Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Tu Mười Niệm - Ngài Từ Vân Sám Chủ. (Dùng người bận nhiều việc, mỗi ngày tu 10 phút )

07/05/202018:02(Xem: 6607)
Pháp Tu Mười Niệm - Ngài Từ Vân Sám Chủ. (Dùng người bận nhiều việc, mỗi ngày tu 10 phút )

Phat Di Da
Pháp Tu Mười Niệm - Ngài Từ Vân Sám Chủ
.

(Dùng người bận nhiều việc, mỗi ngày tu 10 phút )
Sưu tập: Thích Đạo Thông


 

1. Tịnh pháp giới chơn ngôn: “Úm lam xóa ha” (3 lần)

2. Tịnh tam nghiệp chơn ngôn: “Úm ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ,

                                           đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám” (3 lần)

 

3. Chí  Tâm Đảnh Lễ : Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Tam Thập Lục      

                                    Vạn Ức, Nhất Thập Nhất Vạn, Cửu Thiên Ngũ Bá Đồng

                                   anh Đồng Hiệu A Di Đà Phật. (đọc 3 lần, 3 lạy hoặc 3 xá ).

 

4. Mười niệm là: “Nam Mô A Di Đà Phật(đọc 10 hơi thở)

 

5. Phát nguyện: Ngài Từ Vân Sám Chủ

a). Đệ tử tên là: .......... Một lòng quy kính -  Đức Phật A Di Đà.

    Thế giới Cực Lạc - Nguyện lấy hào quang - Trong sạch soi cho,

     Lấy thệ từ bi - Mà nhiếp thọ cho - Con nay chánh niệm,

     Niệm hiệu Như Lai - Vì đạo Bồ Đề -  Cầu sanh Tịnh Độ.

     Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh - Muốn sinh về nước ta

    Hết lòng tín nguyện - Cho đến mười niệm - Nếu  chẳng đặng sinh

    Chẳng thành Chánh Giác - Chỉ trừ kẻ ngũ nghịch - Kẻ bài báng Chánh     

    Pháp” - Do vì nhân duyên - Niệm hiệu Phật nầy -

    Được vào trong bể - Đại thệ Như Lai - Nhờ sức Từ Bi

    Các tội tiêu diệt - Căn lành tăng trưởng.- Khi mạng gần chung,

    Biết trước giờ chết- Thân không bệnh khổ- Tâm không tham luyến,

    Ý không điên đảo - Như vào Thiền định.- Phật và Thánh Chúng

    Tây nâng kim đài - Cùng đến tiếp dẫn - Trong khoảng một niệm  

    Sinh về Cực Lạc - Sen nở thấy Phật - Liền nghe Phật thừa  

    Chóng mở Phật tuệ - Khắp độ chúng sanh - Trọn Bồ Đề nguyện.

 

b).Chúng sanh không số lượng- Thệ nguyện đều độ khắp.

     Phiền não không cùng tận - Thệ nguyện đều dứt sạch.

     Pháp môn không kể xiết - Thệ nguyện đều tu học

     Phật đạo không gì hơn - Thệ nguyện được viên thành. 

 

6. Hồi Hướng:

a. Ngã kim trì niệm A Di Đà Phật

   Tất phát Bồ Đề quảng đại nguyện

  Nguyện ngã định huệ tốc viên minh

  Nguyện ngã công đức giai thành tựu

  Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm

  Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.

 

b. Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp

   Giai do vô thỉ tham sân si

   Tùng thân ngữ ý chi sở sinh

    Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.

 

c. Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời

   Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại

   Diện kiến ngã Phật A Di Đà

   Tức đắc vãng sanh Cực Lạc sát.

 

d. Nguyện dĩ thử công đức

   Trang nghiêm Phật Tịnh độ

   Thượng báo tứ trọng ân

   Hạ tế tam đồ khổ

   Nhược hữu kiến văn giả

   Tất phát Bồ Đề Tâm

   Tận thử nhứt báo thân

   Đồng sanh Cực Lạc quốc

   Tận thử nhứt báo thân

   Đồng sanh An Dưỡng quốc.

 “Nam Mô A Di Đà Phật” . (đọc 3 lần, 3 lạy hoặc 3 xá ).



 *Ghi chú:          

1.Đức Phật A Di Đà có lời phát nguyện thứ 18 rằng: “Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước của tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh Giác”. Ai phát tâm chuyên chấp trì danh hiệu  niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là người ấy hiện đời tiêu trừ tai nạn, giải oan kết, tăng trưởng phước đức, bảo toàn  tuổi thọ, và nhân duyên thù thắng sinh cõi Cực Lạc, vĩnh viễn an vui, thoát vòng sinh tử luân hồi.

