Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11_Tỉnh Am Đại Sư, Tổ Thứ Mười Một Của Tịnh Độ Tông (1686-1734)

28/09/202408:37(Xem: 500)
11_Tỉnh Am Đại Sư, Tổ Thứ Mười Một Của Tịnh Độ Tông (1686-1734)


To Su Tinh Am

Lược Truyện

Tỉnh Am Đại Sư
Tổ Thứ Mười Một Của Tịnh Độ Tông
(1686-1734)


Đại sư Tỉnh Am (1686-1734 AD) là bậc Cao Tăng thời nhà Thanh, Tổ thứ mười một của Tịnh Độ Tông. 

Sư họ Thời, Pháp danh Thật Hiền, tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, quê ở huyện Thường Thục, tỉnh Giang Tô. Sư sanh vào ngày mùng 8 tháng 8, niên hiệu Khang Hy thứ 25 (1686) trong một gia đình trí thức. 

Sanh ra tự nhiên sư không thích ăn thịt và các thứ cay nồng. Ngay từ bé đã tỏ ra thông minh hiền hoà, sớm có chí xuất trần. Cha mất sớm. Mẹ họ Trương, biết sư có duyên với Phật liền hoàn thành chí nguyện xuất gia của sư. Bảy tuổi nương Hoà Thượng Dung Tuyển ở am Thanh Lương làm thầy, học kinh luật Phật giáo và Nho giáo.

Năm 15 tuổi, thế phát xuất gia. Sư thông minh sáng suốt, kinh điển xem qua liền nhớ, giỏi thơ văn, thư pháp. Mặc dù tinh thông giáo điển thế gian, nhưng chưa từng có khoảnh khắc nào quên việc lớn sanh tử. Một hôm, tình cờ đến chùa Phổ Nhân nhìn thấy một vị tăng ngả trên đất, đột ngột qua đời. Sư chợt nhận ra thế giới là vô thường, nên sư càng tinh tấn nhiều hơn. Sư tánh chí hiếu, sau khi mẹ qua đời, quỳ trước Phật tụng kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân đến 49 ngày. Từ đó trở đi, trong các lễ hội hàng năm và các lễ hội mùa hè, mùa đông, sư đều lập tượng cúng. 

40 tuổi, sư thọ giới Cụ Túc ở chùa Chiêu Khánh, nghiêm trì giới luật, không lìa y bát, ngày ăn một bữa vào giờ ngọ, luôn ngồi không nằm, miên mật tu tập. Vào năm Canh Dần, sư nương Pháp sư Cự Thành học “ Pháp Hoa Huyền Nghĩa”, bái kiến Pháp sư Thiệu Vân học Duy Thức, Lăng Nghiêm, Chỉ Quán. Từ đó, ngày đêm nghiên cứu tu tập, tham cầu chơn đế, chưa đến ba năm yếu chỉ của Tam Quán, Thập Thừa về Đại Thừa Phật học và pháp học về Tánh, tướng, sư đều thông hiểu rốt ráo. Pháp sư Thiệu Đàm thọ ký cho sư nối dòng Thiên Thai Chánh Tông đời thứ tư, phái Linh Phong.

Năm Giáp Ngọ, Đại sư khấu bái HT. Linh Phong ở chùa Sùng Phúc, tham thoại đầu: “Niệm Phật là ai?”, tinh tấn tu thiền, hành trì nghiêm mật suốt bốn tháng, hốt nhiên khai ngộ, nói: “Ta tỉnh mộng rồi.” Kể từ đó, trí thông minh của sư trở nên nhạy bén, suy nghĩ nhanh nhạy và tài hùng biện vô ngại. HT Linh Phong muốn đem y bát trao cho sư và truyền ngôi trụ trì. Nhưng Đại sư ôn tồn từ chối. 

