦地自行化他,所作殊特因行,必感勝妙果報,佛光接引往生西方。是則閻羅伏地迎接。孫翰等所見之西歸大師自是截流大師無疑。

截流大師在自度度他的過程中,以自身的修持體驗加之對淨土經典的深刻體悟,總結出許多寶貴的經驗。

大師注重真修實幹,並著有《淨土警語》、《勢至圓通章解》、《蓮藏集》等。其中之《淨土警語》,可謂言言見諦,語語歸真,應機施藥,實乃末世眾生的醍醐妙味。茲將大師淨土思想略標為三:

截流大師於《勸發真信》一文中,將真信的內涵及無真信的弊端,和盤托出。羅列了如何是念佛者所具之真實信心。其要點有三:一、是要信得心佛眾生無二無別,我是未成之佛,彌陀是已成之佛,覺性無二。二、是要信得我是理性佛、名字佛,彌陀是究竟佛,性雖無二,位乃天淵。三、是要信得我雖障深業重,久居苦域,是彌陀內心之眾生,彌陀雖萬德莊嚴,遠在十萬億刹之外,是我心內之佛,即是心性無二。

具如上真信者,雖一毫之善,一塵之福,皆可迴向西方,莊嚴淨土。故今修行,別無要術,但於二六時中,加此三種真信,則一切行履,功不唐捐矣。

截流大師在弘傳淨教,濟眾化他的行業中洞察修淨業念佛者,甚多之眾,仍然耽著於世間五欲,而輕於淨土妙樂。對於極苦之娑婆未能生痛切之厭離心;對於極樂之清淨佛國未能深生欣求心。從而使得自身在修行中信心不真,願心不切,是以念佛實行不力。

於是從篤實平易處勸發大家修行淨土,詳陳人生是以苦為根本。大師激揚行人欣厭心,令人堅固信願,成辦淨業,可謂用心良苦。

截流大師從七日精進念佛修持的角度,闡述事理一心的相狀與境界。並闡明此兩種一心,皆是博地凡夫邊事,凡有心者,皆可修學。


Dai Su Hanh Sach_Triet Luu



10_Đại sư Hành Sách-Triệt Lưu (1628-1682)
Tổ Thứ 10 Tịnh Độ Tông


 

Hành Sách đại sư, tự là Triệt Lưu, người đời nhà Thanh, con của Tưởng Toàn Xương, một bậc lão Nho ở vùng Nghi Hưng. Cha Ngài là bạn phương ngoại với đức Đức Thanh hòa thượng, tức Hám Sơn đại sư.

Niên hiệu Thiên Khải thứ Sáu, sau khi Hám Sơn đại sư thị tịch được ba năm, một đêm, Tưởng Toàn Xương nằm mộng thấy ngài Hám Sơn vào nhà mình. Cũng trong đêm ấy, Hành Sách đại sư sinh ra, nên nhân đó Ngài lại được cha đặt cho ngoại hiệu là Mộng Hám. Đến khi khôn lớn, cha mẹ kế tiếp qua đời, Ngài cảm sự thế vô thường, có ý niệm thoát tục.

Năm 23 tuổi, Ngài thế phát xuất gia với Nhược Am hòa thượng ở chùa Lý An. Tu hành tinh tấn, không đặt lưng xuống chiếu. Trải năm độ nắng mưa, Ngài tỏ suốt nguồn chân, ngộ vào pháp tánh. Sau khi Nhược Am hòa thượng thị tịch, Đại sư trụ trì chùa Báo Ân. Thời gian này, Ngài được bạn đồng tham thức là Tức Am thiền sư khuyên tu Tịnh độ, lại gặp Thiều Thạch pháp sư hướng dẫn duyệt lãm về Thiên Thai Giáo Quán. Kế đó, Ngài cùng Tiều Thạch pháp sư đồng nhập thất tu môn Pháp Hoa Tam-muội. Nhân đây, túc huệ của Đại sư khai phát, ngộ suốt đến chỗ cốt tủy của Thai giáo.