 

2. Mỗi ngày, vào sáng sớm, sau khi mặc áo tràng, hành giả đứng quay mặt hướng Tây, chấp tay và niệm lớn danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật. Hết một hơi là một niệm. Đủ mười hơi như vậy là mười niệm. Chỉ tùy hơi của hành giả dài hay ngắn chứ không giới hạn ở số lượng danh hiệu Phật. Điều quan trọng là duy trì công phu ấy cho dài lâu và lấy lúc hết hơi làm mốc. Tiếng niệm Phật của hành giả không cao thấp, không nhanh chậm. Mục đích của mười niệm là khiến cho tâm hành giả không tán loạn, lấy sự chuyên tinh làm công. Vì thế, gọi là mười niệm tức là nói rõ việc mượn hơi để gom tâm. 

(Long Thư Tăng Quảng Tịnh Độ Văn- Tiến Sĩ Vương Nhật Hưu)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2012(Xem: 5411)
Phật giáo đề cập đến súc quyền như thế nào? Xuyên qua hàng trăm triệu Phật tử trên thế giới, có sư bất đồng về vấn đề cơ bản này. Lần đầu tiên tôi bỗng nhiên thích thú Phật giáo bởi vì hai nhà hàng yêu thích của tôi (Buddha’s Vegetarian Food và Lotus Garden, cả hai ở trên hướng nam đường Dundas Street bangToronto) là Phật tử, và rất cẩn thận chỉ để phục vụ thức ăn chay không có trứng. Trong một nhà hàng mà tôi cho rằng việc này là cần thiết vì các tu sĩ Phật giáo và các nữ tu ăn ở đây. Điều này giúp tôi hiểu rằng Phật giáo có lời nguyền đối với súc vật thực sự rất rất nghiêm túc.
15/02/2012(Xem: 6234)
Quan điểm phủ nhận về một đấng Toàn năng và Vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng thế và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
07/02/2012(Xem: 4506)
Đã tạo nên một thái độ bình đẳng đối với bạn hữu, kẻ thù, và người trung tính, chúng ta có một nền tảng để nhìn mỗi con người như người bạn thân nhất của chúng ta. Khuynh hướng bây giờ là để phát triển một cảm giác chân thật về sự mật thiết với mọi người. Vì sự mến chuộng được phát sinh một cách dễ dàng cho bạn hữu, chúng ta cần một kỷ năng cho việc trau dồi việc nhận thức tất cả chúng sinh như bạn hữu, sử dụng chính những mối quan hệ thân hữu nhất của chính chúng ta như kiểu mẫu. Ai là người bạn thân nhất của chúng ta?
03/02/2012(Xem: 20068)
Theo lời đức Phật Thích Ca, thế giới Ta Bà có nhiều đau khổ, nên Ngài giới thiệu cảnh giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, là một thế giới hoàn toàn an vui, không còn đau khổ, để chúng sanh tu hành phát nguyện vãng sanh về cõi ấy. Thế giới ấy cũng gọi là cảnh giới Tịnh Độ, Chánh báo (thân người), Y báo (hoàn cảnh sống) trang nghiêm, thanh tịnh.
01/02/2012(Xem: 10521)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
18/01/2012(Xem: 6406)
Trong hiện tại con thấy rằng thật không thể chịu nổi vì người thân của con khổ đau, nhưng con vui thích khi kẻ thù con đau khổ, và con dửng dưng đến khổ đau của những người không liên hệ. Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim [1] Từ nền tảng bản chất thật sự của tâm, chúng ta cần phát triển từ ái và bi mẫn thật mạnh mẽ rằng khổ đau của người khác trở nên không thể chịu nổi. Vì từ ái và bi mẫn phải được cảm nhận một cách bình đẳng cho tất cả mọi loài chúng sinh, sức mạnh của những thái độ này sẽ tùy thuộc trên mức độ của sự gần gũi hay thân thiết mà chúng ta cảm nhận cho người khác.
07/01/2012(Xem: 5277)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
03/01/2012(Xem: 5241)
Có thể loại trừ những cảm xúc rắc rối một cách hoàn toàn, hay có thể chỉ có đè nén chúng mà thôi? Theo tuệ giác căn bản của Đạo Phật, tâm một cách cốt yếu là sáng rở và tri nhận. Do thế, những rắc rối cảm xúc không thể lưu trú trong bản chất của tâm; những thái độ chướng ngại ẩn tàng là tạm thời và nông cạn, và có thể bị loại trừ.
02/01/2012(Xem: 20819)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
22/12/2011(Xem: 4412)
Ở Tây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộ trong một bộ sách gọi là Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ. Những giáo huấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà một người may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phật bao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi của chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]