Năm sau, sư nhập thất ở chùa Chơn Tịnh. Ngày đọc Đại Tạng kinh, đêm đến trì danh hiệu Phật, đêm ngày tinh tấn dụng công, đắc niệm Phật tam muội, tranh thủ thời gian chú giải bộ: Tây Phương Phát Nguyện Văn của Đại sư Liên Trì.

Ba năm mãn kỳ nhập thất, đại chúng thỉnh sư giảng Kinh Pháp Hoa. Sư thăng tòa diễn giải thao thao bất tuyệt, khiến cho thính chúng tăng tục vô cùng thán phục. Đầu xuân năm Mậu Tuất, sư trụ ở chùa Long Hưng ở Hàng Châu. Pháp sư Thiệu Đàm mời sư giảng kinh luật. Đại chúng tham dự nghe pháp thảy đều khen hay, từ đó tiếng tăm lừng lẫy. 

Mùa xuân năm Kỷ Hợi, Đại sư đến núi A Dục Vương ở Tứ Minh, chiêm ngưỡng lễ bái Xá-lợi. Trước sau năm lần đốt ngón tay cúng dường Phật, quỳ trước Phật phát bốn mươi tám nguyện lớn, cảm ứng Xá-lợi phóng quang. Từ đó về sau, hằng năm, ngày vía Phật Niết- bàn, sư giảng kinh A Di Đà và kinh Di Giáo, khai thị tâm này là Chơn thật Phật. Ba căn ( thượng, trung, hạ ) đều trùm khắp, pháp hóa rộng lớn, cả vùng Chiết Giang, bốn chúng tại gia, xuất gia đều hướng tâm quy ngưỡng.

Đại sư viết: “ Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn” khích lệ bốn chúng, lời văn tha thiết, nhiều người đọc cảm động rơi lệ; như thế trải qua mười năm, pháp diên hưng thạnh. Sư từng được cung thỉnh đến giảng kinh ở các thiền tự Vĩnh Phước, Phổ Khánh, Hải Vân ..v.v. Mỗi khi đến một chùa viện nào thảy đều là bậc mô phạm một phương, thanh quy trang trọng, tạo luồng sinh khí mới. Mỗi khi giảng các bộ kinh điển Đại Thừa như Pháp Hoa, Lăng Nghiêm.v.v. Thính chúng không hẹn mà cùng nhau vân tập rất đông.

Về già, sư nhập thất, ẩn tu tại chùa Tiên Lâm ở Hàng Châu, không ra khỏi cửa, nỗ lực tu tịnh nghiệp. Mùa đông năm Kỷ Dậu, các cư sĩ ở Hàng Châu như Mâu Tỉnh Viễn, Diệp Thăng, Hoàng Phủ Tử Nghi, Lý Chấp Ngọc.v.v. đến thăm và đảnh lễ, thiết tha thỉnh sư về giảng kinh tại chùa Phạm Thiên ở Phụng Sơn. Nhưng sư đã cắt đứt các duyên, thuần tu Tịnh Độ, ngày đêm sáu thời dẫn chúng niệm Phật. Mọi người đều tôn sư là Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975) tái thế. Trước sau sư trụ trì Tùng Lâm hơn mười năm, gặp khi bốn chúng đệ tử Phật đến học tập văn thư , sư liền thống thiết dạy: “ Mạng người trong hơi thở, sao có thời giờ để học chữ thế tục? Một chút lầm qua trở thành đời khác, lúc đó muốn xuất ly, sanh lên cõi trời quả thật là khó. 