Niên hiệu Khang Hy thứ Hai, Ngài cất am ở núi Pháp Hoa, bên bờ sông Tây Khê tại Hàng Châu, chuyên tu Tịnh độ. Nhân đó, lại đặt tên chỗ ở của mình là Liên Phụ Am. Đến năm Khang Hy thứ Chín, Đại sư trụ trì chùa Phổ Nhân ở Ngư Sơn, đề xướng thành lập Liên Xã. Học giả các nơi hưởng ứng tu tập rất đông. Ngài từng làm bài văn khuyên phát lòng tin chân thật rằng: “Phần đông người tu tập xưa nay, đều ưa thích Niệm Phật Tam-muội. Tuy nói quả cao để tu tiến, mà kẻ sau ít được thành công. Ấy bởi do Tín Nguyện không chuyên nên chẳng thể đồng về cảnh Tịnh. Nay đã họp nhiều Liên hữu, cùng nhau tu tập Tịnh nhân, nếu không xét kỹ chỗ phát tâm, đâu biết rõ lối đường thoát khổ. Đồng nhân chúng ta dự và pháp hội, lòng tin chí nguyện phải thật phải chân. Nếu không chân chính, tuy ăn chay niệm Phật, tu phước phóng sinh, chỉ là người lành thế gian, duy hưởng nhân thiên phước báo. Lúc hưởng phước vui, dễ bề tạo nghiệp, đã tạo nghiệp ác, phải đọa khổ luân hồi. Điều này, dùng chánh nhãn xét xem: Chỉ hơn bọn Xiển-đề một bước! Nếu lòng tin như thế, đâu được gọi là chân? Vậy chân tín là thế nào?

Thứ nhất phải tin: Tâm, Phật và chúng sinh, cả ba không sai khác. Chúng ta là Phật chưa thành. Di-đà là Phật đã thành. Giác tánh đồng một vẫn không có hai. Ta tuy điên đảo mê lầm, giác tánh chưa từng mất. Ta tuy nhiều kiếp luân chuyển, giác tánh chưa động. Nên nói: “Khi một niệm hồi quang đồng về nơi bản đắc” là như thế.

Thứ hai phải tin: Chúng ta là Phật danh tự, Di-đà là Phật cứu cánh, tánh tuy không khác, ngôi cách vực trời. Nếu không chuyên niệm đức Phật kia, cầu về cõi Tịnh, tất phải chịu theo nghiệp lưu chuyển, chịu khổ vô cùng! Đây gọi là Pháp thân lưu chuyển sáu nẻo, không được thành Phật, mà vẫn cam phận chúng sinh.

Thứ ba phải tin: Chúng ta dù nghiệp sâu chướng nặng, sống lâu nơi cảnh khổ, vẫn là chúng sinh trong tâm của Di-đà. Di-đà tuy muôn đức trang nghiêm an vui ở cõi Tịnh, cũng là vị Phật trong tâm của chúng ta. Đã rõ chân tâm vốn không hai, tất biết cảm ứng tự giao tiếp. Như đá nam châm hút sắt, việc này đâu lựa phải nghi? Đây gọi: nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền hoặc tương lai, quyết định sẽ thấy Phật, cách Phật chẳng xa vậy.

Đủ lòng tin chân thật như trên, tuy chút phước điểm lành như hạt bụi mảy lông, đều có thể hồi hướng Tây Phương, trang nghiêm Tịnh độ. Huống nữa trì trai giữ giới, bố thí, phóng sinh, đọc tụng Đại thừa, cúng dường Tam Bảo, tu các hạnh lành, há chẳng đủ làm tư lương Tinh dộ ư? Chỉ e lòng tin chẳng chân thành, mới khiến bị chìm nơi hữu lậu. Cho nên trong việc Tịnh tu, không chước chi lạ. Muốn công không luống uổng, quả được tròn nên, thì ngày đêm khi hành đạo, không rời ba điều tin trên mà thôi!”.

