Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Tu Mười Niệm - Ngài Từ Vân Sám Chủ. (Dùng người bận nhiều việc, mỗi ngày tu 10 phút )

07/05/202018:02(Xem: 6608)
Pháp Tu Mười Niệm - Ngài Từ Vân Sám Chủ. (Dùng người bận nhiều việc, mỗi ngày tu 10 phút )

Phat Di Da
Pháp Tu Mười Niệm - Ngài Từ Vân Sám Chủ
.

(Dùng người bận nhiều việc, mỗi ngày tu 10 phút )
Sưu tập: Thích Đạo Thông


 

1. Tịnh pháp giới chơn ngôn: “Úm lam xóa ha” (3 lần)

2. Tịnh tam nghiệp chơn ngôn: “Úm ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ,

                                           đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám” (3 lần)

 

3. Chí  Tâm Đảnh Lễ : Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Tam Thập Lục      

                                    Vạn Ức, Nhất Thập Nhất Vạn, Cửu Thiên Ngũ Bá Đồng

                                   anh Đồng Hiệu A Di Đà Phật. (đọc 3 lần, 3 lạy hoặc 3 xá ).

 

4. Mười niệm là: “Nam Mô A Di Đà Phật(đọc 10 hơi thở)

 

5. Phát nguyện: Ngài Từ Vân Sám Chủ

a). Đệ tử tên là: .......... Một lòng quy kính -  Đức Phật A Di Đà.

    Thế giới Cực Lạc - Nguyện lấy hào quang - Trong sạch soi cho,

     Lấy thệ từ bi - Mà nhiếp thọ cho - Con nay chánh niệm,

     Niệm hiệu Như Lai - Vì đạo Bồ Đề -  Cầu sanh Tịnh Độ.

     Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh - Muốn sinh về nước ta

    Hết lòng tín nguyện - Cho đến mười niệm - Nếu  chẳng đặng sinh

    Chẳng thành Chánh Giác - Chỉ trừ kẻ ngũ nghịch - Kẻ bài báng Chánh     

    Pháp” - Do vì nhân duyên - Niệm hiệu Phật nầy -

    Được vào trong bể - Đại thệ Như Lai - Nhờ sức Từ Bi

    Các tội tiêu diệt - Căn lành tăng trưởng.- Khi mạng gần chung,

    Biết trước giờ chết- Thân không bệnh khổ- Tâm không tham luyến,

    Ý không điên đảo - Như vào Thiền định.- Phật và Thánh Chúng

    Tây nâng kim đài - Cùng đến tiếp dẫn - Trong khoảng một niệm  

    Sinh về Cực Lạc - Sen nở thấy Phật - Liền nghe Phật thừa  

    Chóng mở Phật tuệ - Khắp độ chúng sanh - Trọn Bồ Đề nguyện.

 

b).Chúng sanh không số lượng- Thệ nguyện đều độ khắp.

     Phiền não không cùng tận - Thệ nguyện đều dứt sạch.

     Pháp môn không kể xiết - Thệ nguyện đều tu học

     Phật đạo không gì hơn - Thệ nguyện được viên thành. 

 

6. Hồi Hướng:

a. Ngã kim trì niệm A Di Đà Phật

   Tất phát Bồ Đề quảng đại nguyện

  Nguyện ngã định huệ tốc viên minh

  Nguyện ngã công đức giai thành tựu

  Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm

  Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.

 

b. Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp

   Giai do vô thỉ tham sân si

   Tùng thân ngữ ý chi sở sinh

    Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.

 

c. Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời

   Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại

   Diện kiến ngã Phật A Di Đà

   Tức đắc vãng sanh Cực Lạc sát.

 

d. Nguyện dĩ thử công đức

   Trang nghiêm Phật Tịnh độ

   Thượng báo tứ trọng ân

   Hạ tế tam đồ khổ

   Nhược hữu kiến văn giả

   Tất phát Bồ Đề Tâm

   Tận thử nhứt báo thân

   Đồng sanh Cực Lạc quốc

   Tận thử nhứt báo thân

   Đồng sanh An Dưỡng quốc.

 “Nam Mô A Di Đà Phật” . (đọc 3 lần, 3 lạy hoặc 3 xá ).



 *Ghi chú:          

1.Đức Phật A Di Đà có lời phát nguyện thứ 18 rằng: “Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước của tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh Giác”. Ai phát tâm chuyên chấp trì danh hiệu  niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là người ấy hiện đời tiêu trừ tai nạn, giải oan kết, tăng trưởng phước đức, bảo toàn  tuổi thọ, và nhân duyên thù thắng sinh cõi Cực Lạc, vĩnh viễn an vui, thoát vòng sinh tử luân hồi.

 

2. Mỗi ngày, vào sáng sớm, sau khi mặc áo tràng, hành giả đứng quay mặt hướng Tây, chấp tay và niệm lớn danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật. Hết một hơi là một niệm. Đủ mười hơi như vậy là mười niệm. Chỉ tùy hơi của hành giả dài hay ngắn chứ không giới hạn ở số lượng danh hiệu Phật. Điều quan trọng là duy trì công phu ấy cho dài lâu và lấy lúc hết hơi làm mốc. Tiếng niệm Phật của hành giả không cao thấp, không nhanh chậm. Mục đích của mười niệm là khiến cho tâm hành giả không tán loạn, lấy sự chuyên tinh làm công. Vì thế, gọi là mười niệm tức là nói rõ việc mượn hơi để gom tâm. 