Trong thời mạt pháp, sư dựng tràng tinh tấn, lấy thân mình làm phép tắc, hoằng hoá rộng khắp. Vào niên hiệu Ung Chánh thứ 7 (1715), từng cùng mọi người kết Liên Xã, đích thân soạn lời thệ, lấy mạng sống kết kỳ hạn, phân thời khóa công phu mỗi ngày làm hai mươi phần. Mười phần trì niệm danh hiệu Phật, chín phần quán tưởng niệm Phật, một phần lễ sám niệm Phật. Cứ thế đêm ngày tinh tấn không ngừng. Phong trào cùng chúng tu hành mang lại lợi ích vô cùng, số người chứng đắc có đến vài trăm. Ngày vía Phật thành đạo, mùng tám tháng chạp niên hiệu Ung Chánh thứ 11, sư bảo đệ tử: Tháng tư sang năm, ta vãng sanh Tây phương.” Từ đó, nhập thất mỗi ngày niệm Phật A Di Đà mười vạn tiếng. Đến năm thứ hai, vào ngày mùng hai tháng tư, sư ra thất, ngày mười hai, sư bảo chúng rằng: “ Mười ngày trước, ta thấy Tam Thánh Tây Phương( Di Đà, Quan Âm, Thế Chí) từ hư không đến, nay lại thấy nữa. Ta sẽ vãng sanh chăng?” Sau đó dặn dò mọi việc trong viện và từ giã chư vị cư sĩ hộ pháp trong thành. Thị giả thỉnh sư để lại thi kệ. Sư viết: 

“Thân ở trong hoa, Phật hiện tiền
Hào quang toả sáng ánh hồng liên 
Tâm theo chư Phật sanh an tịnh 
Chẳng đến chẳng đi lặng lẽ yên.”

Nói kệ xong, sư bảo: “ Ngày mười bốn ta nhất định vãng sanh. Các đệ tử tập họp cùng niệm Phật.” Ngày mười ba, sư nhịn ăn uống, mắt nhắm, an tọa đến canh năm, tắm gội xoay mặt về hướng Tây. Ngày mười bốn, lúc sắp đến giờ ngọ, sư hướng mặt về phương Tây, an nhiên thị tịch. Sau đó, người đến đưa tiễn rất đông. Sư bỗng nhiên mở mắt nhìn nói với mọi người: “ Ta đi rồi trở lại, sống chết là việc lớn, mọi người hãy tịnh tâm niệm Phật.” Nói xong, sư chấp tay, niệm A Di Đà Phật rồi vãng sanh, đến khi đậy kim quang sắc diện không đổi. Chùa Lô Sơn không có sư trụ, Vào ngày mùng tám, tháng chạp năm đó, cung nghinh linh cốt Đại sư an táng ở Tây Thuỷ, Phất Xuyên, Thường Thục. Ngày mười lăm tháng hai, niên hiệu Càng Long thứ 7 (1728), bốn chúng đệ tử.

chùa A Dục Vương, hoài niệm đạo hạnh của Đại sư, nên đã cung thỉnh linh cốt của Đại sư về dựng tháp mới thờ ở phía Tây chùa A Dục Vương. Tháp cũ thờ y bát của Đại sư. 

Đại sư xuất thế vào ngày mùng 8 tháng 8, niên hiệu Khang Hy thứ 25 ( 1686), viên tịch ngày 14 tháng 4 niên hiệu Ung Chánh thứ 20 (1734), Trụ thế: 49 tuổi, Tăng lạp: 25 năm. Thời gian Đại sư trụ thế tuy không lâu. Nhưng sự đóng góp của sư cho Tịnh Độ Tông thật to lớn. Những tác phẩm do sư viết gồm: Tịnh Độ Thi, Tây Phương Phát Nguyện Văn Chú, Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn là những kiệt tác để lại ngàn đời. Đại sư đã đem tâm Bồ đề chiếu soi cho việc tu hành Phật đạo, làm nền tảng căn bản để thành tựu tịnh nghiệp. Tác phẩm của sư không chỉ lý sự viên dung, mà sự thấy biết thấu triệt, rất khế hợp và thiết thực cho việc tu trì của tông Tịnh Độ, vả lại lời văn tha thiết, chân thành khiến người đọc vô cùng cảm động. Cư sĩ Tế Thanh và Bành Nhị Lâm đã đem tác phẩm của Đại sư san định lại thành bộ Pháp Sư Tỉnh Am Ngữ Lục. Người đọc đã nhận được những bài học tinh tế đến mức khó diễn tả hết. 