Đại sư thường tổ chức những kỳ đả thất để khuyến khích đại chúng tinh tấn thêm. Trong các kỳ thất, Ngài khai thị đại ý rằng: “Bảy ngày trì danh, quý nơi giữ một lòng không loạn, chớ để trần lụy xen vào, không phải niệm mau niệm nhiều là hay. Cách trì danh, cần không huỡn không gấp, bền bỉ chắc chắn, khiến cho câu Phật hiệu rành rõ nơi tâm. Khi đi đứng nằm ngồi, ăn cơm mặc áo, nên giữ câu hồng danh liên tục chẳng dứt, không tán loạn hôn trầm dường như hơi thở ra vào nối tiếp. Trì danh như thế gọi là nhất tâm tinh tấn về phần sự.

Nếu thể cứu được sâu vào thì muôn pháp đều như, nguyên không hai tướng. Đó là chúng sinh cùng Phât, mình cùng người, nhân với quả, y báo với chánh báo, nhơ cùng sạch, khổ cùng vui, ưa với chán, lấy với bỏ, Bồ-đề cùng phiền não, sinh tử cùng Niết bàn... các pháp ấy đều không hai, đều đồng một tướng, đồng một thể thanh tịnh. Như thế, cứ thể cứu một cách thiết thực, không cần phải gắng gượng an bài. Thể cứu đến lúc cùng cực bỗng nhiên khế hợp với bản tâm. Chừng đó, mới biết mặc áo ăn cơm cũng là Tam-muội, cười đùa giận mắng đều việc độ sinh. Khi ấy, nhất tâm hay loạn tâm trọn thành hý luận, ngày đêm sáu thời tìm một mảy tướng khác cũng không thể được. Liễu đạt như thế, mới chân chánh là người học đạo, và trì danh như thế, gọi là nhất tâm tinh tấn về phần lý.

Sự nhất tâm như trước tợ khó mà dễ, lý nhất tâm như sau tợ dễ mà khó. Chỉ nhất tâm được như trước, quyết chắc dự phần vãng sinh. Nếu kiêm thêm cảnh nhất tâm sau, tất có thể lên ngôi Thượng phẩm. Nhưng hai thứ nhất tâm đây, đều là phần việc kẻ bác địa phàm phu, người hữu tâm đều có thể tu học. Khắp khuyên các hàng đạo tục trong Liên Xã, đều phải sách tấn thân tâm. Gần trong bảy ngày, xa suốt một đời, nếu thường tin và tu như thế, thì dù không chứng quả, cũng mạnh nhân sen. Ngày kia gởi chất Liên trì, tất không thuộc phẩm Trung Hạ vậy.

Đại sư trụ trì chùa Phổ Nhân được 13 năm. Niên hiệu Khang Hy thứ 21, ngày mùng 09 tháng 07, Ngài thóa hóa, thọ 55 tuổi. Khi ấy, có ông Tôn Hàn bị cấp bệnh tắt hơi, hôm sau bỗng sống lại nói: “Tôi bị Minh Ty bắt giam cầm nơi điện Diêm La. Bỗng đâu trong chỗ tối tăm, thấy ánh sáng rực trời, hương hoa đầy khắp hư không. Vua Diêm La quỳ mọp xuống đất, đưa một vị Đại sư về Tây Phương. Tôi thưa hỏi Đại sư nào thì được đáp là ngài Triệt Lưu. Nhờ ánh sáng của Đại sư chiếu đến, tôi mới được tha trở về”. Đồng ngày ấy, có con nhà họ Ngô chết, qua một đêm sống lại, cũng thuật việc mình nghe thấy y như ông Tôn Hàn.

HT Thích Thiền Tâm dịch




 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2015(Xem: 6649)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 7616)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 6503)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7255)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 9023)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7623)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 7058)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7732)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6526)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
23/01/2015(Xem: 7244)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]