(Long Thư Tăng Quảng Tịnh Độ Văn- Tiến Sĩ Vương Nhật Hưu)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2012(Xem: 5422)
Vào mùa thu Milarepa đi tới một địa điểm được gọi là Gepa Lesum, nơi người dân đang thu hoạch mùa màng. Ngài đang khất thực thì một thiếu nữ tên là Nyama Paldarbum nói: “Ông đi tới căn nhà ở đằng kia, con sẽ gặp ông và tặng ông thực phẩm.”
10/06/2012(Xem: 7451)
Theo truyền thống Tiểu thừa Phật giáo, chúng ta bị dính vào cõi này với sinh, tử, tái sinh và chết đi vô tận bởi chúng ta tham lam mọi thứ và bám chấp vào chúng quá nhiều. Thậm chí mặc dù, bánh xe cuộc đời này mang đến rất nhiều khổ đau cho chúng ta, ta vẫn bám lấy nó. Truyền thống Tiểu thừa nhấn mạnh vào việc loại bỏ các nguồn gốc dù là tốt đẹp của tham luyến. Theo Đại thừa, bởi ngu dốt chúng ta bị kéo vào vòng luân hồi này. Chúng ta chấp nhận những thứ không thật là thật, và chúng ta nghĩ những thứ không thật đó là sự thực đúng đắn duy nhất. Mọi thứ chúng ta nghĩ phản ánh sự hiểu sai lầm về việc mọi thứ thực sự như thế nào. Vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là phát triển cái được gọi là “trí tuệ siêu việt,” để tiêu trừ các nguồn gốc của ngu dốt này.
16/05/2012(Xem: 4806)
Hôm nay, nhân mùa an cư, về đây thuyết pháp nhắc tôi nhớ lại tỉnh Bình Phước là tỉnh đầu tiên mà tôi đã đến hoằng pháp khi tôi mới ra trường vào năm 1958, nên tôi có độ cảm sâu sắc với tỉnh nhà; đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh vừa qua, nhân dân ở tỉnh này đã hy sinh quá nhiều. Vì vậy, giữa những người đã khuất và những người đang sống nơi đây có sự Liên hệ mật thiết, gợi cho chúng ta suy nghĩ rằng cần phải giúp cho người khuất bóng được siêu thoát thì người sống mới phát triển được ý này trong Phật giáo gọi là âm siêu dương thới.
16/05/2012(Xem: 4543)
Trên bước đường tu hành, mục tiêu của hàng đệ tử Phật là giải thoát sinh tử, đến Niết bàn theo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy, hay thâm nhập vào các Tịnh độ theo tinh thần Phật giáo Bắc tông. Ở đây, chúng tôi triển khai một phần về thế giới Niết bàn. Thế giới Niết bàn hoàn toàn đối lập với thế giới hữu hạn mà chúng ta đang sống. Thật vậy, tất cả vạn vật hiện hữu ở thế giới Ta bà đều bị sự chi phối của định luật vô thường, khổ, không, vô ngã, không thể khác. Loài người sống trong thế giới sinh diệt cũng không thể thoát khỏi định luật này, gọi là sinh, già, bệnh, chết. Các loài thực vật cũng có bốn tướng là sinh, trụ, hoại, diệt và thế giới cũng trải qua bốn giai đoạn là thành, trụ, hoại, không.
10/05/2012(Xem: 5544)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấy có Tỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
09/05/2012(Xem: 3952)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ ([1]) và Kinh Đại Tập ([1]) là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Chư Tổ như các ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Thiên Như, Liên Trì, Ấn Quang, v.v… cũng đều đề xướng tuyên dương pháp môn Tịnh độ.
09/05/2012(Xem: 5023)
Niệm Phật tu hành bằng chơn tâm là biết được tánh trọng yếu của vấn đề niệm Phật, không quản ngại công tác nhiều, sự tình bề bộn, tuy thân bận rộn mà tâm không bận rộn, không để việc đời vướng mắc mà bị chuyển đổi. Như gương chiếu hình, hình hiện lên không chỗ nương cậy, hình mất đi không lưu dấu; cả ngày công việc đoanh vây, mà vẫn thong dong ngoài vật. Bởi vậy, hàng ngày lợi dụng những lúc: ngủ dậy, trước khi ngủ, trước và sau khi ăn, trước khi làm việc, sau khi làm việc, lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi... Tùy thời tùy chỗ mà niệm Phật. Lúc công tác dụng tâm suy nghĩ, tạm thời gác câu niệm Phật, công việc xong rồi lại tiếp tục câu Phật hiệu. Niệm Phật nhiều để thành thói quen niệm Phật, trong tâm có Phật thì sẽ được nhất tâm bất loạn; hiện đời này chứng được “niệm Phật tam muội” càng hay. Đó là: không làm các việc ác, vưng làm các pháp lành, tự thanh tịnh nơi ý, ba nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh thì lúc mệnh chung mới có thể biết trước giờ chết, thân không bệnh khổ, thần trí trong sáng th
04/05/2012(Xem: 11690)
Trong rất nhiều pháp môn tu tập theo giáo lý Phật giáo, thì mỗi một pháp môn tu tập là mỗi một con đường đi về với quê hương của chính mình, là mỗi một con đường đi về với quê hương chư Phật. Và, Tịnh độ cũng là một trong những con đường giúp ta sớm trở về với quê hương ấy.
01/05/2012(Xem: 10709)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
18/04/2012(Xem: 11306)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]