Đại sư Tỉnh Am một đời lấy việc tu hành theo kinh Phạm Võng và chí ở Tịnh Độ để tự sách tấn mình, nghiêm trì giới luật, chẳng màng danh lợi, chân tu thật chứng, biết trước giờ viên tịch. Thượng phẩm thượng sanh là chân thật bất hư ở thế giới Tây phương Cực mà chúng ta đã chứng nghiệm và cảnh giới thù thắng không gì sánh bằng của pháp môn Tịnh Độ. 


Trích dịch từ Tỉnh Am Đại Sư Lược Truyện
Đài Loan, 3:30 giờ sáng, 27-09-2024
Thích Chúc Hiền (Kính dịch)




To Su Tinh Am

淨宗十一祖省庵大師略傳

省庵大師(公元1686~1734年),清代高僧,淨土宗第十一代祖師。

俗姓時,法名實賢,字思齊,號省庵,江蘇常熟人,康熙二十五年(公元1686年)八月初八日出生於世代書香門第。

天生不食葷腥,少即聰慧醇和,夙有出世之志。父親早亡,母親張氏知其與佛有緣,便成就其出家志願。七歲時依止清涼庵容選和尚為師,學佛典教規,兼習世典儒書,十五歲剃髮出家。

師聰慧爽朗,經典過目不忘,詩文書法無一不精。雖精通世典,卻從未於頃刻之間忘記生死大事。一日,偶到普仁寺,正巧看到一位僧人倒地猝死,於是頓悟世間無常,益加鞭策自己。

師生性篤孝,母親去世後,他跪在佛前誦《大方便佛報恩經》,整整七七四十九天。此後,逢年過節及夏伏冬臘祭祀時節,都要設像供養。

二十四歲,在昭慶寺受具足戒,嚴習戒律,不離衣缽,日中一食,脇不沾席,並習以為常。庚寅年,依渠成法師,聽講《法華玄義》;拜謁紹曇法師,聽講《唯識》、《楞嚴》、《止觀》各部經論。從此晝夜研習,探求真諦。不到三年,大乘佛學三觀十乘之旨,性相之學,全部融會貫通。紹曇法師即為大師授記莂,為靈峰四世天台正宗。


甲午年,大師叩拜靈鷲和尚於崇福寺,參話頭「念佛是誰」,禪修精進,操持嚴密,四月之久,忽然開悟,說「我夢醒矣」。自此,機鋒迅利,思惟敏捷,辯才無礙。靈鷲和尚欲以衣拂相授,傳住持之位,大師婉拒而辭。


次年掩關於真寂寺,白天讀《大藏經》,夜晚持佛名號,夜以繼日精進用功,得念佛三昧,並抽時註解蓮池大師的《西方發願文》。


三年期滿,眾人請師開講《法華經》。師升座開演,口若懸河,詞如泉湧,滔滔不絕,博得在場僧俗由衷的讚許。戊戌年開春,師住於杭州隆興寺。紹曇法師命師代講經律,與會之大眾無不稱善,從此聲名遠揚。

己亥年春,師到四明阿育王山,瞻仰禮拜舍利。先後五次燃指供佛,跪在佛前發四十八大願,感應佛舍利放光。


此後每年佛涅槃日,都集合僧俗大眾,廣修供養。講演《彌陀》、《遺教》二經,開示是心是佛之真諦,三根普被,法化洋溢。江浙一帶,出家在家四眾,無不傾心歸仰。大師又著作《勸發菩提心文》,激勵四眾弟子,言語懇切,許多讀誦的人都潸然淚下。如此經歷十年,法筵之興盛,天下第一

師曾應邀到永福、普慶、海雲等禪寺講經。每到一院,必模範一方,清規肅穆,氣象一新。每講解《法華》、《楞嚴》等諸大經典時,手執經卷,請問教義的人,不約而同,雲集於大師座下


晚年退隱於杭州仙林寺,足不出戶,力修淨業。己酉年冬,杭州人茅靜遠、葉陞、皇甫子儀、李執玉等居士,監院師自躬、一葦等,力請師到鳳山梵天寺講經。師於是屏絕諸緣,純提淨土,晝夜六時,帶領大眾行道念佛,人們都說師是永明延壽大師再來。


師先後主持叢林十餘年,遇到學習詩文的佛門四眾弟子,即痛心戒勸:「人命在呼吸間,哪有閒工夫學世俗文字?稍有錯過,便成來世!那時再想出離,比登天還難。」

師於末法世,建精進幢,以身作則,廣行道化。在雍正七年曾與眾人結蓮社,並親自起草誓詞,以生命結束為期,將每日功課分為二十分,以十分持名念佛,九分觀想念佛,一分禮懺念佛,如是夜以繼日精進不已。在師的影響下,與會眾等,同修共行,得益匪淺,得度者凡數百眾

雍正十一年臘月初八佛成道日,師告訴弟子說:「明年四月,我就長往西方了。」從此,掩關於寸香齋,每日持念阿彌陀佛名號十萬聲。直至第二年甲寅歲四月二日出關。十二日,對大家說:「我十日前見到西方三聖降臨虛空,今天又見到,莫不是我該往生了。」隨後,囑咐院中事務,並遍辭城中護法居士。侍者請師留下偈言,師寫道:「身在華中佛現前,佛光來照紫金蓮。心隨諸佛往生去,無去來中事宛然。

寫竟,師說:「我十四日決定往生,你們為我集眾念佛。」十三日,師斷除飲食,閉目危坐到五更,沐浴更衣面西趺坐。十四日將近午時,師面向西方,寂然而逝.
等到為師送行的人群趕到後,師忽然又睜開雙眼,對大家說:「我去去就來。生死事大,大家各自淨心念佛。」說完,合掌連稱阿彌陀佛,就往生了,至封龕時面色不變。

虞山寺上首無住師,於這年臘月初八,奉迎大師靈骨,葬於常熟琴川拂水西。乾隆七年二月十五日,阿育王寺諸位四眾弟子,懷念大師道行,迎請大師靈骨,重建塔於阿育王寺之西,舊塔遂成為大師的衣缽塚


大師生於康熙二十五年八月初八日,示寂於雍正十二年四月十四日,世壽四十九歲,僧臘二十五年。大師住世時間雖不算長久,但對淨土宗所作的貢獻卻深廣無比。

大師撰有《淨土詩》、《西方發願文注》、《勸發菩提心文》、《續往生傳》等流布於世,其中之《勸發菩提心文》更是獨步千古,大師將菩提心視為修行佛道、圓成淨業的根本條件。其文不僅理事圓融,知見透闢,深契淨宗修持之心要,而且至誠懇切,感人至深。際清居士彭二林將大師之著作重新修訂,名為《省庵法師語錄》,讀者所得教益,微妙難以盡述。

省庵大師一生以「行在梵網,志在西方」自勵,持戒精嚴,淡泊名利,以真修實證、預知時至、上品上生為我們驗證了西方極樂世界的真實不虛和淨土法門的殊勝無比。

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2010(Xem: 5488)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
04/09/2010(Xem: 6440)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 5987)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
28/08/2010(Xem: 10359)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
28/08/2010(Xem: 5034)
Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng hiểu biết sự liên hệ giữa nhân duyên, nhân quả của cá nhân và cộng đồng không phải trong một thời gian mà mọi thời gian, và không phải trong một không gian mà mọi không gian là hết sức cần thiết cho đời sống hòa bình, an lạc và văn minh của chúng ta, khiến tự nó có khả năng vãn hồi trật tự và hoàn thiện cho xã hội của chúng ta ngày nay.
14/06/2010(Xem: 3932)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này
15/05/2010(Xem: 7057)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 7825)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
09/05/2010(Xem: 13339)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]